Truyền 1 chai nước hết bao lâu


Kỹ thuật truyền dịch hay truyền nước được hiểu là động tác tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt những chất có lợi vào cơ thể nhằm giúp hỗ trợ chữa trị một số hoặc nhiều bệnh giúp người bệnh hồi phục cơ thể do suy nhược. Tuy nhiên muốn sử dụng dịch vụ truyền dịch tại nhà hay truyền nước tại nhà thì bạn cũng cần có kiến thức để đối với từng trường hợp của bệnh nhân nên lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dịch uy tín, có chuyên môn cao.

Dịch vụ truyền dịch tại nhà tại Việt ÚC

Dịch vụ truyền dịch tại nhà bạn cần sử dụng khi nào?

Khoa học đã chứng mình, 70% cơ thể của chúng ta là được và được phân bố 50% trong các tế bào, 5% trong huyết tương, 15% ở không gian bào. Các hợp chất hóa học trong cơ thể có thể tồn tại và thực hiện được vai trò của chúng mình là nhờ vào môi trường nước. Bới vậy khi cơ thể gặp tình trạng thiếu nước sẽ ảnh hường không ít đến sức khỏe. Thiếu nước lâu ngày có thể khiến cơ thể xảy ra quá mệt mỏi và gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, việc bổ sung nước và truyền dịch theo đường tĩnh mạch trực tiếp vào cơ thể chính là một trong những phương pháp hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe chúng ta.

Dịch vụ truyền nước tại nhà phù hợp với những khách hàng nào?

Trong y khoa, việc truyền dịch, truyền nước trong quá trình điều trị tại viện hay tại cơ sở y tế không có gì là quá xa lạ đối với bệnh nhân. Hiện nay, việc ra viện và tiếp tục truyền dịch tại nhà trở lên khá phổ biến khi người bệnh không muốn nằm trong môi trường bệnh viện quá lâu. Tuy nhiên, việc truyền dịch tại nhà thường được thực hiện một cách tùy tiện, có thể vì người truyền dịch có chuyên môn không tốt hoặc không có thời gian để trông truyền cho toàn bộ thời gian bệnh nhân được truyền. Nếu truyền dịch, truyền nước tại nhà không đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạnh của người bệnh.

>> Xem thêm bài viết: Truyền dịch tại nhà tiềm tàng những rủi ro gì?

Vì thế, việc lựa chọn dịch vụ truyền dịch tại nhà an toàn cho người bệnh, người nhà hay chính bệnh nhân cần liên hệ với đơn vị uy tín và có được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn và điều vô cùng cần thiết.

Truyền dịch tại nhà có những hạn chế gì?

Về lý thuyết, dịch truyền được sử dụng để tăng cường và giúp phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân nặng khó ăn uống. Dịch truyền được bào chế ở dạng thể lỏng, có thể là đạm, nước hoa quả, vitamin, nước huyết thanh…. Mỗi loại dịch truyền khác nhau sẽ có công dụng khác nhau và phù hợp với từng bệnh lý cũng như người bệnh khác nhau. Vì thế, việc sử dụng dịch vụ truyền dịch tại nhà hay truyền dịch tại cơ sở y tế thì nhất thiết đều phải có sự chỉ định từ bác sĩ và theo dõi sát sao từ cán bộ y tế để kịp thời giải quyết các biến chứng có thế xảy ra.

Trên thực tế, nếu việc truyền dịch không có y lệnh, bừa bãi, không đúng kỹ thuật sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ cao mắc phải các bệnh nhiễm trùng điểm cắm tiêm truyền khi đưa thuốc vào cơ thể hoặc cơ thể bị kích ứng với chính loại thuốc bệnh nhân tự ý truyền mà không theo bất kỳ y lệnh nào. Đặc biệt, nếu không kiểm soát được số lượng dịch truyền, sẽ khiến cơ thể bệnh nhân dư nước, các chất điện giải, chất đạm chất dinh dưỡng khiến bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, phù hoặc bị bệnh về thận.
Có rất nhiều trường hợp, khi cơ thể bệnh nhân không thích ứng với dịch truyền có thể gây ra hiện tượng sốc phản vệ, sốt, co giật…dẫn đến nguy cơ tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Vì vậy việc sử dụng dịch vụ tiêm truyền tại nhà luôn luôn phải làm theo đúng hướng dẫn, chỉ định và sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ hoặc điều dưỡng trong suốt quá trình thực hiện.

Như thế nào để truyền dịch tại nhà đúng cách và an toàn?

Có một số lưu ý giúp bạn và người thân có thể truyền dịch tại nhà đúng cách và an toàn cho bản thân như sau:

– Luôn tuân theo chỉ định của bác sĩ trong truyền dịch tại nhà, vì khi sử dụng thuốc trong truyền dịch cần đảm bảo liều lượng một cách tuyệt đối.

– Luôn có bác sĩ hoặc điều dưỡng theo dõi trong suốt quá trình truyền dịch để theo dõi tình trạng sức khỏe, kiểm tra lượng dịch truyền hoặc tốc độ truyền.

– Luôn kiếm tra hạn sử dụng cũng như chất lượng của dịch truyền: dịch truyền cần trong, hạn sử dụng xa và thuốc được đảm bảo đúng điều kiện như trên bao bì.

– Không dùng lại chai dịch truyền đã mở lắp vì bất kỳ lý do gì trước đó

– Không sử dụng dây truyền nếu có dấu hiệu bị rách hay có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

– Luôn sát trùng vùng da cắm truyền để đảm bảo không bị nhiễm trùng sau khi truyền dịch tại nhà

– Tuyệt đối không được tự ý pha bất kỳ thuốc nào vào dịch truyền, trừ trường hợp có chỉ định từ bác sĩ.

Như bạn có thể thấy, việc truyền dịch tại nhà vừa có tác dụng giúp người bệnh nâng cao sức khỏe nhưng đồng thời cũng ấn chứa nhiều nguy hiểm mà chính bạn và người thân cần phải hiểu rõ để đảm bảo sự an toàn cho người bệnh.

Truyền dịch tại nhà đúng cách và an toàn

Sử dụng dịch vụ truyền nước tại nhà an toàn của Việt Úc trong trường hợp cấp cứu.

Chúng tôi cam kết:

– Luôn có bác sĩ tư vấn trong tất cả các trường hợp để đưa ra y lệnh phù hợp với người bệnh tại thời điểm phát sinh

– Đội ngũ bác sỹ, y tá chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm

– Phục vụ tận tình chu đáo

– Chi phí hợp lý

– Tư vấn miễn phí 24/24

– Di chuyển nhanh [khoảng 30 phút ]

*** LƯU Ý: Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, Phòng khám gia đình Việt Úc – Chăm sóc tại nhà Việt Úc chỉ nhận truyền dịch tại nhà trong trường hợp cấp cứu và có y lệnh của bác sĩ được kê cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân chưa khám, không có y lệnh thì có thể sử dụng dịch vụ Bác sĩ gia đình – Khám bệnh tại nhà của chúng tôi.

Hãy liên lạc với chúng tôi khi bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ

Hotline Hà Nội: 1800 6896

Hotline Hồ Chí Minh: 1800 6894


Tải file đây đủ kèm hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY

Trong y khoa, truyền dịch là việc làm vô cùng phổ biến và thường xuyên thực hiện tại các cơ sở y tế. Thật vây, thời gian truyền dịch là vấn đề mà bất kỳ nhân viên y tế nào cũng quan tâm đến. Đó chính là lý do mà bảng thời gian dịch truyền luôn là vật bất ly thân, vô cùng cần thiết với nhân viên y tế và đặc biệt là điều dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn bảng thời gian dịch truyền chính xác nhất cùng 3 nhóm dịch truyền được sử dụng nhất trên lâm sàng. Hãy cùng nhau tìm hiểu bảng thời gian dịch truyền chính xác nhất ngay nào.

Truyền dịch là công việc thường xuyên được thực hiện tại các cơ sở y tế để điều trị cho bệnh nhân

Mục đích của sử dụng bảng thời gian dịch truyền chính là tìm ra cách tính thời gian truyền dịch hiệu quả và chính xác nhất. Muốn đạt được điều đó, bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây.

  • Có 2 loại dây truyền mà bạn cần phải phân biệt: loại 1ml có 15 giọt, và loại nhỏ hơn: 1ml giọt 20 giọt. Tất cả những thông số này đều được ghi rất rõ rang trên bao bì của bịch giây truyền. Đay chính là điều bạn cần quan tâm đầu tiên, để có thể sử dụng bảng thời gian dịch truyền thành thục nhất.
  • Tiếp theo, để tính được thời gian truyền dịch, bạn cần theo dõi y lệnh của bác sĩ. Giả sử y lệnh của bác sĩ là truyền tĩnh mạch NaCl 0,9% * 500mml tốc độ 60 giọt/ phút, chúng ta có thể tính ra tốc độ dịch truyền như sau:

[Thể tích dịch truyền [ml] * số giọt trong 1 ml] chia cho tốc độ truyền dịch, ta có [500*20]/60 = 167 phút tức 2 tiếng 47 phút. Đây là công thức tính với loại dây truyền 1 ml 20 giọt nhé.

Chính vì việc tính toán tốn rất nhiều công sức và không hề thuận tiện trong thực hành lâm sàng. Vậy nên bảng tính thời gian dịch truyền chính là 1 cứu cánh, 1 “bảo bối” cực kỳ hữu hiệu của các điều dưỡng. Bỏ túi bảng thời gian dịch truyền nhỏ gọn, giúp bạn dễ dàng tra cứu thời gian truyền dịch hay tốc độ truyền dịch cho bệnh nhân.

Tải file đây đủ kèm hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY

Mỗi một loại dịch truyền lại có đặc điểm, yêu cầu về truyền dịch khác nhau. Ngoài việc nắm rõ cách sử dụng bảng thời gian dịch truyền, bạn cũng cần tham khảo thêm 1 số loại dịch truyền thường sử dụng trên lâm sàng để thực hiện công việc được thuận tiện và dễ dàng hơn. Hiện nay trên lâm sàng có trên 20 loại dịch truyền khác nhau và được chia thành 3 nhóm có bản

Đây gồm những loại cung cấp glucose như: glucose 5%, glucóe 10%, glucose 20%, các loại dịch truyền cung cấp acid amin như đạm gan, đạm thận,…Ngoài ra dung dịch truyền vitamin cũng thuốc trong nhóm cung cấp dưỡng chất cho cơ thể này.

Dịch đạm là một trong những dịch truyền cung cấp dưỡng chất phổ biến nhất trên lâm sàng

Những dung dịch này thường được sử dụng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Phù hợp với những bệnh nhân suy nhược, bệnh nhân sau mổ, bện nhân không thể ăn bằng đường miệng, bệnh nhân không tiêu hóa được thức ăn. Vì đều là những dịch cung cấp năng lượng cho cơ thể nên tốc độ truyền dịch thường không nhanh. Nếu sử dụng hoặc tra bảng thời gian dịch truyền thì sẽ chỉ dưới 60 giọt/ phút.

Tùy theo từng loại dịch truyền mà có thể đưa khối lượng tuần hoàn lên các mức khác nhau

Dung dịch NaCl 0,9%, dung dịch lactate ringer, bicarbonate natri 1,4 %,…đây đều là dung dịch để bồi phụ tuần hoàn cho bệnh nhân. Phù hợp với những bệnh nhân mất nước, mất máu, tiêu chảy cấp, tiêu chảy mạn, ói mửa, ngộ độc, bỏng,… Vì khối lượng tuần hoàn bị giảm, đe dọa đến huyết áp của bệnh nhân, nên việc truyền dịch cần phải nhanh chóng và thực hiện ngay lập tức. có trường hợp truyền dịch với tốc độ cực kỳ nhanh thậm chí là không đếm giọt mới có thể nâng huyết áp của bệnh nhân lên được.

Liên hệ để được tư vấn hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY

Chú ý: Khi sử dụng bảng thời gian truyền dịch bạn cần theo dõi chặt chẽ đến huyết áp của bệnh nhân. Bạn cũng theo dõi huyết áp chặt chẽ sau khi truyền dịch, ngay cả khi ở gia đình. Hãy sử dụng máy đo huyết áp điện tử để theo dõi huyết áp cho gia đình mình nhé.

Nên kiểm tra huyết áp trước và sau khi truyền dịch để phòng ngừa các tai biến cho truyền dịch gây ra

Bao gồm các chế phẩm từ máu, huyết tương tươi, dung dịch albumin, dung dịch dextra, dung dịch cao phân tử, gelofusine,.. đây là những chất có thể bồi phụ lại thể tích tuần hoàn nhanh chóng. Những chất có khối lượng phân tử cao sẽ giúp kéo nước vào lòng mạch, ngay lập tức giúp duy trì huyết áp của bệnh nhân. Nên rất phù hợp với bệnh nhân suy dinh dưỡng trường diễn, bệnh nhân mất máu cấp, bệnh nhân xơ gan, suy thận,….

Nếu ở dung dịch cung cấp nước và điện giải cần theo dõi bảng thời gian dịch truyền để tính toán thể tích tuần hoàn sau truyền dịch, thì khi truyền dung dịch cao phân tử việc theo dõi bệnh nhân cần phải sát sao hơn nữa. Bạn cần phải truyền dịch với tốc độ rất châm để phòng trách shock cho bệnh nhân, đây cũng là 1 điểm cần lưu ý khi sử dụng bảng thời gian dịch truyền nhé.

Khi truyền máu cần truyền với tốc độ chậm và theo dõi chặt chẽ trước, trong và sau khi truyền máu

Các bạn cũng nên tham khảo thêm kinh nghiệm chọn các thiết bị y tế gia đình khác tại đây:

  • Máy đo huyết áp
  • Nhiệt kế điện tử
  • Máy đo đường huyết
  • Máy xông mũi họng

Hy vọng với bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về bảng thời gian dịch truyền. Rất mong sẽ giúp ích được các bạn điều dưỡng trong quá trình thực hành lâm sàng tại các cơ sở y tế. Hãy lựa chọn những thiết bị y tế chất lượng do Tận Tâm cung cấp để chăm sóc sức khỏe cho gia đình và công việc của mình nhé.

Chào các bạn,
Tôi là Bác sĩ Đặng Hữu Thực hiện đang công tác tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội. Hi vọng các bài viết kiến thức y tế của tôi có thể giúp các bạn. Hãy để lại bình luận nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề