Vì sao con người có khả năng miễn dịch

Bạn vẫn cần phải tiêm chủng cho con. Mặc dù những bệnh này có thể đã được xóa sổ ở quốc gia hay khu vực bạn đang sinh sống, nhưng chúng ta đang sống ở một thế giới ngày càng kết nối nhiều hơn, điều này nghĩa là dịch bệnh có thể lan từ nơi này sang nơi khác.

Miễn dịch cộng đồng là gì?

Nếu trong cộng đồng bạn sinh sống  có đủ số người được tiêm chủng một bệnh nào đó, thì cộng đồng đó có thể đạt tới mức độ miễn dịch cộng đồng. Khi cộng đồng được miễn dịch, dịch bệnh không thể dễ dàng lây lan từ người này sang người khác vì phần lớn mọi người đã được miễn dịch. Miễn dịch cộng đồng tạo ra một tầng bảo vệ chống lại bệnh cho cả những người chưa được tiêm chủng, như trẻ sơ sinh.

Miễn dịch cộng đồng có thể phòng ngừa, ngăn chặn bùng phát và lây lan dịch bệnh. Bệnh ngày càng hiếm xảy ra và thậm chí có thể hoàn toàn biết mất không còn tồn tại trong cộng đồng.

Vắc-xin có thể khiến con của tôi bị ốm không?

Vắc-xin cực kỳ an toàn, những tác dụng phụ nghiêm trọng của vắc-xin rất hiếm. Hầu hết các triệu chứng ốm mệt hay khó chịu sau khi tiêm vắc-xin rất nhẹ và tạm thời, ví dụ như hơi đau nhức ở nốt tiêm hoặc sốt nhẹ. Những triệu chứng này có thể được kiểm soát bằng việc dùng thuốc giảm đau do bác sỹ kê, hoặc đắp khăn lạnh lên nốt tiêm. Nếu cha mẹ cảm thấy lo lắng, cha mẹ cần phải hỏi bác sỹ hoặc nhân viên y tế. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng không có bằng chứng nào cho thấy sự liên quan giữa vắc-xin và bệnh tự kỷ.

Vắc-xin có thể phòng ngừa những bệnh gì?

Vắc-xin bảo vệ con bạn khỏi những bệnh nguy hiểm như bại liệt – căn bệnh có thể gây liệt; bệnh sởi – căn bệnh có thể gây viêm não và mù; và bệnh uốn ván – có thể gây co cứng cơ kèm theo đau và khó nhai, khó bú [ở trẻ sơ sinh] và khó thở. Hãy tìm hiểu thêm về danh sách các vắc-xin phổ biến và những bệnh mà vắc-xin có thể phòng ngừa tại đây 

Tôi có thể trì hoãn, không đưa con đi tiêm chủng theo lịch tiêm chủng không?

Một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ con bạn là tuân thủ theo lịch tiêm chủng ở quốc gia mà bạn sinh sống. Nếu bạn trì hoãn và chậm không đưa con đi tiêm vắc-xin, bạn sẽ làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh cho con mình.

Tôi có thể để con tôi bị thủy đậu mà không cần đi tiêm vắc-xin?

Mặc dù thủy đậu là một bệnh nhẹ, nhiều bậc cha mẹ có thể vẫn còn nhớ bệnh này từ hồi họ còn nhỏ [vắc-xin thủy đậu lần đầu tiên được giới thiệu năm 1995], nhưng một số trẻ em vẫn có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong hoặc khuyết tật vĩnh viễn. Vắc-xin giúp xóa bỏ nguy cơ biến chứng từ bệnh thủy đậu, và phòng tránh trẻ mắc thủy đậu lây sang anh chị em ruột, bạn bè hoặc bạn cùng lớp.

Lịch tiêm chủng hợp lý được khuyến cáo cho trẻ em như thế nào?

Lịch tiêm chủng của mỗi quốc gia khác nhau, phụ thuộc vào loại bệnh nào là phổ biến nhất. Bạn có thể tìm hiểu tổng quan về các vắc-xin được khuyến cáo và ngày tiêm chủng từ trung tâm y tế ở địa phương, bác sỹ hoặc Bộ Y tế ở quốc gia bạn sinh sống.

Miễn dịch là cơ chế bảo vệ ngăn vi khuẩn và vi rút gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Nói cách khác, miễn dịch là khả năng tự bảo vệ vốn có của cơ thể con người và có ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của chúng ta. Khả năng miễn dịch của con người giảm dần khi chúng ta già đi. Ngoài ra, việc tập luyện nặng và căng thẳng quá mức cũng có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch.

Một nghiên cứu đã được thực hiện để xem xét lợi ích của việc dùng cystine và theanine để ngăn ngừa cảm lạnh trong mùa đông – khoảng thời gian con người dễ mắc phải bệnh lý này. Nghiên cứu được thực hiện trên 176 nam giới trưởng thành và phát hiện ra rằng nhóm dùng cystine và theanine ít bị cảm lạnh hơn. Cũng có ít lời phàn nàn hơn về các triệu chứng cảm lạnh như ớn lạnh và sốt. Điều này cho thấy rằng việc bổ sung axit amin có thể giúp tăng khả năng miễn dịch và ngăn ngừa cảm lạnh cũng như giảm các triệu chứng nếu bạn không may bị cảm lạnh.

Các tế bào của hệ thống miễn dịch được kích hoạt khi một kháng nguyên lạ [Ag] được nhận ra bởi các thụ thể bề mặt tế bào. Những thụ thể bề mặt tế bào này có thể

  • Đặc hiệu phổ rộng [ví dụ, các thụ thể nhận dạng đặc trưng như thụ thể Toll-like, mannose và scavenger trên các tế bào đuôi gai và các tế bào khác]

  • Đặc hiệu cao [kháng thể biểu hiện trên tế bào B hoặc thụ thể tế bào T biểu hiện trên tế bào T]

Các thụ thể với phổ đặc hiệu rộng nhận dạng các mẫu phân tử liên quan đến bệnh lý vi khuẩn như lipopolysaccharide Gram âm, peptidoglycans Gram dương, flagellin vi khuẩn, các dinucleotide cytosine-guanosine chưa được methyl hóa [CpG motifs] và RNA chuỗi kép siêu vi. Những thụ thể này cũng có thể nhận ra các phân tử được tạo ra bởi các tế bào bị stress hoặc bị nhiễm trùng [được gọi là mô hình phân tử thiệt hại].

Sự hoạt hóa cũng có thể xảy ra khi phức hợp kháng thể-kháng nguyên và bổ thể-vi sinh vật liên kết với các thụ thể bề mặt đối với vùng có thể kết tinh [Fc] của IgG [Fc-gamma R] và đối với C3b và iC3b.

Sau khi được công nhận, một phức hợp kháng nguyên, kháng nguyên-kháng thể, hoặc phức hợp bổ thể-vi sinh vật sẽ được đưa vào bên trong. Hầu hết các vi sinh vật đều bị giết chết sau khi chúng bị thực bào, nhưng một số khác lại ức chế khả năng giết chết tế bào trong nội bào [ví dụ, mycobacteria đã bị bắt bởi đại thực bào ức chế khả năng giết chết của tế bào đó]. Trong những trường hợp như vậy, các cytokine có nguồn gốc từ tế bào T, đặc biệt là các interferon-gamma [IFN-gamma], kích thích thực bào để sản xuất nhiều enzyme ly giải và các sản phẩm diệt vi khuẩn khác và do đó tăng cường khả năng giết hoặc cô lập các vi sinh vật.

Trừ phi kháng nguyên bị thực bào và giáng hoá nhanh [một sự kiện không thường xuyên], đáp ứng miễn dịch mắc phải được bổ sung thông qua việc nhận diện kháng nguyên bởi các thụ thể đặc hiệu cao trên bề mặt của tế bào B và T. Đáp ứng này bắt đầu bằng

  • Lách để kháng nguyên lưu hành

  • Các hạch bạch huyết khu vực cho kháng nguyên mô

  • Các mô bạch huyết gắn liền với niêm mạc [ví dụ, amidan, adenoids, các mảng Peyer] cho kháng nguyên niêm mạc

Ví dụ, các tế bào đuôi gai Langerhans trong da thực bào kháng nguyên và di chuyển đến các hạch bạch huyết vùng; ở đó, các peptide có nguồn gốc từ kháng nguyên được biểu hiện trên bề mặt của tế bào đuôi gai trong các phân tử phức hợp hòa hợp mô class II [MHC Kháng nguyên bạch cầu người [HLA] Hệ thống ], nó trình diện peptide cho các tế bào T hỗ trợ CD4 [Th]. Khi mà tế bào Th tham gia phức hợp MHC-peptide và nhận được các tín hiệu đồng kích thích khác nhau [có thể bị ức chế bởi một số loại thuốc ức chế miễn dịch], nó được kích hoạt để biểu hiện thụ thể cho cytokine iterleukin [IL]-2 và tiết ra một số cytokine. Mỗi tập con của tế bào Th tiết ra các phức hợp khác nhau và do đó tạo thành các phản ứng miễn dịch khác nhau.

Các phân tử MHC class II thường trình diện các peptide có nguồn gốc từ kháng nguyên ngoại bào [ngoại sinh] [ví dụ, từ nhiều vi khuẩn] đến tế bào CD4 Th ; ngược lại, các phân tử MHC trong lớp I thường trình diện các peptide có nguồn gốc từ kháng nguyên nội bào [nội sinh] [ví dụ, từ virut] đến tế bào T CD8. Các tế bào T gây độc được kích hoạt sau đó giết chết các tế bào bị nhiễm bệnh.

Hệ miễn dịch là cần thiết cho sự sống còn của mỗi người, giữ cho chúng ta khỏe mạnh và chống lại các mầm bệnh từ môi trường sống. Nếu không có nó, cơ thể sẽ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.

Khả năng miễn dịch của mỗi người là khác nhau, nhưng theo nguyên tắc chung, nó sẽ hoạt động tốt hơn khi trưởng thành. Đó cũng là lý do tại sao thanh thiếu niên và người lớn có xu hướng bị bệnh ít hơn trẻ nhỏ.

Khi kháng thể đã được tạo ra, bản sao của nó vẫn lưu lại trong cơ thể để nếu cùng một kháng nguyên xuất hiện trở lại, nó có thể tiêu diệt nhanh hơn. Đó là lý do tại sao với một số bệnh như thủy đậu bạn chỉ bị nhiễm một lần. Điều này được gọi là miễn dịch.

Có ba loại miễn dịch ở người là bẩm sinh, thích nghi và thụ động:

1.1 Miễn dịch bẩm sinh

Mỗi người được sinh ra đều có một lượng miễn dịch nhất định. Hệ thống miễn dịch của con người, tương tự như của nhiều loài động vật, dùng để tấn công các yếu tố gây hại ngay khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Miễn dịch bẩm sinh này có tác dụng như một tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại mầm bệnh - chẳng hạn như da và màng nhầy của cổ họng và ruột.

Phản ứng này là cơ bản và không đặc hiệu. Nếu mầm bệnh tìm cách né tránh hệ thống miễn dịch bẩm sinh thì quá trình miễn dịch thích nghi hoặc mắc phải sẽ diễn ra.

1.2 Miễn dịch thích ứng

Miễn dịch thích ứng bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Khi con người tiếp xúc với bệnh tật hoặc được tiêm vắc-xin là lúc chúng ta tự tạo ra một lượng kháng thể vừa đủ để chống lại các mầm bệnh khác nhau. Đây được gọi là quá trình tạo bộ nhớ miễn dịch vì hệ thống miễn dịch có khả năng nhớ những kẻ thù trước đó.

1.3 Miễn dịch thụ động

Loại miễn dịch này được "mượn" từ một nguồn khác, nhưng nó không tồn tại được trong thời gian dài. Chẳng hạn, em bé nhận được kháng thể từ người mẹ qua nhau thai trước khi sinh và trong sữa mẹ sau khi sinh. Miễn dịch thụ động này bảo vệ em bé khỏi một số bệnh nhiễm trùng trong những năm đầu đời.

Tiêm chủng là quá trình đưa vào cơ thể các kháng nguyên hoặc mầm bệnh suy yếu nhưng vẫn tạo ra được kháng thể. Bởi vì cơ thể lưu lại các bản sao của kháng thể, có tác dụng bảo vệ nếu mối đe dọa xuất hiện lại sau này.

Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công bởi vi khuẩn, virus và ký sinh trùng

Hệ thống miễn dịch cần phát hiện kẻ thù từ mọi phía. Nó thực hiện điều này bằng cách nhận dạng các protein được tìm thấy trên bề mặt các tế bào. Nó học cách bỏ qua các protein của chính nó từ giai đoạn đầu.

2.1 Kháng nguyên gây ra phản ứng miễn dịch khi đi vào cơ thể

Trong nhiều trường hợp, kháng nguyên có thể là vi khuẩn, nấm, vi rút, độc tố. Nhưng nó cũng có thể là các tế bào bị lỗi hoặc chết. Ban đầu, một loạt các loại tế bào phối hợp với nhau để nhận ra sự xâm nhập của kháng nguyên.

2.2 Vai trò của tế bào lympho B

Khi tế bào lympho B phát hiện ra kháng nguyên, chúng bắt đầu tiết ra kháng thể [kháng nguyên là viết tắt của "máy tạo kháng thể"]. Kháng thể là các protein đặc biệt có tác dụng vô hiệu hóa các kháng nguyên tương ứng.

Mỗi tế bào lympho B tạo ra một kháng thể cụ thể. Ví dụ, một số tế bào B có thể tạo ra một kháng thể chống lại vi khuẩn gây viêm phổi trong khi một số khác có thể nhận ra vi-rút cảm lạnh thông thường.

Kháng thể là một phần của một nhóm các hóa chất gọi là immunoglobulin, có nhiều vai trò trong phản ứng miễn dịch:

  • Immunoglobulin G [IgG]: Đánh dấu các vi khuẩn để các tế bào khác có thể nhận ra và đối phó với chúng.
  • IgM: Là chuyên gia tiêu diệt vi khuẩn.
  • IgA: Tập hợp trong chất lỏng cơ thể, chẳng hạn như nước mắt và nước bọt, nơi nó bảo vệ các cổng vào cơ thể.
  • IgE: Bảo vệ chống lại ký sinh trùng và cũng là nguyên nhân gây ra dị ứng.
  • IgD: Vẫn gắn kết với tế bào lympho B, giúp chúng bắt đầu phản ứng miễn dịch.

Kháng thể khóa kháng nguyên, nhưng không giết chết nó, chỉ đánh dấu nó. Việc tiêu diệt là công việc của các tế bào khác, chẳng hạn như thực bào.

2.3 Vai trò của tế bào lympho T

Có nhiều loại tế bào lympho T khác nhau:

  • Các tế bào Helper T [tế bào Th] - chúng phối hợp các phản ứng miễn dịch. Một số kết hợp với các tế bào khác, và một số kích thích tế bào B tạo ra nhiều kháng thể hơn. Số còn lại thu hút nhiều tế bào T hoặc thực bào ăn tế bào.
  • Các tế bào Killer T [tế bào lympho T gây độc tế bào] - như tên gọi, các tế bào T này tấn công các tế bào khác. Chúng đặc biệt hữu ích để chống lại virus. Chúng hoạt động bằng cách nhận ra các phần nhỏ của virus ở bên ngoài các tế bào bị nhiễm bệnh và tiêu diệt các tế bào đó.

Tế bào lympho B và tế bào lympho T

Đôi khi, hệ thống miễn dịch mắc lỗi và xác định một chất là có hại khi nó không có hại - như phấn hoa hoặc vẩy da thú cưng. Khi hệ thống miễn dịch hoạt động để chiến đấu các yếu tố này gây ra phản ứng dị ứng.

Cơ thể cũng không thể chống lại mọi kẻ thù. Mặc dù vậy, hệ thống miễn dịch thỉnh thoảng bị suy yếu. Do vậy, có một số bệnh mà con người không kiểm soát được.

Không ăn uống lành mạnh, ít vận động, không ngủ đủ giấc và bị căng thẳng triền miên đều có thể góp phần làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm, vi khuẩn, vi rút hoặc độc tố có thể tràn vào cơ thể gây bệnh.

Bởi vì hệ thống miễn dịch rất phức tạp, nên có nhiều khả năng gây ra các rối loạn. Có ba loại rối loạn miễn dịch như sau:

4.1 Suy giảm miễn dịch

Suy giảm miễn dịch phát sinh khi một hoặc nhiều phần của hệ thống miễn dịch không hoạt động. Suy giảm miễn dịch có thể được gây ra theo một số cách, bao gồm tuổi tác, béo phì và nghiện rượu. Ở các nước đang phát triển, suy dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến. AIDS là một ví dụ về bệnh làm suy giảm miễn dịch mắc phải.

Trong một số trường hợp, suy giảm miễn dịch có thể được di truyền, ví dụ, trong bệnh u hạt mạn tính, nơi thực bào không hoạt động đúng.

4.2 Tự miễn dịch

Trong điều kiện tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch nhầm mục tiêu vào các tế bào khỏe mạnh, thay vì các mầm bệnh lạ hoặc các tế bào bị lỗi. Các bệnh tự miễn bao gồm bệnh celiac, tiểu đường loại 1, viêm khớp dạng thấp và bệnh Graves.

4.3 Quá mẫn

Với sự mẫn cảm, hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá theo cách làm hỏng các mô khỏe mạnh. Một ví dụ là sốc phản vệ trong đó cơ thể phản ứng với chất gây dị ứng mạnh đến mức có thể đe dọa đến tính mạng.

  • Tập thể dục: Ít vận động không chỉ khiến bạn cảm thấy uể oải, nó còn có thể làm cho hệ thống miễn dịch hoạt động chậm chạp. Tập thể dục, mặt khác, giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Dinh dưỡng hợp lý là điều cần thiết để hệ thống miễn dịch hoạt động tốt. Một chế độ ăn nhiều calo rỗng không chỉ dẫn đến tăng cân mà còn có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng. Thêm vào đó, thừa cân kèm theo bệnh tật cũng có thể kéo hệ thống miễn dịch đi xuống.

Một chế độ ăn giàu vitamin và chất chống oxy hóa có thể tăng cường sức đề kháng với nhiễm trùng. Vì vậy, nên lựa chọn thực đơn nhiều trái cây và rau màu xanh đậm, đỏ, vàng và cam được đóng gói với chất chống oxy hóa cho bữa ăn hàng ngày. Ăn thêm các loại quả mọng, trái cây họ cam quýt, kiwi, táo, nho đỏ, cải xoăn, hành tây, rau bina, khoai lang và cà rốt.

Các thực phẩm tăng cường miễn dịch khác bao gồm tỏi tươi, có thể có đặc tính kháng vi-rút và kháng sinh, và súp gà. Các nghiên cứu cho thấy rằng, nếu bị cảm lạnh hoặc cúm, một bát súp gà hấp có thể làm giảm viêm và giúp người bệnh nhanh khỏe hơn.

Và các loại nấm như linh chi, khiêu vũ và nấm hương có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chức năng miễn dịch cũng như tăng cường sản xuất các chất giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

  • Ngủ đủ giấc: Những cơn mất ngủ thường xuyên có thể không chỉ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày mà còn khiến bạn dễ bị bệnh, bao gồm cảm lạnh, cúm và các bệnh nhiễm trùng khác. Lâu dài, giấc ngủ kém cũng được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm béo phì và tiểu đường.

Rất khó để đo chính xác hiệu quả bảo vệ của giấc ngủ. Giống như chất chống oxy hóa, giấc ngủ có thể giúp giảm căng thẳng, ngăn chặn các tế bào bị suy yếu và bị tổn hại. Nhưng rõ ràng, giấc ngủ - ít nhất 7 giờ một đêm - có liên quan đến việc tăng sức đề kháng đối với các bệnh truyền nhiễm.

Ngủ đủ giấc giúp giảm căng thẳng, ngăn chặn các tế bào bị suy yếu và bị tổn hại

  • Quản lý căng thẳng: Khi cơ thể bị căng thẳng liên tục, bạn sẽ dễ bị tổn thương hơn với mọi thứ từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh mãn tính. Bị căng thẳng liên tục - gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Điều đó vì việc căng thẳng làm cơ thể sản xuất các hoocmon nhiều hơn, chẳng hạn như cortisol và adrenaline, làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Căng thẳng mãn tính có liên quan đến bệnh tim và tăng huyết áp, và nó cũng có thể có ảnh hưởng đến chức năng tế bào bạch cầu.
  • Tránh lạm dụng rượu bia và các chất kích thích: Uống một lượng rượu vừa phải có thể có một số lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc bệnh tim. 1 - 2 ly mỗi ngày cho một người đàn ông, hoặc 1 ly cho một người phụ nữ. Nhưng uống quá nhiều rượu có thể ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu và làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với nhiễm trùng. Sử dụng các loại thuốc kích thích, bao gồm cần sa, gây tác hại tương tự đối với các tế bào bạch cầu, làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
  • Tăng cường mối quan hệ lành mạnh: Nghiên cứu cho thấy những người có tình bạn thân thiết và nhiều mối quan hệ tốt có xu hướng khỏe mạnh hơn những người khác.

Một mối quan hệ tình dục tốt có thể cung cấp nhiều lợi ích cho hệ thống miễn dịch hơn. Một nghiên cứu trên các sinh viên đại học cho thấy những người quan hệ tình dục 1 - 2 lần/tuần có mức protein miễn dịch cao hơn gọi là immunoglobulin A [IgA] so với những người ít quan hệ tình dục. Tình dục cũng có thể giúp ích cho hệ thống miễn dịch bằng cách giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.

Bài viết tham khảo nguồn: medicalnewstoday.com, webmd.com

XEM THÊM:

Bạn có biết: Cách hệ miễn dịch chiến đấu để bảo vệ cơ thể

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề