Vay tiền ngân hàng fe lãi suất bao nhiêu mới nhất năm 2022

Nếu quý vị đang gặp khó khăn về tài chính và cần hoãn trả nợ tạm thời, quý vị nên nộp yêu cầu ngay lập tức.

Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ khoản vay thế chấp của quý vị

Nhà cung cấp dịch vụ khoản vay thế chấp là công ty mà hàng tháng, quý vị gửi các khoản vay thế chấp của mình. Gọi cho nhà cung cấp dịch vụ theo số trên bảng sao kê của quý vị hoặc kiểm tra trang web của họ. Hoặc, nếu quý vị đã trễ hạn trả và nhà cung cấp dịch vụ sẽ gọi cho quý vị — hãy nhấc máy.

Yêu cầu hoãn trả nợ tạm thời

Nói với nhà cung cấp dịch vụ rằng quý vị không thể trả khoản góp hàng tháng do COVID-19 và yêu cầu họ giúp đỡ để tránh bị tịch thu nhà [tài sản].

Nếu khoản vay của quý vị được đảm bảo bởi HUD/FHA, VA, USDA, Fannie Mae hoặc Freddie Mac, quý vị chỉ cần giải thích rằng quý vị gặp khó khăn tài chính do COVID, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đại dịch. Ngay cả đối với những khoản vay không được đảm bảo bởi Fannie Mae, Freddie Mac hoặc chính phủ liên bang, các nhà cung cấp dịch vụ thế chấp thường được yêu cầu thảo luận về các lựa chọn hỗ trợ trả góp với quý vị.

Đặt những câu hỏi này

Những câu hỏi này sẽ giúp đảm bảo rằng quý vị nhận được tất cả thông tin cần thiết về việc viện trợ khoản vay thế chấp do quý vị yêu cầu. Kiểm tra trang web của nhà cung cấp dịch vụ trước khi quý vị gọi điện để xem họ có thông tin bổ sung không, hoặc nếu quý vị có thể nộp đơn xin hoãn trả nợ tạm thời trực tuyến. Chuẩn bị sẵn số tài khoản của quý vị.

  • Những tùy chọn nào có sẵn để giúp tạm thời giảm hoặc tạm dừng các khoản tiền góp của tôi?
  • Tôi có được xin hoãn trả nợ tạm thời, điều chỉnh khoản vay, hoặc các loại viện trợ khoản vay thế chấp khác không?
  • Khi nào quý vị sẽ miễn các khoản phí trả chậm trên tài khoản vay thế chấp của tôi?
  • Tôi nên làm gì khi thời gian hoãn trả nợ tạm thời của mình kết thúc? Khi nào thì tôi nên liên lạc hoặc chờ nhận được tin tức từ nhà cung cấp dịch vụ của mình trước khi thời gian hoãn trả nợ tạm thời của tôi kết thúc?
  • Các phương án chi trả của tôi là gì sau khi thời gian hoãn trả nợ tạm thời kết thúc?
  • Nếu khoản vay của quý vị không được liên bang đảm bảo hoặc bảo hiểm, hoặc không được đảm bảo bởi Fannie Mae hoặc Freddie Mac, hãy hỏi: Những hạn chế và yêu cầu nào sẽ áp dụng khi thời gian hoãn trả nợ tạm thời kết thúc?
  • Quý vị có tính lãi cho các khoản vay thế chấp chưa trả của tôi trong suốt thời gian hoãn trả nợ tạm thời không?
  • Tôi có quyền gì nếu quý vị không cho tôi hoãn trả nợ tạm thời, và tôi không đồng ý với quyết định của quý vị?

Làm theo các bước này sau khi quý vị bắt đầu hoãn trả nợ tạm thời

Trong khi khoản vay của quý vị đang được hoãn trả nợ tạm thời, điều quan trọng là phải theo dõi khoản vay của quý vị và sẵn sàng hành động khi sắp hết thời gian hoãn trả nợ tạm thời. Lời khuyên này áp dụng cho cả việc hoãn trả nợ tạm thời do COVID và các khoản viện trợ thế chấp khác mà quý vị có thể được nhận.

  • Ngừng hoặc thay đổi khoản trả góp tự động cho khoản vay thế chấp của quý vị. Nếu quý vị đang cho khấu trừ tự động khoản vay thế chấp từ tài khoản ngân hàng của mình, hãy đảm bảo rằng quý vị thực hiện bất kỳ điều chỉnh cần thiết nào để tránh phí hoặc lệ phí.
  • Xác nhận thuế đất của quý vị và bảo hiểm sẽ được trả. Quý vị nên tiếp tục thuế đất và bảo hiểm nhà cho công ty cung cấp dịch vụ nếu khoản vay thế chấp của quý vị có một tài khoản ủy thác giữ, nhưng quý vị có thể xác nhận lại điều đó với công ty cung cấp dịch vụ của mình. Nếu khoản vay thế chấp của quý vị không có tài khoản ủy thác giữ, quý vị sẽ phải chịu trách nhiệm đóng thuế đất và tiền bảo hiểm. Quý vị có trách nhiệm trả bất kỳ khoản phí HOA và chi phí căn hộ nào trong suốt thời gian hoãn trả nợ tạm thời. Khi quý vị chấm dứt hoãn trả nợ tạm thời, tài khoản ủy thác giữ của quý vị có thể bị thiếu hụt, vì vậy hãy thảo luận các lựa chọn tiềm năng với nhà cung cấp dịch vụ của quý vị.
  • Chú ý đến bảng sao kê thế chấp hàng tháng của quý vị. Tiếp tục theo dõi bảng sao kê thế chấp hàng tháng của quý vị để đảm bảo rằng quý vị không thấy bất kỳ sai sót nào.
  • Theo dõi tín dụng của quý vị. Nên thường xuyên kiểm tra báo cáo tín dụng của quý vị để đảm bảo không có lỗi hoặc sai sót nào. Quý vị có thể kiểm tra chúng hàng tuần miễn phí cho đến ngày 20 tháng 4 năm 2022 tại AnnualCreditReport.com . Các nhà cung cấp dịch vụ có thể báo cáo rằng tài khoản của quý vị đang được hoãn trả nợ tạm thời. Tuy nhiên, nếu tài khoản quý vị đang được trả đúng hạn và quý vị đã nhận được khoản viện trợ theo quy định của Đạo luật CARES, thì nhà cung cấp dịch vụ hoặc bên cho vay của vị quý phải báo cáo tài khoản của quý vị đang được trả đúng hạn. Nếu quý vị ngừng trả khoản vay thế chấp mà không hoãn trả nợ tạm thời, nhà cung cấp dịch vụ sẽ báo cáo thông tin này cho các công ty báo cáo tín dụng và nó có thể có tác động tiêu cực lâu dài đến lịch sử tín dụng của quý vị. Tuy nhiên, nếu tìm thấy sai sót, quý vị có thể tiến hành tranh chấp.

Nhận thêm thông tin về cách bảo vệ tín dụng của quý vị trong đại dịch coronavirus.

Mục lục bài viết

  • 1. Vay tín chấp của FE CREDIT mà không trả có bị phạt tù ?
  • 2. Vay tín chấp nhưng không trả được thì phạm tội gì ?
  • 3. Vay tiền nhưng làm ăn thua lỗ không trả được có bị xử lý hình sự ?
  • 4. Cho vay tiền lãi suất cao nhưng bị quỵt nợ làm sao đòi lại ?
  • 5. Vay tiền của bạn rồi bỏ trốn thì phạm tội gì ?

1. Vay tín chấp của FE CREDIT mà không trả có bị phạt tù ?

Em xin chào luật sư, xin hỏi: Năm 2016 em có vay tiền mặt ở Fe Credit. Trong hợp đồng là để vay tiêu dùng tín chấp , hợp đồng có ghi là 20. 000. 000 nhưng em chỉ nhận co 17.000. 000 chuyển về bưu điện tự em ra lấy và kí nhận , em hỏi thì nhân viên ở bưu điện chi nói co 17.000.000 , lúc đó em cần tiền nên cũng chịu , và em điện hỏi nhân viên làm hồ sơ vay tiền cho em, thi họ nói là tiền nộp phí.

