Vì sao đến tháng 4/1917 mĩ mới tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất?

Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn gọi là Thế chiến I, là một trong những cuộc chiến tranh khốc liệt và quy mô nhất trong lịch sử nhân loại và cũng là sự kiện lịch sử có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.


Ban đầu Mỹ không tham chiến, nhưng đến cuối năm 1917, nhận thấy rằng nếu Đức thắng lợi thì các quyền lợi của Mỹ ở châu Âu sẽ bị đe dọa, do đó Mỹ quyết định tham chiến cùng phe Hiệp ước với Anh và Pháp. Ngày 6 tháng 4 năm 1917, Mỹ tuyên chiến với Đức và chính thức bước vào cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Làm chủ vũ khí của nước ngoài sản xuất

Lực lượng bộ binh và lính Thủy quân lục chiến của quân đội Mỹ được trang bị súng trường Springfield 1903. Được phát triển sau khi Mỹ có kinh nghiệm chống lại các loại súng trường Mauser do Đức sản xuất trong cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha [1898],  Springfield 1903 là một vũ khí xuất sắc, với uy lực và độ chính xác ngang bằng, thậm chí cao hơn bất kỳ loại súng trường nào trên thế giới vào thời điểm đó.

Súng trường Springfield 1903 có tầm bắn lớn hơn và có độ chính xác cao hơn loại súng Krag được sử dụng trước đó của quân đội Mỹ. Loại súng này cũng được sản xuất với số lượng đủ để trở thành một trong số ít những loại vũ khí mà quân đội Mỹ có thể triển khai với quy mô lớn ở châu Âu.

Lính Mỹ với khẩu súng trường Springfield M1903.

Súng máy, còn gọi là súng liên thanh, lại là một vấn đề khác. Năm 1912, nhà phát minh người Mỹ Isaac Lewis đã đề nghị cung cấp miễn phí cho quân đội Mỹ bản thiết kế súng máy làm mát bằng không khí của ông. Khi Mỹ từ chối sử dụng bản thiết kế này, Lewis đã bán nó cho Anh và Bỉ, nơi nó được sản xuất hàng loạt trong suốt cuộc chiến.

Trước yêu cầu cung cấp súng máy hiện đại cho quá nhiều binh sĩ, quân đội Mỹ đã phải chấp nhận áp dụng một số mẫu thiết kế của nước ngoài, bao gồm loại súng máy Chauchat của Pháp, một mẫu ít được mong muốn do có xu hướng bị kẹt đạn khi chiến đấu và việc triển khai nó trong chiến hào gặp khá nhiều khó khăn.

Những lính Mỹ đã chiến đấu tốt hơn nhờ vào sự cách tân thực sự trong cuộc thế chiến này - chính là chiếc xe tăng. Được phát triển từ nhu cầu phải vượt qua "Vùng đất trắng" [phần đất trên chiến trường nằm giữa các chiến hào] và xóa sổ các chiến hào của kẻ thù, xe tăng đã được sử dụng và đạt được những thành công nhất định vào năm 1917 bởi người Anh và người Pháp. Cả hai quốc gia đều có sẵn những cỗ máy chiến đấu kiểu này để cung cấp cho quân đội Mỹ.

Sau khi Mỹ bước vào cuộc chiến, ngành công nghiệp của nước này bắt đầu sản xuất xe tăng Renault FT do Pháp thiết kế. Tuy nhiên, những chiếc xe tăng do Mỹ chế tạo, thỉnh thoảng được gọi là "xe tăng 6 tấn", chưa bao giờ được đưa đến chiến trường châu Âu trước khi Thế chiến I kết thúc vào tháng 11 năm 1918. Thay vào đó, các lực lượng lục quân của Mỹ đã sử dụng 239 phiên bản xe tăng các loại của Pháp, cũng như 47 xe tăng Mark V của Anh.

Mặc dù lính Mỹ chưa bao giờ sử dụng xe tăng trước khi bước vào cuộc chiến này, song họ đã học hỏi rất nhanh. Một trong những người lính Mỹ lái xe tăng đầu tiên trong Thế chiến I là George S. Patton, người sau này đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới với tư cách là tổng chỉ huy các lực lượng tăng thiết giáp của phe Đồng minh trong Thế chiến II.

Phát huy sức mạnh hải quân

Sức mạnh nhân lực sẽ không còn nhiều ý nghĩa nếu điều kiện vận chuyển từ Mỹ đến châu Âu không được đảm bảo. Điều đó có nghĩa là phải có một lực lượng hải quân mạnh mẽ. Hải quân Mỹ là lực lượng được trang bị tốt nhất trong tất cả các lực lượng vũ trang của quốc gia này. Trong nhiều năm, lực lượng này đã tập trung nhiều nguồn lực để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu hải quân với Đức.

Quân đội Mỹ đào tạo bộ binh với chiếc xe tăng Renault FT-17.

Tuy nhiên, một mối đe dọa mới lại phát sinh: Hải quân Đức đã có những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển các tàu ngầm tầm xa và đưa ra các chiến thuật tấn công có thể đặt ra những mối đe dọa nghiêm trọng đối với việc vận chuyển hàng hải của Mỹ. Các tàu chiến của Hải quân Đức đã thực sự tàn phá các đội tàu buôn của Anh, khủng khiếp đến mức vào năm 1917, Anh thất bại có lẽ là điều khó tránh khỏi.

Vào tháng 5 năm 1917, Hải quân Hoàng gia Anh đi tiên phong trong việc phát triển hệ thống tàu thủy vận tải, trong đó các tàu buôn chở người và phương tiện chiến tranh băng qua Đại Tây Dương không đi đơn lẻ mà đi theo từng nhóm lớn. Được bảo vệ bởi các tàu hộ tống vũ trang hùng hậu của Mỹ, các đoàn tàu vận tải đường biển này là chìa khóa để cứu nước Anh khỏi thất bại và cho phép các lực lượng quân sự Mỹ đến châu Âu mà gần như không có tổn thất nào. Trên thực tế, giống như những gì nhà sử gia quân sự V.E. Tarrant từng viết: "Từ tháng 3 năm 1918 cho đến khi kết thúc chiến tranh, 2 triệu quân Mỹ đã được đưa đến Pháp an toàn, chỉ có 56 người hy sinh".

Thời điểm tham gia Thế chiến I, Mỹ là quốc gia đã đi tiên phong trong ngành hàng không quân sự. Vào năm 1917, sức mạnh không quân đã được thừa nhận rộng rãi, cho thấy tiềm năng của nó vượt xa việc thu thập thông tin tình báo đơn thuần. Máy bay đã trở thành vũ khí có thể tấn công các mục tiêu dưới mặt đất với khả năng tạo ra sự khác biệt trên chiến trường. Tuy nhiên, chỉ sở hữu chưa đầy 250 máy bay chiến đấu, các phi công Mỹ phải học lái máy bay của Anh và Pháp bởi không quân những nước này không còn đủ phi công chiến đấu.

Mặc dù thiếu vũ khí và công nghệ chiến tranh cần thiết, nhưng với số lượng lớn binh sĩ - trên biển, trên bộ và trên không, cùng khả năng thích nghi với việc sử dụng vũ khí nước ngoài, Mỹ đã giúp các nước đồng minh lật ngược thế cờ trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Minh Trang [tổng hợp]

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Lịch Sử 11 Bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất [1914-1918] giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

[trang 32 sgk Lịch Sử 11]: – Nguyên nhân sau xa và duyên cớ của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

Trả lời:

– Nguyên nhân sâu xa:

     + Sự phát triển không đều của các nước đế quốc ,mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt[ trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức] là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

     + Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau.

– Nguyên nhân trực tiếp:

     + Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.

– Duyên cớ: 28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a [Xéc bi]. Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ bắt Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi.

– Ngày 01/08/1914 Đức tuyên chiến với Nga

=> Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới

– Ngày 28/07/1914 áo – Hung tuyên chiến với Xecbi

– Ngày 03/08/1914 Đức tuyên chiến với Pháp

– Ngày 04/08/1914 Anh tuyên chiến với Đức

[trang 34 sgk Lịch Sử 11]: – Trình bày diễn biến chính trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trả lời:

Thời gian Chiến sự Kết quả
1914

Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.

Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ.

Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.

Cứu nguy cho Pa-ri.

1915 Đức, Áo – Hung dồn toàn lực tấn công Nga. Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km.
1916 Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong. Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng.

[trang 36 sgk Lịch Sử 11]: – Nét nổi bật trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh là gì? Vì sao Mĩ tham gia chiến tranh muộn?

Trả lời:

– Nét nổi bật trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh:

– Tháng 2-1917 Cách mạng Dân chủ tư sản Nga thành công buộc Mĩ tham gia chiến tranh[4-1917], tháng 7-1917, 65 vạn quân Mĩ đổ bộ vào châu Âu có lợi cho phe Hiệp ước

– Tháng 11-1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành công, tháng 3-1917 Nga rút khỏichiến tranh.

– Tháng 7-1918 Anh, Pháp bắt đầu phản công đức thua trận liên tiếp,và rút khỏi Pháp,Bỉ…

– 11-11-1918, Đức kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Liên minh.

– Mĩ tham chiến muộn vì:

– Lúc đầu Mĩ giữ thái độ “trung lập”, thực ra Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí kiếm lời.

– Đến năm 1917 Mĩ tham gia chiến tranh và đứng về phe Hiệp ước với mục đích:

+ Được chia lợi nhuận nhiều hơn sau khi chiến tranh kết thúc

+ Ngăn chăn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng.

[trang 36 sgk Lịch Sử 11]: – Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại những hậu quả gì?

Trả lời:

– Thiệt hại về người: 13,6 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị tàn phế.

– Thiệt hại về vật chất: Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỉ USD.

– Làm tổn thương về tâm lý cho nhiều thế hệ tại châu Âu.

– Châu Âu tụt hậu và vai trò lãnh đạo mà châu Âu đảm đương trong hơn 300 năm đã dần dần chuyển sang bên kia đại dương cho nước Mỹ.

– Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết đánh dầu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Lời giải:

Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

– Là cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thụôc địa giữa các nuớc đế quốc, chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền

– Là cuộc chiến tranh xâm luợc và cuớp đọat lãnh thổ, thuộc địa đối phuơng

– Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa cả 2 phe tham chiến

Lời giải:

Bảng niên biểu về các sự kiện lớn của Chiến tranh thế giới thứ nhất

Thời gian Chiến sự Kết quả
1914

Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.

Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ.

Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.

Cứu nguy cho Pa-ri.

1915 Đức, Áo – Hung dồn toàn lực tấn công Nga. Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km.
1916 Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong. Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng.
2/1917 Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công. Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh.
2/4/1917 Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước. Có lợi hơn cho phe Hiệp ước.
Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu. Hai bên ở vào thế cầm cự.
11/1917 Cách mạng tháng 10 Nga thành công Chính phủ Xô viết thành lập
3/3/1918 Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp Nga rút khỏi chiến tranh
Đầu 1918 Đức tiếp tục tấn công Pháp Một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp
7/1918 Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh – Pháp phản công. Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo – Hung 2/11
9/11/1918 Cách mạng Đức bùng nổ Nền quân chủ bị lật đổ
1/11/1918 Chính phủ Đức đầu hàng Chiến tranh kết thúc

Video liên quan

Chủ Đề