Trọng trách của một người dược sĩ là gì

Chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác dược lâm sàng được quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư 22/2011/TT-BYT tổ chức và hoạt động khoa Dược bệnh viện. Cụ thể là:

a] Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới theo dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốc của thuốc và công tác cảnh giác dược.

b] Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y tế và người bệnh.

c] Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

d] Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong bệnh viện; chịu trách nhiệm tính toán hiệu chỉnh liều đối với người bệnh cần điều chỉnh liều; được quyền xem xét thay thế thuốc [nếu phát hiện thấy có tương tác trong kê đơn, kê đơn cùng hoạt chất, thuốc trong kho của khoa Dược hết] bằng thuốc tương đương đồng thời thông tin lại cho khoa lâm sàng biết và thống nhất việc thay thế thuốc.

đ] Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.

e] Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược yêu cầu.

g] Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.

Để trở thành dược sĩ làm công tác dược lâm sàng đòi hỏi người dược sĩ phải có trình độ tối thiểu là dược sĩ đại học.

Ban biên tập Thư Ký Luật sẽ thông tin thêm cho bạn về vị trí dược sĩ làm công tác dược lâm sàng để bạn hiểu rõ hơn về vị trí này để có thể hiểu một cách chi tiết hơn để có thể đưa ra quyết định của mình.

- Dược lâm sàng là hoạt động thực hành thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, trong đó người dược sĩ thực hiện vai trò tư vấn về thuốc cho thầy thuốc, giúp tối ưu hóa phác đồ điều trị; đồng thời thực hiện vai trò cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho cán bộ y tế và cho người bệnh.

- Dược sĩ lâm sàng là những dược sĩ làm việc trong lĩnh vực dược lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện tư vấn về thuốc cho thầy thuốc trong chỉ định, điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế và cho người bệnh. Dược sĩ lâm sàng có quyền tham gia và tác động đến các chính sách liên quan đến thuốc, nghĩa là ra quyết định thuốc nào xứng đáng được lưu hành trên thị trường, thuốc nào nên được đưa vào trong danh mục thuốc quốc gia và địa phương, chính sách kê đơn nào và hướng dẫn điều trị nào nên được thực thi.Để trở thành một dược sĩ làm công tác dược lâm sàn bạn phải hội đủ các điều kiện được quy định tại Điều 3 Thông tư 31/2012/TT-BYT như sau:

+ Được đào tạo liên tục và có chứng chỉ thực hành dược lâm sàng.

+ Được đào tạo đại học chuyên ngành định hướng dược lâm sàng.

+ Được đào tạo sau đại học chuyên ngành dược lý - dược lâm sàng.

Ngoài các trách nhiệm, nhiệm vụ theo quy định mà Ban biên tập Thư Ký Luật đã trích dẫn ở trên thì dược sĩ làm công tác dược lâm sàn còn phải thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư 31/2012/TT-BYT

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác dược lâm sàng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo quy định tại Thông tư 23/2011/TT-BYT.

Trân trọng!

Mô tả công việc của Dược sĩ

24/07/2020 06:30

Dược sĩ phân phối thuốc theo chỉ định của bác sĩ và các chuyên gia y tế khác, cung cấp thông tin cho bệnh nhân về thuốc và công dụng của chúng. Soạn thảo một bản mô tả công việc đầy đủ, chi tiết khi tuyển dụng Dược Sĩ là trách nhiệm của các nhà tuyển dụng, giúp tìm ra ứng viên thực sự phù hợp với vai trò này.

Dược sĩ là các chuyên gia chăm sóc sức khỏe chịu trách nhiệm cung cấp thuốc theo cách kinh tế và hiệu quả nhất có thể. Nghề dược sĩ nói riêng và ngành dược phẩm nói chung là một ngành chuyên về khoa học y tế ứng dụng. Những ai yêu thích và đam mê trở thành Dược sĩ thì việc tìm hiểu và nắm rõ thông tin yêu cầu công việc, kỹ năng sẽ giúp bạn dễ dàng có được vị trí mơ ước.

Việc làm Dược sĩ

Đảm nhận vị trí Dược sĩ, cần có kỹ năng, bằng cấp ra sao?

I. Mô tả công việc của Dược sĩ

Tùy vào môi trường làm việc cụ thể mà trách nhiệm cụ thể của một Dược Sĩ sẽ khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu công việc của một Dược Sĩ làm việc trong bệnh viện hoặc phòng khám. Các nhiệm vụ chính của một Dược Sĩ bao gồm:

  • Pha chế, chuẩn bị thuốc theo yêu cầu của bác sĩ, theo đơn thuốc.
  • Giám sát bệnh nhân điều trị bằng thuốc, tư vấn can thiệp và thông báo cho bệnh nhân về bất kỳ tác dụng phụ tiềm ẩn nào.
  • Hướng dẫn bệnh nhân về cách thức và thời điểm dùng thuốc theo quy định tiêu chuẩn.
  • Hỗ trợ kiểm tra, chẩn đoán và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.
  • Tiêm chủng và cung cấp các dịch vụ y tế khác như đo huyết áp, đo nhiệt độ và kiểm tra lượng đường trong máu.
  • Lưu trữ hồ sơ bệnh nhân.
  • Đảm bảo môi trường làm việc an toàn và sạch sẽ.
  • Hoàn thành các yêu cầu hoạt động của nhà thuốc, bao gồm xác minh các mục nhập đơn hàng, duy trì hồ sơ về các chất được kiểm soát, chi phí và loại bỏ các thuốc đã hết hạn hoặc bị hư hỏng khỏi kho của nhà thuốc.
  • Tuân thủ các quy tắc pháp lý hiện hành, quy định và quy trình quản lý hành nghề dược.
  • Thực hiện các nhiệm vụ hành chính khác khi cần thiết.

Công việc chủ yếu của Dược sĩ là gì?

II. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí Dược sĩ

Ứng viên vị trí Dược Sĩ cần có trình độ chuyên môn vững chắc, tập trung vào bệnh nhân và luôn cập nhật những tiến bộ mới nhất trong khoa học dược phẩm. Một số yêu cầu cụ thể là:

  • Cử nhân Đại học Dược hoặc tương đương.
  • Kinh nghiệm làm Dược Sĩ từ 1 năm trở lên.
  • Chứng chỉ hành nghề Dược.
  • Hiểu biết và có kiến ​​thức vững chắc về các yêu cầu và quản lý liều lượng, các hợp chất hóa học và nhãn hiệu dược phẩm.
  • Kỹ năng làm việc trên máy tính, sử dụng các ứng dụng phần mềm hỗ trợ hoạt động của nhà thuốc.
  • Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc khoa học.
  • Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản.
  • Kiên nhẫn khi hướng dẫn và diễn giải cho bệnh nhân.

III. Dược sĩ làm việc ở đâu?​

Có 3 lĩnh vực chính mà Dược Sĩ có thể làm việc: Dược Sĩ bệnh viện, Dược Sĩ bán lẻ hoặc Dược Sĩ công nghiệp [chuyên về nghiên cứu].

  • Dược Sĩ bệnh viện làm việc với các bác sĩ và chịu trách nhiệm đặt các thuốc và thiết bị y tế, kiểm tra chất lượng, lưu trữ, bảo mật thông tin thuốc, đảm bảo cung cấp đủ thuốc cho quy trình khám, chữa bệnh của bệnh nhân.
  • Dược Sĩ bán lẻ thường làm việc trong các nhà thuốc, cung cấp các loại thuốc kê đơn và không kê đơn cho người dân và đưa ra lời khuyên, tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng thuốc an toàn và các tác dụng phụ có thể xảy ra.
  • Dược Sĩ công nghiệp làm việc trong các công ty dược phẩm, nghiên cứu và khám phá ra các loại thuốc mới an toàn với mức giá cá có thể chấp nhận được, phát triển chúng thành thuốc có thể sử dụng rộng rãi và tiếp thị thành phẩm cho khách hàng.

Không chỉ nắm được công việc của Dược sĩ là gì mà bạn còn phải biết những kỹ năng cần có cũng như yêu cầu về bằng cấp để chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất khi ứng tuyển. Cơ hội việc làm Dược sĩ hay trình dược viên luôn rộng mở nên những ai có ý định theo đuổi ngành nghề này sẽ không lo thiếu việc làm phù hợp. Hy vọng với những thông tin JOBOKO chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ lựa chọn cho mình hướng đi đúng đắn nhất.
Bên cạnh công việc của dược sĩ các bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa những việc làm khác như nhân viên y tế, y tá, hộ lý, nhân viên bán thuốc, bác sĩ... Tất cả những việc làm đều được trình bày cụ thể trên JOBOKO.com, mời các bạn cùng theo dõi và đưa ra sự chọn lựa phù hợp nhất với bản thân.

MỤC LỤC:
I. Mô tả công việc của Dược sĩ
II. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí Dược sĩ
III. Dược sĩ làm việc ở đâu?​
IV. Câu hỏi phỏng vấn Dược sĩ

Đọc thêm: Nhân viên bán thuốc lương tháng bao nhiêu?

Đọc thêm: Mẹo để trở thành nhân viên bán thuốc chuyên nghiệp

Theo Luật Dược 105/2016/QH13: Dược lâm sàng [DLS] là hoạt động nghiên cứu khoa học và thực hành dược về tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả nhằm tối ưu hóa việc sử dụng thuốc.

Dược sĩ lâm sàng

Là những dược sĩ làm việc trong lĩnh vực DLS tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại nhà thuốc, chăm sóc tại nhà, phòng khám hay bất cứ nơi nào có kê đơn và sử dụng thuốc; Thực hiện tư vấn về thuốc cho thầy thuốc trong chỉ định và điều trị, hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế và người bệnh. 

Thực hành dược lâm sàng 

Thực hành dược lâm sàng là một cấu phần trong thực hành của đội ngũ chăm sóc sức khỏe với mục tiêu tối ưu hóa kết quả điều trị cho bệnh nhân bằng các can thiệp dược nhằm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Thực hành dược lâm sàng hướng tới người bệnh làm trung tâm, các hoạt động của DSLS gắn liền với quá trình sử dụng thuốc, không chỉ đơn thuần là xem xét đơn thuốc mà cần quan tâm hơn đến sử dụng thuốc trên người bệnh.

Thực hành dược lâm sàng bao gồm:

Tham gia cùng đội ngũ chăm sóc sức khỏe [bác sĩ, điều dưỡng...] chăm sóc/điều trị từng bệnh nhân;

Áp dụng bằng chứng tốt nhất hiện có trong thực hành dược lâm sàng hàng ngày;

Đóng góp kiến thức và kỹ năng lâm sàng cho đội ngũ chăm sóc sức khỏe;

Kiểm soát và giảm thiểu rủi ro liên quan đến sử dụng thuốc;

Tham gia giáo dục/tư vấn bệnh nhân, người chăm sóc và các nhân viên y tế khác.

Chăm sóc dược

Chăm sóc dược là sự chăm sóc mà từng bệnh nhân yêu cầu và nhận được khi trị liệu bằng thuốc, giúp đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn và hợp lý. Khác với thực hành dược lâm sàng, chăm sóc dược chỉ tập trung vào bệnh nhân cụ thể, nói cách khác là tập trung vào thực hành dược lâm sàng trên từng người bệnh.

Hoạt động chăm sóc dược: là lĩnh vực thực hành lấy người bệnh làm trung tâm, trong đó chuyên gia y tế nhận trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu liên quan đến thuốc của bệnh nhân và luôn luôn phải đảm bảo hoàn thành trách nhiệm đó. 

Hoạt động chăm sóc dược gồm các nội dung sau:

Thu thập và tổ chức thông tin của người bệnh

Xác định những vấn đề liên quan đến điều trị bằng thuốc của người bệnh 

Xác định những nhu cầu của người bệnh

Xác định mục tiêu điều trị bằng thuốc [cụ thể]

Xây dựng kế hoạch điều trị bằng thuốc

Xây dựng kế hoạch theo dõi

Trao đổi kế hoạch điều trị, kế hoạch theo dõi với NVYT và người bệnh

Thực hiện và theo dõi đáp ứng điều trị

Thiết kế lại kế hoạch điều trị, kế hoạch theo dõi dựa trên đáp ứng lâm sàng của người bệnh.

Vai trò, nhiệm vụ dược sĩ lâm sàng

Nhiệm vụ theo quy định hiện hành

Theo Hướng dẫn của Thông tư số 31/2012/TT-BYT, dược sĩ lâm sàng thực hiện 14 nhiệm vụ chung như sau tại cơ sở khám chữa bệnh:

Tham gia phân tích, đánh giá tình hình sử dụng thuốc;

Tham gia tư vấn trong quá trình xây dựng danh mục thuốc của đơn vị, đưa ra ý kiến hoặc cung cấp thông tin dựa trên bằng chứng về việc thuốc nào nên đưa vào hoặc bỏ ra khỏi danh mục thuốc để bảo đảm mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả;

Tham gia xây dựng các quy trình chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc: quy trình pha chế thuốc [dùng cho chuyên khoa nhi, chuyên khoa ung bướu, dịch truyền nuôi dưỡng nhân tạo ngoài đường tiêu hóa], hướng dẫn điều trị, quy trình kỹ thuật của bệnh viện;

Tham gia xây dựng quy trình giám sát sử dụng đối với các thuốc trong danh mục [bao gồm các thuốc có khoảng điều trị hẹp, nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, kháng sinh, thuốc cần pha truyền đặc biệt [chuyên khoa nhi, ung bướu], thuốc cần điều kiện bảo quản đặc biệt] do Giám đốc bệnh viện ban hành trên cơ sở được tư vấn của Hội đồng Thuốc và Điều trị;

Hướng dẫn và giám sát việc sử dụng thuốc trong bệnh viện;

Thông tin thuốc cho người bệnh và cán bộ y tế: DSLS cập nhật thông tin sử dụng thuốc, thông tin về thuốc mới, thông tin cảnh giác được gửi đến cán bộ y tế và đến người bệnh bằng nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp, văn bản, bảng tin bệnh viện, thư điện tử, tranh ảnh, tờ hướng dẫn, trang thông tin điện tử;

Tập huấn, đào tạo về DLS: DSLS lập kế hoạch, chuẩn bị tài liệu, cập nhật kiến thức sử dụng thuốc cho bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ sinh viên của đơn vị mình. Kế hoạch và nội dung phải được Giám đốc bệnh viện phê duyệt;

Báo cáo định kỳ hằng tháng, hằng quý, hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ban Giám đốc, Hội đồng Thuốc và Điều trị: DSLS báo cáo công tác sử dụng thuốc trong buổi họp của Hội đồng Thuốc và Điều trị hoặc buổi giao ban của đơn vị, có ý kiến trong các trường hợp sử dụng thuốc chưa phù hợp;

Theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc [ADR] và là đầu mối báo cáo các phản ứng có hại của thuốc tại đơn vị theo quy định hiện hành;

Tham gia các hoạt động, công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nghiên cứu liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc an toàn - hợp lý, vấn đề cải tiến chất lượng và nâng cao hiệu quả công tác DLS, nghiên cứu sử dụng thuốc trên lâm sàng;

Tham gia hội chẩn chuyên môn về thuốc, đặc biệt trong các trường hợp bệnh nặng, bệnh cần dùng thuốc đặc biệt, người bệnh bị nhiễm vi sinh vật kháng thuốc;

Tham gia bình ca lâm sàng định kỳ tại khoa lâm sàng, tại bệnh viện;

Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy trình sử dụng thuốc đã được Hội đồng Thuốc và Điều trị thông qua và Giám đốc bệnh viện phê duyệt;

Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình giám sát điều trị thông qua theo dõi nồng độ thuốc trong máu [TDM] tại các bệnh viện có điều kiện triển khai TDM.

Nhiệm vụ của dược sĩ lâm sàng tại khoa lâm sàng

DSLS tham gia đi buồng bệnh và phân tích sử dụng thuốc của người bệnh. Tùy theo đặc thù của từng bệnh viện, mỗi bệnh viện sẽ lựa chọn khoa lâm sàng và đối tượng người bệnh cần ưu tiên để triển khai các hoạt động thực hành DLS. Đối với từng người bệnh, DSLS phải thực hiện năm nhóm nhiệm vụ sau:

Khai thác thông tin của người bệnh [bao gồm cả khai thác thông tin trên bệnh án và tiến hành phỏng vấn trực tiếp người bệnh] về:

Tiền sử sử dụng thuốc;

Tóm tắt các dữ liệu lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng đã có.

Xem xét các thuốc được kê đơn cho người bệnh [trong quá trình đi buồng bệnh cùng với bác sĩ và xem xét y lệnh trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc] về: a]  Chỉ định;

Chống chỉ định;

Lựa chọn thuốc;

Dùng thuốc cho người bệnh: liều dùng, khoảng cách dùng, thời điểm dùng, đường dùng, dùng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, thời gian dùng thuốc;

Các tương tác thuốc cần chú ý;

Phản ứng có hại của thuốc.

Sau khi hoàn thành quá trình xem xét các thuốc được kê đơn cho người bệnh, nếu phát hiện có vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc, DSLS trao đổi với bác sĩ điều trị để tối ưu hóa việc dùng thuốc.

Hướng dẫn sử dụng thuốc cho điều dưỡng.

Phối hợp với bác sĩ điều trị để cung cấp thông tin tư vấn cho người bệnh về những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc.

Giám sát và báo cáo sai sót thuốc.

Nhiệm vụ theo phân tuyến chuyên môn        

Ở phạm vi hướng dẫn này, các hoạt động DLS được ưu tiên tập trung chủ yếu vào hoạt động DLS trên từng người bệnh hay cụ thể là thực hành chăm sóc dược trên từng người bệnh.

Tùy theo quy mô và nguồn lực của từng bệnh viện, hoạt động thực hành DLS được phân chia thành các cấp độ tương đương các tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám chữa bệnh. Cách phân loại này tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc định hướng các hoạt động DLS của dược sĩ tại từng tuyến chuyên môn, chi tiết từng hoạt động xem thêm ở mục 1.2.

Bảng 1.1. Khuyến cáo thực hiện hoạt động chăm sóc dược theo phân tuyến chuyên môn

Các tuyến chuyên môn kỹ thuật

Hoạt động lâm sàng ưu tiên theo tuyến

Diễn giải hoạt động

Tuyến 4 [tuyến xã, phường, thị trấn]

- Kiểm tra sự phù hợp giữa chẩn đoán và thuốc*

Cấp phát thuốc phù hợp với chẩn đoán

Tuyến 3 [tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh]

Kiểm tra sự phù hợp giữa chẩn đoán và thuốc

Kiểm tra tính hợp lý trong sử dụng thuốc

Cấp phát thuốc phù hợp theo chẩn đoán, phát hiện và can thiệp khi:

Thuốc được sử dụng mà không có chỉ định

Chỉ định không phù hợp/tình trạng bệnh không được điều trị.

Thuốc không phù hợp về liều, dạng bào chế, đường dùng, thời gian dùng, cách dùng

Thuốc được kê trên bệnh nhân có chống chỉ định.

Các tuyến chuyên môn kỹ thuật

Hoạt động lâm sàng ưu tiên theo tuyến

Diễn giải hoạt động

Kiểm tra tương tác thuốc*

Thuốc được kê có tương tác chống chỉ định về thuốc - thuốc, thuốc - thực phẩm, thuốc - tình trạng bệnh, thuốc - khác.

Tuyến 2 [tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương]

Như tuyến 3 và bổ sung:

Đánh giá người bệnh

Tư vấn phù hợp

Xây dựng và tiến hành các chương trình đào tạo, quản lý

Hoạt động của tuyến 3

ADRs thực tế và tiềm ẩn;

Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân;

Sự hiểu biết của người bệnh về việc điều trị bằng thuốc;

Các sai sót, vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc;

Quá trình điều trị [sự thay đổi về cận lâm sàng, thuốc sử dụng,...].

Tư vấn về chế độ dùng thuốc

Tư vấn về sự tuân thủ dùng thuốc

Quản lý phản ứng có hại của thuốc: Dịứng thuốc, ADR thông thường / nghiêm trọng

Xem xét sai sót, vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc.

Tập huấn ADR và tương tác cho nhân viên y tế

Tuyến 1 [tuyến trung ương]

Như tuyến 2 và bổ sung:

Lập kế hoạch điều trị trên từng người bệnh

Đánh giá chi phí - hiệu quả điều trị*

Hoạt động của tuyến 2

Lập kế hoạch chăm sóc dược

Theo dõi và đánh giá điều trị

Quản lý thuốc điều trị

Lựa chọn thuốc tối ưu

Sử dụng thuốc tối ưu

Khuyến khích hoạt động

KỸ NĂNG THỰC HÀNH DƯỢC LÂM SÀNG

Kỹ năng thực hành dược lâm sàng

Hoạt động của DSLS bao gồm sử dụng thuốc trong điều trị cho cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú đã được chẩn đoán bệnh và có liệu pháp điều trị. Hoạt động này không chỉ bắt đầu từ khi phân phối thuốc đến người bệnh mà phải ngay từ khâu lựa chọn thuốc cho kê đơn; hướng dẫn nhân viên y tế, người bệnh những vấn đề liên quan đến thuốc, theo dõi hiệu quả, độ an toàn, phát hiện nguyên nhân thất bại điều trị liên quan đến sử dụng thuốc [nếu có như: không tuân thủ điều trị, tương tác thuốc, sai thuốc, sai liều...].

Thực hành DLS được thực hiện trong từng giai đoạn của quá trình sử dụng thuốc từ những xem xét, đánh giá ban đầu đến thực hiện kế hoạch chăm sóc dược và đánh giá, theo dõi trị liệu.

Thực hành DLS cần được sự hỗ trợ của các cấp quản lý và được thực hiện bởi các dược sĩ được đào tạo chuyên sâu và đủ điều kiện theo quy định hiện hành, có thể được hỗ trợ bởi các nhân viên y tế khác có chuyên môn về dược [dược sĩ cao đẳng, điều dưỡng] được giám sát thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng thuốc hiệu quả và tiết kiệm nhất nhằm mục đích tối ưu hóa chăm sóc bệnh nhân, các hoạt động như sau:

Đánh giá sự phù hợp giữa chẩn đoán và thuốc

Thuốc được kê đơn không phù hợp về chỉ định, phác đồ, thuốc được sử dụng mà không có chỉ định, có y lệnh nhưng không có thuốc;

Kê đơn thuốc trên bệnh nhân có tiền sử dị ứng trước đó;

Đánh giá tính hợp lý trong sử dụng thuốc

Liều dùng, dạng bào chế, đường dùng, thời gian dùng, cách dùng, thời điểm dùng;

Kê đơn thuốc trên bệnh nhân có chống chỉ định;

Sử dụng thuốc trên đối tượng đặc biệt: PNCT, PNCCB, trẻ em, người cao tuổi, người bệnh suy giảm chức năng thận, người bệnh suy giảm chức năng gan, người bệnh béo phì;

Có tương tác thuốc thực tế hoặc tiềm ẩn: thuốc – thuốc, thuốc – bệnh, thuốc – thực phẩm, thuốc – khác.

Đánh giá người bệnh

ADR thực tế và tiềm ẩn;

Sự tuân thủ điều trị của người bệnh;

Sự hiểu biết của người bệnh về việc điều trị bằng thuốc;

Các sai sót, vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc;

Quá trình điều trị [sự thay đổi về cận lâm sàng, thuốc sử dụng,...].

Đánh giá chi phí - hiệu quả điều trị

Lựa chọn thuốc tối ưu: các chi phí liên quan đến sử dụng thuốc hoặc liệu pháp điều trị với hiệu quả điều trị;

Các vấn đề phát sinh liên quan đến chi phí điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân, bao gồm những chi phí khác [chi phí trong dịch vụ chăm sóc, chi phí gián tiếp].

Các bước trong thực hành chăm sóc dược

Là những hoạt động lâm sàng cụ thể nhằm mục đích hỗ trợ và đánh giá các vấn đề liên quan về thuốc. Các bước cơ bản của cách tiếp cận và thực hành DLS cho từng người bệnh cụ thể như sau:

Thu thập, đánh giá và biện giải các dữ liệu liên quan đến người bệnh

Đánh giá các thông tin liên quan đến người bệnh cụ thể để hỗ trợ dược sĩ trong việc thiết lập các mục tiêu của kế hoạch điều trị và chăm sóc.

Xác định những vấn đề về thuốc của người bệnh;

Tìm hiểu về tiền sử dùng thuốc của người bệnh để đưa ra góp ý về quyết định điều trị;

Khai thác những thông tin liên quan đến việc dùng thuốc;

Đánh giá việc dùng thuốc của người bệnh thông qua bốn nội dung: tính phù hợp của thuốc với chỉ định; hiệu quả của thuốc cho chỉ định này; độ an toàn của thuốc; xem xét mức độ tuân thủ của người bệnh.

Bảng 1.2. Các thông tin DSLS cần thu thập 

Thông tin

Diễn giải hoạt động

Thông tin liên quan đến người bệnh

Nhân khẩu học: tuổi, giới tính, chủng tộc, chiều cao, cân nặng

Đặc điểm xã hội: nghề nghiệp, nhu cầu đặc biệt 

Tiền sử gia đình: tiền sử bệnh của cha mẹ, anh chị em trong gia đình

Tiền sử điều trị

Thông tin liên quan đến bệnh lý

Tiền sử bệnh

Lý do nhập viện

Bệnh lý hiện tại, chẩn đoán quá trình tiến triển bệnh

Thông tin tổng quan về hiện trạng của người bệnh

Chẩn đoán bệnh chính, bệnh kèm, biến chứng, chẩn đoán phân biệt

Xét nghiệm cận lâm sàng 

Kết quả chẩn đoán hình ảnh

Thông tin liên quan đến thuốc/Tiền sử dùng thuốc

Dịứng và tác dụng không mong muốn của thuốc 

Thuốc người bệnh hiện tại đang dùng  Lý do chỉ định

Người bệnh dùng thuốc này như thế nào 

Hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc đang điều trị

Thắc mắc của người bệnh liên quan đến dùng thuốc

Thuốc dùng đồng thời bao gồm: thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, thuốc đông y, thuốc dùng ngoài…

Thuốc đã dùng trong vòng 3-6 tháng gần đây

Xác định các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc

Thông qua đánh giá việc dùng thuốc của người bệnh, bao gồm các hoạt động sau:

Đánh giá sự phù hợp của từng thuốc với chỉ định

Tối ưu hóa điều trị: lựa chọn thuốc, chế độ liều

Cá thể hóa trị cho từng người bệnh, giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ

Đánh giá các vấn đề khác bao gồm: chi phí, mức độ tuân thủ, thuận tiện cho người bệnh.

Lựa chọn thuốc phù hợp [chỉ định, chống chỉ định]

Tương tác thuốc-thuốc, thuốc-thức ăn, đồ uống

Liều dùng

Đường dùng và thời gian dùng

Lựa chọn dạng dùng, nồng độ, tốc độ truyền, tương kỵ

Đặc điểm của người bệnh [phụ nữ có thai, đang cho con bú, suy gan, suy thận, trẻ em, người cao tuổi…]

Giám sát điều trị thông qua định lượng nồng độ thuốc trong máu nếu điều kiện cho phép.

Bảng 1.3. Các vấn đề cơ bản liên quan đến dùng thuốc

Đánh giá

Vấn đề liên quan đến thuốc

Khả năng

Chi tiết/Nguyên nhân

Chỉ định

1. Điều trị không cần thiết

Không có chỉ định điều trị

Trùng lặp thuốc

Dùng nhiều thuốc trong cùng một nhóm dược lý trong khi một thuốc đã đủ tác dụng

Có chỉ định điều trị không dùng thuốc 

Điều trị tác dụng phụ của thuốc trong khi có thể phòng ngừa được

Cần bổ sung điều

trị

Vấn đề chưa được điều trị

Dự phòng

Cần bổ sung thuốc dự phòng để giảm nguy cơ tiến triển bệnh

Thuốc có tác dụng hiệp đồng

Hiệu quả

điều trị

3. Cần thuốc khác

Có thuốc khác hiệu quả hơn

Người bệnh nhiễm vi khuẩn kháng với thuốc đang điều trị

Thuốc điều trị không phải là lựa chọn tối ưu

Thu ốc không hiệu quả trong điều trị bệnh này

Người bệnh không đáp ứng hoặc dung nạp thuốc

Liều thuốc không phù hợp

Thuốc đắt tiền và có thể thay bằng thuốc khác

Liều thuốc quá thấp

Sai liều

Khoảng cách dùng quá xa     

Thời gian dùng ngắn

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc làm giảm tác dụng điều trị

Đánh giá

Vấn đề liên quan đến thuốc

Khả năng

Chi tiết/Nguyên nhân

Dùng thuốc không phù hợp [đường dùng, cách d ùng, thời điểm dùng]

Sai sót thuốc

An toàn

5. Tác dụng không mong muốn của thuốc

Tác dụng không mong muốn [TDKMM]

Không an toàn cho người bệnh

Cần đổi sang thuốc an toàn hơn

Tương tác thuốc

Dịứng thuốc

Chống chỉ định

Kỹ thuật đưa thuốc chưa hợp lý

6. Liều thuốc quá cao

Sai liều

Khoảng cách dùng quá gần

Thời gian dùng thuốc kéo dài

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc làm tăng TDKMM/độc tính

Dùng thuốc không phù hợp [đường dùng, cách dùng, thời điểm dùng]

Truyền nhanh thuốc so với khuyến cáo

Sai sót thuốc

Tuân thủ

điều trị

Người bệnh không hiểu phương pháp điều trị

7. Không tuân thủ

Người bệnh không muốn dùng thuốc

Người bệnh quên dùng thuốc 

Giá thuốc cao

Người bệnh không thể nuốt hoặc tự dùng thuốc hoặc đường dùng không phù hợp

Thuốc không có sẵn

Lập kế hoạch chăm sóc dược

Xác định các mục tiêu điều trị: xác định mục đích chung của kế hoạch điều trị người bệnh [ví dụ như điều trị, kiểm soát triệu chứng, dự phòng] để có thể xây dựng kế hoạch chăm sóc dược phù hợp. Mục tiêu này cần được sự thống nhất của đội ngũ chăm sóc sức khoẻ và người bệnh.

Đánh giá và chọn phương án điều trị: dựa vào tính hiệu quả, an toàn, khả năng sẵn có, chi phí, đặc điểm của từng người bệnh, lợi ích và nguy cơ, sự đồng thuận của người bệnh… để đạt được mục tiêu điều trị theo phương án phù hợp nhất. Trong một số trường hợp, lựa chọn phù hợp nhất có thể không bao gồm điều trị bằng thuốc [nói cách khác là biện pháp không dùng thuốc].

Theo dõi trị liệu

So sánh thực trạng của người bệnh với mục tiêu điều trị ban đầu, nhận xét khách quan tác động tích cực hoặc tiêu cực của kế hoạch chăm sóc dược lên tình trạng của người bệnh. Xác định:

Vấn đề mới liên quan đến thuốc và có tác động phù hợp lên những vấn đề mới hoặc điều chỉnh, thay đổi hướng điều trị cũ nếu cần.

Tương tự như mục tiêu điều trị, kế hoạch theo dõi trị liệu cần cụ thể [tình trạng lâm sàng và cận lâm sàng] tần suất theo dõi, nhu cầu của người bệnh.

Tình trạng

Định nghĩa

Khỏi bệnh

Đã đạt được mục tiêu điều trị cho tình trạng cấp tính, ngừng điều trị

Ổn định

Đã đạt được mục tiêu điều trị, tiếp tục điều trị tương tự để kiểm soát bệnh mạn tính

Cải thiện

Tình trạng bệnh đang được cải thiện và hướng đến mục tiêu, tiếp tục điều trị vì cần nhiều thời gian để đạt được hiệu quả điều trị mong muốn

Cải thiện một phần

Tình trạng bệnh đang được cải thiện, tuy nhiên cần điều chỉnh một ít để đạt hiệu quả điều trịmong muốn

Không cải thiện

Tình trạng bệnh cải thiện một ít hoặc không cải thiện, cần thêm thời gian để đánh giá hiệu quả điều trị

Tình trạng nặng hơn

Tình trạng bệnh trở nên xấu hơn mặc dù đã dùng thuốc đủ thời gian, nên tăng liều, bổ sung thêm thuốc có tác dụng hiệp đồng

Thất bại

Mục tiêu điều trị không đạt mặc dù đã dùng đủ liều và thời gian

Cân nhắc thay đổi thuốc điều trị

Tử vong

Người bệnh tử vong khi đang điều trị bằng thuốc, ghi lại những yếu tố liên quan và phân tích, đặc biệt nếu có liên quan đến thuốc 

Kỹ năng của dược sĩ lâm sàng DSLS trong quá trình thực hành chăm sóc dược không những cần có những kiến thức chuyên môn về điều trị [điều trị bằng thuốc và điều trị không dùng thuốc]; Hiểu biết tốt về sinh lý bệnh; kiến thức dược lý về thuốc; mà cần có kỹ năng giao tiếp; giám sát sử dụng thuốc, thông tin thuốc và kỹ năng lập kế hoạch điều trị; kỹ năng đánh giá và giải thích các kết quả liên quan [Hình 1.1].Trong chương này, chỉ tập trung vào một số kỹ năng cần thiết cho dược sĩ trong quá trình thực hành DLS.

Hình 1.1. Những kỹ năng và kiến thức của DSLS trong chăm sóc người bệnh

Kỹ năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả với người bệnh, người nhà của người bệnh, bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác là một kỹ năng quan trọng. Giao tiếp kém giữa dược sĩ và người bệnh có thể dẫn đến tiền sử dùng thuốc cho người bệnh không chính xác và các quyết định điều trị không phù hợp; hoặc có thể làm cho người bệnh nhầm lẫn. Giao tiếp kém giữa dược sĩ - bác sĩ, dược sĩ - điều dưỡng, dược sĩ - dược sĩ có thể gây hại cho người bệnh nếu thông tin quan trọng không được trao đổi một cách thích hợp và kịp thời và kỹ năng giao tiếp có thể được học.

Kỹ năng giao tiếp gồm một số hình thức như sau:

Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói: bao gồm khả năng nghe, hiểu và trả lời câu hỏi của mọi người [lắng nghe tích cực]; Khả năng diễn giải phi ngôn ngữ và phản hồi theo cách khuyến khích tiếp tục tương tác [đánh giá].

Kỹ năng lắng nghe tích cực: Tập trung vào người bệnh, người nhà của người bệnh hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Làm cho người nghe cảm thấy là trung tâm của sự chú ý. Truyền đạt với một thái độ cởi mở, thoải mái và không vội vã. Hạn chế các yếu tố gây gián đoạn [ví dụ: tiếng bíp, điện thoại di động, tham vấn].

Kỹ năng quan sát và đánh giá: ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ khi giao tiếp cũng cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho dược sĩ và các nhân viên y tế khi giao tiếp với người bệnh.

Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản: Dược sĩ phải có khả năng ghi lại chính xác và hiệu quả những thông tin người bệnh trong hồ sơ bệnh án điều trị nội trú, trong hồ sơ sử dụng thuốc ngoại trú của nhà thuốc.

Kỹ năng khai thác tiền sử dùng thuốc

Tiền sử dùng thuốc là nền tảng để lập kế hoạch cho chế độ dùng thuốc đặc hiệu trên người bệnh. Tiền sử dùng thuốc là điểm khởi đầu để đưa ra các giả thuyết liên quan đến sự hiểu biết của bệnh nhân về vai trò của thuốc trong điều trị, tuân thủ dùng thuốc; hiệu quả của thuốc và liên quan tác dụng phụ, dị ứng và phản ứng có hại của thuốc.

Dược sĩ cần có sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm liên quan đến thuốc; người bệnh tin tưởng và tôn trọng dược sĩ. Mặc dù các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác phỏng vấn người bệnh về việc sử dụng thuốc nhưng không có chuyên gia chăm sóc sức khỏe nào khác như dược sĩ có kiến thức chuyên sâu về thuốc. Do đó, điều quan trọng là dược sĩ khai thác được, ghi lại tiền sử thuốc của người bệnh và truyền đạt thông tin này cho nhân viên y tế khi cần thiết.

Kỹ năng lập kế hoạch điều trị

Lập kế hoạch điều trị hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn các biện pháp điều trị [cả dùng thuốc và không dùng thuốc, bao gồm giáo dục bệnh nhân]. Lập kế hoạch điều trị cần kết hợp các chế độ điều trị thay thế. Lập kế hoạch thành công đòi hỏi kiến thức chuyên môn về dược lý học, bệnh học, đánh giá thông số lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán. 

Lập kế hoạch kết hợp xem xét các yếu tố khác liên quan đến người bệnh có ảnh hưởng đến chế độ điều trị [tiền sử, không tuân thủ dùng thuốc, kinh nghiệm trước đó với thuốc kê đơn và không kê đơn, liệu pháp đồng thời, chế độ dùng thuốc khác], cũng như xem xét cách thức thuốc ảnh hưởng đến bệnh nhân [tác dụng phụ như buồn ngủ hoặc chóng mặt, chi phí điều trị].

Kỹ năng giám sát, theo dõi điều trị bằng thuốc

Chăm sóc tập trung vào người bệnh là một quá trình liên tục thu thập và đánh giá dữ liệu, xác định và ưu tiên vấn đề, lập kế hoạch điều trị và theo dõi bệnh nhân. Trong đó, giám sát, theo dõi điều trị bằng thuốc là một thành phần quan trọng của quy trình lập kế hoạch điều trị từ việc thu thập các thông tin chủ quan, thông tin khách quan; từ đó, đưa ra các đánh giá và xây dựng kế hoạch điều trị bao gồm xác định, đo lường và đánh giá các thông số kết quả cụ thể của người bệnh. Theo dõi kết quả người bệnh kịp thời, cung cấp cho bác sĩ lâm sàng thông tin cần thiết để xác định liệu các biện pháp can thiệp không dùng thuốc và dùng thuốc có đạt được mục tiêu điều trị hay liệu các biện pháp can thiệp có cần phải được thay đổi.

Giám sát trong sử dụng thuốc giúp cung cấp thông tin để chứng minh và giải thích lý do tại sao cần phải thay đổi điều trị [ví dụ: đáp ứng không đầy đủ, diễn tiến bệnh, than phiền của người bệnh, dị ứng thuốc, tương tác thuốc, phản ứng bất lợi không mong muốn hoặc có khả năng gây nguy hiểm].

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

Hoàng Kim Huyền, Brouwers J.R.B.J [2014], Những nguyên lý cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị, Tập 1, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội.

Bộ Y tế [2012], Thông tư số 31/2012/TT-BYT Hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện.

Bộ Y tế [2013], Thông tư số 43/2013/ TT-BYT quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Luật Dược số 105/2016/QH13, [2016].

Tiếng Anh

American College of Clinical Pharmacy [2008]. The definition of clinical pharmacy. Pharmacotherapy;28[6]:817-8-8

Karen J [2012], Clinical Skills for Pharmacist, Mosby, Elsevier Inc. 

Robert S., Carole L. [2008], Communication skills in pharmacy practice, Lippincott Williams.

Philip Wiffen, Marc Mitchell [2017], Oxford Handbook of Clinical Pharmacy.

American College of Clinical Pharmacy [2014]. Standards of Practice for Clinical Pharmacists. Pharmacotherapy;34[8]:794–797.

SHPA Committe of Specialty Practice in Clinical Pharmacy [2005]. SHPA Standards of Practice for Clinical Pharmacists. Pharmacotherapy; J Pharm Pract Res 35[2]:122–7146.

Video liên quan

Chủ Đề