Ví dụ quy luật kinh tế và chính sách kinh tế

Soạn GDCD 11 bài 15: Chính sách đối ngoại

Soạn GDCD 11 bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh

Soạn GDCD 11 bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

Soạn GDCD 11 bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm

Soạn GDCD 11 bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Soạn GDCD 11 bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Soạn GDCD 11 bài 8: Chủ nghĩa xã hội

Soạn GDCD 11 bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Soạn GDCD 11 bài 5: Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Soạn GDCD 11 bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Soạn GDCD 11 bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Soạn GDCD 11 bài 2: Hàng hóa – tiền tệ thị trường

Soạn GDCD 11 bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế

Giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế có những mối quan hệ như thế nào? Để giúp bạn đọc có thể trả lời được câu hỏi trên, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Quy luật kinh tế và chính sách kinh tế

  • 1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị
  • 2. Phạm trù kinh tế, quy luật kinh tế là gì? chính sách kinh tế?

Câu hỏi: Mối quan hệ giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế

Lời giải:

– Quy luật kinh tế là cơ sở của chính sách kinh tế.

Chính sách kinh tế là sự vận dụng các quy luật kinh tế và các quy luật khác vào hoạt động kinh tế. Nó chỉ đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả kinh tế cao khi nó phù hợp với yêu cầu của quy luật kinh tế, và đáp ứng được lợi ích kinh tế của con người.

Không hiểu biết, vận dụng sai hoặc coi thường quy luật kinh tế sẽ không tránh khỏi bệnh chủ quan, duy ý chí, chính sách kinh tế sẽ không đi vào cuộc sống, thậm chí còn gây hậu quả khó lường.

1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị

Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin được xác định dựa trên quan điểm duy vật lịch sử: Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội.

Nhưng bất cứ nền sản xuất nào cũng đều diễn ra trong một phương thức sản xuất nhất định, tức là trong sự thống nhất giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất.

Kinh tế chính trị là khoa học xã hội. Đối tượng nghiên cứu của nó là mặt xã hội của sản xuất, tức là quan hệ sản xuất hay là quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng của cải vật chất.

Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản xuất lại tồn tại và vận động trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất.

Mặt khác, quan hệ sản xuất, tức là cơ sở hạ tầng xã hội, cũng tác động qua lại với kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc thượng tầng, nhất là các quan hệ về chính trị, pháp lý… có tác động trở lại mạnh mẽ đối với quan hệ sản xuất.

Vậy đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.

2. Phạm trù kinh tế, quy luật kinh tế là gì? chính sách kinh tế?

Kinh tế chính trị là khoa học nghiên cứu quan hệ sản xuất nhằm tìm ra bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, phát hiện ra các phạm trù, quy luật kinh tế ở các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người.

– Các phạm trù kinh tế là những khái niệm phản ánh bản chất của những hiện tượng kinh tế như: hàng hóa, tiền tệ, giá trị, giá cả…

– Các quy luật kinh tế phản ánh những mối liên hệ tất yếu, bản chất, thường xuyên, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế.

Quy luật kinh tế có những tính chất sau:

- Cũng như các qui luật khác, qui luật kinh tế là khách quan, nó xuất hiện, tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định và mất đi khi các điều kiện đó không còn; nó tồn tại độc lập ngoài ý chí con người.

Người ta không thể sáng tạo, hay thủ tiêu qui luật kinh tế mà chỉ có thể phát hiện, nhận thức và vận dụng qui luật kinh tế để phục vụ cho hoạt động kinh tế của mình.

- Qui luật kinh tế là qui luật xã hội, nên khác với các qui luật tự nhiên, qui luật kinh tế chỉ phát sinh tác dụng thông qua hoạt động kinh tế của con người.

Nếu nhận thức đúng và hành động theo qui luật kinh tế sẽ mang lại hiệu quả, ngược lại sẽ phải chịu những tổn thất.

- Khác với các qui luật tự nhiên, phần lớn các qui luật kinh tế có tính lịch sử, chỉ tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định.

Do đó, có thể chia qui luật kinh tế thành hai loại. Đó là các qui luật kinh tế đặc thù và các qui luật kinh tế chung.

Các qui luật kinh tế đặc thù là các qui luật kinh tế chỉ tồn tại trong một phương thức sản xuất nhất định. Các qui luật kinh tế chung tồn tại trong một số phương thức sản xuất.

Ý nghĩa

Nghiên cứu qui luật kinh tế có ý nghĩa quan trọng bởi vì các hiện tượng và quá trình kinh tế đều chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế. Qui luật kinh tế là cơ sở của chính sách kinh tế.

Chính sách kinh tế là sự vận dụng các qui luật kinh tế và các qui luật khác vào hoạt động kinh tế. Nó chỉ đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả kinh tế cao khi nó phù hợp với yêu cầu của qui luật kinh tế, và đáp ứng được lợi ích kinh tế của con người.

Không hiểu biết, vận dụng sai hoặc coi thường qui luật kinh tế sẽ không tránh khỏi bệnh chủ quan, duy ý chí, chính sách kinh tế sẽ không đi vào cuộc sống, thậm chí còn gây hậu quả khó lường.

Quy luật kinh tế là cơ sở của chính sách kinh tế.

- Chính sách kinh tế là sự vận dụng các quy luật kinh tế và các quy luật khác vào hoạt động kinh tế. Nó chỉ đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả kinh tế cao khi nó phù hợp với yêu cầu của quy luật kinh tế, và đáp ứng được lợi ích kinh tế của con người.

- Không hiểu biết, vận dụng sai hoặc coi thường quy luật kinh tế sẽ không tránh khỏi bệnh chủ quan, duy ý chí, chính sách kinh tế sẽ không đi vào cuộc sống, thậm chí còn gây hậu quả khó lường.

Mối quan hệ giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế vừa được VnDoc.com gửi tới bạn đọc. Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đọc đã biết được các mối quan hệ giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế rồi đúng không ạ? Quy luật kinh tế là cơ sở của chính sách kinh tế, chính sách kinh tế là sự vận dụng các quy luật kinh tế và các quy luật khác vào hoạt động kinh tế. Mong rằng qua đây các bạn có thêm kiến thức để học tập tốt hơn môn Triết học nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm mốt số tài liệu được VnDoc.com biên soạn và tổng qua tại tài liệu học tập cao đẳng đại học nhé.

1. Khái niệm:

Quy luật kinh tế đó là sự phản ánh mối quan hệ nhân quả, tất yếu, khách quan, bền vững, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế. Kinh tế hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội, trong đó sản phẩm sản xuất ra dùng để bán, để trao đổi trên thị trường, nó vận động chịu sự tác động các quy luật kinh tế riêng có của nó:Quy luật giá trị, Quy luật cung cầu,Quy luật lưu thông tiền tệ.

2. Quy luật kinh tế bao gồm các quy luật:

* QL cung – cầu

Nguyên lý cung – cầu, hay quy luật cung cầu, phát biểu rằng thông qua sự điều chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng [còn gọi là mức giá thị trường] và một lượng giao dịch hàng cân bằng sẽ được xác định. Mức giá và lượng hàng đó tương ứng với giao điểm của đường cung và đường cầu. Trạng thái cân bằng của một mặt hàng như thế gọi là cân bằng bộ phận. Khi đạt trạng thái cân bằng của cùng lúc tất cả các mặt hàng, kinh tế học gọi đó là cân bằng tổng thể hay cân bằng chung. Ở trạng thái cân bằng, sẽ không có dư cung [lượng cung lớn hơn lượng cầu] hay dư cầu [lượng cầu lớn hơn lượng cung].

v  QL giá trị

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa

Nội dung của quy luật giá trị là:Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.

v  QL lưu thông tiền tệ

Quy luật về số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hoá, là “một trong những quy luật kinh tế quan trọng có ý nghĩa phổ biến” [Mac]. Theo học thuyết của  Mac, QLLTTT được biểu hiện: với tốc độ chu chuyển nhất định của tổng phương tiện thanh toán, tổng số tiền đang nằm trong lưu thông trong một thời gian bằng tổng số giá cả hàng hoá và dịch vụ cần thực hiện, cộng với tổng số các khoản thanh toán đã đến hạn, trừ đi các khoản thanh toán đã bù trừ lẫn nhau, và cuối cùng chia cho tổng số vòng quay [hay tốc độ lưu thông của đồng tiền], trong khi đó cùng những đồng tiền ấy, lần lượt khi thì làm chức năng phương tiện lưu thông, khi thì làm chức năng phương tiện thanh toán. Yêu cầu của QLLTTT là khối lượng tiền thực tế trong lưu thông phải thích ứng với khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Tuỳ theo loại hình lưu thông tiền tệ [lưu thông tiền kim loại, lưu thông tiền giấy, lưu thông tiền tín dụng ngân hàng], QLLTTT chứa đựng các biểu thị khác nhau: quy luật số lượng tiền tệ thực sự cần thiết cho lưu thông; quy luật giá trị thực tế của các dấu hiệu tiền tệ danh nghĩa; quy luật lưu thông tiền tín dụng – giấy bạc ngân hàng. Lạm phát là biểu hiện sự vi phạm các yêu cầu của QLLTTT trong thời kì nhất định của sự phát triển kinh tế – xã hội ở các nước.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • quy luat kinh te
  • các quy luật kinh tế
  • quy luật kinh tế là gì
  • các quy luật kinh tế cơ bản
  • quy luật kinh tế phản ánh những hiện tượng lặp đi lặp lại trong nền kinh tế
  • thực tiễn một số quy luật kinh tế chủ yếu của nền kinh tế thị trường
  • quy luật cơ bản của kinh tế
  • nhưng quy luât kinh tê cơ ban
  • quy luật lưu thông tiền tệ là qui luật
  • Quy luật kinh tế
  • ,

    Video liên quan

    Chủ Đề