Ví dụ mối quan hệ giữa các khâu trong hệ thống tài chính

Như đã phân tích, tài chính bao gồm những quan hệ xã hội mang bản chất phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị là tiền tệ đựoc biểu hiện thông qua quá trình tạo lập, quản lý và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. Các quan hệ xã hội này tuy có cùng bản chất nhưng chúng có thể được hình thành trong những trật tự và phạm vi khác nhau, gắn với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ với những mục đích sử  dụng khác nhau. Do vậy, tài chính sẽ bao gồm những nhóm quan hệ tài chính khác nhau. Mỗi nhóm quan hệ tài chính này đựoc đặc trưng bởi những đặc điểm chung. Giữa các nhóm quan hệ này vừa tách biệt, vừa có mối quan hệ qua lại lẫn nhau tuỳ thuộc vào cách thức tạo lập, phân phối và mục đích tiêu dùng hay tích lũy các quỹ tiền tệ đựoc hình thành từ những nhóm quan hệ xã hội đó. Các nhóm quan hệ tài chính này được xem như là mỗi khâu tài chính. Tập hợp tất cả các khâu tài chính hình thành nên hệ thống tài chính.

Như vậy, hệ thống tài chính là tập hợp những nhóm quan hệ tài chính [các khâu tài chính] khác nhau đựoc hình thành trong quá trình tạo lập, quản lý và sử dụng những quỹ, những nguồn vốn tiền tệ nhất định.

Mỗi khâu trong hệ thống tài chính có cách thức, phương pháp riêng để hình thành và sử dụng những nguồn vốn tiền tệ. Đồng thời, ở mỗi giai đoạn khác nhau của nền kinh tế, các khâu tài chính, hệ thống tài chính cũng có những bước phát triển, biến đổi nhất định. Trong điều kiện hiện nay, hệ thống tài chính của Việt Nam bao gồm những khâu sau đây: ngân sách nhà nước, tín dụng, bảo hiểm, tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình và tổ chức xã hội.

-Khâu Ngân sách nhà nước: đây là khâu trung tâm của hệ thống tài chính. Các quan hệ tài chính-ngân sách gắn với việc hình thành và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước. Đây là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước, cung cấp các phương tiện tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

Quỹ ngân sách nhà nước được hình thành từ các nguồn tài chính của các khâu tài chính khác trong hệ thống tài chính, trong đó chủ yếu là các khoản nộp mang tính chất pháp lý bắt buộc như thuế, phí, lệ phí. Bên cạnh đó, quỹ ngân sách nhà nước còn được hình thành từ các nguồn khác như vay trong dân cư, vay nợ, viện trợ…

-Khâu tài chính tín dụng: trong điều kiện của kinh tế hàng hoá-tiền tệ, tất yếu nảy sinh hiện tượng nhàn rỗi tạm thời những nguồn vốn tiền tệ. Các nguồn vốn dạng này được tập trung lại dưới các hình thức khau tạo thành các quỹ tín dụng nhằm cung cấp, thỏa mãn nhu cầu về tiền tệ của các chủ thể trong xã hội.

-Khâu tài chính Bảo hiểm: các quan hệ bảo hiểm hình thành trong quá trình tái phân phối tài chính, gắn với việc tạo lập, sử dụng các quỹ bảo hiểm. Mục đích của hoạt động bảo hiểm là bồi thường thiệt hại, chi trả bảo hiểm cho những chủ thể tham gia quan hệ bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm được hình thành từ mối quan hệ bảo hiểm sẽ hình thành nên nguồn tài chính tham gia vào thị trường tài chính. Bảo hiểm trở thành một khâu của hệ thống tài chính từ việc hình thành nên quỹ bảo hiểm và tái phân phối quỹ tiền tệ này.

Tài chính doanh nghiệp: là khâu cơ sở của hệ thống tài chính, bao gồm những quan hệ tài chính gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp như các quan hệ trong việc hình thành, xác lập nguồn vốn kinh doanh, phân phối thu nhập, tích lũy trong nội bộ doanh nghiệp và trong quan hệ với ngân sách nhà nước. Đây là khâu tài chính cơ sở gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chính hoạt động của các doanh nghiệp là tạo ra sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Trên cơ sở đó, thông qua các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị đã hình thành nên các quỹ tiền tệ với những mục đích sử dụng khác nhau như bù đắp, tiêu dùng hay tích lũy để đáp ứng nhu cầu tái sản xuất, tiêu dùng trong dân cư hay chi dùng của nhà nước

-Khâu tài chính dân cư và các tổ chức xã hội:

+Đối với tài chính dân cư, bao gồm hai dạng hoạt động tài chính. Một là, hoạt động sản xuất, kinh doanh mang tính chất cá nhân trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp đều cần đến nguồn vốn đầu tư. Nguồn vốn này được hình thành từ thu nhập được tích lũy của họ hoặc từ các nguồn khác nhau trên thị trường tài chính. Một loại quan hệ tài chính khác gắn liền với việc hình thành, sưửdụng quỹ tiền tệ thỏa mãn cho tiêu dùng của dân cư. Quỹ này được hình thành từ thu nhập thường xuyên hoặc không thường xuyên của cá nhân. NGười dân sử dụng quỹ này để tiêu dùng, đóng thuế cho nhà nước, phần thừa hoặc nhàn rỗi họ lại đưa vào thị trường tài chính dưới các hình thức đầu tư như góp vốn cổ phần, gửi tiết kiệm…

