Vd bằng bao nhiêu thì thuốc vào được nội bào

Theo dữ liệu từ 56 quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 230 triệu ca phẫu thuật lớn sử dụng thuốc mê mỗi năm trên toàn thế giới. Vậy thuốc mê là gì? Cơ chế tác dụng và chỉ định dùng khi nào?

Vd bằng bao nhiêu thì thuốc vào được nội bào

Thuốc mê là gì?

Thuốc mê là loại thuốc được bác sĩ chỉ định giúp người bệnh chìm vào giấc ngủ ngắn trong khi thực hiện phẫu thuật. Thuốc mê hoạt động bằng cách làm gián đoạn các tín hiệu thần kinh trong não, ngăn não tiếp nhận cơn đau hay ghi nhớ những gì đã xảy ra trong suốt quá trình phẫu thuật.

Cơ chế tác dụng của thuốc mê

Bất kể thuốc mê đi vào cơ thể như thế nào, cuối cùng sẽ đi vào máu và đến hệ thống thần kinh trung ương. Thuốc mê sẽ ức chế hệ thần kinh trung ương theo thứ tự từ vỏ não đến các vùng dưới vỏ não đến tủy sống và cuối cùng là ức chế thần kinh vận động dẫn đến mất ý thức. (1)

Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu về cơ chế tác dụng của thuốc mê đối với tế bào thần kinh. Nhưng không phải tất cả các lý thuyết đều có thể giải thích rõ ràng cơ chế của chúng và hầu hết chỉ có thể giải thích các hiện tượng dựa trên dữ liệu hóa học, vật lý, sinh lý và sinh hóa thần kinh. 2 cơ chế đã nhận được nhiều sự chú ý nhất chính là:

Cơ chế lý hóa: Thuốc mê liên quan đến khả năng hòa tan trong lipid. Do đó, đặc tính gây mê ảnh hưởng đến độ hòa tan của thuốc trong màng sinh học. Thuốc gây mê làm cho màng sinh học căng ra đến một thể tích giới hạn, giúp người bệnh rơi vào trạng thái mê. Màng sinh học có thể co giãn được cũng là do phản ứng của thuốc mê với protit. Sự thay đổi cấu trúc của màng tế bào này có thể ảnh hưởng đến sự dẫn truyền thần kinh tại các điểm tiếp hợp của não và dẫn đến mất ý thức.

Cơ chế sinh lý, sinh hóa thần kinh: Tuy biết rằng thuốc mê có tác dụng ngăn cản sự dẫn truyền thần kinh tại các khớp, nhưng vẫn chưa xác định được là chúng có tác dụng ở trước hay sau khớp thần kinh. Nếu là ở sau nơi khớp nối, nguyên nhân có thể có liên quan đến giảm sự nhạy cảm đối với acetylcholin hoặc làm gia tăng sự phân cực của màng sau khớp thần kinh.

Còn nếu là ở trước khớp nối, nguyên nhân sẽ do sự giảm phóng thích acetylcholin hoặc do tác dụng ức chế acetylcholin bởi GABA. Thuốc mê tác động trên các ti thể, giảm sự hấp thu Ca++ nội bào dẫn đến giảm phóng thích chất dẫn truyền thần kinh, làm các màng sau synap thiếu ổn định. Từ đó giảm dẫn truyền thần kinh qua synap và làm suy giảm chức năng của hệ thần kinh trung ương.

Thuốc gây mê được sử dụng khi nào?

Trước khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được gây mê thông qua tĩnh mạch ở cánh tay, bàn tay hoặc cũng có thể hít khí qua mặt nạ thở. Người bệnh sẽ chìm vào giấc ngủ trong vòng vài phút, khi đó bác sĩ sẽ dùng các thuốc giảm đau họ opioid và thuốc làm giãn cơ vùng hầu họng thanh quản, đặt một ống thông qua miệng vào khí quản hoặc đặt mặt nạ thanh quản để đảm bảo rằng cơ thể vẫn tiếp nhận đủ oxy trong quá trình phẫu thuật.

Vd bằng bao nhiêu thì thuốc vào được nội bào
Người bệnh sẽ được gây mê thông qua tĩnh mạch ở tay hoặc cũng có thể hít khí qua mặt nạ thở

Bác sĩ có thể gây mê toàn thân nếu quy trình quá trình phẫu thuật của người bệnh:

  • Mất vài giờ hoặc hơn.
  • Ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.
  • Tác động đến một vùng lớn trên cơ thể.
  • Những cuộc phẫu thuật lớn liên quan đến một số cơ quan chính như: não, tim, phổi, gan, thận, ruột,… hoặc phẫu thuật cột sống.
  • Nguy cơ mất nhiều máu trong cuộc phẫu thuật.

Các thành phần có trong thuốc mê

Có 2 dạng thuốc mê thường được sử dụng hiện nay:

1. Thuốc mê đường hô hấp

Thuốc gây mê nhóm halogen: là chất khí không màu bao gồm một số loại thuốc như halothane, severan… Thuốc này được sử dụng để gây mê phẫu thuật và duy trì gây mê phẫu thuật ở người lớn và trẻ em, cũng như gây mê ngoại trú.

Tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu người bệnh có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị sốt cao ác tính, rối loạn chuyển hóa porphyrin, hoặc nhạy cảm với nhóm thuốc halogen. Các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc bao gồm: sốt cao ác tính (hiếm gặp), buồn nôn, ói mửa, giãn mạch hạ huyết áp,…

2. Thuốc mê đường tĩnh mạch:

  • Thiopental: dùng để gây mê và thường được phối hợp cùng các loại thuốc khác. Tuyệt đối không dùng gây mê cho bệnh nhân ngoại trú, người bệnh bị rối loạn chuyển hóa porphyrin, bệnh hen phế quản hoặc có tiền sử dị ứng với barbituric. Các trường hợp sau cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc trong trường hợp người bệnh bị suy gan, suy vành, suy thận, suy tim nặng, suy dinh dưỡng, thiếu máu. Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc có thể bao gồm kích thích, run, ho, buồn nôn, ói mửa hoặc ngừng hô hấp tuần hoàn.
  • Ketamin: dùng để gây mê đơn thuần hoặc cũng có thể phối hợp cùng các loại thuốc khác. Thuốc có ưu điểm là có thể gây mê cho bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân bị hen phế quản, bệnh nhân bị sốc, sản khoa, trẻ em, hoặc kết hợp gây tê vùng. Tuyệt đối không sử dụng thuốc cho người bệnh bị rối loạn chuyển hóa porphyrin, người bị tai biến mạch máu não, phình mạch não, tăng áp lực nội sọ, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy mạch vành, sản phụ bị tiền sản giật hoặc sản giật. Các trường hợp cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc này bao gồm bệnh nhân nghiện rượu, ma tuý, động kinh, tâm thần phân liệt, cường giáp trạng, phẫu thuật mắt hoặc hầu họng hoặc phế quản. Tác dụng phụ không mong muốn gồm gây ảo giác kích thích rối loạn tâm thần, gây buồn nôn và ói mửa, tăng tiết nước bọt gây ngạt, khó thở hoặc ngừng thở.
  • Etomidate: sử dụng trong những trường hợp rối loạn huyết động, người lớn tuổi, có tiền căn bệnh lý tim mạch. Ưu điểm của thuốc là có thể sử dụng cho bệnh nhân bị hen phế quản, bệnh van tim, suy tim, bệnh mạch vành, cao huyết áp, tăng áp lực nội sọ hoặc bệnh nhân bị sốc. Tuyệt đối không sử dụng thuốc cho người bệnh bị suy thượng thận chưa được điều trị ổn định, trường hợp bệnh nhân động kinh chưa ổn định. Cần lưu ý khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị suy gan, trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai, bệnh nhân có các bệnh di truyền hoặc bệnh chuyển hóa. Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc bao gồm: buồn nôn hoặc ói mửa (ít gặp), hưng phấn, cử động bất thường hoặc đau tại vị trí tiêm thuốc.
  • Diprivan (propofol): sử dụng cho các loại phẫu thuật và có thể gây mê cho bệnh nhân ngoại trú, được sử dụng phối hợp cùng với gây tê vùng. Tuyệt đối không sử dụng thuốc trong trường hợp thiếu phương tiện hồi sức cấp cứu. Lưu ý sử dụng thuốc với trường hợp người bệnh bị động kinh chưa ổn định, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi, đặc biệt với bệnh nhân có rối loạn lipid máu. Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc gồm buồn nôn hoặc ói mửa (ít gặp), giảm và ngưng thở, đau tại chỗ tiêm thuốc, hoặc hạ huyết áp ở người cao tuổi.
    Vd bằng bao nhiêu thì thuốc vào được nội bào
    Có 2 dạng thuốc mê là thuốc mê đường hô hấp và thuốc tiêm truyền tĩnh mạch

Ngày nay, thuốc gây mê toàn thân phổ biến là nhóm thuốc gây mê bay hơi Isoflurane, Sevoflurane, Desflurane và nhóm thuốc gây mê tĩnh mạch Propofol, Etomidate, Ketamin. Các bác sĩ sẽ quản lý liều lượng thuốc thông qua máy theo dõi dấu hiệu sinh tồn. Ngoài ra, thuốc mê cản trở việc thở nên bệnh nhân thường sẽ được đặt nội khí quản, nghĩa là một ống được đưa vào khí quản để giữ cho đường thở luôn mở và được hỗ trợ hô hấp qua máy gây mê. (2)

Bài viết liên quan: 9 tác dụng phụ của thuốc gây mê và biện pháp giảm thiểu

Giai đoạn bệnh nhân sau khi được sử dụng thuốc gây mê

Trước khi có máy theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh thì trong quá trình gây mê toàn thân, các bác sĩ đưa ra một hệ thống đánh giá để giữ an toàn cho bệnh nhân, được chia thành bốn giai đoạn:

  1. Giai đoạn dẫn mê: Giai đoạn sớm nhất kéo dài từ khi tiếp nhận thuốc cho đến khi rơi vào trạng thái ngủ. Thuốc mê làm người bệnh dịu đi nhưng vẫn có thể trò chuyện một chút. Hơi thở của người bệnh chậm nhưng đều đặn và mất dần khả năng cảm nhận cơn đau.
  2. Giai đoạn kích thích: giai đoạn thứ hai có thể nguy hiểm, vì vậy bác sĩ gây mê sẽ muốn người bệnh vượt qua giai đoạn này càng sớm càng tốt. Người bệnh có thể không kiểm soát chuyển động của cơ thể, nhịp tim nhanh, hơi thở không đều, có thể xuất hiện tình trạng trào ngược khiến người bệnh bị sặc hoặc ngừng thở.
  3. Giai đoạn phẫu thuật: khi người bệnh rơi vào trạng thái mắt ngừng chuyển động, cơ bắp hoàn toàn thư giãn và có thể ngừng thở nếu không có sự trợ giúp của máy móc, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ gây mê sẽ giữ người bệnh ở giai đoạn này cho đến khi quá trình phẫu thuật kết thúc.
  4. Giai đoạn quá liều: khi gây mê quá nhiều, não sẽ ngừng ra hiệu cho tim và phổi hoạt động. Với hệ thống công nghệ hiện đại như hiện nay thì điều này rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể tử vong nếu không được theo dõi sát sao.
    Vd bằng bao nhiêu thì thuốc vào được nội bào
    Tùy thuộc vào sức khỏe mà người bệnh sẽ phải ở lại bệnh viện trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi phẫu thuật

Tác dụng phụ của thuốc gây mê

Hầu hết các tác dụng phụ xảy ra ngay sau khi phẫu thuật và không kéo dài.

1. Tác dụng phụ thường gặp

  • Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:
  • Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn: thường xảy ra ngay lập tức, mặc dù một số người có thể tiếp tục cảm thấy buồn nôn trong một vài ngày.
  • Run và cảm thấy bị lạnh: có thể kéo dài vài phút hoặc vài giờ.
  • Lú lẫn và mất trí nhớ: phổ biến hơn ở người lớn tuổi hoặc những người có vấn đề về trí nhớ, thường là tạm thời, nhưng cũng có thể xảy ra lâu hơn.
  • Vấn đề về bàng quang: gặp khó khăn khi đi tiểu.
  • Bầm tím và đau nhức: các triệu chứng này có thể xuất hiện ở khu vực được tiêm truyền thuốc, thường tự lành mà không cần điều trị.
  • Đau cổ họng: trong quá trình phẫu thuật, ống thở có thể được đưa vào miệng hoặc xuống cổ họng để hỗ trợ quá trình hô hấp, điều này có thể gây đau cổ họng.
  • Tổn thương miệng hoặc răng: một tỷ lệ nhỏ người bệnh có thể bị ống cắt vào môi hoặc lưỡi và một số có thể bị tổn thương răng, vì vậy người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ nếu từng thực hiện chăm sóc nha khoa.

2. Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Gây mê có thể gặp một số biến chứng nghiêm trọng, nhưng rất hiếm. Các biến chứng và rủi ro nghiêm trọng có thể xảy ra bao gồm:
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc gây mê (sốc phản vệ).
  • Tỉnh dậy trong quá trình phẫu thuật, mặc dù lượng thuốc mê được cung cấp sẽ được theo dõi liên tục để đảm bảo không xảy ra tình trạng này.
  • Tử vong: điều này hiếm gặp nếu được theo dõi gây mê cẩn thận

Các biến chứng nghiêm trọng có nhiều khả năng xảy ra nếu người bệnh đang trải qua cuộc phẫu thuật lớn hoặc khẩn cấp, mắc các bệnh nền nghiêm trọng khác. Bác sĩ sẽ thảo luận về những rủi ro với người bệnh trước khi phẫu thuật. Việc người bệnh ngừng hút thuốc hoặc uống rượu trong vài tuần trước khi phẫu thuật sẽ giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng trong quá trình gây mê.

Lưu ý cần biết trước và sau khi gây mê

Dưới đây là những lưu ý cần biết trước và sau khi gây mê người bệnh nên biết: (3)

1. Trước khi sử dụng thuốc gây mê

  • Người bệnh sẽ được bác sĩ gây mê, đánh giá trước khi phẫu thuật, vì vậy nếu người bệnh đang sử dụng bất kỳ loại thuốc gì thì cần liệt kê đầy đủ cho bác sĩ. Bác sĩ cũng sẽ hỏi người bệnh rằng họ có phản ứng bất lợi với thuốc gây mê trước đây hay không và liệu người bệnh từng nghiện thuốc phiện, rượu hoặc các chất khác hay không.
  • Thông tin này sẽ giúp xác định loại gây mê phù hợp với người bệnh. Đối với nhiều loại thủ thuật, người bệnh sẽ được tư vấn có thể chọn lựa giữa gây tê thần kinh ngoại biên, gây tê trục thần kinh trung ương và gây mê toàn thân.

2. Sau khi sử dụng thuốc gây mê

  • Sau khi ca phẫu thuật kết thúc, thuốc mê sẽ hết tác dụng và người bệnh sẽ dần tỉnh lại. Thông thường người bệnh sẽ ở trong phòng hồi sức trước khi được chuyển đến phòng bệnh. Tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau mà người bệnh sẽ phải ở lại bệnh viện trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi phẫu thuật.
  • Thuốc gây mê toàn thân có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, sự tập trung và phản xạ của cơ thể trong một hoặc hai ngày, vì vậy trong trường hợp người bệnh về nhà thì sẽ cần người ở cạnh chăm sóc trong vòng ít nhất 24 giờ sau khi phẫu thuật để phòng tránh các biến chứng hoặc tai nạn khi sinh hoạt. Người bệnh cũng sẽ được khuyên tránh lái xe, uống rượu và ký bất kỳ văn bản pháp lý nào từ 24 đến 48 giờ.
    Vd bằng bao nhiêu thì thuốc vào được nội bào
    Các bác sĩ sẽ quản lý liều lượng thuốc thông qua máy theo dõi dấu hiệu sinh tồn

Những câu hỏi liên quan đến thuốc mê mà người bệnh quan tâm

1. Thuốc mê có tác dụng mấy tiếng?

Thời gian gây mê toàn thân sẽ kéo dài bao lâu tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nói chung, tác dụng kéo dài của thuốc gây mê sẽ từ 30 – 120 phút tùy tổng trạng, lứa tuổi, giới tính, tình trạng nội khoa của người bệnh cũng như độ dài của cuộc phẫu thuật. Trong suốt quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo rằng thuốc mê hoạt động bình thường và bệnh nhân được an toàn.

2. Có được sử dụng thuốc mê tại nhà không?

Tuyệt đối không. Nếu sử dụng quá nhiều thuốc mê so với lượng cần thiết cho cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược thần kinh trung ương vốn đã nghiêm trọng trở nên trầm trọng hơn, cơ thể sẽ bắt đầu ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn dẫn đến tử vong. Hãy chắc chắn rằng việc gây mê được thực hiện bởi một bác sĩ gây mê hồi sức. Bác sĩ gây mê hồi sức là bác sĩ y khoa chuyên về gây mê, kiểm soát cơn đau và chăm sóc tích cực, đồng thời làm việc với bác sĩ phẫu thuật và các bác sĩ khác để phát triển và quản lý kế hoạch chăm sóc người bệnh trước trong và sau khi gây mê.

Bác sĩ gây mê hồi sức sẽ gặp người bệnh để khám tiền mê, chuẩn bị trước phẫu thuật, cân nhắc liều lượng của thuốc mê sao cho phù hợp với từng tình trạng bệnh khác nhau nhằm hạn chế những tác dụng phụ cũng như những biến chứng nguy hiểm mà thuốc mê có thể gây ra, đồng thời theo dõi chặt chẽ quá trình gây mê và các chức năng quan trọng của cơ thể trong suốt quá trình phẫu thuật, và đảm nhiệm chức trách chăm sóc hậu phẫu đảm bảo việc kiểm soát cơn đau cho người bệnh cũng như quá trình phục hồi sau phẫu thuật diễn ra suôn sẻ.

3. Mất bao lâu để hồi phục sau khi gây mê?

Thuốc gây mê có thể tồn tại trong cơ thể tới 24 giờ. Người bệnh không nên trở lại làm việc hoặc lái xe cho đến khi thuốc hết tác dụng.

Khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và hệ thống máy móc hiện đại được nhập khẩu từ u Mỹ sẽ thực hiện nghiêm ngặt các kỹ thuật thực hành gây mê phẫu thuật an toàn theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, giúp người bệnh an toàn trong suốt quá trình phẫu thuật và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Thuốc mê rất cần thiết trong những ca phẫu thuật khẩn cấp hoặc nguy hiểm nhưng các bác sĩ sẽ cân nhắc liều lượng của thuốc mê sao cho phù hợp với từng tình trạng khác nhau của người bệnh nhằm hạn chế những tác dụng phụ cũng như những biến chứng nguy hiểm mà chúng gây ra.