Vì sao địa điểm trong bài thơ được gọi là cổng trời

Soạn bài Trước cổng trời trang 80 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

Bài đọc

Trước cổng trời

[Trích]

Giữa hai bên vách đá

Mở ra một khoảng trời

Có gió thoảng, mây trôi

Cổng trời trên mặt đất?

Nhìn ra xa ngút ngát

Bao sắc màu cỏ hoa

Con thác réo ngân nga

Đàn dê soi đáy suối

Giữa ngút ngàn cây trái

Dọc vùng rừng nguyên sơ

Không biết thực hay mơ

Ráng chiều như hơi khói...

Những vạt nương màu mật

Lúa chín ngập lòng thung

Và tiếng nhạc ngựa rung

Suốt triền rừng hoang dã

Người Tày từ khắp ngả

Đi gặt lúa, trồng rau

Những người Giáy, người Dao

Đi tìm măng, hái nấm

Vạt áo chàm thấp thoáng

Nhuộm xanh cả nắng chiều

Và gió thổi, suối reo

Ấm giữa rùng sương giá.

NGUYỄN ĐÌNH ẢNH

- Nguyên sơ: vẫn còn nguyên vẻ đẹp như lúc ban đầu.

- Vạt nương: mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi, núi.

- Triền miên: dải đất thoai thoải ở hai bên bờ sông hoặc hai bên sườn núi.

- Sương giá: sương lạnh buốt [ vào mùa đông].

Loigiaihay.com

Bố cục

Có thể chia bài làm 3 đoạn:

Đoạn 1: 4 dòng đầu

Đoạn 2: 8 dòng tiếp theo

Đoạn 3: Phần còn lại

Câu 1

Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”?

Phương pháp giải:

Em đọc khổ đầu của bài thơ và giải thích.

Lời giải chi tiết:

Địa điểm trong bài thơ được gọi là “cổng trời” vì nơi đó là một đèo cao giữa hai vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.

Câu 2

Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?

Phương pháp giải:

Em đọc bài thơ, chú ý các câu thơ miêu tả thiên nhiên và tả lại.

Lời giải chi tiết:

Qua màn sương khói huyền ảo, từ cổng trời nhìn ra có thể thấy cả một không gian bất tận với những cánh rừng ngút ngàn cây trái và muôn vàn sắc màu cỏ hoa. Dưới thung lũng, lúa đã chín vàng màu mật ong. Xa xa, thác nước trắng đổ từ triền núi cao xuống vang vọng ngân nga như khúc nhạc của đất trời. Bên dòng suối mát, đàn dê thong dong soi bóng mình. Không gian thật nguyên sơ, ta như bước vào cõi mơ.

Câu 3

Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em chọn cảnh vật mình thích trong bài thơ và giải thích.

Lời giải chi tiết:

- Em thích nhất cảnh vật trong đoạn đầu bài thơ:

Giữa hai bên vách đá

Mở ra một khoảng trời

Có gió thoảng, mây trôi

Cổng trời trên mặt đất?

- Bởi vì: đứng ở cổng trời, ngửa đầu nhìn lên thấy khoảng không có gió thoảng mây trôi, em có cảm giác như đang đi lên trời, bước vào thế giới huyền ảo của truyện cổ tích.

Câu 4

Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn:Những vạt nương màu mật... đến hết.

Lời giải chi tiết:

Cảnh rừng sương giá như ấm lên bởi có hình ảnh con người. Ai nấy đều tất bật rộn ràng vì công việc, người Tày từ khắp các ngả đi gặt lúa, trồng rau, người Giáy, người Dao đi tìm măng hái nấm, tiếng xe ngựa vang lên suốt triền rừng hoang dã, những vạt áo chàm nhuộm xanh cả nắng chiều.

Nội dung

Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao-nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng những con người chịu thương, chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.

  • Tập làm văn - Luyện tập tả cảnh trang 81 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

    Giải câu 1, 2 Tập làm văn - Luyện tập tả cảnh trang 81 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 1. Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em.

  • Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa trang 82 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa trang 82 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 1. Trong những từ in đậm sau đây, từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa?

  • Tập làm văn: Luyện tập văn tả cảnh trang 83 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3 Tập làm văn: Luyện tập văn tả cảnh trang 83 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1. Câu 3. Viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.

  • Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 79 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

    Giải bài tập Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 79 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hay được đọc nói về quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

  • Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên trang 78 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên trang 78 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 4. Tìm những từ ngữ miêu tả sóng nước. Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được.

  • Tập làm văn: Kể chuyện [Kiểm tra viết] trang 45 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

    Giải bài tập Tập làm văn: Kể chuyện [Kiểm tra viết] trang 45 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Đề 1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.

  • Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ trang 44 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

    Giải bài tập Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ trang 44 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 2. Tìm thêm những câu ghép có quan hệ từ tương phản.

  • Soạn bài Cao Bằng trang 41 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Cao Bằng trang 41 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 3. Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.

  • Kể chuyện: Ông Nguyễn Khoa Đăng trang 40 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3 Kể chuyện: Ông Nguyễn Khoa Đăng trang 40 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 2 Kể lại toàn bộ câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng.

Vì sao địa điểm miêu tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”? Hình ảnh cổng Trời được miêu tả trong khổ thơ đầu đẹp như thế nào?

Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là "cổng trời"?

Xem lời giải

Vì sao địa điểm miêu tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”? Hình ảnh cổng Trời được miêu tả trong khổ thơ đầu đẹp như thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề