Vẻ đẹp người nông dân qua làng và lão Hạc

Việt Nam, đất nước nông nghiệp, cái nôi của nền văn minh lúa nước. Trước cách mạng tháng Tám hơn 90% dân số sống bằng nghề nông. Và từ buổi đầu khi văn học ra đời và phát triển, đề tài người nông dân đã trở thành mảnh đất tốt để ươm lên những mầm cây văn học với những tác phẩm đặc sắc. "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố và "Lão Hạc" của Nam Cao là hai tác phẩm như vậy. Đọc những sáng tác này ta thấy vẻ đẹp toả sáng trong tâm hồn của tầng lớp lao động: "Mặc dù gặp nhiều đau khổ bất hạnh nhưng người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình". Trước hết đọc hai văn bản điều làm ta ấn tượng về người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám chính là cuộc sống đau khổ, bất hạnh với cảnh lầm than khổ cực. Chị Dậu trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một hình tượng tiêu biểu. Chị Dậu đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn "cơm không đủ no, áo không đủ mặc". Gia đình chị đã "lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh". Chồng chị ốm đau, vụ thuế đến cùng biết bao tai hoạ... Nào là phải chạy đôn, chạy đáo để cho đủ số tiền nộp sưu cho chồng mà không có một hạt cơm nào vào bụng. Chị như phải mò kim dưới đáy bể, như lạc vào cái sa mạc cát nóng bỏng, gió thổi tạt vào người như lửa. Trong cảnh "nửa đêm thuế thúc trống dồn" không có tiền nộp sưu cho chồng, vay mượn thì đều là bạn nghèo ai cũng không có, kẻ nhà giàu địa chủ thì đòi trả lãi với giá cắt cổ, chị đành phải bán đứa con ngoan ngoãn bé bỏng mà chị đã mang nặng đẻ đau, mà đã đến lúc nó có thể giúp chị rất nhiều. Chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đau như đứt từng khúc ruột của chị khi bán cái Tý. Cái cảnh chị nuốt nước mắt vào trong mà van lạy cái Tý, thằng Dần để chúng đồng ý cho chị dẫn cái Tý sang nhà Nghị Quế làm người đọc không cầm lòng được. Cuộc đời chị bất hạnh này lại nối tiếp khổ đau kia. Sau khi bán con và đàn chó mới đẻ, cóp nhặt đem tiềm nộp sưu cho chồng xong tưởng chừng nạn kiếp đã xong mà cố gắng sống những ngày bình yên bên người chồng ốm yếu, nhưng bọn lý trưởng, chánh tổng trong làng lợi dụng thuế má muốn đục nước béo cò bắt chị phải nộp thêm suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái. Người đã chết, đã đi vào cõi hư vô, còn đâu mà bắt người ta đóng thuế, thật quá bất công. Rồi chị còn phải chứng kiến cảnh chổng ốm đau bệnh tật, rũ rượi như một chiếc lá héo khô bị ném vào nhà, chị chăm sóc cho anh chưa kịp hoàn hồn thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào định bắt trói anh điệu ra đình vì thiếu sưu của em mình. Trong hoàn cảnh ấy không thể chịu đựng được nữa, tình yêu thương chồng và nỗi tức giận bị đè nén bấy lâu đã thôi thúc chị hành động. Chị đã xông vào bọn chúng đánh trả quyết liệt sau những lời van xin thiết tha không hiệu nghiệm để rồi kết quả là cả hai vợ chồng chị bị bắt giải ra đình để quan tư phủ xử tội vì đã chống lại "người nhà nước". Những khổ cực mà chị Dậu phải chịu cũng như những tâm lý uất ức trào dâng bột phát thể hiện thành hành động phản kháng của chị chính là hình ảnh chân thực về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Nếu đọc "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, ta cảm thương cho thân phận của người phụ nữ nông dân dưới chế độ phong kiến thực dân bao nhiêu thì khi đọc "Lão Hạc" của Nam Cao ta lại càng thương cảm và xót xa cho số phận của người nông dân với cuộc sống mòn mỏi trong chờ đợi và hy vọng mong manh mà cuộc sống cô đơn gặm nhấm tâm hồn và thể xác già nua của lão Hạc. Lão phải sống cô đơn buồn tủi, trong những ngày xa con, lão chỉ có "cậu Vàng" làm bạn. "Vàng" là kỷ niệm thiêng liêng của đứa con để lại, càng thương nhớ con lão càng quý mến con Vàng. Lão âu yếm trò chuyện với nó như người ông hiền hậu ân cần với đứa cháu ngoan. Yêu thương cậu vàng như vậy nhưng bị dồn vào nước đường cùng, lão đành làm một việc nhẫn tâm là phải bán nó đi. Khi kể lại với ông giáo, lão đau đớn xót xa tột cùng: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít...”