Ví dụ về sử dụng có hiệu quả nguồn vốn

Hiệu quả nguồn vốn vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm

Chương trình cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm là hoạt động tín dụng chính sách có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm (GQVL), giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn.

Ví dụ về sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
Mô hình chăn nuôi gà cho thu nhập cao ở xã Ban Công (Bá Thước).

Chúng tôi đến thăm mô hình sản xuất đồ mộc dân dụng của gia đình anh Nguyễn Văn Cường, xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa, Tỉnh Thanh Hóa), anh cho biết: Trước đây, gia đình chủ yếu sản xuất nông nghiệp, kinh tế rất khó khăn. Sau khi tham quan và học nghề ở một số xã lân cận, anh về bàn với vợ đầu tư mở xưởng mộc dân dụng và nhận làm phần đồ gỗ cho các công trình xây dựng nhỏ trong xã và các địa phương khác trong huyện. Ban đầu xưởng của anh gặp rất nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm và nhất là thiếu vốn để mở rộng sản xuất. Được sự tư vấn, giới thiệu của hội nông dân xã, anh tham gia tổ tiết kiệm vay vốn và được vay số tiền 20 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm của tỉnh thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) với lãi suất ưu đãi 6%/năm. Nhờ nguồn vốn trên cộng với số tiền tích lũy của gia đình, anh chị đã đầu tư, trang bị thêm máy cưa, máy xẻ, máy chà gỗ và mua thêm gỗ để sản xuất. Nhờ vậy, xưởng mộc của gia đình có thể mở rộng sản xuất và nhận thêm nhiều công trình. Đến nay, trung bình mỗi năm, xưởng mộc đem về nguồn thu nhập cho gia đình từ 50-70 triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động trong thôn với mức thu nhập trung bình từ 4,5-6 triệu đồng/người/tháng. Thời gian tới, gia đình mong muốn được nâng mức vay và gia hạn thêm thời gian vay để có điều kiện mở rộng hơn nữa sản xuất của gia đình.

Cũng như gia đình anh Cường, gia đình bà Phùng Thị Quý, thôn 5, xã Cẩm Thành (Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa) trước đây thuộc diện hộ nghèo, năm 2010 gia đình bà được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH để chăn nuôi gà. Đến nay bà Quý đã là chủ trang trại gà nuôi gia công với quy mô trên 1.500 con. Bà Quý cho biết: Trước kia, tôi thường chăn nuôi nhỏ lẻ, số lượng gà không vượt quá trăm con vì lo giá cả biến động, dịch bệnh thất thường, việc đầu tư nuôi số lượng lớn là mạo hiểm với người làm nông như tôi. Năm 2010, thấy một số mô hình trang trại gà nuôi gia công ở địa phương phát triển, cho hiệu quả kinh tế, tôi đã mạnh dạn vay vốn từ NHCSXH xây dựng chuồng trại và phát triển chăn nuôi. Nay, gia đình tôi đã thoát nghèo và trở thành hộ khá của xã, không chỉ xây nhà tầng khang trang, sắm được ô tô mà còn tạo việc làm thường xuyên cho 3-5 lao động địa phương.

Với chức năng chuyên quản lý và cho vay các chương trình tín dụng chính sách, NHCSXH đã tận dụng nguồn vốn để giải ngân cho vay đến đối tượng cần vốn, triệt để sử dụng nguồn vốn của quỹ để cho vay, vì vậy, hệ số sử dụng vốn không ngừng được nâng cao. Chương trình cho vay GQVL đã góp phần giải quyết được nhiều việc làm, góp phần khôi phục các ngành nghề truyền thống, đã hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và hộ gia đình để mở rộng sản xuất, thu hút tạo việc làm cho nhiều người lao động đặc biệt là lao động bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lao động nữ, người tàn tật, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.

Hiệu quả từ chương trình cho vay GQVL đã được cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương đánh giá cao và đồng tình ủng hộ. Tuy vậy, vẫn còn đó những trăn trở của nhà quản lý nguồn vốn GQVL. Đó là nguồn vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm còn hạn chế, hàng năm ngân sách Nhà nước bổ sung từ 300 đến 400 tỷ đồng nên chưa đáp ứng được nhu cầu vốn để tạo việc làm, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Mức cho vay trên một hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh còn thấp. Cơ chế điều hành vốn cũng đang còn bất cập. Việc phân cấp ra quyết định duyệt dự án và cho vay cũng cần phải giao cho cấp cơ sở thực hiện, vì mức cho vay không lớn, cấp Trung ương, cấp tỉnh và các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tập trung chỉ đạo, giám sát kiểm tra. Bên cạnh đó, cũng cần có quy định cụ thể hơn về tiêu chí tăng lao động, tạo việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và hộ gia đình khi vay vốn; về xử lý nợ rủi ro đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách nói chung, đối với các đối tượng vay vốn giải quyết việc làm nói riêng cho phù hợp.

Ông Hoàng Văn Trung, Trưởng Phòng Lao động - Tiền lương và Bảo hiểm xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa) (LĐTB&XH) cho biết: Năm 2018, Sở LĐTB&XH phối hợp với NHCSXH tỉnh tổ chức thẩm định và cho vay hơn 1.500 dự án của người lao động và cơ sở sản xuất, kinh doanh từ Quỹ Quốc gia về việc làm (ước doanh số cho vay đạt trên 60 tỷ đồng), giúp duy trì và tạo việc làm cho 3.850 lao động. Để giúp người dân tiếp cận thuận lợi và sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, Sở LĐTB&XH phối hợp với NHCSXH tỉnh, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm thông qua nhiều hình thức để người dân biết quy trình vay vốn và đăng ký tham gia khi có nhu cầu. Thực hiện tốt công tác tư vấn việc làm, định hướng cho vay, mục tiêu sử dụng vốn vay, giúp người lao động tìm được công việc phù hợp với khả năng. Tổ chức thẩm định và phê duyệt các dự án đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi cho các đối tượng vay vốn; cho vay đúng đối tượng, tạo điều kiện cho người vay và sử dụng vốn vay hiệu quả trong giải quyết việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại các địa phương.

Theo Báo Thanh Hóa

Nguồn vốn có vai trò quan trọng và không thể thiếu với bất kỳ doanh nghiệp nào. Quản trị nguồn vốn hiệu quả là điều mọi doanh nghiệp cần quan tâm.

I. Quản trị nguồn vốn là gì?

Nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà thông qua đó đơn vị có thể khai thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản cho đơn vị. Nguồn vốn bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Quản trị nguồn vốn chính là việc doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn chủ sở hữu và quản lý nợ phải trả để đảm bảo luôn có tiền cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Ví dụ về sử dụng có hiệu quả nguồn vốn

II. 7 cách quản trị nguồn vốn hiệu quả

1. Lập kế hoạch xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động của công ty

Doanh nghiệp cần dựa vào những chỉ tiêu tài chính kỳ trước, dự đoán các biến động trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế để lập kế hoạch huy động vốn. Từ kế hoạch đó bắt đầu tính toán con số còn thiếu và lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Một số lưu ý để doanh nghiệp lập kế hoạch vốn lưu động thành công là:

  • Kế hoạch vốn được lập phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh
  • Kế hoạch vốn được lập khi đảm bảo đã phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh stees – tài chính của kỳ trước
  • Kế hoạch vốn được lập khi đã có dự đoán về tình hình kinh doanh cũng như khả năng tăng trưởng năm tới và biến động thị trường

2. Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh và vốn lưu động

Một số nguồn vốn từ bên ngoài mà doanh nghiệp có thể huy động là:

  • Vay ngân hàng: Đây là nguồn vốn bổ sung chứ không thể và không phải là nguồn vốn hình thành nên vốn lưu động của công ty
  • Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Đây là hình thức hợp tác mà qua đó các doanh nghiệp không những tăng được vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ
  • Vốn chiếm dụng: Đây không thể và không phải là nguồn vốn huy động chính vì bản chất của chúng là các khoản nợ phải trả người bán hay người mua trả tiền trước.

3. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng

Có 4 điều lưu ý trong công tác quản lý các khoản phải thu là:

  • Theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu theo thời gian, tránh để các khoản phải thu này rơi vào tình trạng nợ khó đòi
  • Nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán
  • Cần có các biện pháp khéo léo để giữu gìn các mối quan hệ, bạn hàng mà vẫn thu được các khoản nợ
  • Khi mua hàng hoặc thanh toán trước, thanh toán đủ phải yêu cầu người lập các hợp đồng bảo hiểm tài sản mua nhằm tránh thất thoát, hỏng hóc hàng hóa dựa trên nguyên tắc “giao đủ, trả đủ” hay các chế tài áp dụng trong ký kết hợp đồng

Để quản lý tốt các khoản nợ phải thu, tuổi nợ cũng như hạn nợ, rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm kế toán online AMIS.VN có chức năng quản lý nợ.

Ví dụ về sử dụng có hiệu quả nguồn vốn

4. Sử dụng hiệu quả vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi

Ví dụ dưới đây sẽ cho thấy, nếu có biện pháp sử dụng hiệu quả vốn nhàn rỗi, doanh nghiệp sẽ sinh lời bao nhiêu. Trong năm 2008, lượng tiền của công ty nhập khẩu socola tập trung chủ yếu tại ngân hàng (1 tỉ 510 triệu chiếm tỷ trọng 92,6%). Với số tiền gửi ngân hàng lớn như vậy, công ty đã đánh mất cơ hội đầu tư cho các hoạt động khác hứa hẹn nhiều lợi nhuận như kinh doanh tài chính, bất động sản…

Ví dụ về sử dụng có hiệu quả nguồn vốn

5. Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho

Để quản lý tốt hàng tồn kho, doanh nghiệp cần lưu ý tới các điểm sau để tránh thất thoát hàng hóa:

  • Kiểm tra kỹ đầu vào để loại bỏ ngay từ đầu những hàng hóa kém chất lượng, tránh gây thiệt hại cho công ty
  • Thường xuyên kiểm tra sổ sách và có biện pháp giải phóng hàng tồn đọng, để nhanh chóng thu hồi vốn
  • Điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu hàng hóa dựa vào sự biến động thị trường.

Cũng giống như công nợ, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi hàng tồn kho để biết có vượt định mức tồn kho tối thiểu không hay cần xử lý như thế nào với lượng hàng hóa tồn động quá nhiều

>>Xem thêm: 6 cách nâng cao hiệu quả quản lý kho hàng

6. Bán hàng tốt để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Để mở rộng hệ thống tiêu thụ, doanh nghiệp cần lưu ý tới một số điểm sau:

  • Xây dựng và mở rộng hệ thống dịch vụ ở những thị trường đang có nhu cầu thông qua công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng
  • Áp dụng chính sách giá cả ưu tiên, điều kiện thanh toán và phương tiện vận chuyển với những đơn vị mua hàng nhiều, thường xuyên hay có khoảng cách vận chuyển xa
  • Tăng cường quan hệ hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng đồng thời thiết lập hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối tiêu thụ trên diện rộng.

7. Quan tâm đến công tác quản trị rủi ro

Các biện pháp để phòng ngừa rủi ro là:

  • Mua bảo hiểm hàng hóa đối với những hàng hóa đang đi đường cũng như hàng hóa nằm trong kho
  • Trích lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng giảm giá hàng bán tồn kho
  • Cuối kỳ, công ty cần kiểm tra, rà soát, đánh giá lại vật tư hàng hóa, vốn bằng tiền, đối chiếu sổ sách kế toán để xử lý chênh lệch

>> Xem thêm: Quản trị rủi ro là gì? Tại sao doanh nghiệp cần quản trị rủi ro?

Anh/ Chị có thể để lại email để nhận thêm các thông tin, kinh nghiệm hữu ích khác về quản trị tài chính, quản lý dòng tiền của doanh nghiệp!

  • TAGS
  • quản trị nguồn vốn
  • quản trị vốn lưu động