Tượng quang trung ở đâu

Phóng to
Tượng đài Vua Quang Trung [tác giả: nhà điêu khắc Lê Đình Bảo] do ông bà Nguyễn Chấn - Trần Thị Hường [Chủ tịch Công ty Hoàn Cầu] tài trợ vừa được dựng trước tiền sảnh Bảo tàng Quang Trung [huyện Tây Sơn, Bình Định] vào ngày 16-1-2006
Suốt 143 năm tồn tại của mình, gần như nhà Nguyễn đã xóa sạch những gì liên quan đến anh em Quang Trung. Thế nhưng, người dân Tây Sơn - Bình Định có cách gìn giữ riêng về thần tượng của mình.

Hé mở hướng đi tìm lăng mộ vua Quang Trung?

Dựng tượng Quang Trung

Bảo tàng Quang Trung được xây dựng năm 1978, trên nền nhà cũ của anh em nhà Tây Sơn sau một thời gian hàng thế kỷ phải núp dưới cái tên "đền Kiên Mỹ" vì sợ nhà Nguyễn trả thù. Đập vào mắt du khách đầu tiên khi đặt chân đến Bảo tàng Quang Trung suốt mấy chục năm qua là tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ, tay vung kiếm, dáng rất oai phong lẫm liệt.

Thế rồi, những ngày cuối năm vừa qua, người ta lại thấy xuất hiện tại khuôn viên của bảo tàng một tượng đài khác. Vẫn là người anh hùng áo vải thuở nào nhưng tượng Hoàng đế Quang Trung này được xem là "chuẩn" nhất: Một tay cầm đốc kiếm, tay kia xòe ra phía trước, trông rất đĩnh đạc và khoan thai. Đặc biệt khuôn mặt có thần với đôi mắt rất sáng. Đó là một khuôn mặt đoan chính, vừa quyết đoán nhưng cũng thật sự cởi lòng để lắng nghe bá tánh.

Tác giả Lê Đình Bảo gần như đã "nhập" được vào cái chất anh hùng nhưng cũng rất nghệ sĩ của vị vua thao lược này.

Ông Văn Trọng Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Bình Định lý giải về sự hiện diện của tượng đài Quang Trung mới, như sau: "Nguyễn Huệ lên ngôi vua năm ông 36 tuổi, ba năm sau thì băng hà. Vì vậy, tượng ở Bảo tàng Quang Trung phải là tượng của vua Quang Trung chứ không thể "tượng Nguyễn Huệ" được. Tượng lâu nay tọa lạc tại đây quá "trẻ" so với Hoàng đế Quang Trung. Đó là một trong những lý do vì sao tỉnh Bình Định phải thay tượng tại Bảo tàng Quang Trung vào những ngày cuối năm vừa qua".

Trung thành với những diễn biến của lịch sử nhà Tây Sơn, tượng cũ từng tọa lạc mấy chục năm qua tại Bảo tàng Quang Trung đã được chuyển dời lên thị xã An Khê tỉnh Gia Lai. Đây là vùng "Tây Sơn thượng đạo", nơi ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ dấy binh khởi nghĩa.

Để có được tượng Quang Trung vừa dựng tại bảo tàng, tỉnh Bình Định đã ba lần phát động cuộc thi với hàng chục bức tượng về Quang Trung của những nhà điêu khắc hàng đầu Việt Nam, cuối cùng mới chọn được bức tượng của Lê Đình Bảo.

Ông bà Nguyễn Chấn - Trần Thị Hường, Chủ tịch Công ty Hoàn Cầu - người con của quê hương Bình Định đã bỏ ra trên 6 tỉ đồng để tài trợ làm bức tượng này.

Một cuộc "hành quân thần tốc" từ Hà Nội vào suốt 2 ngày đêm để chuyển bức tượng cao 10,4 mét với 18 tấn đồng lên tận Phú Phong - quê hương của Quang Trung - Nguyễn Huệ, kịp phục vụ lễ hội Tây Sơn - Đống Đa vào ngày mùng 5 Tết vừa qua!

Festival Tây Sơn - tại sao không?

Thực ra, việc thay tượng Quang Trung đã nằm trong "lộ trình" nâng lễ hội Tây Sơn thành một cuộc liên hoan lớn, mang tầm cỡ quốc gia đã được tỉnh Bình Định ấp ủ từ lâu. Ông Vũ Hoàng Hà, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chấp nhận ý tưởng: Lễ hội Tây Sơn - Đống Đa đã được tổ chức vào ngày mùng 5 Tết hằng năm, tại sao Bình Định không nhân đó mà làm một festival hoành tráng và quy củ?

Gần như ý tưởng này được đa số người dân Bình Định đồng tình. Bởi lẽ, tại các tỉnh ven biển miền Trung hiện nay - trừ Quảng Nam và Huế - không nơi đâu có điều kiện thuận lợi như Bình Định. Vì vùng đất này không chỉ có Quang Trung - Nguyễn Huệ mà đây còn là nơi trầm tích một nền văn hóa đã lùi xa gần một ngàn năm trước: văn hóa Chămpa.

Những ngọn tháp Chăm vẫn sừng sững bên trời, trường tồn cùng mưa nắng với quê hương Bình Định, luôn là những bí ẩn đầy hấp dẫn đối với du khách, nhất là khách ngoại quốc. Bình Định còn có những làng nghề truyền thống vẫn đang tồn tại, có gốm Gò Sành nổi tiếng một thời của người Chăm, có những làng dạy võ với những võ sư lừng danh... Vấn đề là phải biết xâu chuỗi các đầu mối và tạo những điểm nhấn để hấp dẫn du khách, để họ đến một lần là muốn quay trở lại.

Theo Thanh Niên

Phóng to
Tượng Hoàng đế Quang Trung tại công viên Quang Trung [Qui Nhơn, Bình Định]

Bức tượng đúc bằng đồng, nặng 13 tấn, cao 5,5m của họa sĩ, điêu khắc gia Lưu Danh Thanh. Lưu Danh Thanh cũng là tác giả của bức tượng Hoàng đế Quang Trung bằng chất liệu ximăng đã đặt tại vị trí này từ năm 1976.

Bức tượng Hoàng đế Quang Trung uy nghi, hoành tráng trong tư thế vung gươm trên lưng ngựa được đặt trên bệ điêu khắc cao gần 7m, thể hiện các nội dung: tụ nghĩa, hành binh, xây dựng đất nước, tạo thành một bố cục hoàn hảo, hài hòa của hai yếu tố lịch sử và mỹ thuật. Tác phẩm kiến trúc này sẽ mang tính biểu tượng của Qui Nhơn, Bình Định, quê hương của Nguyễn Huệ [1753-1792] - người anh hùng áo vải cờ đào, lãnh tụ vĩ đại của phong trào nông dân Tây Sơn.

Trước đó, chiều 19-1, tại Bảo tàng Quang Trung [huyện Tây Sơn, Bình Định] đã diễn ra lễ nhập lư hương bằng đồng [hình chữ nhật, kích thức 2,1m x 1,2m, nặng gần 4 tấn, cao 2,9m]. Toàn bộ kinh phí hơn 8 tỉ đồng trên do Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN và các nhà tài trợ trong nước ủng hộ.

BẢO TRUNG

Khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung tại di tích lịch sử núi Bân [phường An Tây, TP Huế] được đầu tư xây dựng nhiều tỷ đồng nay có dấu hiệu xuống cấp...

Năm 1988, Núi Bân được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 288/QĐ-VH của Bộ Văn hóa-Thông tin [nay là Bộ VHTT&DL]. Cách đây 228 năm [năm 1788], tại khu vực núi Bân này, Nguyễn Huệ đã lên ngôi vua đặt niên hiệu là Quang Trung [1753-1792].

Năm 2008, khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung tại di tích lịch sử núi Bân [phường An Tây, TP Huế] được khởi công xây dựng trên diện tích 9,5ha.

Khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung tại di tích lịch sử núi Bân, TP Huế. Công trình được thiết kế gồm nhiều hạng mục, trong đó tượng đài đặc tả chân dung vua Quang Trung cao 21m, thân tượng cao 12m được làm bằng đá hoa cương; bức phù điêu sau lưng tượng đài dài 50m, sân hành lễ và quảng trường cùng hệ thống công viên cây xanh, đèn chiếu sáng... với kinh phí thực hiện 19,8 tỷ đồng.

Năm 2010, công trình khu tưởng niệm này được khánh thành, mỗi năm đón hàng vạn lượt khách đến tham quan, dâng hương. Đặc biệt, vào những dịp lễ kỷ niệm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, tỉnh Thừa Thiên- Huế đã tổ chức lễ dâng hương tại khu di tích này. Ảnh: Bức phù điêu phía sau tượng đài Hoàng đế Quang Trung.

Những vết nứt trên bức phù điêu.
Vết đứt gãy ở bờ thành bao quanh khu tưởng niệm.
Cùng một số điểm xuống cấp khác tại các công trình trong khuôn viên khu di tích.
Di tích này đang có dấu hiệu xuống cấp, nhiều điểm tại bức phù điêu bị nứt nẻ, phía sau thành hào bao quanh bức phù điêu cũng xuất hiện vết nứt lớn; một số bờ thành bị bong tróc lớp vôi vữa...
Để khắc phục tình trạng trên, mới đây chủ đầu tư công trình là Phòng Văn hóa Thông tin TP Huế đã cho tu sửa các vết nứt nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Ảnh: Một số người thợ được chủ đầu tư công trình huy động khắc phục các vết nứt. 

Anh Khoa

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới đặt vòng hoa, dâng hương tại Tượng đài Quang Trung và đền thờ Hoàng đế Quang Trung tại Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa. [Ảnh: TTXVN phát]

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dâng hoa, dâng hương tại Tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ và đền thờ Hoàng đế Quang Trung tại Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa, Hà Nội.

Nhân kỷ niệm 232 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa [1789-2021], tối 15/2, tức Mồng 4 Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dâng hoa, dâng hương tại Tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ và đền thờ Hoàng đế Quang Trung tại Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa, Hà Nội.

Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ, người Anh hùng áo vải cờ đào, thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, nhà quân sự với những chiến công vang dội chống thù trong, giặc ngoài, ở Quy Nhơn, Phú Yên, Phú Xuân, Rạch Gầm - Xoài Mút, mà đỉnh cao là chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử vào mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789.

Chiến thắng lịch sử này đã chặn đứng ý định xâm chiếm Đại Việt của nhà Thanh dưới thời Càn Long. Đây cũng là một trong những trận chiến chống ngoại xâm nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam và là chiến công oanh liệt nhất của Hoàng đế bách chiến bách thắng Quang Trung.

Cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn, chấm dứt cuộc nội chiến phân tranh giữa nhà Trịnh ở phía Bắc và nhà Nguyễn ở phía Nam kéo dài suốt 2 thế kỷ.

Năm nay, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, thực hiện Chỉ thị số 05 ngày 28/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội dừng tổ chức Lễ hội Gò Đống Đa, diễn ra vào mồng 5 Tết Nguyên đán hằng năm, kỷ niệm ngày Quang Trung đại phá đồn Ngọc Hồi, tiến vào giải phóng Thăng Long khỏi quân Thanh xâm lược.

Lễ dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Quang Trung-Nguyễn Huệ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được thực hiện theo đúng các quy định về phòng dịch COVID-19.

Theo TTXVN

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề