Ví dụ về chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan là một chủ nghĩa của Đức Marx và Friedrich Engels, chủ nghĩa này cho rằng thế giới được thể hiện qua các quan niệm, ý thức và các hiểu biết của con người, và đó là một phần không thể thiếu của thế giới thực. Theo chủ nghĩa này, con người không chỉ là một tạo vật, mà còn là một tạo vật có khả năng tư duy và hiểu biết. Vì vậy, con người có thể dựa vào trí tuệ và khả năng tư duy để hiểu và điều chỉnh thế giới xung quanh mình.

Chủ nghĩa duy tâm khách quan là một chủ nghĩa của Immanuel Kant, chủ nghĩa này cho rằng thế giới là một thứ khách quan và không phụ thuộc vào trí tuệ và ý thức của con người. Theo chủ nghĩa này, con người không thể hiểu và điều chỉnh thế giới bằng cách dựa vào trí tuệ và khả năng tư duy, mà phải dựa vào các nguyên tắc khách quan và các luật lý khách quan để hiểu và điều chỉnh thế giới.

BÀI IX. SƠ LƯỢC VỀ CÁC TRIẾT THUYẾT

A. CÁC CHỦ NGHĨA

1. Chủ nghĩa duy tâm

Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tâm thức và thuộc về tâm thức. Là một cách tiếp cập tới hiểu biết về sự tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập với chủ nghĩa duy vật, cả hai đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không phải nhị nguyên hay đa nguyên.

Chủ nghĩa duy tâm có hai khuynh hướng:

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan và coi nó là một cái gì đó hoàn toàn do tính tích cực của chủ thể quy định.

Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận ý thức và tinh thần là thuộc tính thứ nhất [có trước], vật chất là thuộc tính thứ hai [có sau], và coi cơ sở tồn tại không phải là tâm thức con người theo như quan niệm của Chủ nghĩa duy tâm chủ quan mà là một tâm thức nào đó ở bên ngoài thế giới như “tinh thần tuyệt đối”, “lý tính thế giới”, v.v…

Cách tiếp cận tới chủ nghĩa duy tâm của các triết gia phương Tây khác với cách tiếp cận của các nhà tư tưởng phương Đông. Trong nhiều tư tưởng phương Tây, [tuy không có trong tư tưởng của một số triết gia lớn của phương Tây như Platon  Hégel] ý niệm có quan hệ với tri thức trực tiếp của các hình ảnh hoặc quan niệm trí óc chủ quan. Khi đó nó thường được đặt cạnh chủ nghĩa hiện thực mà trong đó sự thực được xem là có sự tồn tại tuyệt đối trước tri thức của ta và độc lập với tri thức của ta. Các nhà duy tâm nhận thức luận có thể khẳng định rằng những thứ duy nhất mà có thể được “biết chắc” một cách trực tiếp là các ý niệm. Trong tư tưởng phương Đông, như được phản ánh trong chủ nghĩa duy tâm Ấn Độ giáo, khái niệm chủ nghĩa duy tâm sử dụng ý nghĩa ý thức, về cốt yếu là ý thức sống động của một Thượng đế có mặt ở mọi nơi, làm nền tảng cho mọi hiện tượng. Một kiểu chủ nghĩa duy tâm châu Á  chủ nghĩa duy tâm Phật giáo.

2. Chủ nghĩa duy vật

Chủ nghĩa duy vật là một hình thức của chủ nghĩa duy vật lí [physicalism] với quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn tại  vật chất; rằng, về căn bản, mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất. Khoa học sử dụng một giả thuyết, đôi khi được gọi là thuyết tự nhiên phương pháp luận, rằng mọi sự kiện quan sát được trong thiên nhiên được giải thích chỉ bằng các nguyên nhân tự nhiên mà không cần giả thiết về sự tồn tại hoặc không-tồn tại của cái siêu nhiên. Với vai trò một học thuyết, chủ nghĩa duy vật thuộc về lớp bản thể học nhất nguyên. Như vậy, nó khác với các học thuyết bản thể học dựa trên thuyết nhị nguyên hay thuyết đa nguyên. Xét các giải thích đặc biệt cho thực tại hiện tượng, chủ nghĩa duy vật đứng ở vị trí đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa duy tâm. Chủ trương theo duy vật, đặc biệt phải kể đến là Karl Marx và Lênin.

3. Chủ nghĩa hiện thực.

Chủ nghĩa hiện thực đôi khi dùng để chỉ quan điểm trái ngược với chủ nghĩa lý tưởng của thế kỷ XVIII, cho rằng một số sự vật thực sự tồn tại bên ngoài đầu óc con người. Tuy nhiên, theo nghĩa cổ điển, chủ nghĩa hiện thực là học thuyết cho rằng những khái niệm trừu trượng gắn với những danh từ chung toàn cầu như “con người” thực sự tồn tại.

4. Chủ nghĩa duy danh.

Trái ngược với chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa duy danh cho rằng những danh từ trừu tượng hoặc toàn cầu chỉ là từ ngữ, chúng biểu thị cho những trạng thái của trí não như ý tưởng, niềm tin hoặc dự định… William xứ Ockham nổi tiếng là người bảo vệ cho chủ nghĩa duy danh, còn được gọi là “khái niệm luận”.

5. Chủ nghĩa duy lý.

Chủ nghĩa duy lý nhấn mạnh vai trò của lý trí con người. Chủ nghĩa duy lý cực đoan tìm mọi cách để gán tất cả kiến thức con người lên nền tảng độc nhất là lý trí. Kiểu lý luận điển hình của chủ nghĩa duy lý bắt đầu bằng những tiên đề không thể chối cãi rành rọt được, để từ đó, bằng các bước logic, diễn dịch ra mọi đối tượng kiến thức có thể có.

Parmenides [sinh năm 510 TCN] được cho là nhà triết học duy lý đầu tiên, người đã tranh luận về việc suy nghĩ thực sự có xảy ra là không thể hồ nghi, mà việc suy nghĩ phải có đối tượng suy nghĩ, do đó, một sự vật phải thật sự tồn tại. Parmenides diễn dịch rằng những gì thật sự tồn tại phải có những tính chất nhất định, thí dụ như, nó không thể bắt đầu tồn tại hoặc chấm dứt tồn tại, nó là một chỉnh thể trọn vẹn, nó giữ nguyên bản chất vĩnh viễn [đúng hơn là tồn tại hoàn toàn bên ngoài thời gian]. Zeno [sinh năm 489 TCN] là học trò của Parmenides, đã tranh luận rằng sự vận động là bất khả thi, và chứa đựng sự mâu thuẫn.

Platon [427-347] cũng bị ảnh hưởng bởi Parmenides, nhưng ông đã kết hợp chủ nghĩa duy lý với một dạng của chủ nghĩa hiện thực. Triết gia này đã cất công xem xét sự tồn tại và bản chất của sự vật. Ông kết luận đặc tính của những bản chất sự vật là chúng mang tính chung trên toàn cầu. Bản chất của một con người, của một hình tam giác, của một cái cây có thể áp dụng cho tất cả con người, tất cả hình tam giác và tất cả các loại cây. Platon tranh luận rằng những bản chất này là những hình thái không phụ thuộc vào trí não, rằng con người có thể biết đến chúng bằng lý trí và bằng cách làm ngơ trước những thứ làm phân tâm do giác quan gây ra.

Chủ nghĩa duy lý hiện đại bắt đầu với René Descartes [1596-1690]. Nghiền ngẫm về bản chất của trải nghiệm tri giác, cũng như những khám phá khoa học trong sinh lý học và quang học, Descartes [và cả John Locke] đã đi đến quan điểm rằng chúng ta trực tiếp ý thức được ý nghĩ, chứ không phải sự vật. Quan điểm này làm nảy sinh ba vấn đề.

– Có phải các ý nghĩ là bản sao thực thụ của những sự vật, sự việc mà chúng đại diện? Cảm giác không phải là sự tương tác trực tiếp giữa các vật thể và ý thức của ta, mà nó là quá trình sinh lý bao hàm sự đại diện [thí dụ như, một hình ảnh trên võng mạc]. Locke nghĩ rằng một “tính chất phụ”, như cảm giác thấy màu xanh lục, không thể nào giống sự sắp xếp các phân tử vật chất sinh ra cảm giác đó, dù là ông cũng nghĩ “những tính chất chính” như hình dạng, kích thước, con số, thực sự có trong các sự vật.

– Ta vẫn chưa rõ làm thế nào những vật thể tự nhiên như bàn, ghế hoặc ngay cả những quá trình sinh lý trong não bộ có thể sản sinh ra những thứ thuộc về tinh thần như ý nghĩ. Điều này là một trong những vướng mắc của một vấn đề triết học nổi tiếng, vấn đề tinh thần-cơ thể.

– Nếu tất cả những gì chúng ta ý thức được chỉ là ý nghĩ, vậy làm sao ta có thể biết được có thứ gì khác tồn tại ngoài ý nghĩ ra?

Descartes nỗ lực giải quyết vấn đề cuối cùng bằng lý luận. Ông đã bắt đầu bằng một nguyên lý mà ông nghĩ là không thể bắt bẻ hiệu quả được: Tôi “biết suy nghĩ”, do đó tôi “tồn tại”. Từ nguyên lý này, Descartes tiến hành xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh về kiến thức [trong đó ông chứng minh sự tồn tại của Thượng đế, bằng một dạng bản thể luận]. Quan điểm của ông đã thu hút được những triết gia như Baruch Spinoza, Gottfried Leibniz  Christian Wolff.

6. Chủ nghĩa kinh nghiệm.

Nói chung, chủ nghĩa duy lý thường đối lập với chủ nghĩa kinh nghiệm, một học thuyết dựa trên cơ sở kiến thức về năm giác quan của con người chúng ta. John Locke, một triết gia theo chủ nghĩa kinh nghiệm đầu tiên của Anh quốc, đưa ra quan điểm chủ nghĩa kinh nghiệm cổ điển trong tác phẩm An Essay Concerning Human Understanding vào năm1689, phát triển một dạng tự nhiên chủ nghĩa  kinh nghiệm chủ nghĩa trên cơ sở các nguyên tắc gần như khoa học.

Trong suốt kỷ nguyên này, những ý tưởng tôn giáo đóng vai trò hỗn hợp trong những nỗ lực của triết học thế tục. Bài phản bác nổi tiếng của giám mục Berkeley bài xích Isaac Newton theo cách của chủ nghĩa lý tưởng là một thí dụ về một triết gia trong trào lưu Khai sáng, [một giai đoạn trong lịch sử]. Họ đúc kết khá nhiều từ những ý tưởng tôn giáo. Các triết gia tôn giáo có sức ảnh hưởng khác gồm có Blaise Pascal, Joseph Butler  Jonathan Edwards. Những triết gia lớn khác như Jean-Jacques Rousseau  Edmund Burke, đã chọn con đường hơi khác. Việc nhiều triết gia thời bấy giờ chỉ tập trung quan tâm những vấn đề được giới hạn đã dự báo cho sự phân chia ra và chuyên môn hoá nhiều lĩnh vực triết học trong thế kỷ XX.

7. Chủ nghĩa hoài nghi.

Chủ nghĩa hoài nghi là một quan điểm triết học nghi vấn khả năng đạt được “bất kì” một loại kiến thức nào. Nó được phổ biến bởi Pyrrho, người tin rằng tất cả mọi thứ đều có thể bị nghi ngờ ngoại trừ “vẻ bề ngoài”. Sextus Empirius [thế kỉ I] miêu tả chủ nghĩa hoài nghi như là một “Khả năng đưa ra một phản đề, trong bất kì cách thức nào, về vẻ ngoài và các đánh giá, và do đó… để đến một trạng thái không còn đánh giá thứ gì nữa và sau đó là sự bình an của tinh thần”. Chủ nghĩa hoài nghi là một thách thức cho chủ nghĩa giáo điều, hay là cho những người nghĩ rằng họ đã tìm ra sự thật.

Sextus chú ý rằng độ tin cậy của sự cảm nhận có thể bị nghi vấn, bởi vì đó là một đặc tính riêng của người cảm nhận. Vẻ bề ngoài của những vật riêng rẽ có thể thay đổi phụ thuộc vào việc nó có xuất hiện cùng với một nhóm hay không: ví dụ, vỏ bào của sừng dê có vẻ như là màu trắng khi được cạo và tách ra riêng, thế nhưng sừng khi còn nguyên vẹn là màu đen. Một thanh bút chì, khi nhìn theo chiều dài, giống như là một que dài; nhưng khi được nhìn từ đầu mũi, nó chỉ giống như một hình tròn.

Chủ nghĩa hoài nghi được hồi sinh trong giai đoạn hiện đại bởi Michel de Montaigne  Blaise Pascal. Tuy nhiên người tiêu biểu nhất và ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa này nhất là David Hume. Hume lý luận rằng chỉ có hai loại lý luận, là có khả năng xảy ra và có luận chứng [probable/demonstrative] [x.Cái nĩa của Hume”]. Cả hai dạng lý luận này đều không thể đưa chúng ta đến niềm tin về sự tồn tại liên tục của một thế giới bên ngoài. Lý luận có luận chứng không thể nào làm điều này, bởi vì chỉ có luận chứng thôi không đủ để thiết lập sự đồng nhất của tự nhiên [chẳng hạn như là nắm bắt được bởi các quy luật và định luật khoa học]. Lý luận suông không thể thiết lập được rằng tương lai sẽ giống như quá khứ. Chúng ta có một số niềm tin nhất định về thế giới [ví dụ: Mặt Trời sẽ mọc ngày mai], nhưng những niềm tin này là sản phẩm của thói quen và truyền thống, và không phụ thuộc vào lý luận. Thế nhưng lý luận về khả năng xảy ra, mà mục đích là đưa chúng ta đi từ những điều quan sát được đến những điều không quan sát được, cũng không thể làm được điều này, bởi vì nó cũng phụ thuộc vào tính đồng nhất của tự nhiên, và không thể nào chứng minh mà không thể đi vào lý luận vòng quanh bằng cách viện dẫn sự đồng nhất. Hume kết luận rằng không có lời giải đáp cho các lý luận hoài nghi ngoại trừ việc mặc kệ nó.

Nhiều triết gia đã nghi vấn các lập luận hoài nghi như vậy. Câu hỏi liệu là chúng ta có thể đạt được kiến thức, tức là “kiến thức của thế giới bên ngoài”, là dựa trên dựa trên một tiêu chuẩn cao thế nào mà chúng ta muốn đánh giá. Nếu chúng ta đặt ra một tiêu chuẩn cao, thì chỉ những điều không còn nghi ngờ gì được và những điều không sai lầm mới đưa lại kiến thức. Nếu chúng ta đặt tiêu chuẩn quá thấp, thì chúng ta chấp nhận những điều điên rồ và những ảo tưởng trở thành những “kiến thức” của chúng ta. Tuy nhiên, ngay cả khi những vấn đề này đã được giải quyết, trong mọi trường hợp, chúng ta phải hợp thức hóa các tiêu chuẩn cho việc hợp thức hóa, dẫn đến việc thoái lui vô hạn [được biết đến như là “chủ nghĩa hoài nghi thoái lui”].

8. Chủ nghĩa lý tưởng

“Chủ nghĩa lý tưởng” là một học thuyết cho rằng hiện thực là hoàn toàn giới hạn bởi đầu óc của chúng ta. Mặc dù nó phụ thuộc vào quan điểm của René Descartes rằng những gì có trong đầu chúng ta được biết trước những điều được biết thông qua các giác quan, chủ nghĩa lý tưởng bắt đầu chính thức bởi George Berkeley. Berkeley lý luận rằng không có những khác biệt về bản chất giữa các trạng thái tinh thần, như là cảm thấy đau đớn, và những gợi ý từ các giác quan. Không có một thứ gì có thể phân biệt được, ví dụ, giữa độ nóng của một đống lửa, và nỗi đau nó tạo ra cho chúng ta. “Trạng thái” chúng ta cảm nhận chứa trong đó tính chất “được cảm nhận” của nó [esse của nó là percipi], và ý kiến “phổ biến một cách lạ lùng trong loài người” rằng nhà cửa, sông núi và sông suối tồn tại độc lập trước khi bất kì ai cảm đó cảm nhận chúng, là sai.

Các dạng của chủ nghĩa lý tưởng khá phổ biến trong triết học từ thế kỉ XVIII đến những năm đầu của thế kỉ XX. Chủ nghĩa lý tưởng siêu việt [Transcendental Idealism], được ủng hộ bởi Immanuel Kant, cho rằng có những giới hạn về những điều có thể hiểu được nếu như nó không được đem ra đánh giá trong những điều kiện khách quan. Kant viết cuốn Critique of Pure Reason [Chỉ trích về lý luận thuần túy – 1781/1787] trong một cố gắng hòa giải các cách tiếp cận trái ngược nhau của rationalism và empiricism và thiết lập một nền tảng mới để nghiên cứu siêu hình học. Mục đích của Kant với tác phẩm này là nhìn vào những gì chúng ta biết và sau đó xem xét những điều gì phải đúng theo cách mà chúng ta biết. Một ý tưởng chính là có những đặc tính cơ bản của hiện thực thoát khỏi những kiến thức trực tiếp của chúng ta bởi vì những giới hạn tự nhiên của khả năng con người. Phương pháp của Kant là theo mô hình của Euclid, mặc dù cuối cùng thì ông thừa nhận rằng lý luận thuần túy và không đủ để khám phá tất cả sự thật. Các tác phẩm của Kant được tiếp nối trong các tác phẩm của Johann Gottlieb Fichte, Friedrich Schelling  Arthur Schopenhauer.

Triết lý của Kant, được biết đến như là chủ nghĩa lý tưởng siêu việt, sau này được làm cho trừu tượng và tổng quát hóa hơn, trong một phong trào được biết đến như là lý tưởng Đức, một dạng của lý tưởng tuyệt đối. Chủ nghĩa lý tưởng Đức đã trở nên phổ biến với sự xuất bản tác phẩm của G.W.F.Hegél vào năm 1807 mang tựa đề Phenomenology of Spirit [Hiện tượng Tinh thần]. Trong tác phẩm này, Hégel khẳng định rằng mục đích của triết học là chỉ ra những mâu thuẫn hiển nhiên trong kinh nghiệm sống của loài người [xảy ra, chẳng hạn như, từ việc nhận thức được rằng mỗi bản thân là vừa là cá nhân chủ động vừa là một người chứng kiến thụ động những gì có trong thế giới] và phải làm xóa bỏ đi những mâu thuẫn đó bằng cách làm cho chúng tương thích lẫn nhau. Quá trình này được gọi là “Hegelian dialectic“. Các triết gia theo truyền thống của Hégel bao gồm Ludwig Andreas Feuerbach, Karl Marx, Friedrich Engels và đôi khi những người Anh theo chủ nghĩa lý tưởng.

Đa số triết lý của thế kỉ XX, bao gồm cả chủ nghĩa hiện tượng lục địa [Continental phenomenology] và trường phái triết học phân tích của Anh-Mỹ, có liên quan đến việc phủ nhận chủ nghĩa lý tưởng, và những giả thuyết của Descartes ẩn dưới đó.

9. Chủ nghĩa thực dụng.

Vào cuối thế kỷ XIX, hai triết gia Mỹ, Charles Peirce  William James, đã đồng sáng lập ra học thuyết “chủ nghĩa thực dụng” [pragmatism]. Về sau học thuyết này được John Dewey phát triển thành thuyết công cụ [instrumentalism]. Những người theo chủ nghĩa thực dụng cho rằng chân lý của đức tin không nằm trong sự tương hợp của họ với thực tại mà nằm ở sự hữu ích và hiệu quả. Bởi lẽ, sự hữu ích của bất kỳ đức tin nào, trong bất kỳ thời điểm nào, có thể phụ thuộc vào hoàn cảnh. Peirce và James đã khái niệm hóa chân lý cuối cùng là cái chỉ được thiết lập trong tương lai, tức cái được đúc kết bởi tất cả các quan điểm. Những nhà phê bình buộc tội chủ nghĩa thực dụng là sự sai lầm của tư duy, vì cách nghĩ này đã quá tin vào cái gì đó chứng tỏ được là có ích và sự hữu ích này là nền tảng cho chân lý của nó. Những nhà tư tưởng trong tín ngưỡng chủ nghĩa thực dụng gồm có John Dewey, George Santayana và C. I. Lewis. Gần đây, chủ nghĩa thực dụng đã dung nạp thêm những chiều kích mới của Richard Rorty  Hilary Putnam.

10. Hiện tượng học.

Edmund Husserl dự định chỉnh đốn lại quan điểm của ông về nền tảng của toán học, và chịu ảnh hưởng của triết gia và nhà tâm lý học Franz Bretano, người ông đã từng học tại Viên, Edmund Husserl bắt đầu đặt nền tảng cho việc tìm hiểu những gì không chỉ là bên dưới những nhận định về toán học mà còn là bên dưới của hệ thống nhận thức nói chung. Trong phần đầu của tác phẩm hai tập của ông, cuốn Logical Investigations [Nghiên cứu về lý luận – 1901], ông đã tấn công vào những luận điểm tâm lý mà ông bị cáo buộc bởi Frege. Trong phần thứ hai, ông bắt đầu phát triển một kĩ thuật về mô tả hiện tượng học, với mục đích chứng minh rằng các đánh giá khách quan thật sự là dựa trên kinh nghiệm nhận thức -tuy không dựa trên kinh nghiệm ban đầu của mỗi cá nhân, nhưng dựa vào các bản chất quan trọng đối với bất kì kinh nghiệm cùng loại đang được xét đến. Ví dụ như ông tìm cách chứng minh rằng tất cả các hành động có ý thức đều có tính chất mang mục đích; nghĩa là chúng mang, hay được hướng về, một nội dung có mục đích. Ông cũng cố gắng đưa ra các bản chất quan trọng của bất cứ một hành động định nghĩa nào. Ông phát triển phương pháp này thêm trong cuốn Ideas [Các ý tưởng] như là hiện tượng học siêu việt, đề nghị rằng chúng ta nên dựa các kinh nghiệm thực tế, và do đó tất cả các ngành của kiến thức loài người, trong một cấu trúc nhận thức của một cá nhân [ego] lý tưởng, siêu việt. Sau đó, ông cố gắng sắp xếp quan điểm siêu việt của ông và thừa nhận là thế giới liên quan lẫn nhau mà trong đó các đối tượng cá nhân tương tác với nhau. Husserl chỉ xuất bản vài cuốn sách trong cuộc đời mình, xem hiện tượng học như là những từ ngữ trừu tượng, nhưng để lại nhiều phân tích cụ thể chưa được xuất bản.

Các tác phẩm của Husserl đã có ảnh hưởng ngay lập tức ở Đức, với sự hình thành các trường phái về hiện tượng học ở München  Göttingen. Hiện tượng học sau này đã nổi tiếng thế giới nhờ vào công của các triết gia như là Martin Heidegger, trước đây là trợ lý nghiên cứu của Husserl, Maurice Merleau-Ponty và Jean-Paul Sartre. Heidegger đã phát triển việc nghiên cứu hiện tượng học để minh họa một hermeneutic. Hermeneutic là một phương pháp diễn đạt sách vở bằng cách lấy ra ý nghĩa của cuốn sách trong hoàn cảnh nó được viết ra. Heidegger đã nhấn mạnh hai yếu tố mới của triết lý hermeneutic: rằng người đọc đem nghĩa của cuốn sách trong thời điểm hiện tại, và rằng các công cụ của hermeneutic có thể được sử dụng để diễn đạt những thứ ngoài sách vở. Các tên tuổi gắn với sự phát triển của hermeneutic bao gồm Hans-Georg Gadamer  Paul Ricoeur. Cũng thông qua các tác phẩm của Heidegger và Sartre, chúng ta thấy tập trung của Husserl trên các kinh nghiệm chủ quan đã ảnh hưởng đến các khía cạnh của chủ nghĩa hiện sinh.

11. Chủ nghĩa hiện sinh.

Mặc dù họ đã không sử dụng từ ngữ này, những triết gia của thế kỉ XIX như là Kierkegaard  Friedrich Nietzsche được xem là cha đẻ của thuyết hiện sinh. Tuy nhiên ảnh hưởng của họ đã mở rộng ra hơn là tư tưởng về chủ nghĩa hiện sinh. Những tác phẩm của Kiekegaard nhắm vào hệ thống triết học lý tưởng của Georg Wilhelm Friedrich Hégel mà ông nghĩ rằng đã mặc kệ hoặc loại trừ đời sống chủ quan bên trong nội tâm của con người. Kierkegaard, ngược lại, cho rằng “sự thật là chủ quan”, biện luận rằng điều quan trọng nhất đối với một người thực sự là những câu hỏi liên quan đến những mối quan hệ cá nhân bên trong người đó với sự tồn tại. Đặc biệt là, Kierkegaard, một người theo Công giáo, tin rằng sự thật của niềm tin tôn giáo là một câu hỏi mang tính khách quan, và người ta phải vật lộn với nó một cách nhiệt tình.

Nhiều triết gia ảnh hưởng bởi Kierkegaard cũng là những triết gia tôn giáo. Danh sách của những triết gia theo chủ nghĩa hiện sinh theo Kitô giáo bao gồm Gabriel Marcel, Nicholas Berdyaev, Miguel de Unamuno  Karl Jaspers [mặc dù ông thích nói về điều ông gọi là “niềm tin có tính triết học”]. Nhà văn người Do Thái Martin Buber  Lev Shestov cũng được cho là có liên hệ với chủ nghĩa hiện sinh. Đến mức độ nào Martin Heidegger nên được xem là một người theo chủ nghĩa hiện sinh là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi, như chiến thuật của ông, trong cuốn sách Tồn tại và thời gian, về những giải thích về sự tồn tại của loài người [Dasein], phải được phân tích theo các thể loại của chủ nghĩa hiện sinh [existentiale], đã làm nhiều bình luận viên xem ông như là một nhân vật quan trọng trong phong trào chủ nghĩa hiện sinh.

Chắc chắn là ông đã ảnh hưởng lên Jean-Paul Sartre người mà, cùng với Albert Camus  Simone de Beauvoir, có lẽ đã trở thành những người ủng hộ nổi tiếng nhất cho chủ nghĩa hiện sinh, khai phá nó không chỉ trong những tác phẩm mang tính lý thuyết như magnum opus của ông “Tồn tại và sự trống rỗng” [L’Être et le Néant], mà còn trong các vở kịch và các cuốn tiểu thuyết. Sartre, Camus và De Beauvoir tất cả đều đại diện cho một nhánh vô thần của chủ nghĩa hiện sinh, mà bây giờ có liên hệ gần hơn với những ý tưởng của họ về nausea, contingency, niềm tin xấu  lố bịch hơn là những ý tưởng mang tính tôn giáo angst của Kierkegaard. Tuy nhiên, sự tập trung vào cá nhân con người, chịu trách nhiệm trước vũ trụ cho sự chân thực của sự tồn tại của anh/cô ta, là điểm chung của tất cả các triết gia.

12. Triết học phân tích.

Triết học phân tích được phát triển để chỉ trích Hegel và những người theo triết lý của ông. Vào năm 1921, Ludwig Wittgenstein xuất bản cuốn sách Tractatus Logico-Philosophicus, đưa ra một hệ thống logic vững chắc về các vấn đề của ngôn ngữ và triết học. Vào thời gian đó, ông đã hiểu rằng đa số các vấn đề của triết học chỉ là những bài toán đố của ngôn ngữ, mà có thể giải thích được dễ dàng bởi các suy nghĩ rõ ràng. Nhiều năm sau đó ông đã đảo ngược lại nhiều lập trường của ông được đưa ra trong cuốnTractatus, như là được viết ra trong cuốn sách thứ hai của ông Philosophical Investigations  – 1953] [Khảo sát về triết học]. Investigations đã khuyến khích sự phát triển của “triết học ngôn ngữ bình dân”, được phát triển bởi Gilbert Ryle, J. L. Austin, và một số người khác. Những người theo “triết học bình dân” có cùng cách nhìn với nhiều triết gia xưa hơn [Jeremy Bentham, Ralph Waldo Emerson  John Stuart Mill], và chính những nghiên cứu triết lý đó đã định hình triết học tiếng Anh trong nửa sau của thế kỉ XX. Tuy nhiên, sự rõ ràng của ý nghĩa được hiểu là có tầm quan trọng cao nhất.

B. TRIẾT ĐÔNG VÀ TRIẾT TÂY [1]

I. Triết học Tây Phương

Truyền thống triết học phương Tây bắt đầu từ những người Hy Lạp và tiếp tục cho đến ngày nay.

Triết học phương Tây đôi khi được phân chia thành nhiều nhánh khác nhau, dựa theo các loại câu hỏi được quan tâm. Các thể loại thường thấy nhất là: siêu hình học, nhận thức luận, luân lý học, và mỹ học. Một số phân nhánh khác gồm logic, triết học tinh thần, triết học ngôn ngữ, triết học chính trị.

Các học giả thường chia triết Tây làm bốn mảng lớn:

– Các triết gia thiên về vũ trụ và hữu thể

– Các triết gia tập chú vào con người như một chủ thể tri thức.

– Các triết gia đánh giá tri thức nhân loại.

– Các triết gia đề cao sự sống và thân phận mong manh dang dở của con người cụ thể.

1. Các triết gia thiên về vũ trụ và hữu thể.

Thời khai sinh triết học Hilạp thường được ví như tuổi thơ: điều đập mạnh vào giác quan chú bé lên năm làm thế giới khả giác với bao kỳ diệu ẩn tàng, gây cho chú nhiều thắc mắc.

Thật ra, các nhà hiền triết trước thời Socrates có một cái nhìn sâu sắc hơn nhiều về vũ trụ. Vũ trụ [cosmos] là một toàn thể trật tự bao gồm tất cả mọi thực tại hiện hữu. Trong quan niệm vũ trụ này, ta khám phá ra hai điểm quan trọng:

– Vũ trụ là một toàn thể chứ không phải những cá vật rời rạc.

– Vũ trụ là một trật tự [ordre] được vận hành lớp lang và phát triển cách tiệm tiến từ chỗ thơ sơ đến hoàn hảo.

Đứng trước một vũ trụ như thế, các nhà hiền triết muốn biết đâu là căn nguyên duy nhất và bất biến của nó. Dĩ nhiên câu trả lời của các ngài chưa vươn tới trật tự siêu hình, nó chỉ rút từ kinh nghiệm thường ngày mà thôi:

– Thales gọi yếu tố căn nguyên của cosmos là nước, Anaximène bảo đó là khí, còn Heraclite khẳng định là lửa. Ba yếu tố này cũng chỉ là nguyên tố chất thể mà thôi.

– Trường phái Élée, gồm có Xénophone và Parménide, đưa ra những yếu tố xem ra tinh tế hơn, nhưng cũng không đi xa hơn vì nhất thể [un] của Xénophone và hữu thể  [être] của Parménide cũng vẫn nằm trong trật tự hữu hình và đương nhiên mang đặc tính chất thể, chứ chưa mang tính trừu tượng và phổ quát như trong triết học của Aristote sau này. Nói tóm, các nhà hiền triết tiền Socrate chỉ chú tâm khảo sát vũ trụ vật lý. Các học giả thời nay có lý gọi họ là các triết gia vật lý.

Có thể phân chia triết học Hy Lạp cổ đại thành thời kỳ tiền Socrates, thời kỳ Socrates và thời kỳ hậu Aristotle. Thời kỳ tiền Socrates có đặc trưng là các suy đoán siêu hình học, thường dưới hình thức của các mệnh đề tổng quát có ý nghĩa bao hàm lớn, chẳng hạn “Tất cả đều là lửa”, hay “Tất cả đều biến đổi”. Các triết gia tiền Socrates quan trọng gồmcó Thales, Anaximander, Anaximenes,Democritus, Parmenides và Heraclitus. Thời kỳ Socrates được đặt tên để vinh danh nhân vật nổi bật nhất của triết học phương Tây, Socrates, người đã cùng với Plato, học trò của mình, cách mạng hóa triết học qua việc sử dụng phương pháp Socrates, nhờ đó đã phát triển những phương pháp rất tổng quát cho việc định nghĩa, phân tích và tổng hợp. Tuy bản thân Socrates không viết gì, nhưng ảnh hưởng của ông đã được truyền bá qua các tác phẩm của Plato. Các tác phẩm của Plato thường được xem là các tài liệu cơ bản của triết học, vì chúng đã định nghĩa các vấn đề nền tảng của triết học cho các thế hệ sau. Các vấn đề này và các vấn đề khác đã được Aristotle tiếp thụ, ông là người đã học tại Hàn lâm viện [trường của Plato], ông thường bất đồng quan điểm với những gì Plato đã viết. Thời kỳ hậu Aristote đã mở đầu bởi những triết gia như Euclid, Epicurus, Chrysippus, triết gia yếm thế Hipparchia, Pyrrho và Sextus Empiricus.

2. Các triết gia tập chú vào con người như chủ thể tri thức.

a. Thời trục triết lý Hy lạp với ba ông tổ: Socrates, Platon và Aristote

+ Socrates

Người ta thường gọi đây là thời trụ hay thời hoàng kim của triết học Hylạp, vì Socrates đã làm một cuộc cách mạng tư tưởng. ông mời gọi ta hãy trở về với chính mình, với khẩu hiệu: “Connais – toi, toi – même” bạn hãy tự biết mình! Các triết gia đi trước Socrates như bị cuốn hút và ngây ngất trước vũ trụ lạ lùng. Đối với Socrates, con người cũng là một vũ trụ, mặc dù nhỏ bé. Theo nghĩa này các triết gia sau này sáng tạo ra chữ microcosmos [tiểu vũ trụ]. Nơi con người có một điều vượt thế giới vật chất, đó là hồn thiêng. Như thế con người trong một trật tự kỳ diệu hơn. Chính nhờ hồn thiêng, con người có trí khôn. Trí khôn là đèn soi cho cuộc sống con người. Đáng tiếc thay, một khi khả năng phán đoán của lý trí bị lệch lạc, điển hình là nơi nhóm ngụy biện thời Socrates, thì mọi đồi bại sẽ xảy ra trong xã hội.

Về điểm này Socrates rất lạc quan, nên ông chủ trương tri hành đồng nhất: Vì biết sai nên làm sai, trái lại biết đúng thì làm đúng [Phải chăng Đức Phật cũng đồng quan điểm khi ngài nói: nguyên nhân của mọi đau khổ và xấu xa là do vô minh, tức mê lầm]. Vậy theo Socrates, khai sáng cho con người biết được lẽ phải, tất nhiên họ làm điều thiện. Ta hãy ghi nhớ quy tắc sau đây của Socrates: “Chỉ cần am tường nhân đức là có thể thành người có đức”.

+ Platon.

Platon như say mê trong cái nhìn lạc quan của thầy mình, nên ông đã đưa trí khôn lên tầng mây. Theo ông, đối tượng của trí khôn không còn là thế giới vật chất nữa, vì nó trôi nổi, biến dịch, nhưng phải xuất phát từ thế giới ý niệm. Ta có thể liên tưởng đến ví dụ cái hang của ông[2]

Nhưng căn cứ vào đâu để xác quyết rằng thế giới ý niệm có thật? Platon đưa ra hai chứng lý:

– Chứng lý luân lý: Đối tượng nhận thức phải bền vững tồn tại, có thể xác lập rõ ràng trong tâm trí bằng những định nghĩa phổ quát. Nhưng nhận thức ấy không thể rút ra từ thế giới vật chất, vì thế giới này, theo Héraclite, luôn biến đổi như nước giữa dòng sông. Vậy bắt buộc phải có một thế giới cao hơn thế giới khả giác, để tri thức có đối tượng mà suy nghĩ.

–  Chứng lý siêu nghiệm: Hẳn thật thế giới khả giác có những thiện hảo. Những thiện hảo ấy có nhiều cấp bậc khác nhau. Sự cao thấp về giá trị chứng minh tất cả đều tham dự vào một sự thiện hảo chung. Nguồn thiện hảo ấy không gì khác hơn là thế giới ý niệm. Đó cũng là thuyết về sự tham dự [participation].

Nhưng ở đây nảy ra thắc mắc: Nếu thế giới vật chất này là hình bóng của thế giới ý niệm, thì thế giới ý niệm cũng có sự cá biệt? Platon  trả lời: đương nhiên là thế giới ý tưởng cũng đa tạp, tương ứng với những định nghĩa mà ta có trong thế giới khả giác; bằng không, làm sao ta có thể có những tư tưởng mạch lạc và khúc chiết? Đàng khác, nếu  ta chối bỏ sự hiện hữu của nhiều ý tưởng trong thế giới ý niệm, ta sẽ hủy bỏ luôn tri thức, vì tri thức là phán đoán, mà phán đoán là so sánh các ý tưởng khác nhau.

Thật ra lý luận như thế, Platon vẫn chưa giải quyết vấn đề bản tính vũ trụ cho đến cuối đời ông. Một đàng kinh nghiệm hằng ngày bắt buộc ông chấp nhận sự hiện hữu của vạn vật, vì ông sử dụng chúng, quan sát chúng: dù ông có suy nghĩ về chúng hay không, chúng luôn hiện hữu. Kẹt một nỗi là ông phải trung thành với định đề triết học mà ông đưa ra: “Suy tưởng và hiện hữu cùng là một” [C’est la meme chose que penser et être]. Hay nói cách khác, một vật chỉ hiện hữu khi nó được suy tưởng. vì ông muốn đưa tri thức lên đỉnh cao, ông đành hy sinh sự hiện hữu của thế giới khả giác. Chính thân xác của ông, vì là vật chất, cũng trở thành nhà tù cho hồn thiêng của ông. Trong trường hợp này, cái chết, được coi như một sự giải thoát. Không lạ gì các triết gia thành Athènes đã nhạo cười khi thành Phaolô giảng về mầu nhiệm kẻ chết sống lại.

+ Aristote.

Là đồ đệ rất được Platon quý mến, nhưng về triết lý, Aristote tỏ ra độc lập hoàn hoàn. Hậu thế còn nhắc lại câu nói bất hủ sau đây: “Amicus Platon, magis amica veritas” [Platon là bạn, nhưng chân lý lại thân hơn]. Vì yêu chân lý hơn nên Aristote mạnh dạn kéo Platon từ tầng mây thế giới ý niệm xuống đất, bằng cách cho thấy nơi phát xuất của các ý niệm ấy.

Theo ông các ý niệm ấy chẳng qua chỉ là mô thể [fome] của các sự vật hữu hình. Chính trí khôn đã cho chúng đặc tính phổ quát, khi trừu xuất chúng khỏi những điều kiện cá biệt, ví dụ màu sắc, chất lượng và các đặc tính khả giác khác. Người ta đã đúc kết triết thuyết của ông về hữu thể học trong một mệnh đề vắn gọn: “Đối tượng tương ứng của lý trí là yếu tính [essence]. Nhưng yếu tính ấy do lý trí trừu xuất từ những vật hữu hình”.

Như thế một đàng ông vẫn duy trì chủ trương của Socrates và Platon là: đối tượng của lý trí phải mang tính phổ quát. Nhưng mặt khác, ông cứu được tính hiện thực cho các sự vật bên ngoài. Nói rõ hơn, Aristote đã nối kết cách hài hòa hai chiều hướng căn bản của lý trí: khuynh hướng thực nghiệm, đề cao nét phong phú của trực giác khả giác, đồng thời khuynh hướng duy lý nhấn mạnh tiềm lực của trí năng.

b.  Các nhóm thừa kế thời Trục [3].

Platon và Aristote như vừa trình bày, là những bậc thầy cự phách, thừa kế Socrates. Hai ông được hậu thế coi như hai dòng sông lớn, từ đó phát xuất bao nhánh nhỏ. Chúng tôi đặc biệt nêu hai nhánh chính sau đây:

+ Nhánh Plotin và thánh Augustino

Thánh Augustino là giáo phụ sáng chói nhất trong Hội thánh Công Giáo. Ngài đã có công đóng góp nhiều sáng kiến trong việc xây dựng khoa thần học Kitô giáo. Nhưng khi trình bày giáo lý đức tin, thánh nhân thường dùng những thuật ngữ triết lý Hilạp, đặc biệt những gợi hứng mang tinh thần của Plotin. Đó là lý do tại sao chúng tôi trình bày học thuyết Plotin song song với cái nhìn triết học của thánh Augustino.

 Plotin [205-270]

Plotin đã lấy lại của Platon sự tách biệt giữa thế giới khả giác và thế giới ý niệm. Nhưng trong tiến trình truy tầm chân lý, Plotin đã đề cao tình yêu. Vì thu nhận tình yêu như yếu tố nền tảng của triết lý, nên triết lý của ông mang tính thần bí [tức nhấn mạnh cảm nghiệm nội tâm].

Về siêu hình học, ông đề xuất bộ ba: Duy nhất thể, thần trí và hồn.

* Duy nhất thể [Unum] là Đấng Tuyệt Hảo [Summum Bonum]. Nhưng nếu là sự thiện [bonum] thì tự nó phải trào tràn [difusivum sui].

* Thần trí [logos, mens] xuất phát từ Duy Nhất Thể, nên cũng vĩnh cửu, nhưng kém hơn một bậc vì là hoa quả của nó. Tuy nhiên, thần trí mang tính nhị nguyên, nghĩa là phân biệt chủ thể và đối tượng, tư tưởng và hành động.

* Hồn [Pssychè, anima]: hồn có mọi đặc tính của Duy Nhất Thể và Thần trí, nhưng hồn tiếp giáp với thế giới vật chất bằng cách sáng tạo và điều khiển.

Về đạo đức học, Plotin đưa ra một nguyên lý độc đáo liên quan đến cuộc “trở về” với Đấng Duy Nhất. Yếu tố quyết định phải là lòng khao khát [désir]. Ông khẳng định: “Mọi hiệu quả tự bản chất bị thúc bách trở về nguồn cội hoàn hảo của mình, vì chính trong nguồn cội ấy, nó tìm được sự hoàn thiện và hạnh phúc”. [Ta có thể lấy hình ảnh: máu chảy về tim hay nhựa cây chảy về rễ]. Nhưng để khơi lên nỗi khát trên đây, ông khuyên ta dùng hai phương thế: Tập chú và thanh lọc. Tập chú là tập đi sâu vào tâm hồn, vì “chiều sâu và chiều cao trao hôn cho nhau” [chiều cao mà ông nói đây là sự Thiện Tối Cao]. Thanh lọc là phải loại dần những gì thuộc về thể xác và vật chất để đi vào nội tâm.

 Thánh Augustino

Về triết học, thánh Augustino đã lấy lại nhiều điểm của Plotin sau khi ngài đã sửa chữa và rửa tội chúng:

Trước hết thánh nhân đã đồng hóa thế giới khả niệm của Plotin với Ngôi Lời, vì Ngôi Lời đã nguồn phát xuất hiện hữu và chân lý [Ga. 1,3 5]. Hạnh phúc nhân loại hệ tại “chiếm hữu” được Ngôi Lời. Ngài là Thiện Hảo tuyệt đối, nơi Ngài không có bóng dáng sự dữ.

Thánh Augustino không chấp nhận thứ bậc trong Tam Linh Vị của Plotin [4]. Nhưng trong tiến trình dẫn con người đến với Đấng Tuyệt Hảo, thánh nhân hoàn toàn đồng ý với Plotin, khi ông này coi nỗi khát là yếu tố quan trọng: “Lạy Chúa,  Chúa dựng nên con cho Chúa, tâm hồn con sẽ mãi nao nức cho đến khi được nghỉ yêu trong Ngài” [Confessio 1,1].

Thánh Augustino mô tả ơn hưởng kiến Thiên Chúa như kết quả của một cuộc vươn lên của tâm hồn khao khát, sau khi đã huy động mọi khả năng của tình yêu, ý chí và trí năng. Câu nói sau đây rất ý nghĩa vì nó gói ghém tất cả cái nhìn tổng hợp của Người: “Gaudium de Veritate” [hoan lạc trong chân lý]. Niềm vui thuộc về con tim và ý chí, còn chân lý là đối tượng của trí năng.

+ Nhánh thánh Thomas và các nhà kinh viện tiếp nối con đường của Aristote.

Kinh viện được dịch từ chữ Scholastique. Schola [trường] nguyên thủy được dùng để gọi các trung tâm văn hóa Âu Châu. Các trung tâm văn hóa nổi danh nhất vào thời đầu Trung Cổ đều nằm trong các Đan viện Biển Đức, chẳng hạn Fulda [Đức], Monte Cassion và Vivarium [Italia], Eichnauer [Áo], Bec [Pháp]…Các nhà cự phách của Kinh viện như thánh Thomas Aquino cũng đã là môn sinh của các trung tâm văn hóa này. Chính trong các đan viện cổ thời trên đây, tác phẩm của các bậc thầy thuộc văn hóa Hilạp và Roma được sao chép và phổ biến trong toàn Âu Châu. Thánh Anselmo, thuộc dòng Biển Đức, là một trong những người đầu tiên đưa lối suy từ Hilạp  vào trong các trường công giáo. Vì thế, các thế hệ tương lai có lý tặng ngài danh hiệu “nhà sáng lập kinh viện”. Tuy nhiên, triết học mang tên kinh viện chỉ phát khởi cách mạnh mẽ khi trường đại học Paris ra đời vào đầu thế kỷ XIII.

– Những nét chung của Kinh viện:

Họ cùng sử dụng một phương pháp và một ngôn ngữ, tức phương pháp lý luận của Aristote, còn ngôn ngữ thì bằng tiếng Latinh.

Họ tiêu hóa kho tàng kiến thức quá khứ, đặc biệt tác phẩm của Aristote và Plotin.

Trong khi sử dụng kho tàng trên, các học giả kinh viện luôn đối chiếu với giáo lý mạc khải bằng cách bổ túc những gì thiếu sót hoặc sửa chữa những gì trái giáo lý đức tin.

* Thánh Thomas Aquino.

Trong phái Kinh viện, có rất nhiều bộ mặt sáng giác như thánh Alberto, Bonaventura, Duns Scot… Nhưng chúng ta không có thì giờ tìm hiểu từng vị, ở đây xin chọn nhân vật tiêu biểu nhất: thánh Thomas Aquino. Hẳn thật chính thánh nhân đã đưa Kinh viện lên đỉnh cao của nó. Vậy đâu là những đóng góp to lớn của thánh “tiến sỹ thiên thần”?

Người ta thường khôi hài rằng: “Thánh Thomas đã rửa tội cho Aristote, như thánh Augustino đã rửa tội cho Plotin”.  Nhưng nói rửa tội là nói đến cải biến một học thuyết, chứ không chấp nhận nó như nó có. Riêng về mặt triết lý, thánh Thomas đã chỉnh lại nhiều điểm của Aristote:

Về siêu hình:

Trong khi Aristote chỉ chứng minh sự hiện hữu của một nguyên động lực tiềm tàng trong vũ trụ, thì thánh Thomas xác định đó là Thiên Chúa, Đấng tạo thành trời đất và sự sống muôn loài.

Trong khi đón nhận cặp “tiềm thể và hiện thể” [puissance et acte] như nguyên lý biến dịch, thánh nhân phân biệt hai loại hiện thể: hiện thể thuần túy và hiện thể kèm theo tiềm thể.

–  Hiện thể thuần túy [acte pur], tức hiện thể không đi sau tiềm thể. Đó là hiện thể của Thượng Đế, vì Ngài hoàn hảo ngay từ đầu.

– Hiện thể kèm theo tiềm thể, đó là tạo vật. Hẳn thật, tạo vật nằm trong dòng biến dịch, nên một trật vừa là hiện thể vừa là tiềm thể, ví dụ cái bàn là hiện thể của gỗ, nhưng là tiềm thể của than hay một đồ vật khác.

Về đạo đức:

Thánh Thomas nhất trí với Aristote rằng mọi người đều đi tìm hạnh phúc; và hạnh phúc sung mãn chính là sự Thiện tuyệt đối. Tuy nhiên thánh Thomas làm sáng tỏ hai điểm:

– Sự thiện tuyệt đối chính là Thiên Chúa, vì Ngài là nguồn mọi sự tốt lành của vạn vật.

– Để đạt được sự Thiện tuyệt hảo, con người phải thể hiện những hành động nhân linh [acte humain], tức những tác động được điều khiển bởi lý trí, ý chí và con tim.

Kết quả của các hành động nhân linh là hạnh phúc, và hạnh phúc tối hậu không gì khác hơn là hưởng kiến Thiên Chúa bằng tình yêu.

3Các triết gia đánh giá tri thc nhân loi

Từ thế kỷ XVII đến XIX được coi như thời phục hưng văn hóa Âu Châu, với sự xuất hiện của khoa học kỹ thuật, nhất là thiên văn học, nhờ những nhà bác học tên tuổi như Copernic, Kèpler và Galilée. Các vị này đã  phá đổ hệ thống vũ trụ học Ptolémée [bị coi như lỗi thời] đã từ lâu gắn liền với Kinh viện [theo hệ thống này trái đất là trung tâm vũ trụ].

Các triết gia như Descartes, Kant lóe mắt trước những thành quả ấy, nên mong ước làm sao biến triết học thành một khoa học chính xác.

Để thực hiện cái mộng ấy, các ông bắt tay vào việc đánh giá [phê bình] khả năng tri thức con người, vì nó là khí cụ chính yếu của triết lý. Qua việc phê bình nhận thức, các ông muốn chôn sống khoa triết học cổ thời và khai sinh một nền triết học mới, chúng ta hãy xem các ông có thành công không?

a. Descartes.

Nói đến Descartes, không ai mà không nhắc đến câu nói nổi tiếng “Cogito ergo sum”, tôi suy tư, vậy là tôi có. Nhưng làm sao ông đi tới được xác quyết đó?

Ông bắt đầu đánh giá tri thức con người, bằng cách cách đề nghị “hoài nghi có phương pháp” [doute méthodique]. Ông lần lượt loại bỏ mọi hệ thống triết học đi trước mà ông cho là vô giá trị, và cuối cùng ông đi đến định đề trên đây như nền tảng của triết học.

“Tôi suy tư cho nên tôi hiện hữu”. Nói cách khác tôi là một hữu thể mà tất cả yếu tính là tư tưởng, bản thể ấy không còn một nơi chốn nào hay phụ thuộc vào cái gì vật chất cả” [Discours de la méthode, première partie].

Đây là một xác quyết mang tính duy tâm. Nhưng phải chăng đây cũng là một sự đầu hàng vô điều kiện trước trách nhiệm khám phá vũ trụ vật chất? Trước đây, con người dùng trí khôn để tìm căn nguyên vũ trụ, nhưng nay thất vọng về thành quả mà các triết gia đi trước đã thu lượm được, ông tống khứ ra khỏi vòng nghiên cứu của mình. Từ nay, con người chỉ nắm chắc một điều, đó là trí khôn của nó. Nhưng trí khôn đây chỉ là một tư duy thuần túy [cogito] không có đối tượng với nội dung rõ rệt, như vậy kết cục, cái ego [tôi] của cogito chỉ là một hữu thể thuần túy, chứ không phải cái tôi của con người.

b. Kant.

Người ta có lý mà khẳng định rằng triết lý của Kant chỉ là khoa phê bình khả năng nhận thức.

Ông không bao giờ phủ nhận sự hiện hữu của vạn vật vì điều đó khoa học thực nghiệm xác quyết rồi. phần ông chỉ hỏi: con người có khả năng nhận thức sự vật tới mức nào? Và đây, ta tóm gọn câu trả lời của ông như sau: lý trí là khả năng của trí khôn, chỉ nhận thức trực tiếp các hiện tượng mà thôi, còn vật tự thể [noumène: na ná như yếu tính trong Kinh viện] vượt tầm hiểu biết của con người.

Con người chỉ có trực giác giác quan về các hiện tượng mà thôi. Mọi cảm giác bị điều động bởi hai điều kiện [phạm trù] tiên thiên, đó là không gian và thời gian. Vì chẳng vật nào ta chứng nghiệm được mà không ở trong không gian và thời gian. Điều ấy, dĩ nhiên ai trong chúng ta cũng hiểu vậy, nhưng có điều này kỳ lạ: đối với Kant, không gian và thời gian không phải là cái gì ở ngoài ta, nhưng là đặc tính của chủ thể ta.

Vậy thì, trí năng đóng vai trò gì trong nhận thức của con người? Trí năng chỉ có nhiệm vụ duy nhất là nối kết các hiện tượng lại thành những tổng hợp. Công việc này được thực hiện với phán đoán. Phán đoán không căn cứ trên các hiện tượng bên ngoài,  nhưng căn cứ trên các phạm trù tiên thiên.

Nhưng những phạm trù tiên thiên ấy bởi đâu mà có? Ông phải nại đến Thiên Chúa. Thật là cái vòng lẩn quẩn! Như thế, ta thấy Kant còn đi xa hơn Descartes trong việc tước bỏ khả năng nhận thức con người.

Trong khi, đối với Descartes, cogito còn có khả năng để nhận thức sự vật, còn Kant tước bỏ hoàn toàn khả năng này, vì chỉ trực giác giác quan đã đủ nhận các hiện tượng của sự vật. Nhưng những hiện tượng ấy đã được khoa học thực nghiệm nghiên cứu một cách chắc chắn rồi, cần gì nhờ đến triết học.

Một khi rỗng tuếch nội dung, thì các kiến thức do giác quan cung cấp thật hết sức trôi nổi; và làm sao phán đoán con người tránh được chủ quan, cho dù các phán đoán ấy đã căn cứ vào các phạm trù tiên thiên.

Kết luận cho triệt này, ta phải nói gì về những đóng góp của Descartes và Kant? Ta phải công nhận dụng ý tốt cả hai ông là làm sao để cho những nhận thức chính xác nhất. Muốn vậy, phải đánh giá chính khả năng nhận thức. Thế nhưng với với những phân tích lắt léo tỉ mỉ của mình, các ông càng làm cho vấn đề phức tạp hơn. Các ông đã mở đường cho hai hướng đi cực đoan: duy tâm và duy vật.

Hegel căn cứ vào chân lý cogito của Descartes để khẳng định chỉ có tinh thần [lý trí và nội dung của nó] là thực hữu: tout ce qui est reel est ratione. Nói rõ hơn: một sự vật chỉ thực sự hiện hữu trong tâm trí con người mà thôi. Hegel còn đi xa hơn: nếu tất cả đều là tinh thần, thì tất cả chỉ là bản thể duy nhất [phiếm thần duy tâm].

Về phía duy vật của Feuerbach và Karl Marx, họ cũng phủ nhận sự phân biệt giữa hiện tượng và tự thể, nhưng thay vì nói như Hegel rằng tất cả chỉ là tinh thần, hai ông lại quả quyết: tất cả đều là vật chất; chỉ vật chất mới thực hữu. Nhưng vật chất của K.Marx không phải là một khối u lì, nhưng mang trong mình một năng lực phát triển: phát triển theo quy luật biện chứng. [Hegel cũng cho rằng tinh thần phát triển theo quy luật biện chứng]. Như thế đối với Hegel hay K.Marx, Thiên Chúa theo nghĩa Kitô giáo bị loại trừ, vì Thiên Chúa ấy, nếu có, sẽ là thành chắn cản trở sự tự do của con người.

4.  Các triết thuyết đương đại: hướng về sư sống và thân phận của con người hiện sinh.

Từ đầu thế kỷ XX, người ta chứng kiến một phản ứng mạnh mẽ vừa đối với duy tâm của Hegel, vừa đối với khoa học chủ nghĩa và duy vật chủ nghĩa nơi các triết gia Âu Mỹ. Tại sao thế?

Vì Hegel có tham vọng trình bày triết học như một hệ thống hoàn bị và hợp lý. Còn khoa học chủ nghĩa và duy vật chủ nghĩa quá chú trọng đến sự phát triển vật chất mà quên giá trị tinh thần của con người. Đại diện cho phản ứng này, ta có thể nêu lên các vị như Henri Bergsson và các triết gia hiện sinh.

a. Henri Bergson giới thiệu thuyết Đà Sống [élan vital].

Đà sống mang tính sáng tạo vì làm nảy sinh các hình thức sống càng ngày càng phức tạp hơn. Để giải thích rõ hơn chủ thuyết này, Henri Bergson so sánh bản năng, trí năng và trực giác với nhau:

Bản năng là một đà sống mang lại cho con vật những phương tiện bẩm sinh hoàn hảo ngay từ đầu, ví dụ con ong thời xưa xây tổ, hút mật làm sao thì con ong hôm nay cũng làm một cách hoàn hảo như nhau.

Trong trường hợp trí năng, đà sống mang lại cho con người một quan năng thực hành, một mưu mẹo biến báo, và chính trong khi thực hành mà lý trí nảy ra những sáng tạo. Tuy nhiên lý trí cũng chỉ hoạt động trong khuông khổ nhất định như phán đoán và suy luận.

Vậy phải có sự can thiệp của một quan năng khác, đó là trực giác. Vì nhờ trực giác ta mới có những hứng khởi và sáng kiến. Trực giác phóng con người khỏi mọi cường tỏa của vật chất để tiến tới một tinh thần tự do thực sự.

b.  Các triết gia hiện sinh.

Trong bài nói về “các nguồn phát sinh triết lý”, chúng ta đã nêu sự đổ vỡ và bất thỏa như nguồn quan trọng và phong phú nhất. Điều ấy, nếu áp dụng cho các triết gia hiện sinh, thì rất đúng. Kierkegaard, ông tổ của thuyết hiện sinh, hẳn thật đã bắt đầu sự nghiệp triết học sau nhiều kinh nghiệm chua cay về cuộc đời dang dở. Các triết gia cổ thời cũng bàn đến con người như là một con người nói chung với một bản tính phổ quát. Bản tính ấy là một kiện tính [đã hoàn chỉnh rồi]. Do đó họ có lý do để mà thỏa mãn về khám phá này. Nhưng bản tính ấy nằm trong trừu tượng, chứ làm gì hiện hữu ở trần gian? Triết gia có sứ mệnh hướng dẫn con người bằng xương bằng thịt đang sống trong một hoàn cảnh cụ thể, cũng như đang hướng tới cùng đích tối hậu của mình.

Vậy khi nhìn đến thân phận thực tế của con người, nhất ra sau những cuộc thế chiến với hàng triệu người nằm gục trong vũng máu, làm sao các triết gia hiện sinh không cảm thấy bức xúc. Nỗi bức xúc ấy có thể làm nảy sinh hai thái độ trái ngược nhau;

–  Hoặc bất mãn rồi buông xuôi trong một cuộc sống hoàn toàn phóng túng như những con thiêu thân.

– Hoặc máu anh hùng sôi lên, coi những đổ vỡ ấy như những vật kích thích vượt qua và nhắm tới siêu việt.

Tuy nhiên cả hai cùng chung một chủ trương là: mỗi con người, với tư cách hữu thể tự do, phải tự tạo bản thân mình như mình muốn. Hữu thể tự do ấy không thể nào trở thành đối tượng nghiên cứu khoa học, nhưng chỉ được tìm hiểu bằng cuộc tiếp cận [approche], bằng những cái nhìn trắc diện như Gabriel Marcel và Karl Jaspers đã đề ra. Nói rõ hơn các triết gia hiện sinh đã ứng dụng rộng rãi phương pháp hiện tượng luận của Hussert. Qua phương pháp ấy, con người trở thành đối tượng làm say mê con người? Vì các nhà hiện sinh mở ra trước mắt chúng ta những khả năng kỳ diệu, nhờ đó ta mới nhận chân được giá trị của mình trong hoàn vũ, đồng thời thúc bách mỗi người chúng ta phải suy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời, một cuộc đời mang tính bi đát, vì nó sẽ mãi mãi dở dang dưới gầm trời này. Như thế, theo các triết gia hiện sinh, ta không bao giờ giải quyết được vấn đề nhân sinh, nhưng chỉ gợi lên những thắc mắc và câu hỏi cho mình và cho những ai nỗ lực tìm câu trả lời cho cuộc sống, khi đặt mình đối diện với Đấng Siêu Việt.

II. Triết học Đông Phương.

Chuyển qua Á Châu, ta cảm thấy nhận một sự an hòa, hướng nội và nhất quán hơn. Với “triết học Đông Phương”, chúng ta đặc biệt tìm hiểu triết học Ấn Độ và Trung Quốc, bởi đây được coi là hai cái nôi của nền văn minh nhân loại cổ.

Các nhà triết học Đông Phương chính yếu gồm Kapila, Yajnavalkya, Thích Ca Mâu Ni, Akshapada Gotama, Nagarjuna, Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Chu Hy, Hàn Phi Tử, Vương Dương Minh, Dharmakirti, Sankara, Ramanuja, Madhvacharya, Sri Ramakrishna, Narayana Guru, Vivekananda, Aurobindo, Ananda Coomaraswamy và Sarvepalli Radhakrishnan.

Triết học Ấn Độ và Trung Quốc có ba thời kỳ rõ rệt: thời chuẩn bị, thời trục [thời của các nhà hiền triết] và thời nghiền ngãm áp dụng.

     Ở Ấn Độ, chúng ta có:

Veda, Upanishad và Phật.

     Ở Trung Ưuốc, chúng ta có:

–      Ngũ Kinh

–      Tứ Thư [Khổng] và Đạo Đức Kinh [Lão].

–     Nho gia…

1. Triết học Ấn độ.

Triết học Ấn Độ có lẽ có thể so sánh được với triết học phương Tây hơn cả. Ví dụ, trường phái Nyaya của triết học Hindu đã khám phá logic như một số nhà triết học phân tích hiện đại; tương tự, trường phái Carvaka mang đặc điểm vô thần và kinh nghiệm chủ nghĩa. Tuy nhiên, có những sự khác biệt quan trọng, chẳng hạn triết học Ấn Độ cổ nhấn mạnh vào các học thuyết của trường phái hay các kinh sách cổ, thay vì nhấn mạnh vào cá nhân các triết gia, đa số họ khuyết danh hoặc tên tuổi không được lưu truyền lại.

Trong lịch sử của tiểu lục địa Ấn Độ, theo sau sự thiết lập của nền văn hóa Aryan/Vedic, sự phát triển của các tư tưởng triết học và tôn giáo đã phát triển trong một giai đoạn trên 2 thiên niên kỉ đã đưa đến sự phát triển của 6 trường phái triết học Hindu aastika [chính thống]. Những trường phái này được xem là đồng nghĩa với Ấn Độ giáo, là một phát triển của Tôn giáo Veda lịch sử.

Triết học Hindu đã làm nên một phần của văn hóa của Nam Á, ảnh hưởng đến tận miền Đông Nam Á.

Nền văn mình xuất hiện trên đất Ấn hơn hai ngàn nghìn năm trước Công nguyên, thuộc về dân tộc Dravidien. Họ đã biết tổ chức một nếp sông xã  hội văn mình, chế ngự thiên nhiên bằng dẫn thủy nhập điền.

Nhưng về tư tưởng, họ ở trong thời vật linh [đồng hóa thần với vật]. Họ đặc biệt tin vào sự sáng tạo trời đất và họ đề cao sự sống. Bởi thế, họ tôn thờ thần Shiva và Kali [thần cha, thần mẹ] hay Linga [dương vật] biểu tượng nguồn sự sống.

Khoảng từ năm 1700-1500, xảy ra một cuộc xâm lăng của dân Aryan, từ niềm Batư tới. Dân này khôn khéo thu nhập tập tục của người bản địa, nhưng không quên truyền bá cho họ triết lý Veda.

Theo giáo sự Nguyên Đăng Thục, triết lý Veda đã đi từ quan niệm vật linh, kinh qua giai đoạn phiếm thần, rồi mới đạt tới quan niệm triết lý về Đại Ngã [Purusa]: “thần Purusa có ngàn đầu, ngàn mắt, ngàn chân. Ngài thâm nhập bằng chính hữu thể của Ngài vào toàn bộ địa giới” [Rig Veda 10,20]. Ngài vừa độc nhất vừa đa đạp nơi vạn vật. Sự kiện này được giải thích bằng lý thuyết tam linh vị: Brahmana [Sáng tạo], Vishnu [bảo tồn], Shiva [hủy diệt].

Từ những kết luận của Veda, nảy sinh triết lý Upanishad. Chủ đề chính của triết lý Upanishad là “đi tìm sự đồng nhất trong những dị biệt”. Người ta phải thể hiện cuộc đi tìm này qua thực nghiệm tâm linh, tức thiền định. Qua thực nghiệm tâm linh, con người được giải thoát khỏi tình trạng vô minh, vì vô minh hệở chỗ phân biệt Brahman và Atman [đại ngã và tự ngã].

Đức Phật đến, ngài tự nhận vai trờ cùa một nhà cách mạng tư tưởng. Ngài kịch liệt đả phá chủ trương phân giai cấp của Upanishad. Theo Ngài, con người bình đẳng trong việc giải thoát bản thân. Để khai sáng cho việc giải thoát mang tính nội tâm này, ngài đã tìm ra nguyên do sinh quả báo, đó là DỤC. Xem ra Đức Phật chỉ chú trọng đến thân phận con người tại thế, như thuyết hiện sinh ngày nay. Tuy nhiên, ngài mặc nhiên duy trì chủ thuyết Upanishad về sự đồng nhất giữa các dị biệt. Chính phái Đại thừa sau này sẽ bổ túc những gì Đức Phật chưa nói ra. Họ khẳng định: Mục đích sự giải thoát  là tìm lại Chân Như. Nhưng Chân Như là gì nếu không phải Đại Ngã  trong Triết Lý Upanishad? Qua đó, chúng ta thấy có sự nhất quán trong triết học siêu hình của Ấn Độ từ Veda đến Đức Phật.

2. Triết học Trung Quốc.

Triết học có ảnh hưởng rất sâu rộng đến nền văn minh Trung Hoa, và cả Đông Á. Nhiều trường phái triết học đã được hình thành trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc, và được biết với tên gọi “Bách gia chư tử”. Bốn trào lưu có ảnh hưởng nhất là Nho gia, Đạo gia, Mặc gia và Pháp gia. Sau này, vào thời nhà Đường, Phật giáo từ Ấn Độ cũng trở thành một trào lưu tôn giáo và triết học. [Cũng nên lưu ý là trong tư tưởng phương Đông, không giống với Tây phương, giữa triết học và tôn giáo không có ranh giới rõ ràng.] Giống với triết học Tây phương, triết học Trung Hoa có nhiều tư tưởng phức tạp và đa dạng với nhiều trường phái và đều đề cập đến mọi lĩnh vực và chuyên ngành của triết học.

Khởi thủy nền văn minh Trung Quốc thật sáng chói với các bậc tiên đế anh minh, thông thạo triết lý về vũ trụ cũng như về tương giao giữa Thiên, Địa, Nhân. Vua Phục Hy đã khai sáng việc xây dựng bộ Kinh Dịch, một bộ sách mà ngày nay hiếm người minh giải được hết mọi bí ẩn trong đó.

– Khổng Tử.

Bộ Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Thư, Xuân Thu làm thành pho Ngũ Kinh Trung Quốc. Đức Khổng Tử đã có công san định các bộ sách ấy, đồng thời sáng tác bộ Tứ thư cùng với sự cộng tác của các môn đệ thâm tín của Ngài. Bộ  Tứ thư gồm có: Đại học,Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử.

Qua nội dung của các sách trên, Đức Khổng muốn xác quyết điểm then chốt nào?

Trước hết chúng ta nên ghi nhận rằng:  vào thời Xuân Thu, chiến tranh xảy ra hầu như liên miên giữa các nước nằm trên đất Trung Quốc hiện nay. Vì vậy, Đức Khổng Tử đã quyết tâm nhập thế để cứu đời. Theo ngài, nguyên nhân sinh ra mọi tranh chấp và chinh chiến là vì trong xã hội thiếu đạo đức.Vì thế ngài đề cao sự giáo dục. Và việc giáo dục phải được áp dụng trước hết cho cấp lãnh đạo quốc gia. Họ phải là bậc quân tử!

Quân tử là người đã đạt “đại học”. Nhưng đại học là gì? “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thần dân, tại chứ ư chí thiện” [con người của đại học hệ ở chỗ làm cho đức càng ngày càng sáng tỏ; gần dân đạt tới tột đỉnh sự thiện]. Nói rõ hơn: quân tử phải là người có nhân đức cá nhân đức hệ ở hai điều: gần dân và hoàn thiện bản thân.

Nhưng ta cũng đừng tưởng đấy chỉ là nghệ thuật sống giữa xã hội mà thôi, vì con người chỉ gần nhau khi họ khám phá ra cái Gốc chung. Nguồn sống và Hạnh phúc chung mà tất cả đều nhắm tới, đó là Thiện, tức  Ông Trời:   “thành giả, thiên địa chi đạo dã.thành chi giả, nhân chi đạo dã” [Trung Dung XX]. Vốn thành, đó là đạo của trời đất. Cố đi tới chỗ thành, đạt đạo của con người.

“Thành” là mục tiêu quân tử nhắm tới, nhưng thành không phải là thành công mà là thành nhân. Vậy đâu là đạo học làm người? Sách Trung Dung trả lời: “Thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo” [Mệnh Trời gọi là tính, theo đúng tính gọi là đạo, cố thành đạo thì gọi là giáo]. Ta thấy trong câu này, mọi tương quan giữa trời và con người, giữa biết và hành động đều được bàn tới

Xin trích thêm một câu khác nữa:

“Cố Quân tử, bất khả dĩ tu thân

Tư tu thân, bất khả dĩ bất sự thân.

Tư sự thân, bất khả dĩ bất tri thân

Tư tri thân, bất khả dĩ bất tri thiên” [Trung Dung. XX]

[vì thế người quân tử không thể không tu thân; muốn tu thân không thể không hiếu kính cha mẹ; muốn kính hiếu cha mẹ, không thể không biết người; muốn biết người không thể không biết trời].

Ở đây chúng tôi nói đến nền tảng “siêu hình” của mọi sinh hoạt quân tử. Một khi biết Trời là nguồn và mẫu mực của cuộc sống, đồng thời nhận ra “tứ hải giai huynh đệ” thì những qui định tam cương ngũ thường sẽ tuân giữ dễ dàng.

Lão Tử.

Sống trong cùng một hoàn cảnh như Đức Khổng Tử, nhưng phản ứng của Đức Lão Tử xem ra khác biệt. Các học giả cho rằng: Khổng Tử nhập thế, còn Lão Tử xuất thế. Nhưng đúng hơn, cả hai đề có xuất có nhập, khác chăng là ở chỗ nhấn mạnh mà thôi!

Hẳn thật không những Đức Khổng Tử chú tâm huấn luyện con người trị nước, mà cả Đức Lão cũng nhấn mạnh điểm này, Ví dụ:

“Thị dĩ dục thương dân, tất sĩ ngôn hạ chi. Dục tiên dân, tát dĩ thân hậu chi. Thị dĩ thành nhơn xử thượng nhi dân bất trọng. Xử tiền nhi dân bất hai, thị dĩ thiên hạ lạc thôi nhi bất yếm” [Đạo Đức Kinh, ch. 66].

[Bởi vậy muốn ở trên dân hẳn phải lấy lời mà hạ mình. Muốn đứng trên dân, hẳn bỏ mình ra đàng sau. Vậy nên thánh nhơn ở trên mà dân không hay, ở trước mà dân không thấy hại. Bởi thế thiên hạ không chán, lại còn đẩy tới trước, bởi không tranh nên thiên hạ không cùng tranh với]

Ở đây bàn ngay đến thuyết vô vi của Lão Tử như điểm căn bản của nhân sinh quan. Qui tắc sống được để ra cho cá nhân cũng như xã hội là giữ sự quân bình. Nhưng làm sao thể hiện được sự quân bình? Phải sống theo Tự Nhiên: “Nhơn pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên” [người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước đạo, đạo bắt chước tự nhiên] [Đạo Đức Kinh, Ch. 25]

Sống tự nhiên là điều độ, hành động vô cầu.

Sống tự nhiên là không làm trở ngại sự phát triển tự nhiên về mặt luân lý, chế độ, tôn giáo hay giáo dục.

Sống tự nhiên là bỏ lối sống ước lệ của xã hội để trở về với đời sống nội tâm thành thật.

Cuối cùng sống tự nhiên là phát huy những đức tính hồn nhiên.

Trong đời sống xã hội thuyết vô vi được áp dụng quan tam bửu: từ, kiệm, bất cảm vi thiên hạ.

Đến đây chúng ta thấy triết thuyết của Lão Tử về nhân sinh và xã hội thật gần với đạo lý của Đức Khổng Tử, Đấng luôn rao giảng đức ái, lòng vô vị lợi, đức khiêm nhu, sự chừng mực và đời nội tâm. Chỉ tiếc một điều là Lão Tử đề cao nguyên lý siêu việt và tuyệt đối mà ông gọi là Đạo. Phải chăng Đạo tương đương với Đại Ngã của Upanishad và lúc đó Lão Tử chủ chương phiếm thần? Hay Đạo chỉ là vòng thái cực trong Kinh Dịch tức nguyên lý vô cực siêu hình? Trong trường hợp này Lão Tử vẫn giữ được niềm tin truyền thống của Trung Quốc ở một Thượng Đế chí tôn, Đấng sáng tạo vũ trụ và con người.

Dù sao  chúng ta thấy cả hai trường phải Khổng và Lão tử có rất nhiều điểm tương đồng, như: cũng nhằm cải  tạo xã hộ thời mình. Dĩ nhiên Khổng Tử nhấn mạnh việc tổ chức hành chánh và việc giáo dục bậc quân tử, còn Lão Tử  nhấn mạnh việc tu tâm dưỡng tính như bước đầu của một cách mạng toàn diện.

[1] Soạn lại dựa theo Giáo án “Triết học nhập môn” của Vp. Dominico Phạm Văn Hiền

[2] Triết học Platon có rất nhiều vấn đề, nhưng một trong những quan điểm liên quan mật thiết đến lý luận mỹ thuật là vũ trụ quan của ông, được thể hiện rõ trong dụ ngôn Hang động mà có lẽ ai cũng biết, nhưng xin nêu lại ý chính:

Hình dung loài người là một bầy tù nhân bị trói chặt trong một hang động, quay mặt vào vách đá ở đáy động. Vì bị trói chặt, đám người không thể ngoái nhìn ra cửa hang, cũng không thể đi ra ngoài hang. [Hệ thống dây trói này là gì, sau này có nhiều kiến giải. Nhưng chí ít chúng là những hạn chế của thể xác với hệ thống giác quan của nó. Ngoài ra còn những trói buộc về tư tưởng, phong tục tập quán v.v.]

Bên ngoài cửa hang là cả một thế giới. Thế giới này được Platon cho là chân, thiện, mỹ. Trong thế giới đó có vô số thứ hay ho, được Platon gọi là các Ideas, ta dịch là các ý tưởng. Theo Platon thì tất cả các Ideas đều tuyệt đẹp và vĩnh cửu, bất biến.

Các vị thần là những sinh linh hay siêu nhân có thể ra ngoài thế giới tự do đó, và biết tất cả những ideas đó. Thương loài người bị cầm tù, các thần làm một số bản copy của một số ý tưởng đó để mang vào hang cho loài người xem. Những bản copy này có thể được coi như những con rối, hay búp bê, làm theo hình mẫu ngoài thế giới vĩnh hằng. Những con rối này được làm bằng các loại vật liệu nào đó, vì thế, chúng có tính vật chất, tính “thực” của chúng, nhưng đó là cái thực của con rối, khác với cái thực của hình mẫu lý tưởng. Từ một ý tưởng mẫu có thể làm ra muôn vàn con rối khác nhau, bằng những vật liệu khác nhau.

Tuy nhiên, do trong hang tối om, và quá nhiều người tù bị trói, nên muốn cho mọi người cùng xem các con rối, các thần làm một hệ thống chiếu phim, giống như hệ thống xem rối bóng hay projector của ta bây giờ. Họ làm một bức tường đằng sau các người bị cầm tù, đặt các con rối lên đó, rồi đốt một đống lửa đằng sau, để cho bóng của các con rối được hắt lên tường. Đống lửa này có thể coi như mặt trời mà ta biết. Nhờ ánh sáng của nó mà ta thấy được bóng của các con rối.

Theo cách hiểu phổ thông thì các con rối chính là những vật, những objects trong thế giới mà ta gọi là tự nhiên khách quan. Ta có thể đoán biết về sự tồn tại của chúng, nhưng vì chúng nằm ngược sáng nên ta không thể nhìn rõ chúng. Còn những thứ mà ta thấy chỉ là cái bóng của chúng mà thôi. Ví dụ như con ngựa ngoài tự nhiên chính là con búp bê ngựa mà các thần làm ra từ ý tưởng, hình mẫu là con ngựa vĩnh cửu. Nhưng cái mà ta cảm nhận được về con ngựa chỉ là cái ảnh của con rối ngựa đó khi được ánh sáng chiếu vào, và cái ảnh này chỉ là một phần của con ngựa ngoài tự nhiên. Và điều quan trọng nữa là bản thân những ảnh này rất khác nhau trong cảm nhận của mỗi người, phụ thuộc vào điều kiện chủ quan của từng người. Có thể nói mỗi con ngựa chúng ta nhìn thấy là tổng hợp của 3 yếu tố: nguồn sáng, bản thân con ngựa ngoài tự nhiên và hệ thống giác quan, cảm nhận chủ quan của mỗi người.

Tới đây, ta có thể tóm tắt một hệ vũ trụ 3 bậc:

– Thế giới vĩnh hằng với các ideas chân thiện mỹ, vĩnh cửu, là mẫu mực của mọi sự vật trong tự nhiên

– Thế giới tự nhiên, vật chất với những con rối, objects được các thần copy từ các idea. 

– Thế giới của các cái bóng của những con rối, là hình ảnh về những sự vật khách quan theo cảm nhận chủ quan của con người.

[3] Thời kỳ trung cổ của triết học bắt đầu từ sự sụp đổ của văn minh La Mã và bình minh của Ki-tô giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Thời kỳ trung cổ mang đến triết học kinh viện Ki-tô giáo, với các tác giả như Augustine xứ Hippo, Boethius, Anselm, Robert Grosseteste, Albertus Magnus, Roger Bacon, Thánh Bonaventure, Thomas Aquinas, John Duns Scotus, William xứ Ockham, Nicholas xứ Cusa và Francisco Suárez. Một nữ triết gia Ki-tô giáo của thời kỳ này là một học trò của Pierre Abélard với tên Héloïse. Các triết gia trong truyền thống kinh viện Ki-tô giáo và các triết gia trong các tôn giáo Abraham chính khác [chẳng hạn các triết gia Do Thái Saadia Gaon và Maimonides, và các triết gia Hồi giáo Avicenna, Al-Ghazali và Averroes] đã có biết đến các công trình của nhau. Các truyền thống tôn giáo này quan tâm đến các câu hỏi về quan hệ giữa con người và Chúa trời. Triết học của thời kỳ này có đặc điểm là sự phân tích về bản chất và các tính chất của Chúa trời; ngành siêu hình học quan tâm đến chất, tính cốt yếu và tình cờ [nghĩa là, các phẩm chất có tính “cốt yếu” với các chất sở hữu chúng hay các chất này chỉ “tình cờ” có các phẩm chất đó], hình thức và khả năng phân chia; ngoài ra còn có lôgic và triết học ngôn ngữ.

Nhiều người trong số các triết gia này đã lấy xuất phát điểm của mình là các lý thuyết của Plato hay Aristotle. Tuy nhiên, những người khác, chẳng hạnTertullian, lại phủ nhận triết học Hy Lạp vì cho rằng nó không đội trời chung với mặc khải và đức tin.

[4] Tam Linh Vị là ba thực tại siêu việt hoặc thực thể [Nhất thể, Tâm trí Thiêng liêng và Linh hồn Thế giới] nâng đỡ thế giới hữu hình và hữu hạn trong đó gồm con người và vật chất cá biệt. Ðôi khi Plotin so sánh Nhất thể với nguồn suối trên cao từ đó tuôn trào các cấp bậc thấp hơn của thực tại.

Chủ Đề