+Khâu tài chính này còn bao gồm tài chính của các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ. NHững tổ chức này hình thành nên nguồn quỹ tiền tệ của riêng mình để phục vụ cho tiêu dùng, hoạt động tồn tại, phát triển. Nguồn quỹ này được hình thành từ đóng góp của các thành viên hoặc từ sự đóng góp của dân cư, hỗ trợ của nhà nước… Trong những thời điểm nhất định khi chưa được sử dụng, nguồn tài chính đó còn có thể tham gia vào thị trường tài chính.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • hệ thống tài chính việt nam
  • hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay
  • cac khau trong he thong tai chinh
  • hê thông kinh tế ở viêt nam
  • hệ thống tài chính của việt nam
  • hệ thống tiền tệ việt nam
  • khâu cơ sở trong hệ thống tài chính nhà nước
  • sư khac biet he thong tai chinh tien te cua viet nam so voi cac nươc
  • ,

    Mối quan hệ giữa các khâu trong hệ thống tài chính [Nguồn tài chính là gì ]

    Hệ thống tài chính quốc tế là một hệ thống rất phức tạp, nói rộng ra, các yếu tố cấu thành của nó bao gồm gần như toàn bộ lĩnh vực tài chính quốc tế, và chủ yếu bao gồm hệ thống tiền tệ quốc tế, hệ thống tổ chức tài chính quốc tế và hệ thống quản lý tài chính quốc tế. Tuy nhiên, theo nghĩa hẹp, hệ thống tài chính quốc tế chủ yếu đề cập đến các thỏa thuận tiền tệ quốc tế, bao gồm: hệ thống tỷ giá hối đoái quốc tế, cán cân thanh toán quốc tế và hệ thống dự trữ quốc tế, điều phối các chính sách kinh tế quốc gia và chính sách kinh tế quốc tế.

    Định hình

    Hệ thống tài chính quốc tế ra đời và phát triển cùng với sự mở rộng không ngừng của các hoạt động giao lưu kinh tế quốc tế. Do việc trao đổi hàng hóa, lao động và luân chuyển vốn giữa các quốc gia ngày càng trở nên thường xuyên và nhanh chóng hơn, các hoạt động này cuối cùng phải được giải quyết và thanh toán quốc tế thông qua tiền tệ. Hệ thống tài chính quốc tế được hình thành trên cơ sở phối hợp hệ thống tiền tệ, luật pháp và kinh tế của nhiều quốc gia.

    Nội dung chính

    Cán cân thanh toán và Cơ chế điều chỉnh của nó

    Đó là nhằm giúp đỡ và thúc đẩy các quốc gia có cán cân thanh toán quốc tế nghiêm trọng điều chỉnh thông qua các biện pháp khác nhau, để họ có thể đảm nhận một cách công bằng các trách nhiệm và nghĩa vụ trong thanh toán quốc tế.

    Hệ thống tỷ giá hối đoái

    Vì sự thay đổi tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân phối lại lợi ích kinh tế giữa các quốc gia, nên việc hình thành một cơ chế tỷ giá hối đoái quốc tế tương đối ổn định được tất cả các quốc gia chia sẻ đã trở thành vấn đề cốt lõi cần giải quyết của hệ thống tài chính quốc tế. Cách xác định và duy trì tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của một quốc gia và các đồng tiền khác, liệu đồng tiền của một quốc gia có thể trở thành tiền tệ tự do chuyển đổi hay không, có áp dụng hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi hay các hệ thống tỷ giá hối đoái khác, v.v. , đều mang tính quốc tế

    Lựa chọn và xác định tài sản dự trữ quốc tế

    Đó là, loại tiền nào được sử dụng làm tiền tệ thanh toán quốc tế; cách xác định đồng tiền dự trữ trung ương trong một thời kỳ cụ thể để duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống dự trữ; cách lựa chọn tài sản dự trữ của các nước trên thế giới để đáp ứng yêu cầu của các giao dịch kinh tế khác nhau.

    Điều phối và quản lý các vấn đề tài chính quốc tế

    Chính sách tài chính, tiền tệ do các quốc gia thực hiện sẽ có tác động đến các quốc gia tương tác với nhau và toàn bộ nền kinh tế thế giới. được các quốc gia thành viên thừa nhận và tuân thủ thông qua các tổ chức tài chính quốc tế, Thông lệ và hệ thống cũng là một bộ phận quan trọng của hệ thống tài chính quốc tế.

    Bối cảnh và vai trò của hệ thống tài chính quốc tế trong các giai đoạn lịch sử khác nhau
    Hệ thống tài chính quốc tế trong các giai đoạn lịch sử khác nhau có cơ sở và chức năng quan trọng:

    1. Xác định cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán và các chính sách điều chỉnh mà các nước có thể tuân thủ, tạo cơ sở để các nước điều chỉnh tình trạng mất cân đối cán cân thanh toán;

    2. Một cơ chế tỷ giá hối đoái tương đối ổn định đã được thiết lập, phần lớn ngăn chặn việc phá giá tiền tệ không công bằng;

    3. Tạo ra tài sản dự trữ đa dạng, đủ khả năng thanh toán cho sự phát triển của kinh tế quốc tế, đồng thời chống lại các cuộc khủng hoảng tài chính khu vực hoặc toàn cầu;

    4. Thúc đẩy sự phối hợp các chính sách kinh tế của các nước. Trong khuôn khổ hệ thống tài chính quốc tế thống nhất, tất cả các quốc gia đều phải tuân theo những tiêu chuẩn chung nhất định, và bất kỳ hành vi nào gây hại cho người khác và có lợi cho bản thân sẽ bị cộng đồng quốc tế chỉ trích. đến một mức độ nhất định. Tất nhiên, bất kỳ hệ thống tài chính quốc tế nào cũng có những khuyết điểm, vì vậy, hệ thống tài chính quốc tế vẫn cần cải cách và tìm kiếm sự phát triển trên cơ sở này.

    Video liên quan

    Chủ Đề