Trực giác nghĩa là gì

Là những cá thể độc nhất tuyệt vời, chúng ta đều xử lý các thông tin thu thập được thông qua các giác quan hoặc sử dụng trực giác của mình. Chúng ta không chỉ mong muốn thấu hiểu những người yêu thương của mình mà còn cả chính mình nữa. 16 tính cách trong MBTI về cảm nhận giác quan và trực giác là những nhóm tính cách phân đôi giúp ta có cái nhìn rõ hơn. Bên cạnh đó, bài viết này cũng chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa tính cách của những nhóm người trực giác với cảm giác.

Theo MBTI cảm giác và trực giác: Có gì khác nhau?

Sự khác nhau giữa cảm nhận giác quan và trực giác là cảm giác là về thể chất. Bạn sử dụng 5 giác quan vật lý là thị giác, xúc giác, vị giác, thính giác và khứu giác để cảm nhận. Trực giác thuộc về tinh thần vì nó dựa trên việc hiểu về cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Cảm nhận giác quan chiếm tới 3/4 dân số thế giới trong khi trực giác thì hiếm hơn nhiều. 

Trắc nghiệm tính cách MBTI của Carl Jung là một công cụ tuyệt vời giúp chúng ta hiểu người thân của mình. Bài trắc nghiệm này bao gồm 4 nhóm cơ bản: hướng ngoại hoặc hướng nội, cảm nhận giác quan và trực giác, lý trí và tình cảm, nguyên tắc và linh hoạt, nhưng trong bài viết này chúng tôi đi sâu vào sự khác nhau giữa cảm giác và trực giác.

Lợi ích của cảm nhận giác quan so với trực giác

Dưới đây là một số đặc điểm tính cách của người có cảm nhận giác quan trong MBTI.

  • Có thể đưa ra quyết định nhanh chóng đối với những điều trước đây đã có kinh nghiệm tương tự
  • Có khả năng quan sát tuyệt vời chú ý tới từng chi tiết
  • Sống trong hiện tại và tập trung vào đời sống vật chất
  • Chắc chắn rằng mình bao quát được tình huống trước khi bắt tay làm.
  • Tập trung, thực tế, logic, thực dụng

Lợi ích của trực giác so với cảm nhận giác quan

Dưới đây là lợi ích của những người trực giác theo MBTI.

  • Là những nhà học thuyết hoặc triết gia luôn đánh giá cao mọi khả năng
  • Có khả năng tập trung và đánh giá cao cái nhìn toàn diện
  • Có sức mạnh suy nghĩ trừu tượng và sáng tạo
  • Thích đưa ra các khái niệm và giải pháp mới
  • Dễ đồng cảm và nhìn mọi thứ từ góc độ của người khác
  • Có thể dự đoán và rút ra kết luận chỉ với một phần nhỏ thông tin

Ví dụ về cảm nhận giác quan và trực giác

Mặc dù có thể dễ dàng đọc trên giấy trắng mực đen, nhưng để tự mình hiểu sự khác biệt trong các loại tính cách thì sẽ khó hơn. Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đưa ra một số ví dụ thực tế cho đặc điểm tính cách cảm nhận giác quan và trực giác.

Cảm nhận

Nếu bạn nhìn chăm chú vào bức tranh Đêm đầy sao của Van Gogh, liệu bạn sẽ chỉ nhìn thấy những vòng xoáy phức tạp và sự pha trộn màu sắc như một người có khả năng cảm nhận giác quan? Hay nó truyền cảm hứng cho suy nghĩ và cảm xúc của bạn sâu sắc hơn như với một người trực giác?

Tại nơi làm việc

Nếu bạn được yêu cầu giải quyết một vấn đề trong công việc, bạn có xem xét kỹ các mặt của vấn đề để có thể thực hiện một chiến lược hiệu quả như người cảm nhận giác quan? Hay bạn đưa ra kế hoạch mới để chắc rằng vấn đề sẽ không tái diễn sau này?

Ý thức về phương hướng

Một người cảm nhận giác quan có thể nói cho bạn cực kì chi tiết cách tìm một cửa hàng nào đó trên một con đường vì họ có nhận thức rất tốt về thế giới vật chất xung quanh mình. Một người trực giác có thể không nhận biết được cửa hàng đó, ngay cả khi họ đi từ chỗ làm về nhà hàng ngày trên chính con đường đó.

Trong tác phẩm nghệ thuật

Nếu được yêu cầu mô tả một bức ảnh hoặc một bức tranh, một người cảm nhận giác quan sẽ nói về hình dạng hoặc màu sắc được sử dụng trong khi người trực giác sẽ cảm nhận chủ đề và nói về ý nghĩa sâu sắc hơn của nó.

Ví dụ cho người có tính cách cảm nhận giác quan

Trong số các loại tính cách trong MBTI, chúng tôi đã liệt kê các ví dụ về một số tính cách cảm nhận giác quan bên dưới:

ISFP- Người nghệ sĩ

  • Những người yêu tự do và sống trong hiện tại
  • Sáng tạo mang lại cho họ niềm vui
  • Kín đáo và hướng nội, nhưng trung thành và độc lập
  • Không thích làm trung tâm của sự chú ý
  • Là người thực tế, yêu thích và đánh giá cao cái đẹp cũng như tạo ra chúng
  • Dịu dàng và đồng cảm
  • Vô tư lự, dễ dàng thích nghi, không thích những việc lặp lại hàng ngày

ISFJ- Người bảo vệ

  • Quan tâm nhiều đến ý kiến và cảm nhận của người khác
  • Giúp đỡ bất cứ ai khi họ cảm thấy có gì đó không ổn
  • Hành động tử tế mà không mong đợi bất kỳ sự đền đáp
  • Hướng nội nhưng thân thiện
  • Yêu thích thói quen hàng ngày và có tinh thần làm việc cao, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ
  • Chú ý tiểu tiết
  • Không thích xung đột

ESPT – Người thuyết phục

  • Hướng ngoại, hòa đồng và vui tính
  • Có khả năng thuyết phục người khác làm bất cứ điều gì
  • Sống trong hiện tại
  • Hào hứng với cuộc sống và là người thích mạo hiểm
  • Thực tế, quyết đoán và cụ thể trong ý tưởng của họ, họ có kỹ năng thuyết phục nhưng lại không dễ bị thuyết phục
  • Khách quan, không bận tâm những chuyện nhỏ nhặt
  • Là những nhà tư tưởng thực tế và chân thực nhưng họ cư xử tự nhiên và thoải mái

Ví dụ cho người tính cách trực giác 

Trong số các loại tính cách trong MBTI, chúng tôi đã liệt kê một số ví dụ về tính cách trực giác bên dưới:

ENTP- Người sáng tạo

  • Hướng ngoại, thích nói đủ thứ chuyện
  • Nhiệt tình trong mọi tình huống có thể
  • Sáng tạo, trực quan, và là người suy nghĩ nhanh với mạch ý nghĩ trừu tượng
  • Có trí tưởng tượng và thích đưa ra lý thuyết mới
  • Tập trung vào tương lai, hoặc hướng tới cái nhìn toàn diện, và không vội vàng ra quyết định
  • Khách quan
  • Tương tác với người khác tạo cảm hứng cho họ

ENFP- Người lạc quan

  • Những người hướng ngoại hòa đồng
  • Họ là những nhà lãnh đạo giỏi có sức hút và nhiệt huyết dồi dào
  • Họ vô tư và tự nhiên, nếu không muốn nói là bốc đồng
  • Là những người có hoài bão, không bị hiện thực cuộc sống lay chuyển
  • Cực kì tháo vát và sáng tạo
  • Họ thích xã giao, không thích ở một mình
  • Họ là những người nhạy cảm và sống theo trái tim của mình

INFJ – Người tâm tình

  • Là những người hướng nội, thích dành thời gian một mình, có một nhóm nhỏ bạn bè thân thiết
  • Họ được dẫn dắt bởi sự phát triển cá nhân của chính mình và từ người khác
  • Đam mê và năng động với mục tiêu của họ
  • Tin rằng họ có mục đích sâu sắc hơn
  • Họ cẩn thận suy nghĩ các giải pháp
  • Là người ấm áp, đồng cảm và đưa ra dựa trên cảm tính
  • Tâm trí hướng tới tương lai

MBTI cảm nhận giác quan và trực giác: phần kết

Với tất cả sự phong phú và tươi đẹp của thế giới, chúng ta cần có nhiều góc nhìn khách quan để nhận thức đầy đủ. Vì vậy, không có tính cách nào là tốt hơn, tính cách nào là xấu hơn cả. Những người cảm nhận giác quan không hề kém cạnh với những người trực giác và ngược lại. Tất cả các khía cạnh tạo nên tính cách đều quan trọng và cần thiết cho sự hài hòa, trong đó bao gồm đánh giá và nhận thức, hướng nội và hướng ngoại.

***

Người dịch: Trương Thị Hương Giang

Nguồn: qhhtofficial.com

Bài viết được chia sẻ tại chualanhvn.com. Hãy ghi nguồn nếu bạn muốn chia sẻ. Xin cảm ơn bạn!

________________________

Fanpage: EHO – Cộng đồng Chữa lành Việt Nam

Tham gia group Tự chữa lành tại đây

Fanpage về Reiki: Cộng đồng Reiki Việt Nam

Tham gia group Thảo luận về Reiki tại đây

Đăng ký học Reiki từ Master Reiki Quốc Tế tại đây

Trực giác là gì và bằng cách nào để phát triển nó? Phát triển trực giác có vẻ như là một khái niệm quá mới mẻ và xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, tìm hiểu và khám phá nó là cả một quá trình khôi phục như một phương thức nhận thức ban đầu và bẩm sinh trong con người. 

Chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý đã mang lại cho xã hội chúng ta nhiều tiến bộ, nhưng chúng lại gây hại cho việc lắng nghe trực giác của chúng ta. Khôi phục lại cách trải nghiệm môi trường từ trực giác sẽ giúp chúng ta lấy lại ít nhất một phần của sự cân bằng đã mất.

Trực giác là gì?

Xác định trực giác không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Có hàng ngàn nghiên cứu về vấn đề này với các nhà lý thuyết từ nhiều lĩnh vực khác nhau, những người đã tận tâm nghiên cứu và mô tả nó để cố gắng giải mã sự phức tạp liên quan đến quá trình này. 

Tuy nhiên, chúng ta có thể bắt đầu định nghĩa “trực giác” là một từ xuất phát từ động từ intueor trong tiếng Latin có nghĩa là suy ngẫm một cách chi tiết. Nó được tạo thành từ tiền tố in , biểu thị nội tâm và động từ tueor, có nghĩa là quan sát và suy ngẫm. Vì vậy, trực giác có thể được hiểu là “hành động suy ngẫm chi tiết từ sâu thẳm bên trong”.

Trực giác trong tâm lý học

Trong tâm lý học, trực giác còn được hiểu là một kiểu chiêm nghiệm về quá trình trải nghiệm trong bản thân đòi hỏi một mối liên hệ rõ ràng và không bị cản trở với những gì xung quanh chúng ta. Hay nói cách khác, trực giác là nhận thức rõ ràng và trực tiếp về thực tại mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ tâm trí. Và thực tế, nó là hoạt động của con người vượt xa logic và trí tuệ.

Theo tâm linh, trực giác là gì?

Đối với nhiều dòng tâm linh, trực giác là tiếng nói thực sự của chúng ta, nó tồn tại bên trong chúng ta và thực sự biết điều gì là tốt nhất cho chúng ta mọi lúc, mọi nơi. Nó là một hướng dẫn kết nối mọi người với nhau và với toàn bộ vũ trụ. Tuy nhiên, tiếng nói này đã bị im lặng theo thời gian bởi logic học và lý luận, những thứ có giá trị thống trị đã được trao trong xã hội của chúng ta.

ĐẶT MUA SÁCH ONLINE TẠI FAHASA

Cách phát triển trực giác và kích hoạt giác quan thứ sáu

Albert Einstein đã nói “Trí óc trực giác là một món quà thiêng liêng và trí óc lý trí là một người đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh người hầu và đã quên đi món quà được ban tặng này”.

Sự chiếm ưu thế của hoạt động nhận thức ở con người được cho là đã tạo ra sự tách biệt và tan rã của tất cả các tri thức. Sự phát triển của chủ nghĩa duy lý là phân tích mổ xẻ đã biến mọi thứ thành các phần theo cách dễ tiếp cận kiến ​​thức một cách chi tiết hơn.

Các kiến thức trực quan đòi hỏi phải có một nhận thức toàn cầu, kết nối tất cả các bộ phận, hay nói một cách khác, đó là một nhận thức của toàn thể. Trực giác nhận thức các tín hiệu nổi bật so với tổng thể của những gì được nhận thức bằng trực quan. Trực giác tích hợp một cách tổng thể với chính nó và với thực tế mà nó sinh sống. Ở trạng thái này, các tín hiệu nhỏ biểu hiện thông qua nhận thức trực quan được phát hiện.

Một người có trực giác là gì?

Đó là một người có sự hợp nhất trí óc, cơ thể và tinh thần trong một hoạt động độc nhất và chính nhờ điều này cộng thêm sự mở ra của năm giác quan mà trực giác của người đó, hay còn gọi là giác quan thứ sáu, nhận thức được thực tại xung quanh anh ta theo một cách hoàn toàn không giống với hoạt động hợp lý [tư duy logic hoạt động với các liên kết, cân nhắc, quy tắc, cấu trúc,…], trực giác thường hoạt động với các cảm giác, ấn tượng, cảm xúc, sự tinh tế, …

Làm thế nào để phát triển trực giác ở trẻ em?

Trong trường hợp của các bé trai và bé gái, việc phát triển trực giác không quá quan trọng bằng việc không ngắt kết nối nó. Trẻ em là những người được kết nối nhiều nhất với kiến ​​thức trực quan vì con người được sinh ra đã hoàn toàn kết nối với loại xử lý tri giác này.

Tuy nhiên,khi một đứa trẻ dần lớn lên, do sự phát triển của tư duy duy lý và sự đánh giá quá cao mà giáo dục và xã hội nói chung dành cho tư duy logic khiến nhận thức trực giác mất dần sức mạnh, tuy nó vẫn còn sự hiện diện ở đó. Do đó, muốn duy trì sự phát triển trực giác ở trẻ em cần :

  • Tin tưởng hơn vào khả năng trực giác bẩm sinh của trẻ.
  • Bỏ qua các lý luận giáo điều của chúng ta sang một bên.
  • Bỏ qua các kế hoạch tinh thần của chúng ta.
  • Chú ý và tôn trọng những nhận thức tinh tế mà trẻ em có thể trải nghiệm bằng cách kết nối nhiều hơn với phần phổ quát đó của con người.

Các cách để phát triển trực giác ở người lớn là gì?

Các cách để phát triển trực giác là gì?

Chúng ta đã bỏ qua sự phát triển của trực giác vì lý trí, chúng ta đã ngắt kết nối với nó. Tuy nhiên, nó vẫn sống và tồn tại bên trong chúng ta và chỉ cần lắng nghe trực giác một lần nữa để khôi phục nó là nhiệm vụ của những người lớn hơn. Các cách sau đây sẽ cho phép chúng ta kết nối lại với nhận thức trực quan của mình :

  1. Sự thoải mái : mặc quần áo thoải mái và chuẩn bị một tấm chiếu hoặc đệm.
  2. Sự yên tĩnh : tìm một nơi yên tĩnh, nơi không ai làm phiền bạn trong ít nhất nửa giờ.
  3. Âm nhạc : mở một bản nhạc có thể giúp bạn thư giãn.
  4. Tư thế thư giãn : ngồi xếp bằng và nhắm mắt lại.
  5. Tập trung, chú ý : quan sát những gì xảy ra bên trong bạn.
  6. Nhận thức : hãy lắng nghe những suy nghĩ lướt qua tâm trí bạn, chỉ cần lắng nghe chúng.
  7. Cảm nhận : cảm nhận bộ phận nào của cơ thể đang căng thẳng, đi qua toàn bộ cơ thể từng chút một, từ chân đến đầu.
  8. Hiện tại : lắng nghe, cảm nhận, nhận thức những gì đang xảy ra xung quanh bạn [âm thanh, tiếng ồn, nhiệt độ, …]
  9. Thở : nhìn vào hơi thở, hít vào và thở ra.
  10. Sự chiêm nghiệm : hít thở sâu trong khi bạn tiếp tục quan sát những gì đang xảy ra bên trong bạn, với cơ thể, với suy nghĩ của bạn [5-10 lần] : hít vào đầy lồng ngực và phổi của bạn và thở ra từ từ làm rỗng chúng.
  11. Hình dung : tiếp tục hít thở sâu và yêu cầu cơ thể phồng lên như một quả bóng khi bạn hít vào và thở ra để kéo tất cả căng thẳng trong cơ thể ra khỏi bạn [5-10 lần].
  12. Duy trì : tiếp tục quan sát mọi thứ xảy ra bên trong bạn : cơ thể căng thẳng / mất tập trung, suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, cảm giác, …
  13. Giải phóng : hít vào đầy lồng ngực và chọn cách mở, mở trái tim thiêng liêng của bạn. Có tiếng nói của trực giác.
  14. Sự tò mò : giữ nguyên trạng thái đó và quan sát.
  15. Trực giác : Lưu ý những khác biệt xảy ra trong bạn [cảm xúc, cảm giác cơ thể, suy nghĩ] khi trái tim bạn mở. Những giọng nói, cảm giác, … tương ứng với trực giác. Phần còn lại của suy nghĩ, cảm giác, … chúng phát sinh từ những niềm tin và kế hoạch nhận thức mà chúng ta đã phát triển trong suốt cuộc đời của mình và chi phối cuộc sống của chúng ta một cách hợp lý.

Qua 15 bước của bài tập thực hành phát triển trực giác này, để có hiệu quả hơn, điều quan trọng là không chỉ thực hành nó thường xuyên mà còn phải hòa nhập nó như một phần của cuộc sống của bạn. Đó là cách khôi phục ngôn ngữ gốc của chúng ta đã ngủ quên bằng cách chấp nhận đi cùng với thế giới quan ở xã hội này.

Hiểu được những cách phát triển trực giác là gì là học cách phân biệt khi nào trực giác nói với chúng ta [nguyên bản và bẩm sinh từ bản chất con người của chúng ta] và khi nào lý trí nói với chúng ta [một sản phẩm được tạo ra bởi giả định về niềm tin xuất phát từ quỹ đạo cuộc sống của chúng ta]. 

Tín hiệu quan trọng nhất để phân biệt trực giác với lý trí là gì?

Trực giác sẽ luôn khiến chúng ta cảm thấy bình yên với chính mình. Ngược lại, tâm trí trong nhiều trường hợp sẽ gây cho chúng ta sự khó chịu [cảm xúc, thể xác, tâm lý, …]. Tầm quan trọng của cái nhìn sâu sắc này vượt xa việc phục hồi trực giác. Nó liên quan đến cả một quá trình giải phóng cá nhân, phục hồi giọng nói thực sự của chúng ta, từ đó chữa lành vết thương của chúng ta.

Các bài viết khác có liên quan :

Related Articles

Video liên quan

Chủ Đề