Ts tc là gì

Bình thường trong cơ thể, máu lưu thông trong lòng mạch liên tục ở trạng thái lỏng, không bị đông tụ hay hình thành cục máu đông nhờ sự cân bằng giữa hai yếu tố đông máu và ức chế đông máu. Tuy nhiên, khi yếu tố ức chế đông máu có vấn đề, người bệnh có thể bị rối loạn đông máu dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Ý nghĩa xét nghiệm TQ TCK là để đánh giá tình trạng rối loạn đông máu này.

1. Tìm hiểu về rối loạn đông máu và xét nghiệm kiểm tra

Ở trạng thái bình thường, nhờ vào sự cân bằng giữa hai yếu tố đông máu và ức chế đông máu mà máu lưu thông trong cơ thể luôn ở trạng thái lỏng. Khi xảy ra tổn thương mạch máu, hệ thống đông cầm máu sẽ hoạt động để hình thành cục máu đông khu trú che lấp chỗ tổn thương và làm ngưng chảy máu.

Xét nghiệm TQ TCK là những xét nghiệm rối loạn đông máu

Khi đã hoàn thành chức năng cầm máu, các mô và tế bào hình thành ở vị trí tổn thương, cục máu đông khu trú sẽ tan dần trả lại sự lưu thông máu bình thường.

Tuy nhiên, do nguyên nhân nào đó, sự cân bằng giữa yếu tố đông máu và ức chế đông máu bị phá vỡ, khi không có tổn thương những vẫn xảy ra tình trạng giảm đông chảy máu hay đông máu hình thành huyết khối. Các chứng rối loạn đông cầm máu này rất nguy hiểm, gặp trong nhiều bệnh lý và chấn thương có thể gây tử vong cho người bệnh nếu phát hiện chậm trễ.

Có thể chia rối loạn đông cầm máu thành các nhóm chính bao gồm:

  • Rối loạn tăng đông máu gây hình thành huyết khối và tắc mạch.

  • Rối loạn tăng đông máu nhưng có triệu chứng lâm sàng là chảy máu.

  • Rối loạn giảm đông máu nhưng có triệu chứng lâm sàng là huyết khối và tắc mạch.

Trong thăm khám, chẩn đoán và điều trị các rối loạn đông cầm máu, các xét nghiệm yếu tố đông máu và ức chế đông máu có vai trò quan trọng. Có rất nhiều loại xét nghiệm đánh giá quá trình này, được chia thành các nhóm theo giai đoạn đông cầm máu như sau:

  • Giai đoạn 1: Cầm máu ban đầu khi hình thành nút cầm máu tạm thời.

  • Giai đoạn 2: Đông máu huyết tương khi hình thành nút cầm máu vĩnh viễn.

  • Giai đoạn 3: Tiêu cục máu đông.

Để đánh giá mỗi giai đoạn đông cầm máu này đều có nhiều xét nghiệm đánh giá khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm khác nhau dựa trên đánh giá nguy cơ rối loạn liên quan tới triệu chứng hay tiền sử bệnh lý.

Xét nghiệm TQ và TCK là những xét nghiệm đông cầm máu cơ bản, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn sau đây.

2. Xét nghiệm TQ TCK là gì?

Tình trạng đông máu huyết tương xảy ra khi bị thiếu hụt một hoặc nhiều yếu tố đông máu gây ra giảm hình thành sợi fibrin và khả năng cầm máu. Xét nghiệm TQ, TCK là những xét nghiệm để đánh giá hoạt động của con đường đông máu ngoại sinh.

2.1. Xét nghiệm TQ

Xét nghiệm TQ [thời gian Quick] hay còn gọi là xét nghiệm PT [thời gian prothrombin] hiện đang được ứng dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện và cơ sở y tế. Kết quả xét nghiệm TQ giúp bác sĩ đánh giá đường đông máu ngoại sinh trong chẩn đoán tình trạng rối loạn đông máu.

Xét nghiệm TQ kiểm tra thời gian prothrombin

Kết quả của xét nghiệm TQ thường thể hiện ở dạng thời gian tính bằng giây. Thời gian QT bình thường khoảng 11 - 13 giây, nếu kết quả xét nghiệm kéo dài hơn 3 giây nghĩa là đường đông máu ngoại sinh của bệnh nhân đang gặp vấn đề.

Ngoài ra, kết quả TQ cũng có thể thể hiện ở dạng % hoặc INR khi bệnh nhân điều trị kháng Vitamin K.

2.2. Xét nghiệm TCK

Xét nghiệm TCK hay còn gọi là xét nghiệm APTT kiểm tra thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa đang rất phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam với mục đích đánh giá đường đông máu nội sinh. Xét nghiệm này có ưu điểm là độ nhạy cao, độ chính xác cao và có thể thực hiện tại nhiều bệnh viện tuyến tỉnh hay khu vực.

Kết quả xét nghiệm TCK có thể thể hiện ở dạng giây [bình thường từ 25 - 33 giây] hoặc theo tỉ lệ chỉ số APTT bệnh/APTT chứng.

Ngoài xét nghiệm TCK, một số xét nghiệm khác để đánh giá đường đông máu nội sinh gồm: định lượng các yếu tố đông máu, xét nghiệm thời gian Howell,…

2.3. Xét nghiệm đánh giá rối loạn đông máu khác

Để đánh giá đường đông máu chung, xét nghiệm thời gian thrombin TT thường được sử dụng với kết quả ở dạng thời giây hay định lượng nồng độ.

Xét nghiệm đông máu để tìm ra nguyên nhân gây hình thành huyết khối hoặc chảy máu

Ngoài những xét nghiệm trên, để đánh giá chứng rối loạn đông máu, các xét nghiệm đánh giá tình trạng tiêu sợi huyết cũng có vai trò quan trọng. Đặc biệt trong các trường hợp rối loạn đông máu cấp tính có nguy cơ tử vong cao như: tiêu sợi huyết tiên phát, đông máu rải rác trong lòng mạch, huyết khối,…

3. Ý nghĩa xét nghiệm TQ TCK

Xét nghiệm TQ TCK cũng như nhiều xét nghiệm đông máu khác giúp đánh giá tình trạng đông cầm máu ở những bệnh nhân bị rối loạn đông máu. Việc lựa chọn xét nghiệm ngoài theo nhu cầu lâm sàng còn phụ thuộc vào quy mô của bệnh viện, tình trạng trang thiết bị xét nghiệm.

Dựa trên những xét nghiệm này, có thể xác định được rối loạn đến từ giai đoạn đông cầm máu nào và có liên quan đến các yếu tố nào hay thiếu hụt nhóm chất nào. Từ đó có thể can thiệp điều trị hay phòng ngừa rối loạn đông máu hiệu quả.

Xét nghiệm TQ TCK là xét nghiệm có vai trò quan trọng trong chẩn đoán rối loạn đông máu

Như vậy, ý nghĩa xét nghiệm TQ TCK là để đánh giá đường đông máu ngoại sinh và nội sinh tương ứng, phát hiện bất thường gây rối loạn đông máu. Ngoài những xét nghiệm này, bệnh nhân bị rối loạn đông máu có thể phải thực hiện nhiều xét nghiệm khác để tìm ra chính xác nguyên nhân và từ đó điều trị hiệu quả.

Nếu cần tư vấn thêm về xét nghiệm hay điều trị rối loạn đông máu, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

[06-02-2014, 08:19 PM]colour123 Đã viết: xin thầy cô hướng dẫn e cách tiến hành làm xét nghiệm TS TC...

TS là thời gian máu chày:

Phương pháp Duke

1. Nguyên lý:

Đo thời gian máu chảy từ khi tạo vết thương ở vùng dái tai đến khi máu ngừng chảy. Thời gian máu chảy phụ thuộc vào sự bền vững của thành mạch, số lượng và chức năng của tiểu cầu.

2. Tiến hành kỹ thuật

- Dùng ether sát trùng nhẹ nhàng vùng dái tai. Đợi 1-2 phút cho ether bay hơi. - Dùng kim chích chọc dứt khoát vào vùng giữa dái tai tạo một vết thương rộng 5mm sâu 2mm. Khởi động đồng hồ bấm giây. - Cứ 30 giây một lần, dùng giấy thấm các giọt máu chảy ra từ vết chích cho đến khi máu ngừng chảy, bấm đồng hồ ngừng lại.

3. Kết quả

- Thời gian máu chảy thường dưới 5 phút. Trị số này có thể thay đổi tuỳ phòng xét nghiệm. - Khi thời gian máu chảy kéo dài trên 5 phút, nên kiểm tra ở tai đối diện hoặc tốt nhất nên tiến hành theo phương pháp Ivy. - Thời gian máu chảy kéo dài trong các bệnh lý về thành mạch [thiếu vitamin C ...], bệnh lý về số lượng, chất lượng tiểu cầu [xuất huyết giảm tiểu cầu, Glanzmann...].

TC là xét nghiệm thời gian máu đông

I. PHƯƠNG PHÁP MILIAN


1. Nguyên lý: Xác định thời gian đông của giọt máu từ khi chích máu đến khi hình thành sợi huyết.

2. Tiến hành

- Đánh số 2 lam 1, 2 - Sát khuẩn đầu ngón tay - Chờ cồn khô, chích máu - Bấm đồng hồ tính giờ - Nhỏ 2 giọt máu lên 2 lam kính - Nghiêng 45o khảo sát sự đông. - Cứ 30s khảo sát một lần, đến khi giọt 1 đông hẳn, lấy giọt 2 ra khảo sát tương tự, khi giọt 2 đông bấm đồng hồ dừng lại. - Kết quả là thời gian đông của giọt máu số 2.

3. Kết quả:

- Thời gian máu đông bình thường từ 5 – 10 phút - > 15 phút là bất thường.

II. PHƯƠNG PHÁP LEE – WHITE


1. Nguyên lý: Xác định thời gian đông của ống máu từ khi máu chảy vào đốc kim đến khi hình thành cục đông.

2. Tiến hành kỹ thuật

- Chuẩn bị 2 ống nghiệm cho mỗi bệnh nhân, ghi tên, tuổi, khoa, phòng. - Dùng bơm tiêm nhựa lấy 2-3ml máu tĩnh mạch [yêu cầu động tác nhanh, gọn, chọc chính xác, không luồn lách kim, không chọc đi chọc lại]. - Khi máu chẩy vào đốc kim, bấm đồng hồ tính giờ. - Phân phối đều vào 2 ống nghiệm đã chuẩn bị. Mỗi ống 1-1,5ml , lưu ý tránh làm nổi bọt khi cho máu vào ống nghiệm. - Để 2 ống máu vào nồi cách thuỷ 37oC. - Sau 3 phút, cứ 30 giây nghiêng nhẹ nhàng ống 1 để kiểm tra cho đến khi máu đông. - Tiếp tục kiểm tra ống thứ 2 như ống thứ nhất. Bấm đồng hồ dừng lại khi máu ở ống thứ 2 đông chặt. Thời gian đông máu là thời gian đến khi máu ở ống thứ 2 đông.

3. Kết quả

- Bình thường thời gian đông của ống 1 từ 6-8 phút và của ống 2 từ 8-10 phút. Sự chênh lệch thời gian đông giữa ống 2 và ống 1 từ 2’-2’30”. Tuy nhiên trị số bình thường của thời gian máu đông phụ thuộc nhiều vào từng điều kiện kỹ thuật, động tác của kỹ thuật viên, vì vậy mỗi phòng xét nghiệm nên có một trị số riêng của mình. - Thời gian máu đông kéo dài thưòng gặp trong các trường hợp rối loạn đường đông máu nội sinh như Hemophilie, điều trị heparin v.v... - Đây là một xét nghiệm thô, đơn giản nên độ chính xác bị hạn chế ngay cả khi đã tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện kỹ thuật. Vì vậy thời gian máu đông bình thường không có nghĩa là hệ thống đông máu bình thường.

- Thời gian máu đông có thể vẫn bình thường ở bệnh nhân có số lượng tiểu cầu giảm nặng và ngay cả bệnh nhân Hemophilie.

Video liên quan

Chủ Đề