Uống thuốc nam nhiều có hại thận không

Thuốc Nam từ lâu vẫn được người dân tin dùng trong việc điều trị bệnh với niềm tin rằng thuốc chế biến từ cỏ cây thì vô hại. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương liên tục tiếp nhận các trường hợp trẻ mắc bệnh thận nặng nhưng bỏ điều trị để sử dụng thuốc Nam. Kết quả là các bệnh nhi đều phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Cháu N.V.T [12 tuổi, Sóc sơn, Hà Nội] đã sống chung với căn bệnh thận hư từ năm lên 7 tuổi. Khi được các bác sĩ điều trị, cháu bé đáp ứng thuốc rất tốt. Tuy nhiên, gần đây, bố mẹ cháu nghe người hàng xóm mách mua thuốc Nam ở Thái Bình uống là chữa được bệnh.Trẻ uống thuốc khoảng 1 tuần thì tình trạng phù tăng lên nhanh chóng, cháu mệt mỏi. Gia đình đưa con vào trong tình trạng rất nặng. Hiện bệnh nhân phải lọc máu do suy thận kèm tình trạng phù nặng không đáp ứng điều trị kèm theo nhiễm trùng [viêm mô tế bào, viêm phúc mạc] do biến chứng của hội chứng thận hư.

Bạn đang xem: Uống thuốc nam nhiều có tốt không

Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Hương, trưởng khoa Thận-Lọc Máu, suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra, và [kéo theo] sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hooc – môn do thận sản xuất.

Người bệnh bị suy thận thường có triệu chứng đau đầu do cao huyết áp, phù mặt hoặc tay chân hoặc bụng hoặc tất cả do ứ nước trong cơ thể, mệt mỏi, đắng miệng, chán ăn, buồn nôn, mờ mắt, đau đầu, giảm tập trung và giảm ham muốn tình dục, chóng mặt, da xanh, móng tay chân và niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu, ngoài ra còn có thể thấy môi thâm, răng xỉn, đau xương và răng, và chảy máu chân răng.

Xem thêm: Trò Chơi Bác Sĩ Thú Nhồi Bông, Giới Thiệu Game Bac Si Thu Nhoi Bong

Hình ảnh thuốc nam được các bệnh nhân sử dụng để điều trị bệnh thận 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới suy thận như: viêm cầu thận, thận đa nang, thận đái đường, viêm thận kẽ, tăng huyết áp…

Bác sĩ Nguyễn Thị Kiên- khoa Thận-Lọc Máu chia sẻ “Tại khoa Thận, các bác sĩ từng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh với tình trạng rất nặng do cha mẹ tự ý điều trị hoặc chữa bệnh theo kiểu mách nhau, truyền miệng kinh nghiệm hay lên mạng đọc rồi chữa bệnh bằng thuốc nam, thuốc bắc”

Cũng giống trường hợp của cháu T, bệnh nhi N.N.Q [15 tuổi, Chương Mỹ, Hà Nội] được chẩn đoán suy thận mạn từ tháng 4.2020. Cháu được chỉ định điều trị thận thay thế bằng lọc máu hoặc lọc màng bụng. Tuy nhiên, gia đình đã bỏ điều trị cho trẻ, uống thuốc nam. 2 tuần sau trẻ vào viện trong tình trạng rối loạn điện giải nặng [Kali máu 7,2 mmol/l], thiếu áu nặng, khó thở, nhịp tim chậm. Rất may, sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Nhi TW điều trị tích cực, hiện tình trạng của trẻ đã ổn định hơn

Không may mắn như trường hợp cháu Q, bệnh nhi K.T.B.N [5 tuổi, ở Hải Phòng] đã được chẩn đoán HCTH kháng thuốc từ lúc 2 tuổi. 3 năm chiến đấu với bệnh thận là số lần ra vào viện liên tục do bệnh tái phát. Sốt ruột trước tình trạng của con, gia đình nghe người quen mách cho trẻ dùng thuốc nam. Việc gia đình tự ý điều trị cho trẻ dẫn dến tình trạng suy thận của trẻ tiến triển nặng. Hiện cháu đã phải lọc màng bụng do bệnh suy thận đã tiến triển tới giai đoạn cuối.

Trên đây chỉ là 3 trong số rất nhiều trường hợp trẻ gánh chịu hậu quả từ sự thiếu hiểu biết của người lớn. Các bác sĩ khuyến cáo, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Gia đình cần tìm hiểu những thông tin về thuốc cũng như tình trạng bệnh để tránh làm bệnh nặng lên và có những biến chứng nguy hiểm khi sử dụng thuốc không đúng.

Trung bình một tháng, BV Bệnh Nhiệt đới TW tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân nhập viện vì tự ý sử dụng các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Đa số bệnh nhân cho biết họ nghe theo quảng cáo bán thuốc gia truyền "3 đời" chữa dứt điểm tiểu đường, thoái hoá khớp, sỏi thận, giảm cân, sinh con trai... nên đã không ngần ngại mua về uống, chẳng ngờ lại gặp tai hoạ... Nhiều bệnh nhân đến khám ngay lập tức phải nhập viện điều trị vì men gan tăng, vàng da, vàng mắt và đặc biệt có bệnh nhân suýt ngừng tim.

Đang nằm điều trị tại Khoa Nội tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới TW, cô gái 25 tuổi [ở Sóc Sơn, Hà Nội] đau bụng dữ dội sau 20 ngày uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, men gan tăng cao gấp 20 lần.

Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, 3 ngày trước khi nhập viện, cô gái bị đau bụng âm ỉ cả ngày, có lúc đau quặn thành cơn, sốt. Trước đó, cô gái có uống thuốc nam suốt 20 ngày, không rõ loại thuốc và nguồn gốc thuốc, vì mong mỏi có thể sinh được con trai.

Tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn, người bệnh được điều trị hết sốt nhưng đi ngoài phân đen kèm máu tươi. Bác sĩ chẩn đoán mắc viêm đại tràng và trĩ độ một, chuyển Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 15/3.

Rất nhiều bệnh nhân nhập viện vì tự ý sử dụng thuốc nam. 

Theo BS. Vũ Minh Đức - Khoa Nội tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, người bệnh rất đau đớn, không thể chia sẻ gì về loại thuốc nam đã uống. Các xét nghiệm cho thấy cô gái có men gan cao gấp khoảng 20 lần so với bình thường và âm tính viêm gan B, C, HIV.

"Men gan của người bệnh tăng cao bất thường khả năng cao do thuốc nam. Men gan cao cũng cho thấy gan đã nhiễm độc, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới vàng da, vàng mắt, suy gan", - BS. Đức cho biết.

Các bác sĩ cho biết, điều may mắn là bệnh nhân này được phát hiện bệnh sớm, gan chưa tổn thương nặng tới mức vàng da, vàng mắt. Người bệnh được yêu cầu dừng uống thuốc nam để không làm xấu tình trạng men gan, sau đó uống thuốc giải độc, bổ gan để giúp gan hồi phục. Bác sĩ cũng phát hiện bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp song chưa thể kết luận việc viêm ruột thừa có liên quan tới thuốc nam hay không.

Hiện, người bệnh đã được phẫu thuật cắt ruột thừa, men gan cao đã giảm một nửa sau gần nửa tháng điều trị. Dự kiến, cô gái sẽ xuất viện trong tuần này.

Tự ý điều trị, rước hoạ vào thân

Trước đó không lâu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đã tiếp nhận nam bệnh nhân 63 tuổi [ở Sóc Sơn, Hà Nội] trong tình trạng tụt huyết áp, suy đa tạng kèm theo suy thận.

Được biết, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và huyết áp đã 20 năm. Tuy nhiên, bệnh nhân không đi khám mà tự mua thuốc tiểu đường dạng viên bột về nhà uống. Loại thuốc mà bệnh nhân sử dụng có 1 gói là thuốc paracetamol, 1 gói là phenformin điều trị tiểu đường bị cấm từ lâu. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, nhiều người đã trà trộn, mạo danh thuốc đông y để bán ra thị trường.

Với tâm lý có bệnh thì vái tứ phương và cho rằng thuốc nam, thuốc lá lành tính, không bổ ngang thì cũng bổ dọc, nhiều người đã bất chấp mua về uống. Không những thế, dư luận thường gắn mác và đồn thổi về những "thần y", "thần dược" khiến người dân dễ dàng tin theo, phó thác sức khoẻ và tính mạng cho những "lang băm".

Bệnh nhân bị tăng men gan cho dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để giảm cân.

Theo BS. Đức, việc sử dụng thuốc nam "trôi nổi" rất nguy hiểm do không rõ thành phần, nguồn gốc, xuất xứ. Khi vào cơ thể, thuốc được đào thải qua gan và qua thận. Nếu có những thành phần độc hại, thuốc sẽ làm tổn thương gan, thận, có thể gây suy gan, suy thận, có thể tử vong.

Với bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính, BS. Nguyễn Viết Nam - Khoa Cấp cứu cho biết, có thể kiểm soát và hạn chế tối thiểu các biến chứng của nó nếu bệnh nhân được tuân thủ một liệu trình điều trị, theo dõi liên tục, đúng đắn, phối hợp với một chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

"Bệnh nhân đái tháo đường không nên tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thành phần vì có thể thuốc đã được trộn các chất cấm, có hại cho cơ thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và đáng tiếc" - BS. Nam khuyến cáo.

Với các thuốc điều trị theo đông y cần có liều lượng và được bác sĩ chỉ định, sử dụng thuốc nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo.


Dương Hải

Suy thận mãn tính là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thận, trong đó việc sử dụng thuốc sai cách là một trong những nguyên nhân thường bị mọi người lơ là. Các thuốc gây hại cho thận có thể là các thuốc dùng ngắn ngày như thuốc kháng sinh... hoặc kể cả thuốc sử dụng mãn tính như thuốc huyết áp...

Thận là một trong những cơ quan quan trọng của con người. Chức năng của 2 quả thận là đào thải các chất độc mà cơ thể sản sinh ra và duy trì một lượng dịch cơ bản trong cơ thể. Bên cạnh đó, thận còn có các nhiệm vụ khác như bài tiết một số loại hormone tham gia điều huyết áp cơ thể, tiết ra một số chất kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu [erythropoietin] và tham gia tổng hợp vitamin D giúp hệ xương khớp chắc khỏe.

Khi các chức năng của thận không làm việc hiệu quả đồng nghĩa với tình trạng bị suy thận. Có nhiều nguyên nhân khác gây suy thận và một trong số đó là sử dụng các loại thuốc điều trị.

XEM THÊM: Uống collagen có hại thận và dạ dày không?

Kháng sinh là loại thuốc đầu tiên và hay gặp nhất có thể gây suy thận khi sử dụng không đúng chỉ định. Mỗi nhóm hoặc loại kháng sinh khác nhau gây tổn thương đến thận theo nhiều cách khác nhau.

  • Một số kháng sinh khi hoạt động có thể tạo ra các tinh thể bền chắc, khó bị vỡ và bám vào đường lưu thông của nước tiểu người bệnh;
  • Thuốc kháng sinh gây tổn thương các tế bào trong quá trình thận lọc để đào thải chúng ra ngoài;
  • Một số người bệnh dị ứng với kháng sinh và gây ảnh hưởng đến chức năng thận.

Những tác động này sẽ tăng nguy cơ xảy ra trong trường hợp bệnh nhân sử dụng kháng sinh sai cách, dùng kéo dài hoặc liều lượng cao hơn chỉ định của bác sĩ.

Thuốc kháng sinh gây hại cho chức năng thận

Đây là nhóm thuốc giúp thận tăng quá trình lọc để bài tiết nước tiểu nhiều hơn, thuốc được chỉ định như một thuốc huyết áp, thuốc trị suy tim hoặc điều trị tình trạng sưng phù. Thuốc lợi tiểu giúp thải bớt lượng dịch dư thừa bên trong cơ thể, tuy nhiên tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc này là có thể khiến bệnh nhân bị mất nước và vô tình gây tổn thương cho 2 quả thận.

Điều quan trọng nhất đối với các bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm NSAID dạng không kê đơn [như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen] hoặc được bác sĩ kê đơn đó là: không sử dụng thuốc quá thường xuyên [lạm dụng], dùng trong thời gian dài hơn hoặc sử dụng thuốc liều cao hơn chỉ định bác sĩ. Nguyên nhân là do việc lạm dụng thuốc giảm đau NSAID là nguyên nhân gây ra đến 5% trường hợp suy thận mãn tính hàng năm.

Chức năng thận có thể bị suy giảm nếu lạm dụng thuốc NSAID

Thuốc ức chế bơm proton được chỉ định trong điều trị các vấn đề dạ dày như chứng ợ nóng, viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản. Tác dụng của nhóm thuốc này là giảm lượng axit trong dạ dày người bệnh, tuy nhiên các nghiên cứu gần đây đã chứng minh nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về thận nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến suy thận.

Một nhóm thuốc khác giúp điều trị các bệnh lý tương tự là thuốc kháng histamin H2. Nhóm thuốc này có ưu điểm là ít gây ra những vấn đề liên quan đến thận hơn so với thuốc ức chế bơm proton. Do đó những bệnh nhân có chỉ định PPI điều trị kéo dài cần trao đổi với bác sĩ về việc chuyển sang một loại thuốc khác vừa giúp điều trị hiệu quả vừa hạn chế tổn thương đến thận.

Các sản phẩm thuốc nhuận tràng dạng không kê đơn hoặc được bác sĩ chỉ định sử dụng đều có thể tạo ra các tinh thể lắng đọng tại thận của người bệnh, từ đó có thể làm tổn thương hoặc gây suy thận.

Những bệnh nhân đã có bệnh lý thận mãn tính trước đây cần lưu ý khi sử dụng một số loại thuốc sau vì chúng có thể làm chức năng thận xấu hơn hoặc suy thận vĩnh viễn, bao gồm:

XEM THÊM: 10 lời khuyên dùng thuốc huyết áp chuẩn xác

Thuốc điều trị cholesterol máu tăng nguy cơ gây hại cho thận

Huyết áp là bệnh lý có tỷ lệ gặp rất cao hiện nay, do đó việc sử dụng các thuốc huyết áp cũng trở nên phổ biến hơn. Vậy uống thuốc huyết áp có hại không? Bất kỳ loại thuốc nào thì ngoài tác dụng điều trị bệnh chính vẫn có thể gây ra các tác dụng không mong muốn khác nhau [trong đó có suy thận], đặc biệt khi sử dụng sai chỉ định của bác sĩ.

Một số loại thuốc huyết áp hay sử dụng và tác dụng phụ:

  • Thuốc lợi tiểu [như thiazid, hydroclorothiazid, indapamid, furosemid, spironolacton...]: Như đã đề cập ở trên, nhóm thuốc huyết áp này có thể gây mất nước và ảnh hưởng đến chức năng thận của bệnh nhân. Ngoài ra, thuốc huyết áp nhóm lợi tiểu còn gây ra một số tác dụng phụ khác như hạ huyết áp tư thế, rối loạn các chất điện giải [như hạ canxi, kali, magie máu], gây liệt dương ở nam giới và đặc biệt là gây tăng đường huyết. Do đó, cần lưu ý khi sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường;
  • Thuốc chẹn beta [bao gồm atenolol, propranolol, metoprolol, bisoprolol, carvedilol...]: Nhóm thuốc huyết áp này có thể gây co thắt mạch ngoại biên, ức chế nhịp tim gây chậm nhịp quá mức, co thắt đường hô hấp và rối loạn giấc ngủ. Do đó, nhóm thuốc này có chống chỉ định với bệnh nhân tiền căn hen suyễn hoặc nhịp tim chậm;
  • Thuốc ức chế men chuyển [như captopril, enalapril, lisinopril, perindopril...]: uống thuốc huyết áp có gây hại thận không đối với thuốc ức chế men chuyển, câu trả lời là có thể. Các thuốc ức chế men chuyển có thể gây suy giảm chức năng thận, phù mạch, đau đầu, sụt cân, choáng váng, tăng men gan, rối loạn vị giác, đau cơ, đau khớp, gây liệt dương ở nam giới và hạ huyết áp tư thế. Trong đó, đặc biệt nhất chính là gây ho khan kéo dài và tự hết khi ngưng thuốc;
  • Thuốc chẹn kênh canxi [như nifedipin, amlodipin, felodipin...]: Các thuốc huyết áp nhóm này có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, hồi hộp, choáng váng...
  • Thuốc giãn mạch [như hydralazine, minoxidil...]: Tác dụng phụ hay gặp bao gồm nhịp tim nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, đỏ bừng mặt;
  • Thuốc tác động vào hệ thần kinh trung ương có thể gây khô miệng, buồn ngủ, giữ nước, nhịp tim chậm, nhức đầu, choáng váng, buồn nôn, nôn ói.

Uống thuốc huyết áp có thể gây khô miệng

Bên cạnh tác dụng điều trị thì một số loại thuốc có thể gây hại cho thận, đặc biệt là khi người bệnh sử dụng sai liều lượng. Vì thế để đảm bảo hiệu quả, cũng như tránh gây hại cho thận, người bệnh cần khai rõ tiền sử bệnh và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề