Ướt như chuột lột có phải từ chỉ đặc điểm

Câu hỏi: Từ chỉ đặc điểm là gì?

Lời giải:

Từ chỉ đặc diểm là những từ chỉ :

1. Hình dáng: to, nhỏ, béo, gầy, cao, thấp…

2. Màu sắc: Xanh, đỏ, tím, vàng, đen, nâu, trắng, hồng…

3. Mùi vị: chua, cay, mặn, ngọt…

4. Đặc điểm khác: xinh đẹp, già trẻ, mấp mô…

Ví dụ về từ chỉ đặc điểm

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn vềđặc điểm là gì và các bài tập về từ chỉ đặc điểm nhé:

- Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ đẹp của một sự vật nào đó (có thể là người, con vật, đồ vật, cây cối,… )

-Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,…

-Các nét riêng biệt, vẻ riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh,… của sự vật.

-Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát, suy luận, khái quát,… ta mới có thể nhận biết được.

Ví dụ:

Bài 1. Dựa vào tranh và trả lời câu hỏi :

Em quan sát đặc điểm của sự vật trong 4 bức tranh và trả lời câu hỏi.

Trả lời:

a) Em bé thế nào? (xinh, đẹp, dễ thương,...)

- Em bé rất đáng yêu.

b) Con voi thế nào? (khỏe, to, chăm chỉ,...)

- Con voi trông thật khỏe.

c) Những quyển vở thế nào? (đẹp, nhiều màu, xinh xắn,...)

- Những quyển vở rất xinh xắn.

d) Những cây cau thế nào? (cao, thẳng, xanh tốt,...)

- Cây cau rất cao và thẳng.

Bài 2. Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật.

Em hãy phân biệt các từ ngữ chỉ tính tình, hình dáng và màu sắc.

Trả lời:

a) Đặc điểm về tính tình của một người : thật thà, hài hước, vui vẻ, ngoan ngoãn, hiền hậu, đanh đá, keo kiệt, …

b) Đặc điểm về màu sắc của một vật : xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen, trắng, xanh biếc, xanh lam, xanh dương, đo đỏ, đỏ tươi, vàng tươi, tím biếc, trắng tinh, trắng ngần, …

c) Đặc điểm về hình dáng của người, vật : cao lớn, thấp bé, lùn, béo, mũm mĩm, gầy gò, cân đối, vuông vắn, tròn xoe, …

Bài 3.Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy để tả :

Em hãy tìm tên sự vật ứng với từng đặc điểm để tả. Ví dụ: mái tóc hoa râm, đôi tay mũm mĩm,...

a) Mái tóc của ông (hoặc bà) em : bạc trắng, đen nhánh, hoa râm , …

b) Tính tình của bố (hoặc mẹ) em : hiền hậu, vui vẻ, điềm đạm,…

c) Bàn tay của em bé : mũm mĩm, trắng hồng, xinh xắn,…

d) Nụ cười của anh (hoặc chị ) em : tươi tắn, rạng rỡ, hiền lành,…

Trả lời:

Ai (cái gì, con gì)

Thế nào ?

Mái tóc ông em đã ngả màu hoa râm.
Mái tóc bà dài và bồng bềnh như mây.
Bố em rất hài hước.
Mẹ em là người phụ nữ hiền hậu.
Bàn tay bé Na mũm mĩm và trắng hồng.
Nụ cười của chị em lúc nào cũng tươi tắn.

Cùng điểm qua 7 câu thành ngữ quen thuộc nhưng hay bị nhầm lẫn:

Câu 1: "Ướt như chuột lột".

Chuột không thể nào "lột" được, chỉ có rắn mới "lột" được thôi.

Câu đúng: "Ướt như chuột lội" - chỉ một người bị ướt lướt thước, quần áo dính chặt vào người, giống một con chuột lội từ dưới nước lên.

Ướt như chuột lột có phải từ chỉ đặc điểm

Câu 2: "Dùi đục chấm mắm cáy".

Dùi đục là dụng cụ nghề mộc, không ăn được. Thế nên cấu "Dùi đục chấm mắm cáy" không có ý nghĩa gì.

Câu đúng: "Bầu dục chấm mắm cáy" - Bầu dục là món ăn ngon, nhưng lại chấm mắm cáy, thứ nước chấm "xoàng", chỉ sự kết hợp không hài hòa, bất cân xứng.

Câu 3: "Chân nam đá chân chiêu"

Thành ngữ này thể hiện thủ pháp "đối", nhưng "chiêu" có nghĩa là bên trái, còn "nam" không có nghĩa là bên phải.

Câu đúng: "Chân đăm đá chân chiêu" - chỉ dáng điệu say xỉn, tất tưởi, đi đứng không ngay ngắn, vững vàng.

Ướt như chuột lột có phải từ chỉ đặc điểm

Câu 4: "Râu ông nọ cắm cằm bà kia"

Câu này hàm ý chỉ sự nhầm lẫn, không hợp lý. Nghĩa này không sai, nhưng so với nghĩa gốc thì hoàn toàn khác nhau.

Câu đúng: "Dâu ông nọ chăn tằm bà kia" - ý chỉ việc lợi dụng những thứ thuộc về người khác để làm lợi cho mình.

Câu 5: "Ra ngô ra khoai"

Câu này vốn dùng để phân biệt những thứ gần giống nhau. Nhưng "ngô" với "khoai" thì hoàn toàn khác biệt, không thể nhầm lẫn.

Câu đúng: "Ra môn ra khoai" - nghĩa là phải làm rõ ràng, giống như phải làm rõ khoai môn với khoai sọ.

Câu 6: "Chủ vắng nhà gà mọc râu tôm"

Gà đến tuổi thì mọc lông mọc cánh, chứ không thể nào "mọc đuôi tôm" khi "chủ vắng nhà" được.

Câu đúng: "Chủ vắng nhà gà vọc niêu tôm" - ý rặng không có ai quản dễ sinh mấy trò phá phách, hư hỏng.

Câu 7: "Cao chạy xa bay"

"Bay xa" thì có lý, nhưng ai có thể "chạy cao".

Câu đúng: "Xa chạy cao bay" - hàm ý chỉ sự biệt tăm, trốn kỹ, khó có thể tìm thấy ngay lập tức.

Một số bài đăng khác của mình:

Chủ đề chính: #thành_ngữ

uot nhu chuot lot anh 1

1. Chuột thuộc loài động vật nào?

  • Động vật có vú
  • Gặm nhấm
  • Thú ăn thịt
  • Thú ăn côn trùng

Chuột là loài gặm nhấm có kích thước nhỏ nhưng sở hữu số lượng cực lớn. Trong đời sống sinh hoạt con người, chuột nhắt nhà và các loài lân cận thường gây hại đến mùa màng, lương thực.

uot nhu chuot lot anh 2

2. Khi chuột trông thấy người, bộ phận nào của chúng sẽ biến mất?

  • Gan
  • Ruột
  • Mật
  • Không bộ phận nào

Giả thuyết này chỉ do con người truyền miệng. Ở các loài chuột, mật do gan sinh ra sẽ tiết thẳng vào ruột, chứ không tích tụ ở túi mật.

uot nhu chuot lot anh 3

3. Vì sao những loài kích thước lớn chỉ đẻ một con, còn chuột nhắt lại đẻ được nhiều con?

  • Do đặc tính di truyền
  • Do số lượng đông
  • Mùa sinh sản quanh năm của chuột
  • Kích thước nhỏ dễ sinh nở

Năng lực sinh sản và tốc độ sinh sôi nảy nở do tính di truyền của từng loài sinh vật, không phải do kích thước quyết định. Vi sinh vật nhỏ hơn chuột hàng chục vạn lần, nhưng có tốc độ sinh sản cao hơn gấp bội.

uot nhu chuot lot anh 4

4. Trong câu thành ngữ "ướt như chuột lột", chuột lột là gì?

  • Cách người xưa phát âm cho dễ nghe
  • Dựa vào hiện tượng tự nhiên khi thời tiết lụt
  • Hành động gặm để lột vỏ các loại hạt khi ăn của chuột
  • A và B đúng

Nhiều ý kiến cho rằng câu thành ngữ này là "ướt như chuột lụt". Câu nói mô tả hiện tượng chuột phải bơi từ các hang ra khi trời mưa nước lụt, trông thảm hại. Người xưa nói chệch thành chuột lột để dễ phát âm.

uot nhu chuot lot anh 5

5. Một năm, chuột cái có thể sinh sản bao nhiêu con?

  • 10 con
  • 50 con
  • Hơn 100 con
  • 1000 con

Chuột sinh sản quanh năm. Một con chuột cái có thể đẻ 6-10 lứa/năm, mỗi lứa từ 4-14 chuột con. Tùy vào điều kiện thời tiết, chuột sẽ không sinh nở nếu quá lạnh. Một thai kỳ của chuột nhắt nhà khoảng 21 ngày.

uot nhu chuot lot anh 6

6. Ổ chuột thường xuất hiện ở đâu?

  • Nơi ẩm thấp, ít ánh sáng
  • Nơi gần nguồn thực phẩm
  • Nơi làm từ các vật liệu mềm
  • Cả 3 ý trên

Chuột không thích ánh sáng, thường hoạt động vào ban đêm. Chúng thường làm ổ ở những nơi gần nguồn lương thực và gom nhặt từ các vật liệu mềm. Các "gia đình" chuột thường tôn trọng lãnh thổ, nơi sống của nhau.


Tại sao kỳ nghỉ sau lễ cưới được gọi là tuần trăng mật?

Thuật ngữ "tuần trăng mật" được cả thế giới sử dụng có nguồn gốc từ hàng trăm năm trước với nhiều lớp ý nghĩa thú vị.