. Lão khổ tâm dằn vặt vì chuyện bán chó. Và cái đói cứ đeo đẳng làm cho lão dù đã phải bòn củ chuối, rau má, sung luộc để kiếm bữa cho qua ngày mà vẫn không xong. Cuối cùng lão phải kết liễu cuộc đời bằng liều bả chó xin được của Binh Tư. Ôi cái chết thật đau đớn và dữ dội, lão "vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, áo quần xộc xệch, lão tru tréo, bọt mép sùi ra...". Hình ảnh lão Hạc gợi trong ta ký ức buồn đau của thảm cảnh 2 triệu người chết đói năm 1945 trước khi cách mạng tháng Tám nổ ra. Người nông dân trong xã hội cũ gặp nhiều đau khổ bất hạnh là thế nhưng vượt lên trên những đau khổ bất hạnh đó, họ vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp của mình mà đọc tác phẩm dù hiện thực có buồn thương nhưng nhân cách và phẩm chất cao quý của họ vẫn ngời sáng trong đêm tối khiến ta thêm tin yêu con người, tin yêu cuộc sống. Ngay trong hoàn cảnh bất hạnh khổ cực vì bị hà hiếp bóc lột chị Dậu vẫn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ yêu thương chồng con đảm đang tháo vát. Trong văn bản "Tức nước vỡ bờ" hình ảnh chị dùng những lời lẽ van xin thảm thiết và dám xông vào chống trả quyết liệt tên cai lệ và người nhà lý trưởng để cứu chồng là biểu hiện sâu sắc nhất tình cảm yêu thương hy sinh vì chồng con của chị Dậu. Cử chỉ bê bát cháo đến bên chồng với những lời nói tự nhiên như tấm lòng chân thành của chị đối với chồng Thầy em cố dậy húp ít cháo cho đỡ mệt..." đã làm người đọc xúc động thực sự trước tấm lòng thơm thảo, vẻ đẹp nữ tính dịu dàng với tình cảm mộc mạc của người phụ nữ ấy. Ở chị là sự hội tụ những vẻ dẹp tự nhiên của người phụ nữ .Việt Nam mà Ngô Tất Tố muốn ngợi ca. Cũng xuất phát từ tình yêu chồng mà chị đã vùng lên quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng. Hành động của chị dù là bột phát nhưng suy nghĩ đầy ý thức "Thà ngồi tù, để cho nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được". Ý thức đó phải chăng là ý thức phản kháng tiềm tàng trong người nông dân mà Ngô Tất Tố dường như đang "xui người nông dân nổi loạn" [theo nhận xét của Nguyễn Tuân] để nhằm phản ánh quy luật: có áp bức có đấu tranh, "Tức nước vỡ bờ". Nếu như chị Dậu tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân trong những vẻ đẹp nhân ái vị tha và tiềm tàng sức sống, sự phản kháng mãnh liệt thì ở nhân vật lão Hạc ta lại cảm nhận được tâm hồn và tình yêu tha thiết, niềm tin cháy bỏng và một nhân cách cao thượng đáng nể trọng của người nông dần già nua nghèo hèn phải tìm đến cõi chết. Nếu nói lão Hạc chết vì đói nghèo quả là hoàn toàn chưa hiểu hết ý đồ của nhà văn. Nam Cao đã khơi vào "luồng chưa ai khơi" trong hiện thực lúc bấy giờ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương nhân ái, đức hy sinh cao cả của người cha trong hoàn cảnh vật lộn với cái đói. Lão Hạc chết là để bảo toàn danh dự và nhân cách, để giữ trọn tình yêu cho con, để thanh thản ra đi sau những gửi gắm về mảnh vườn, tiền cưới vợ cho con, tiền lo ma chay để khi ra về nơi miền cực lạc xa xôi còn có hàng xóm lo cho. Chính sự chất phác lương thiện đã giúp lão có những hành động đầy tự trọng ấy, lão không muôn liên luỵ đến ai mà chỉ âm thầm chịu khổ một mình. Lão Hạc còn là người rất đôn hậu và cao cả, lão đã khóc hu hu, đã xót xa đến tột cùng khi phải bán con chó, lão ân hận, lão khóc như người có tội, lương tâm lão bị dày vò, cắn dứt chỉ vì không thuỷ chung với một con chó. Lòng nhân ái của lão khiến ta cảm động biết nhường nào. Những đức tính khiến chúng ta phải cảm phục nhất ở lão Hạc đó là lòng yêu thương con bao la, đức hy sinh cao cả. Chính tình yêu con đã giúp lão ngăn con không bán vườn. Lúc khoẻ lão cố cày thuê cuốc mướn, đồng áng từ lúc bình minh đến khi hoàng hôn buông xuống, tất cả chỉ để dành dụm cho con ít tiền. Nhưng sau trận ốm, lão đã chẳng còn gì, thương con nên lão không muốn tiêu phạm vào một đồng tiền nào dành cho con. Lão nhịn ăn, nhịn mặc, một lòng vì con: để rồi lão đã chọn con đường quyên sinh để giữ trọn mảnh vườn cho con. Cái chết dữ dội và kinh hoàng lắm. Lão thương con ngay đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, nhưng lòng lão thanh thản đến êm dịu.

Cảm ơn Ngô Tất Tố, cảm ơn Nam Cao! Họ đã cho chúng ta hiểu rõ cái cuộc sống cùng quẫn, bi thảm của người nông dân, làm chúng ta càng cảm phục trước những phẩm chất cảo quý, đẹp đẽ và trong sáng của họ. Giữa bùn đen nhưng tâm hồn họ vẫn toả hương thơm ngát như đoá hoa sen đồng nội. Nhìn vào cuộc sống của người nông dân ngày nay ta càng xót xa cho cha ông thuở trước và thêm tin yêu cuộc sống mới.

BÀI LÀM

Kim Lân là cây bút sở trường về truyện ngắn và khai thác rất thành công để tài người nông dân sau Cách mạng. Kim Lân viết không nhiều nhưng những truyện ngắn của ông thường gây ấn tượng độc đáo, đặc sắc rất đỗi giản dị, chân chất vẻ con người ở miền quê quan họ.

Truyện ngắn Làng ra đời năm 1946 trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Truyện có kết cấu đơn giản xoay quanh nhân vật ông Hai và tình yêu của ông đối với làng Chợ Dầu nhưng do bút pháp tài tình, độc đáo, khéo léo, dẫn dắt tình huống và xây dựng kịch tính nội tâm nhân vật. Làng đã hấp dẫn và lôi cuốn bạn đọc. Ông Hai trở thành một điển hình về người nông dân sau Cách mạng.

Ông Hai là một người dân yêu làng với một tình cảm đôn hậu chân thật, mộc mạc và cá tính đặc biệt nổi lên trong con người ông Hai là luôn luôn khoe về cái làng của mình.

Như bao con người Việt Nam khác ông Hai cũng có một quê hương để yêu thương, gắn bó. Làng Chợ Dầu luôn là niềm tự hào, kiêu hãnh của ông. Đó là những tình cảm không nén nổi đã được bộc lộ ra một cách chân tình, gần gũi và cũng là điều dễ hiểu, thông thường của con người Việt Nam. Một đặc điểm nổi bật của ông Hai, nhân vật trung tâm của truyện là một tính cách rất đặc biệt. Ông luôn khoe về cái làng Chợ Dầu của mình, cái tính khoe làng của ông gần như trở thành bản chất, có khác chăng là ở những thời điểm khoe làng khác nhau.

Trước Cách mạng, ông Hai khoe làng bằng một tình cảm tự nhiên, ngộ nhận, ông khoe cả những cái làm ảnh hưởng và tồn hại đến công sức, tiền bạc của người dân trong làng và ngay chính cả bản thân ông. Đó là cái sinh phần của viên tổng đốc mọc sừng sững ở cuối làng to như các dinh cơ cụ thượng.

Nhưng đến sau Cách mạng, nhờ có sự giác ngộ của Đảng ông Hai đã nhận thức khác, đổi mới và tiến bộ về tình yêu làng.

Trong những ngày làng ông tham gia kháng chiến, ông Hai thật sung sướng, hạnh phúc và lấy làm hãnh diện bởi sự đổi mới, tấp nập của khung cảnh làng quê. Làng ông thực sự là một làng kháng chiến, ở đâu cũng thấy tự hào giao thông, người tập quân sự, có cái chòi phát thanh cao bằng ngọn tre chiều chiều đưa tin chiến thắng, có phòng thông tin sáng sủa, người người ra vào tấp nập, có con đường lát đá xanh đi từ đầu làng đến cuối làng không bẩn gót chân... Tất cả những tình cảm được biểu hiện trong từng cử chỉ của ông Hai cũng đủ khẳng định ông là một người yêu làng và gắn bó cả cuộc đời với nó bằng suy nghĩ và hành động.

Kháng chiến bùng nổ, người dân phải rời làng đi sơ tán, ông Hai cũng theo dòng người ấy sơ tán đến một miền quê xa xôi, hẻo lánh. Đây cũng là sự thể hiện tinh thần yêu nước và tham gia kháng chiến của người nông dân lúc bấy giờ nhưng ông Hai thực sự buồn vì phải xa làng. Ở nơi sơ tán ông luôn luôn nhớ làng, mong ngóng tin tức thường ngày như một thói quen để nguôi ngoai nỗi nhớ. Ông kể chuyện về cái làng của mình với bác Thứ bằng tất cả niềm hả hê, háo hức, say sưa, khoe cho sướng cái miệng, hả cái da và nuôi dưỡng niềm tự hào khôn nguôi về làng.

Nhưng khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thì bao nhiêu tình cảm tốt đẹp ấy trong ông Hai bỗng nhiên biến thành những nỗi lo âu, dằn vặt khi cái tin sét đánh ngang tai đó đến với ông từ một người đàn bà đi sơ tán. Thái độ và sắc mặt của ông Hai đột ngột thay đổi: “da mặt tê rân rân, cổ nghẹn ắng lại không thở được rặn mãi với ra vài tiếng è è...”. Đây là một tin dữ dằn khủng khiếp đối với ông Hai. Niềm tin và tình yêu bấy lâu nay của ông về làng như bị sụp lở dưới chân. Ông đã tìm cách lảng tránh những lời bàn tán và cúi gằm mặt ra về, đi trong một tư thế buồn, lo, sợ hãi lẫn lộn.

Về đến nhà ông Hai nằm vật ra giường, nước mắt cứ thế trào ra. Bao nhiêu câu hỏi dồn về xoắn xuýt, bủa vây làm tâm trạng ông rối bời trong cơn đau đớn, hụt
hẫng đến mê dại, dữ dằn và gay gắt.

Mấy ngày tiếp theo ông không dám bước chân ra khỏi nhà, chỉ nín thin thít để nơm nớp nghe những tin tức, những lời đồn về làng chợ Dầu đến hoảng sợ và luôn luôn bị chột dạ, ám ảnh nặng nề bởi sự việc vừa diễn ra. Tình cảnh này túc trực dằn vặt ông Hai trong tâm trạng và thái độ tủi hổ, giằng xé cồn cào, ngổn ngang.

Những ngày ấy mâu thuẫn nội tâm trong con người ông Hai diễn ra một cách quyết liệt ngày càng dâng cao, giữa một bên là tình yêu làng, một bên là tình yêu nước, yêu cách mạng và kháng chiến. Ông tự nhủ: “về làng bây giờ là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ. Làng thì yêu thật nhưng làng theo giặc thì phải thù”.

Có thể nói con đường đúng đắn của Đảng, cách mạng và sự nghiệp kháng chiến lớn lao đã tác động mạnh mẽ vào nhận thức của người nông dân. Họ đã xác định và phân biệt rạch ròi giữa tình yêu và lòng thù hận, biết hi sinh những cái nhỏ để đạt đến những cái lớn lao hơn, bao trùm hơn. Trong hoàn cảnh cụ thể ông Hai đã biết đặt tình yêu kháng chiến, cách mạng, đất nước bao trùm lên tình yêu làng. Nhưng để có được tình cảm này ông Hai đã sống những ngày tháng hết sức căng thẳng, mâu thuẫn nội tâm giữ dội, kịch tính đẩy đến cao trào đòi hỏi ông Hai phải có cách giải quyết cụ thể, rõ ràng giữa tình yêu làng và tình yêu nước.

Sự hi sinh nào đối với người nông dân lúc này cũng là sự mất mát, hụt hẫng quá lớn lao, quá sức tưởng tượng. Cuối cùng ông chỉ còn biết tìm đến những đứa con, những người mà ông yêu quý nhất để giãi bày tâm sự, trút bỏ và an ủi lòng mình. Đồng thời qua đó ông truyền tình yêu nước sang cho chúng và khẳng định tình cảm của bố con ông với kháng chiến, với Cụ Hồ là trước sau như một, thủy chung son sắc, không dám đơn sai.

Đau khổ là thế, lo âu, sợ hãi là thế nhưng sau cơn mưa trời lại tạnh, cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã được cải chính. Khi nghe tin ông Hai cảm thấy thật là sung sướng, hạnh phúc bởi tình cảm của ông rất nhiệt thành, nồng cháy. Ông Hai lại đi từ đầu làng đến cuối xóm tiếp tục khoe về cái làng của mình với tất cả niềm tin và tình cảm thiêng liêng về làng là không gì lay chuyển được ở người nông dân yêu quê hương, yêu đất nước này.

So với Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám rõ ràng ta thấy ông Hai có những điểm tiến bộ vượt bậc trong nhận thức, tâm hồn, tình cảm và tính cách. Đó chính là nhờ vào đường lối giác ngộ cách mạng của Đảng, Bác Hồ mà họ có được. Lão Hạc và ông Hai có những điểm tính cách khác nhau nhưng họ vẫn có những phẩm chất của những người nông dân giống nhau, đều hiền lành, chất phác, lương thiện. Khi cách mạng tháng Tám thành công đã đem đến sự đổi đời cho mỗi người nông dân. Từ một thân phận nô lệ phụ thuộc họ trở thành một người tự do làm chủ cuộc đời, làm chủ đất nước. Từ đó đã củng cố và làm nền tảng vững chắc cho tình yêu quê hương, đất nước, trở thành một tình cảm vững bền, thiêng liêng sâu nặng, nồng cháy. Đây chính là vẻ đẹp truyền thống của người Việt Nam nói chung ông Hai trở thành một điển hình người nông dân sau Cách mạng trong văn học.

Kim Lân vốn sống và gắn bó với miền quê quan họ do đó từ cách chọn đề tài của ông cũng rất gần gũi đời thường. Đó là người nông dân chân chất từ ngoài đời thực bước vào tác phẩm. Ông Hai chính là bóng dáng và linh hồn của Kim Lân, nói được những điều sâu kín nhất từ đáy lòng của nhà văn, của người nông dân chân lấm tay bùn mà thanh cao, đẹp đẽ và một thứ tình cảm gắn bó, thủy chung lâu bền của họ.

Truyện đã xây dựng được những kịch tính, nội tâm nhân vật được bộc lộ qua những hành động, suy nghi, thái độ, việc làm trở thành hai cốt truyện tâm lí độc đáo.

Kịch tính của truyện được phát triển theo tầng bậc từ thấp đến cao. Tác giả đã xây dựng những tình huống hấp dẫn, xúc động, đẩy chi tiết đến cao trào rồi giải quyết một cách nhẹ nhàng, thỏa đáng và có hậu. Tuy thế nhưng vẫn gây được hứng thú, tạo sự bất ngờ cho người đọc, người nghe.

Ngôn ngữ văn chương của Kim Lân đậm đà chất Kinh Bắc có những chỗ, những lúc chất liệu địa phương đã được sử dụng trong giao tiếp, ứng xử của nhân vật rất khéo léo. Qua đó ta thấy được bút pháp nghệ thuật sáng tạo của Kim Lân trong việc khai thác đời sống nội tâm nhân vật.

Trong cuộc đời mỗi chúng ta có thể đã được đọc, được nghe những truyện này truyện nọ, tiếp cận với rất nhiều những tác phẩm của những nhà văn viết về đề tài nông thôn trước và sau cách mạng nổi tiếng như: Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng.

... Nhưng ta vẫn thấy bóng dáng ông Hai không thể lẫn vào trong các câu chuyện mà hình tượng của ông vẫn hiện về như một chân dung tỏa sáng với những tình cảm rất riêng, đôn hậu của người nông dân Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám. Làng nở thành một truyện ngắn đặc sắc, ông Hai trở thành một hình tượng điển hình là vì thế.

“Quê hương là chùm khế ngọt...” là niềm vui, nỗi buồn, là tuổi thơ, là ước mơ đẹp của mỗi chúng ta. Nhưng nhà văn Kim Lân đã khai thác về mảng đề tài nông thôn và người nông dân yêu quê hương vốn là một mảnh đất phong phú, rộng mở nhưng không phải ai cũng có thể bước đến đó và khơi dậy nguồn cảm xúc một cách dễ dàng, không phải ai cũng tìm được tình yêu quê, yêu tổ quốc sâu sắc ở những người nông dân cày ruộng như nhà văn Kim Lân.

Đó chính là những nét tài hoa, sắc sảo lôi cuốn bạn đọc truyện của Kim Lân. Ông đã gắn bó cả cuộc đời, máu thịt của mình với quê hương để rồi những tác phẩm của ông sống mãi trong lòng bạn đọc theo năm tháng. Tác phẩm của ông sẽ luôn sánh bước nhịp nhàng với thời gian đi vào những thiên niên kỉ mới để lại những bài học son sắt, sâu xa cho muôn đời sau.

Video liên quan

Chủ Đề