Vải len tăm là gì

Bên cạnh các chất liệu vải nỉ, vải gió, vải kaki… vải len cũng là một trong những loại vải được ưa chuộng sử dụng nhiều nhất trong mùa đông. Mỗi khi gió mùa về, trong tủ đồ cũng mỗi người chắc chắn không thể thiếu được các món đồ được làm từ len như: áo, quần, mũ, găng tay… Hãy cùng Alibu tìm hiểu khái niệm cùng ưu nhược điểm của các loại vải len trong bài viết dưới đây nhé.

Vải len là gì?

Vải len là một loại vải dệt chủ yếu từ sợi lông động vật như: cừu, thỏ, dê, lạc đà… Trong đó, lông cừu được sử dụng nhiều hơn cả [96-97%], lông dê [2%], lông lạc đà [1%], các loại lông khác như thỏ, chim… [1%].

Vải len rất ấm áp nên được ứng dụng rất nhiều trong việc sản xuất áo len, áo khoác, vest… cho mùa đông, giúp con người chống lại tiết trời giá lạnh.

Màu sắc của vải len vô cùng đa đạng, phong phú.

Dù đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng len vẫn luôn là chất liệu được yêu thích và dùng nhiều trong ngành thời trang. Dường như len chưa bao giờ hết “hot”.

Len lông cừu thường

Đây là loại len được cấu tạo từ 100% lông cừu. Vì vậy, chúng khá sang trọng và quý giá. Đặc biệt, những sản phẩm được làm từ len lông cừu luôn mềm mại, mang lại cảm giác cực dễ chịu cho người mặc.

Bên cạnh đó, loại vải này còn có khả năng hút ẩm và đàn hồi tốt, rất bền.

Áo len với nhiều kiểu dáng khác nhau, đảm bảo tính thẩm mỹ khi mặc vào mùa đông.

Len Cashmere

Len Cashmere được làm từ lớp lông tơ của dê Kashmir hay Cashmere cực quý hiếm trong đợt thay lông mùa xuân. Vì thế, nếu bạn sở hữu sản phẩm từ chất liệu len này là vô cùng quý giá.

Loại len Cashmere có thể cách nhiệt gấp 8 lần loại len thường. Vậy nên, sử dụng trang phục từ len Cashmere, các bạn sẽ không cần phải lo lắng cái lạnh “cắt da cắt thịt” của mùa đông nữa rồi.

Vải len Cashmere có giá thành cao chuyên dùng để may trang phục cao cấp.

Tuy nhiên, giá thành của loại len này rất cao, thường hay được bày bán ở những cửa hàng len cao cấp, hàng hiệu.

Len Angora

Len Angora được lấy từ lông của loài thỏ Angora, vô cùng mềm mịn, mỏng manh và cực kỳ bông. Thế nhưng, độ bền của nó hơi kém nên khi sản xuất phải pha thêm một số chất liệu len khác.

Thời gian gần đây, trang phục len lông thỏ ngày càng trở nên phổ biến.

Len cotton

Loại len này được chế tạo từ len và cotton nên mang ưu điểm của cả hai chất liệu vải như: tỏa nhiệt tốt, an toàn cho da, không gây kích ứng, mềm mại.

Len cotton đang dần trở thành sự chọn lựa hàng đầu của người tiêu dùng.

So với các loại len từ động vật, len cotton có giá thành rẻ hơn rất nhiều, được phần lớn người tiêu dùng chọn lựa để may trang phục cho mình.

Len tổng hợp

Chất lượng của len tổng hợp không được cao do pha nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, giá thành của loại vải này cực kỳ rẻ, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng nên vẫn được ưa chuộng. Các bạn phải lưu ý với len tổng hợp không rõ nguồn gốc có thể gây hại tới sức khỏe của người dùng.

Vải len tổng hợp.

Ưu nhược điểm của vải len

Ưu điểm

  • Có khả năng giữ ấm cho người mặc vào những ngày đông giá rét, sinh nhiệt cho cơ thể.
  • Chất liệu vải mềm mịn, ít khi bị nhăn, đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Tạo cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng, thư thái, thoải mái cho người mặc.
  • Có độ co giãn và đàn hồi cao, tạo điều kiện thuận lợi khi vận động.
  • Khả năng hút ẩm tốt.
Áo len mang lại vẻ ngoài thời trang, cực ấn tượng cho người mặc, hay kết hợp với áo khoác để giữ ấm cho mùa đông.
  • Cách điện, cách nhiệt tốt, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  • Vải len khá khó cháy và cháy rất chậm, có thể dập tắt ngay.
  • Nhuộm màu khá dễ nên không cần phải sử dụng quá nhiều hóa chất.
  • Chống bụi bẩn tốt do các sợi len đã tạo một lớp phủ bên ngoài. Người mặc không cần giặt quá nhiều, tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Các loại len lông cừu rất nhẹ xốp, thông thoáng ban ngày, giữ ấm vào ban đêm, tạo cảm giác thoải mái khi dùng.

Nhược điểm

  • Không thể sử dụng trong môi trường kiềm.
  • Dễ bị bung sợi len trong khi mặc.
  • Dễ bị ám mùi ẩm mốc nếu để ở một nơi trong thời gian dài.
  • Cực lâu khô sau khi giặt.

9 phương pháp bảo quản vải len đúng cách

  • Trước khi giặt cần phải loại bỏ bớt bụi bẩn bằng cách giũ mạnh quần áo.
  • Hòa một chút giấm vào nước giặt để tăng độ bền màu cho vải.
  • Không nên ủi bằng bàn là hơi nước quá 150 độ C.
  • Lúc mặc, các bạn nên mặc thêm một chiếc áo mỏng bên trong để tránh tiếp xúc trực tiếp với vải len.
Cần phân loại đồ len có màu và màu trắng trước khi giặt để tránh tình trạng loang màu.
  • Bảo quản ở nơi thông thoáng để không bị mốc hay bị côn trùng phá hoại.
  • Không nên treo đồ len bằng móc tránh chảy xệ, mất form dáng.
  • Chỉ tẩy trắng bằng các loại nước tẩy chứa Clo khi thật sự cần.
  • Tuyệt đối không được dùng nước nóng để giặt đồ len bởi sẽ làm giãn vải, xơ sợi, không thể quay về hình dạng ban đầu.
  • Với vải len bị xù, các bạn có thể dùng dao cạo hoặc dao lam để tỉa phần xù lông đó đi.
Cạo phần lông bị xù.

Có thể bạn đang muốn tìm hiểu các loại vải khác đang có sẵn tại Alibu:

Vải Acrylic Vải Jacquard
Vải Bamboo Vải Kaki
Vải Modal Vải Nylon
Vải Tencel Vải Thô
Vải Voan Vải Spandex
Vải Lanh Vải Polyester
Vải Chiffon Vải Ren
Vải Đũi Vải Jean
Vải Len Vải Nỉ
Vải Kate Vải Lụa

Trên đây là những thông tin mà Alibu muốn chia sẻ tới các bạn từ kinh nghiệm chúng tôi đã đúc kết được trong quá trình tìm hiểu về các loại vải len. Các bạn hãy tìm mua len tại các cửa hàng, cơ sở có uy tín để không bị nhầm lẫn với các loại len kém chất lượng và bị “hét” giá nhé.

Xin chào, Tôi là Bui Thang. Tôi mong muốn được chia sẻ về sự phát triển thời trang đồng phục và thương hiệu của Alibu với tất cả mọi người. Hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho các bạn có những bộ đồng phục ưng ý.

Chủ Đề