Rồi e đóng được 4 kì , vợ chồng em li dị rồi em không có khả năng chi trả lúc đó em bị thất nghiệp. Qua năm 2019 nhân viên ở công ty có điện và hối thúc em trả tiền nhưng do em đi làm xa va điều kiện kinh tế còn khó khăn nên không có trả nợ được, , tết em có về quê ăn tết thì người nhà có nói cho em biết, họ gọi với giọng nói đe dọa, rất là hung dữ, và nói hồ sơ của em đã đưa về chỗ em ở để công an điều tra, và nói em đã bị truy nã , em tìm mọi cách để liên lạc với nhân viên để xin trả nợ dần mà không liên lạc được.

Vậy cho em hỏi em có bị ở tù không ? Và giờ emmxin muốn trả dần và tiền phí phạt nay được gần 2 năm rồi ?

Xin được tư vấn của luật sư!

Luật sư trả lời:

Thứ nhất, hợp đồng bạn giao kết với công ty tài chính là hợp đồng vay tiền dân sự. Vì vậy nếu trường hợp bạn không trả tiền hoặc trả tiền không đầy đủ thì bạn đang là người vi phạm hợp đồng thỏa thuận, trường hợp này sẽ phát sinh nghĩa vụ dân sự khi vi phạm hợp đồng.

Về việc nhân viên gọi điện đe dọa hành vi không trả tiền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì chúng tôi phân tích như sau: để cấu thành tội phạm thì hành vi cần thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm. Thông thường khi vay tiền mà không trả thì bên cho vay có thể kiện về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

1. Về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản [Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017]

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:..

Có thể thấy để cấu thành tội phạm này, thì người phạm tội cần thể hiện bằng hành vi:

+ Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản: Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả [không đúng sự thật] nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết [viết thư], bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

Yếu tố thứ 2 là: Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.

Ở đây, bạn không hề có hành vi gian dối cho nên không thể truy tố bạn về tội lừa đảo.

2. Về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b] Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Ở tội này, việc dịch chuyển tài sản được thông qua hình thức hợp đồng dân sự [vay, mượn, thuê...]. Xuất phát từ hợp đồng, cho nên người phạm tội không có ý định chiếm đoạt từ đầu. Mà sau khi đã giao kết được hợp đồng người phạm tội mới nảy sinh ý định chiếm đoạt, và họ thực hiện mục đích của mình bằng một trong các hành vi sau:

- Thủ đoạn gian dối

- Cố tình không trả mặc dù bản thân có điều kiện trả

- Sử dụng tài sản vay vào mục đích trái pháp luật dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản

Trường hợp của bạn, bạn không có một trong 3 hành vi trên thì cũng không thể cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được

Hơn nữa, để cấu thành các tội này, thì người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm với lỗi cố ý. Vì thế việc công ty tài chính trả lời bạn là hoàn toàn chưa có cơ sở thuyết phục.

2. Vay tín chấp nhưng không trả được thì phạm tội gì ?

Thưa Luật sư. Năm ngoái tôi có vay 1 khoản vay tín chấp 30 triệu đồng, trong hợp đồng có mục bảo hiểm khoản vay và tôi đã tham gia để trong trường hợp tôi gặp rủi ro thương vong hoặc mất khả năng lao động thì bảo hiểm sẽ chi trả. Tôi trả góp hàng tháng được 13 tháng và hiện tại tôi đang nghỉ sinh không có khả năng chi trả số tiền còn lại [khoảng 25 triệu].

Vậy tôi có bị khởi kiện và bị đi tù với khoản tiền vay đó không ?

Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Trong trường hợp này, bên cho vay có thể tố cáo hành vi của bạn là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 khi đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 175 BLHS 2015:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b] Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Theo quy định, việc dịch chuyển tài sản được thông qua hình thức hợp đồng dân sự [vay, mượn, thuê...]. Xuất phát từ hợp đồng, cho nên người phạm tội không có ý định chiếm đoạt từ đầu. Mà sau khi đã giao kết được hợp đồng người phạm tội mới nảy sinh ý định chiếm đoạt, và họ thực hiện mục đích của mình bằng một trong các hành vi sau:

- Thủ đoạn gian dối

- Cố tình không trả mặc dù bản thân có điều kiện trả

- Sử dụng tài sản vay vào mục đích trái pháp luật dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản

Trường hợp của bạn, bạn không có một trong 3 hành vi trên thì cũng không thể cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được khi bạn chứng minh được hiện tại mình không đi làm không tạo ra được thu nhập và không có tài sản, không có khả năng trả nợ.

Do đó, bạn có thể thương lượng với bên cho vay để gia hạn thời hạn trả nợ.

3. Vay tiền nhưng làm ăn thua lỗ không trả được có bị xử lý hình sự ?

Thưa Luật sư, chị tôi có vay tiền của hai người để làm ăn số tiền là 70 triệu nhưng nay do làm ăn thua lỗ chị tôi không trả được. Vậy trường hợp của chị tôi có bị xử lý hình sự không thưa luật sư?

Mong luật sư giải đáp giúp!

Người gửi: V.T.H

Trả lời:

Theo như thông tin bạn trình bày thì chị bạn có vay tiền của 2 người để làm ăn với số tiền 70 triệu đồng. Do làm ăn thua lỗ nên không có tiền để trả.

Ở đây có thể phát sinh 2 loại trách nhiệm:

Thứ nhất, trách nhiệm hình sự:

Khoản 1, Điều 175 Bộ luật hình sự 2915 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b] Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản

Nếu chị bạn vay tiền rồi làm ăn thua lỗ dẫn tới mất khả năng trả nợ và có căn cứ chứng minh được việc chị bạn mất khả năng trả nợ là do chị bạn đã sử dụng số tiền vay vào mục đích bất hợp pháp, thì lúc này chị bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo điều 175 Bộ luật hình sự. Trường hợp chị bạn vay với mục đích làm ăn, ngành nghề kinh doanh đó hợp pháp theo quy định pháp luật, nhưng việc làm ăn thua lỗ dẫn đến mất khả năng trả nợ thì trường hợ này chỉ vi phạm hợp đồng vay dân sự về thời gian trả nợ, không đủ yếu tố để cấu thành tội phạm.

Thứ hai, trách nhiệm dân sự

Nếu chị bạn vay tài sản hợp pháp, sử dụng khoản tiền vay đúng mục đích nhưng vẫn thua lỗ và không có khả năng trả nợ, thì lúc này, chị bạn đã vi phạm nghĩa vụ tài sản của bên vay theo điều 466 Bộ luật dân sự 2015 . Cụ thể điều 466 quy định như sau:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a] Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b] Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, nếu chị bạn không có khả năng thanh toán khi đến hạn thì chị bạn phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng, lãi trên nợ gốc [ nếu chị bạn vay tiền có lãi]. Trong trường hợp này, nếu chị bạn không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, bên cho vay không đồng ý cho chị bạn chậm trả thì chị bạn có thể bị khởi kiện ra Tòa án vì đã vi phạm nghĩa vụ của bên cho vay.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi. Trân trọng./.

4. Cho vay tiền lãi suất cao nhưng bị quỵt nợ làm sao đòi lại ?

Thưa luật sư, mẹ tôi vì do không hiểu biết nên đã bị người cùng xã dụ cho vay tiền rồi trả lãi suất cao. Đến nay họ chỉ trả được vài tháng đầu và giờ họ tuyên bố phá sản. Họ còn dọa là nếu mẹ tôi kiện sẽ bị đi tù vì tội cho vay nặng lãi. Giờ số tiền tôi và mẹ vất vả tích góp để xây nhà bị lừa như vậy, có cách nào đòi lại được không ạ ?

Xin cảm ơn!

Người gửi: N.T. Thủy

Trả lời:

Khoản 1, Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Như vậy, theo quy định trên của Bộ luật dân sự thì nếu lãi suất cho vay vượt quá 20%/ năm của khoản tiền vay, lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,666%/tháng, thì mẹ bạn đã vi phạm về mức lãi suất cho vay theo quy định của BLDS 2015.

Trường hợp người kia tố cáo mẹ bạn với hành vi cho vay lãi suất vi phạm quy định của BLHS:

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quy định của Điều luật trên, việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau đây:

Thứ nhất: Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 5 lần trở lên. Theo quy định của khoản 1 Điều 468 Bộ Luật Dân sự về lãi suất thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/ năm của khoản vay, lãi suất suất cao nhất mà pháp luật quy định trên tháng là: 5 lần x 1,666% = 8,33% [mức lãi suất bạn áp dụng cho vay là 4%/tháng]. Trường hợp cho vay với mức lãi suất 8, 33%/ năm và thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu theo Điều 201.

Thứ hai: Có tính chất chuyên bóc lột được hiểu là người phạm tội lợi dụng việc cho vay, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn cấp bách của người đi vay để cho vay với lãi suất cao [lãi nặng] nhằm thu lợi bất chính mà thực chất là bóc lột người đi vay. Tính chất chuyên bóc lột của hành vi cho vay lãi nặng thể hiện ở chỗ: người phạm tội thực hiện hành vi cho vay lãi nặng nhiều lần, hành vi mang tính chuyên nghiệp, người phạm tội lấy việc cho vay lãi nặng làm một nghề kiếm sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Trong bài viết bạn không nói rõ mẹ bạn cho người ta vay tiền là với lãi suất là bao nhiêu và đây là lần đầu tiên mẹ bạn cho vay hay nhiều lần rồi ? Nên chúng tôi không thể xác định được mẹ bạn có phạm tội cho vay nặng lãi không. Tuy nhiên chúng tôi xin đưa ra 2 tình huống xấu nhất sau:

- Trường hợp 1: mẹ bạn cho vay nặng lãi cao hơn 20%/ năm với khoản vay tương ứng nhưng lãi suất cho vay không cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật hình sự quy định gấp 5 lần trở lên. Như vậy mẹ của bạn sẽ không phạm tội cho vay nặng lãi theo điều 201 Bộ luật hình sự. Tùy theo tính chất và mức độ của hành vi cho vay nặng lãi mà người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể: Theo điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự-an toàn xã hội thì đối với hành vi cho vay nặng lãi có thể Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi “cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.”

Để đòi lại tiền mẹ bạn có thể khởi kiện đến tòa án nhân dân huyện nơi mẹ bạn cư trú [vì người vay cùng xã] để yêu cầu trả nợ.

- Trường hợp 2: mẹ bạn cho vay với lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định gấp 5 lần trở lên, đồng thời thỏa mãn dấu hiệu có tính chất chuyên bóc lột, mẹ bạn có thể phạm tội cho vay nặng lãi theo điều 201 Bộ luật Hình sự. Trong trường hợp này để đòi tiền, mẹ bạn cần khởi kiện đến tòa án nhân dân huyện nơi người vay đang cư trú hoặc làm việc yêu cầu trả tiền trong hợp đồng vay. Khi đó tòa án giải quyết yêu cầu đòi tiền cho vay nhưng sẽ tuyên bố phần lãi suất vô hiệu do vi phạm quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này, để tránh trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi nặng, mẹ bạn nên khởi kiện dân sự.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

5. Vay tiền của bạn rồi bỏ trốn thì phạm tội gì ?

Xin chào luật sư. Nhờ luật sư tư vấn cho tôi trường hợp sau: C là bạn tôi, do có nhu cầu xây nhà ở nên đã mượn của tôi 200 triệu đồng, tôi đồng ý và đưa cho C vay [có làm hợp đồng và viết giấy biên nhận]. Sau khi nhận tiền của tôi, C lại không xây nhà nữa vì không muốn ở Việt Nam mà sang Anh để cư trú cùng anh ruột của C. Khi đi C đã mang theo 200 triệu đồng của tôi.

Vậy cho tôi hỏi C có phạm tội không ? cụ thể như thế nào ?

Cám ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi bổ sung năm 2017] quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

"1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b] Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a] Có tổ chức;

b] Có tính chất chuyên nghiệp;

c] Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ] Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e] Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a] Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b] Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

Trong trường hợp này, C vay tài sản của bạn [200 triệu đồng] bằng văn bản hợp pháp [việc vay mượn có làm hợp đồng và viết giấy biên nhận] nhưng sau khi vay được tiền thì C đã bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản [bỏ sang nước Anh cư trú cùng anh ruột để chiếm đoạt 200 triệu đồng tiền vay của bạn]. Hành vi đó của C là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Mặt khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm những hành vi sau: Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng hợp pháp [có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng] rồi dùng thủ đoạn gian dối như giả tạo bị mất tài sản, đánh tráo tài sản, rút bớt tài sản... hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó. Thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản chỉ xuất hiện sau khi đã nhận được tài sản thông qua hợp đồng hợp pháp. Thủ đoạn gian dối cũng được thực hiện bởi những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản như đối với thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Do đó ở đây C phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề