Ví dụ về dân chủ và kỉ luật GDCD 9

Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 3: Dân chủ và kỉ luật được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Tổng hợp lý thuyết và các bài tập kèm theo lời giải, giúp ích cho các em nắm chắc kiến thức môn GDCD lớp 9. Dưới đây là nội dung chi tiết của bài, mời các em cùng tham khảo

Bài: Dân chủ và kỉ luật

  • A. Lý thuyết GDCD bài 3
    • 1. Thế nào là Dân chủ, kỉ luật?
    • 2. Tác dụng
    • 3. Rèn luyện như thế nào?
    • BÀI TẬP
  • B. Trắc nghiệm GDCD bài 3

A. Lý thuyết GDCD bài 3

1. Thế nào là Dân chủ, kỉ luật?

* Dân chủ là:

- Mọi người làm chủ công việc

- Mọi người được viết được cùng tham gia.

- Mọi người góp ý kiến thực hiện kiểm tra giám sát

* Kỉ luật là:

- Tuân theo quy định của cộng đồng

- Hành động thống nhất để đạt chất lượng cao.

2. Tác dụng

- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận nhận thức, ý trí và hành động.

- Tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân

- Xây dựng xã hội phát triển về mọi mặt

3. Rèn luyện như thế nào?

- Mọi người cần tự giác chấp hành kỷ luật

- Các cán bộ lãnh đạo, các tổ chức XH tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy Dân chủ, kỉ luật.

- HS vâng lời bố mẹ thực hiện quy định của trường.

Bài tập

1. Theo em, những việc làm nào sau đây có nội dung thể hiện tính dân chủ, tính kỉ luật và việc làm nào không? Tại sao?

a) Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy của trường; học sinh được thảo luận

b) Ông Bính - tổ trưởng tổ dân phố - quyết định mỗi gia đình nộp 5.000 đồng để làm quỹ thăm hỏi những gia đình khó khăn

c) Nam đến trường dự sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch

d) Thầy chủ nhiệm giao cho Hùng điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người đã tích cực phát biểu ý kiến

e) Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát với nhau trên sân cỏ, không tuân theo quyết định của trọng tài.

Trả lời

- Những hoạt động thể hiện tính dân chủ là: (a), (c), (d)

+ (a) Nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh được thảo luận nội quy và thống nhất thực hiện, đây là một việc làm phát huy tính dân chủ của học sinh

+ (c) Nam đã thể hiện quyền dân chủ của mình là sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch.

+ (d) Thầy chủ nhiệm đã tạo điều kiện cho Hùng phát huy vai trò trách nhiệm của người cán bộ lớp.

- Những hoạt động thiếu tính dân chủ:

+ (b), ông Bính đã tự quyết định số tiền mỗi gia đình phải nộp mà không thông qua bàn bạc với các hộ gia đình, đây là việc làm thiếu tính dân chủ

- Hoạt động thể hiện tính thiếu kỉ luật:

+ (e): các cầu thủ không thực hiện đúng quy định kỉ luật trận đấu và tôn trọng quyết định của trọng tài

2. Hãy kể lại một việc làm của em về thực hiện tốt tính dân chủ và tính kỉ luật của nhà trường?

Trả lời

Trong giờ sinh hoạt lớp vào thứ 7, sau khi bạn lớp trưởng nhận xét những mặt ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần qua và đề nghị các bạn cho ý kiến, trong đó có một giờ học Giáo dục công dân bạn Khuê đã đưa bài tập Sử ra để làm, vì thế cô giáo đã trừ điểm thi đua của lớp. Em đã có góp ý với bạn Khuế phải thực hiện nghiêm túc kỉ luât giờ học. Giờ nào việc nấy, nếu bạn làm như vậy không những vi phạm nội quy học tập, kỉ luật của nhà trường mà còn thể hiện thái độ không tôn trọng cô giáo bộ môn Giáo dục công dân.

3. Hãy phân tích và chứng minh nhận định: "Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh tập thể"?

Trả lời:

Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy tiềm năng chí tuệ của mình đóng góp vào những công việc của tập thể, dân chủ tạo ra hoạt động công khai; kỉ luật là điều kiện tạo nên tính thống nhất trong hành động. Kỉ luật là điều kiên đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả; phát huy dân chủ và kỉ luật là khai thác có hiệu quả tiềm năng cả quần chúng, là sức mạnh của một tập thể biết đoàn kết, thống nhất trong hành động để đạt hiệu quả trong công việc

4. Theo em, để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì?

Trả lời:

- Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải:

+ Có ý thức rèn luyện, có ý thức tổ chức kỉ luật

+ Thực hiện đúng nội quy của nhà trường, của lớp đề ra

+ Tham gia phát biểu xây dựng bài

+ Tham gia góp ý xây dựng kế hoạch của lớp, góp ý xây dựng trong những giờ sinh hoạt lớp

+ Dân chủ nhưng cần có tổ chức, có ý thức xây dựng tập thể lớp

5. Em hãy sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về dân chủ, kỉ luật

Trả lời:

* Tục ngữ:

- Muốn tròn phải có khuôn

Muốn vuông phải có thước

- Đất có lề, quê có thói

- Quân phát bất vị thân

* Ca dao:

- Bề trên ở chẳng kỉ cương

Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa

* Danh ngôn:

"Nước ta là nước dân chủ

Bao nhiêu lợi ích đều vì dân

Bao nhiêu quyền hạ đều của dân

Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân"

Hồ Chí Minh

6. Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và quy định lẫn nhau. Dân chủ mà không có kỉ luật sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn, vô chính phủ. Và ngược lại, nến có kỉ luật mà thiếu dân chủ sẽ dẫn đến sự áp đặt chủ quan, không sáng tạo, không hiệu quả. Do đó dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật, ngược lại, kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.

7. Lớp 9C tổ chức buổi họp để chuẩn bị cho Hội trại 26/3. Khi cả lớp và cô giáo đang lắng nghe bạn Huy lớp trưởng phân công nhiệm vụ cho từng tổ thì bạn Thành đứng phắt dậy phản đối. Bạn Thành cho rằng lớp trưởng không công bằng khi phân công nhiệm vụ giữa các tổ. Một số bạn đề nghị Thành giữ trật tự để nghe bạn Huy trình bày xong rồi hãy phát biểu ý kiến. Bạn Thành cho rằng trong một tập thể dân chủ thì mình có thể phát biểu bất cứ lúc nào mình muốn.

Em có đồng ý với suy nghĩ và hành vi của bạn Thành hay không? Tại sao?

Trả lời:

Em không đồng ý với suy nghĩ và hành động của bạn Thành. Việc Thành được phép phát biểu là thể hiện sự dân chủ nhưng dân chủ phải gắn liền với kỉ luật. Ở đây bạn Thành đã thể hiện quyền dân chủ nhưng không tuân theo kỉ luật. Vì thế suy nghĩ vag hành động của bạn càn được nhắc nhở, phê bình.

B. Trắc nghiệm GDCD bài 3

Câu 1: Trong buổi họp lớp các thành viên trong lớp được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương trình văn nghệ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Trung thành. B. Kỉ luật. C. Dân chủ. D. Tự chủ.

Đáp án: C

Câu 2: Biểu hiện của dân chủ là

A. Phát biểu tại hội nghị.

B. Đóng góp ý kiến tại buổi sinh hoạt lớp.

C. Góp ý vào Luật Giáo dục.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 3: Biểu hiện của kỉ luật là

A. Không vứt rác ở nơi công cộng.

B. Không hút thuốc tại bệnh viện.

C. Không đi học muộn.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 4: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là

A. Khiêm nhường. B. Dân chủ. C. Trung thực. D. Kỉ luật.

Đáp án: B

Câu 5: Những quy định chung của cộng đồng, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động được gọi là?

A. Kỉ luật. B. Pháp luật. C. Tự trọng. D. Trung thực.

Đáp án: A

Câu 6: Trong cuộc họp tổ dân phố, ông N là trưởng tổ dân phố, vì ông V mâu thuẫn với ông N nên trong cuộc họp về vấn đề vệ sinh môi trường khi dân phố ông N đã không cho ông V phát biểu ý kiến. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Ông N là người tự chủ.

B. Ông N là người trung thực.

C. Ông N người thật thà.

D. Ông N vi phạm quyền dân chủ của công dân.

Đáp án: D

Câu 7: Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là?

A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.

B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.

C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.

D. Dân chủ là điều kiện đảm bảo cho kỉ luật được thực hiện.

Đáp án: D

Câu 8: Coi cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Vi phạm quyền tự chủ.

C. Vi phạm kỉ luật.

D. Vi phạm quy chế.

Đáp án: C

Câu 9: Thực hiện dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa là?

A. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.

B. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển.

C. Nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 10: Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “…” đó là?

A. Tạo cơ hội.

B. Là điều kiện.

C. Là động lực.

D. Là tiền đề.

Đáp án: A

  • Giải bài tập SGK GDCD 9 bài 3: Dân chủ và kỉ luật
  • Giải bài tập SGK GDCD 9 bài 4: Bảo vệ hòa bình

Như vậy là VnDoc đã chia sẻ Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 3: Dân chủ và kỉ luật. Hy vọng với nội dung bài này sẽ giúp các em học sinh nắm chắc khái niệm của tính dân chủ và kỉ luật, ách rèn luyện tính dân chủ và kỉ luật tại xã hội và trong trường học...từ đó vận dụng tốt vào trả lời các câu hỏi trắc nghiệm cuối bài. Chúc các em học tốt nếu có thắc mắc các em có thể Hỏi - đáp để trao đổi về bài tập nhé

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 3: Dân chủ và kỉ luật. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 9 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới