Tụ dịch và bóc tách khác nhau như thế nào

Tụ máu dưới màng nuôi (màng đệm) có thể gây biến chứng gì cho mẹ bầu? Thông thường, tình trạng tụ dịch màng nuôi xảy ra khi mới mang thai sẽ không nguy hiểm và thường không gây chảy máu. Trường hợp bạn bị chảy máu âm đạo nhẹ, lốm đốm trong vài tuần đầu của thai kỳ thì thường là máu báo thai.

Ngược lại, nếu các cục máu được phát hiện muộn hơn, chẳng hạn như trong tam cá nguyệt thứ 2 thì cần được lưu ý hơn. Một số nghiên cứu cho rằng tụ máu dưới màng đệm có liên quan đến những biến chứng trong thai kỳ như nhau bong non, túi ối bị vỡ sớm, sảy thai hoặc sinh non. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào bị tụ dịch màng nuôi cũng gặp những rủi ro này. Nói cách khác thì các biến chứng chỉ dễ xảy ra khi bạn có có tiền sử sảy thai, mang đa thai hoặc dị tật tử cung.

Chẩn đoán tụ dịch màng nuôi và phân biệt với các bệnh lý khác

Tụ dịch và bóc tách khác nhau như thế nào

Khi mẹ bầu bị chảy máu âm đạo, tình trạng này có thể do tụ dịch màng nuôi hoặc không. Vì vậy, khi bạn đi khám thì mục tiêu ban đầu của bác sĩ thông qua siêu âm đó là xác định bạn có mang thai ngoài tử cung hay không. Song song đó là những chẩn đoán phân biệt tụ máu dưới màng đệm với các tình trạng, bệnh lý khác như sảy thai sớm, dọa sảy thai, nhau bong non, nhau tiền đạo, vỡ tử cung, xoắn buồng trứng, áp xe vòi trứng…

Đối với trường hợp mẹ bầu được chẩn đoán tụ dịch màng nuôi thông qua siêu âm, những dự đoán tiếp theo thường phụ thuộc vào kích thước khối máu tụ, tuổi thai và tuổi của mẹ. Thông thường, tụ máu dưới màng đệm sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai khi chiếm thể tích túi thai từ 25% trở lên. Ngược lại, nếu khối máu tụ nhỏ hơn thì nguy cơ sảy thai cũng thấp hơn.

Tụ máu dưới màng nuôi được điều trị như thế nào?

Việc điều trị tụ máu dưới màng nuôi (màng đệm) thường dựa trên tuổi thai, mức độ nghiêm trọng của tình trạng chảy máu âm đạo, vị trí và kích thước của khối máu tụ. Thông thường, bác sĩ không can thiệp quá nhiều vào tình trạng tụ máu này mà chỉ theo dõi khi bạn đến khám thai định kỳ. Trong một vài trường hợp hiếm hơn, bác sĩ sẽ đề xuất bạn uống thuốc nội tiết hoặc thuốc làm tan cục máu đông.

Song song đó, điều quan trọng hơn là mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều trên giường, tránh khiêng vác vật nặng, tránh hoạt động quá sức để không làm tăng huyết áp và hạn chế nguy cơ sảy thai. Khi thai nhi ổn định, mẹ bầu sẽ không chảy nhiều máu và có thể chỉ cần theo dõi định kỳ bằng phương pháp siêu âm là được.

Tụ dịch màng nuôi là hiện tượng bất thường của thai kỳ nhưng hầu hết trường hợp đều không nghiêm trọng. Nếu được chẩn đoán về các cục máu đông dưới màng đệm, điều này cũng không có nghĩa là bạn sẽ sảy thai. Chỉ cần khám thai định kỳ và được bác sĩ theo dõi chặt chẽ, phần lớn mẹ bầu đều sinh ra những em bé khỏe mạnh.

Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các mẹ bầu hay xảy ra tình trạng tụ dịch màng nuôi. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở những bà mẹ mang thai 3 tháng đầu, và nếu không được chăm sóc cẩn thận thì sẽ rất dễ dẫn đến sảy thai.

Tụ dịch màng nuôi là gì?

Tụ dịch màng nuôi là hiện tượng thường xuất hiện khi thai nhi còn chưa đủ 22 tuần tuổi, là hiện tượng máu bị tụ lại tại khoảng không gian giữa nhau thai với tử cung. Khi dịch máu này tụ lại, lớn dần lên thì sẽ khiến cho nhau thai bị bóc tách khỏi tử cung và rất dễ dẫn đến sảy thai.

Nguyên nhân dẫn tới tụ dịch màng nuôi

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác dẫn đến hiện tượng tụ dịch màng nuôi vẫn chưa được xác định. Tuy vậy, dưới góc nhìn của giới chuyên môn, các nhà khoa học cho rằng tuổi tác của người mẹ cũng là một nguy cơ lớn dẫn đến tình trạng này.


Trong đó, có một số trường hợp là do trong 3 tháng đầu thai kỳ, trứng đã tự tách khỏi tử cung và hình thành nên tụ máu. Cho nên, các chuyên gia sản khoa đều khuyên phụ nữ nên có thai trong độ tuổi sinh đẻ từ 24-28 tuổi để thai nhi có đủ điều kiện sinh trưởng tốt nhất.


Tuy nhiên tụ dịch màng nuôi thường gặp ở những người mang thai có nội tiết kém hay những người mới mang thai nhưng vận động nhiều khiến cho thành tử cung bị rỉ máu, có người thì máu hồng chảy ra ngoài báo hiệu nhưng có người máu sẽ tụ lại bám trong tử cung hoặc bám ngay dưới túi ối hay bánh rau, nếu tăng dần dịch này sẽ gây ra co bóp tử cung đẩy phần máu tụ ra ngoài nhưng lại dễ kéo theo cả khối thai bị kéo ra cùng gây sảy thai.

Tụ dịch màng nuôi là một trong những nguyên nhân gây ra sảy thai cao trong 3 tháng đầu thai kỳ. Hiện tượng điển hình để phát hiện ra mẹ bầu bị tụ dịch màng nuôi là bị đau bụng ra máu. Nhưng nếu như mẹ bị tụ dịch màng nuôi nhưng không ra máu thì làm sao để có thể biết được để lưu tâm thăm khám, điều trị?


Tụ dịch và bóc tách khác nhau như thế nào

Mẹ bầu bị tụ dịch màng nuôi nhưng lại không bị ra máu? Tại sao????

Tụ dịch màng nuôi và dấu hiệu nhận biết

Trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ, khi thai nhi mới hình thành và phát triển, mẹ bầu có thể gặp nhiều hiện tượng bất thường như động thai, dọa sảy thai, bóc tách túi thai hay tụ dịch dưới màng nuôi khiến thai nhi bị ảnh hưởng, dễ dẫn đến sảy thai. Trong đó, tụ dịch màng nuôi khá phổ biến, là hiện tượng xuất hiện một "lớp máu" hoặc "dịch", cục máu vón nhỏ tại phần khoảng trông ngăn cách giữa túi thai và tử cung.

Tụ dịch và bóc tách khác nhau như thế nào

Các mẹ có thể quan sát thấy một lớp máu nhỏ nằm ở giữa túi thai và thành tử cung


Trong một vài trường hợp, lớp dịch này rất nhỏ và dần tự tiêu biến khi thai phát triển theo thời gian, tuy nhiên, nhiều trường hợp lớp dịch lại có xu hướng lan rộng ra gây bóc tách túi thai nghiêm trọng, thai nhi phát triển kém, nâng cao nguy cơ sảy thai.

Thật khó để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tụ dịch màng nuôi, và không thể khẳng định bạn khỏe mạnh, ăn uống nghỉ ngơi dưỡng thai tốt hay từng sinh bé đầu thuận lợi thì bạn sẽ không bị động thai hay tụ dịch màng nuôi trong lần mang thai này. Vì thế, việc đầu tiên mà bạn cần lưu ý khi mang thai là thường xuyên để ý các dấu hiệu và đi thăm khám định kỳ.

►​►​►​ Mẹ bầu có thể tìm hiểu về những nguyên nhân tụ dịch màng nuôi

Dấu hiệu rõ ràng nhất khi bị tụ dịch màng nuôi là mẹ bầu bị ra máu, màu nâu hoặc đỏ tươi, một vài mẹ còn bị ra máu cục nhỏ. Mẹ thấy âm đạo tiết dịch thể bất thường, hơi nâu hoặc hồng nhạt, khí hư nhiều. Đau bụng âm ỉ, cũng có thể bị đau thắt từng cơn và rất mỏi vùng thắt lưng. Tuy nhiên đôi khi, mẹ bầu không hề thấy bất kỳ dấu hiệu gì, không bị ra máu mà chỉ có thể phát hiện có ổ dịch khi siêu âm mà thôi. Tại sao bị tụ dịch màng nuôi nhưng không ra máu? Nó có nguy hiểm không và phải làm gì tiếp theo?

Tụ dịch màng nuôi nhưng không ra máu

Cần phải hiểu rõ rằng, việc ra máu khi bị tụ dịch màng nuôi đến từ đâu. Khi tụ dịch, các cục máu nhỏ vón cục cùng dịch và máu loãng sẽ nằm giữa túi thai và thành tử cung. Các cử động của mẹ cũng như vận động co bóp của thành tử cung sẽ khiến lượng máu này rỉ ra, chảy xuôi theo âm đạo ra ngoài. Nhưng trong rất nhiều trường hợp, những cục máu nhỏ này không trôi ra mà bám lại dưới bánh rau, gọi là bong rau kín. Nếu mẹ chỉ thấy bị mỏi mệt, hơi đau lưng đau bụng nhưng lại không thấy ra máu thì chỉ nghĩ bị đau bụng mang thai bình thường, sẽ không chú ý nhiều.

Như vậy, bị tụ dịch màng nuôi nhưng không ra máu sẽ cực kỳ nguy hiểm, không cảnh báo sớm cho mẹ về hiện tượng đang mắc phải, không ngay lập tức đi khám bác sĩ để điều trị, làm kéo dài thời gian, khiến cho vết tụ dịch ngày càng lớn hơn, ảnh hưởng nhiều hơn tới thai nhi.

Để tránh gặp phải tình trạng trên, mẹ bầu ngoài việc chú ý kỹ các dấu hiệu trong thời kỳ nhạy cảm này, còn phải thực hiện đi khám bác sỹ thường xuyên để phát hiện các hiện tượng bất thường, nhanh chóng có biện pháp điều trị. Ngoài ra, mẹ còn có thể chủ động ăn uống, nghỉ ngơi, sử dụng củ gai tươi an thai ngay từ khi phát hiện mang thai để giảm thiểu nguy cơ tới mức tối đa.

Nếu đi thăm khám và phát hiện vết tụ dịch, mẹ bầu cần nghiêm túc nghỉ ngơi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, quan tâm tới chế độ ăn hàng ngày, không uống nhiều nước, bổ sung củ gai tươi an thai vào các món dinh dưỡng để hỗ trợ chữa bệnh hiểu quả, an toàn.