Vì sao gắn bó với nghề xây dựng

Chị Trần Thị Thúy Lương [Thái Nguyên] gắn bó với ngành bảo hiểm đã tròn 20 năm. Dù bận rộn với vai trò Giám đốc văn phòng Tổng Đại lý của Prudential, chị vẫn thường xuyên thăm hỏi, quan tâm tới từng khách hàng của mình. Với chị, phục vụ khách hàng là công việc chị “được” làm bằng cả đam mê, tâm huyết.


Gắn bó với bảo hiểm trong một chặng hành trình dài, điều gì làm chị gắn bó với công việc này?

Tôi đến với ngành bảo hiểm nhân thọ vào năm 2001 và gắn bó đến nay. Trong 20 năm làm nghề, tôi trải qua nhiều vai trò như Chuyên viên tư vấn tài chính, Trưởng phòng, Trưởng ban kinh doanh và hiện là Giám đốc văn phòng Tổng đại lý Prudential Thái Nguyên 1. Nhiều người tò mò hỏi tôi làm mãi một công việc, liệu có lúc nào đó tôi cảm thấy thấy mệt mỏi, vì sao tôi luôn nhiệt huyết, giàu năng lượng vậy.

Với tôi, đã trót đam mê công việc này thì sẽ không bao giờ thấy mệt. Mỗi ngày tôi “được” làm công việc mình yêu thích, không giàu năng lượng mới lạ [cười].

Chắc hẳn trong hành trình 20 năm làm nghề, chị đã phải đối mặt không ít khó khăn, thách thức. Chị vượt qua như thế nào?

Khi mới bước chân vào nghề, giống như các đồng nghiệp của mình, tôi đã gặp phải nhiều cản trở. Gia đình, người thân, bạn bè không ủng hộ, thậm chí can ngăn. Khách hàng hoài nghi, từ chối. Cũng khó tránh khỏi điều này bởi lúc đó bảo hiểm còn khá xa lạ, xã hội còn nhiều định kiến nặng nề.

Vượt qua những điều đó, tôi chắt chiu từng cơ hội để tiếp cận và tư vấn khách hàng. Ký được một hợp đồng bảo hiểm nhỏ cũng khiến tôi hạnh phúc cả ngày và quên hết mệt mỏi. Từng chút một, tôi tiến xa hơn và công việc mỗi ngày một rộng mở hơn.

Hiện tại xã hội đã cởi mở hơn với bảo hiểm, vì sao có sự thay đổi này?

Tôi rất tâm đắc một câu nói: “Chừng nào cuộc sống không có trẻ em sinh ra, không có người già đến tuổi về hưu, không có bệnh hiểm nghèo và tai nạn, lúc đó bảo hiểm sẽ dừng lại”. Nhưng điều này không bao giờ xảy ra.

Cuộc sống hiện đại đã thay đổi rất nhiều. Từ chỗ thiếu thốn vật chất, giờ đây khi đã đủ ăn, đủ mặc, mọi người bắt đầu biết tiết kiệm và dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra, cũng như nghĩ tới việc chuẩn bị tốt hơn cho tương lai. Bảo hiểm chính là giải pháp cho những vấn đề này. Mặt khác, khi được chứng kiến “mắt thấy, tai nghe” những hoàn cảnh rủi ro được công ty bảo hiểm chi trả, mọi người cũng dần thay đổi cách nhìn về bảo hiểm.

Xã hội đã có thiện cảm hơn với bảo hiểm cũng có nghĩa công việc của chúng tôi đang được nhìn nhận đúng với giá trị của nó.

Chị có thể chia sẻ một câu chuyện “mắt thấy, tai nghe” về khách hàng của mình?

Tôi có khách hàng là hai mẹ con ở Thái Nguyên, gia cảnh không mấy dư dả. Trong một lần khám sức khỏe định kỳ, người con bị phát hiện và chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp. May mắn là nhờ có hợp đồng bảo hiểm của Prudential mà cô ấy đã có chi phí để chữa bệnh.

Rủi ro không dừng ở đó, khi tình cờ kiểm tra sức khỏe trong lần đưa con gái tới bệnh viện, người mẹ bị chẩn đoán mắc bị ung thư dạ dày. Mặc dù chị không qua khỏi, nhưng nhờ vào số tiền bồi thường từ hợp đồng bảo hiểm của Prudential chi trả mà gia đình chị một lần nữa vơi đi gánh nặng tài chính đè nặng lên vai khi phải trang trải chi phí chữa trị cho cả hai mẹ con.

Trong hoàn cảnh đó, bảo hiểm chính là chiếc phao cứu sinh, giúp gia đình vượt qua được nghịch cảnh liên tiếp ập đến. Nếu không phải là công ty bảo hiểm nhân thọ thì ai sẽ giúp họ trang trải chi phí điều trị vô cùng tốn kém?.

20 năm làm nghề, tôi gặp không ít những hoàn cảnh thương tâm tương tự, khiến mình rơi nước mắt. Càng làm, tôi càng thấy bảo hiểm không chỉ giúp được một người, mà giúp được cả một gia đình, cả một tương lai của con trẻ. Hãy hình dung nếu người trụ cột gia đình mất đi hoặc không còn khả năng tạo ra thu nhập thì sẽ khó khăn như thế nào để con cái của họ tiếp tục theo đuổi những ước mơ, dự định như vào đại học hoặc xa hơn.

Vì vậy, mang đến sự bảo vệ an toàn tài chính cho các gia đình là công việc tôi muốn làm và sẽ phải làm tốt hơn nữa.

Chị có cho rằng bảo hiểm nhân thọ là lĩnh vực hấp dẫn đối với người trẻ?

Có thể nói, bước chân vào ngành bảo hiểm là lựa chọn đúng đắn nhất trong cuộc đời tôi, giúp cuộc sống của tôi bước sang một trang hoàn toàn mới. Không chỉ tìm thấy ý nghĩa của công việc mà tôi trân quý, bảo hiểm còn giúp tôi tạo dựng một sự nghiệp vững vàng, có điều kiện tốt để chăm lo và nuôi nấng hai con ăn học, trưởng thành.

Tôi tin rằng đây là lĩnh vực vô cùng tiềm năng để các bạn trẻ xây dựng sự nghiệp và vươn tới thành công, thay đổi cuộc đời mình như tôi đã từng.

Chị có lời khuyên nào dành cho các bạn trẻ đang muốn phát triển sự nghiệp với nghề tư vấn tài chính bảo hiểm?

Để thành công tôi cho rằng người làm nghề cần hạ “cái tôi” xuống. Nhiều tư vấn viên vào nghề còn e dè bởi mang nặng tâm lý “đi xin”, và thậm chí không bước qua được chính những rào cản do mình tạo ra. Trên thực tế, bảo hiểm là công việc mang đến quyền lợi cho khách hàng, chứ không phải lấy đi từ khách hàng. Thật buồn là đôi khi rủi ro và sự cố ập tới, mọi người mới nhìn nhận bảo hiểm đúng với giá trị, ý nghĩa của nó.

Từ những trải nghiệm của mình, tôi cũng nhận thấy bảo hiểm là một môi trường rèn luyện tính kỷ luật cao, đòi hỏi người tư vấn viên phải luôn trong tâm thế sẵn sàng học hỏi, trau dồi bản thân. Trong 20 năm qua, tôi gần như chưa bao giờ vắng mặt ở bất kỳ cuộc họp, một buổi huấn luyện nào.

Với tôi, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng, luôn kiên định và kỷ luật với mục tiêu đề ra chính là “lời giải” cho thành công.

Trong gia đình, chị có định hướng cho các con kế nghiệp công việc chị đang làm?

Dĩ nhiên là có rồi [cười], cả hai con của tôi đều đang làm việc trong ngành bảo hiểm. Con gái tôi hiện làm công việc chăm sóc và phục vụ khách hàng tại văn phòng Tổng đại lý Thái Nguyên 1. Con trai vừa học đại học, vừa làm công việc tư vấn tại Hà Nội.

Các con thường nói “Mẹ là người thầy gương mẫu. Chúng con chẳng phải học ở đâu xa, học ngay ở mẹ”. Sở dĩ nói điều này là vì từ nhỏ các con đã chứng kiến công việc mẹ làm. Khi các con lớn hơn một chút, có khó khăn, thuận lợi hay niềm vui gì trong công việc tôi đều kể cho các con nghe. Từ đó, các con “ngấm” lúc nào không hay.

Hiện tại, tôi luôn khích lệ các con học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng, cũng như theo chân mẹ tới các buổi hội thảo, họp hành để quan sát, học hỏi thực tế.

Chứng kiến các con khôn lớn và trưởng thành, tôi vừa thấy hạnh phúc, vừa yên tâm. Hy vọng một ngày không xa, các cháu có thể đứng trước mặt nói với mẹ rằng con đã đủ khả năng, đủ tự tin. Lúc đó tôi sẽ dừng lại và để con tiếp quản công việc tại văn phòng. Hiện tại, tôi vẫn đam mê và rất yêu nghề.

Trong thời gian tới, chị đặt ra mục tiêu gì cho văn phòng mình?

Tôi rất thích câu nói vui “Prudential không cần quà, chỉ cần bạn”. Câu nói này phần nào thể hiện chiến lược tập trung vào con người và cộng đồng mà Prudential hướng tới, nhất là trong thời điểm dịch bệnh Covid-19, khi cuộc sống mong manh hơn bao giờ hết.

Tôi cho rằng thành công của mình luôn gắn liền, song hành với thành công của tất cả mọi người trong văn phòng. Một cá nhân tốt sẽ giúp tập thể vững mạnh và ngược lại. Mục tiêu của chúng tôi là cùng nhau giữ vững danh hiệu văn phòng Tổng đại lý xuất sắc của Prudential [GA Diamond] và luôn là một “mái nhà” yêu thương gắn kết.

Xin trân trọng cảm ơn về những chia sẻ của chị!

TNĐT

Cập nhật: Thứ năm 28/10/2021 - 09:07

Khám phá 7 yếu tố của một môi trường làm việc lý tưởng

Môi trường làm việc lý tưởng luôn là mục tiêu phấn đấu của mỗi doanh nghiệp. Vậy bạn đã biết đâu là những yếu tố để tạo nên môi trường làm việc lý tưởng mà các công ty hàng đầu thế giới đang áp dụng hay không? Liệu công ty của bạn có đang thực hiện theo những yếu tố này để xây dựng lên văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp dành cho nhân viên? Nếu muốn biết được câu trả lời, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây ngay bây giờ cùng Testcenter nhé!  

Môi trường làm việc là gì? 

Mọi nhân viên đều luôn kiếm tìm và mong muốn sẽ được trải nghiệm trong những công ty có môi trường làm việc tốt nhất. Một cách khái quát thì môi trường làm việc là các điều kiện hữu hình và vô hình xung quanh cách tổ chức, vận hành bộ máy vận hành bên trong một doanh nghiệp.

Nếu phân tích một cách dễ hiểu và cụ thể hơn thì môi trường làm việc chính là những điều kiện vật chất như: các vật dụng, máy móc, thiết bị bổ trợ, không gian làm việc, cách bố trí sắp xếp,… Bên cạnh đó, những điều kiện tinh thần như: sự gắn kết, sự tương tác xã hội trong môi trường làm việc, giao tiếp trong tổ chức, văn hóa công ty,… Tất cả những yếu tố tạo điều kiện nâng cao chất lượng làm việc, tinh thần làm việc nhóm trong tổ chức đó.

>> Tham khảo thêm: Tài liệu quản trị nhân sự hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Tại sao cần xây dựng môi trường làm việc?

Chúng ta đều biết rằng, môi trường có ý ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng công việc của các nhân viên trong tổ chức. Một khi doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt thì đây sẽ là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hiệu suất của nhân viên, giúp nhân viên phát triển năng lực, kỹ năng chuyên môn, kiến thức cũng như kinh nghiệm vốn có. 

Nhà quản lý, nhà lãnh đạo có thể tự do xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp theo nhiều phương pháp khác nhau. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến phương pháp theo mô hình 5S. Đây là phương pháp được khá nhiều các doanh nghiệp Nhật Bản tin dùng, giúp nâng cao chất lượng làm việc của nhân viên.

Hơn nữa, việc sử dụng các công cụ đánh giá năng lực nhân sự toàn diện giúp doanh nghiệp đánh giá chất lượng nhân sự tốt hơn để có các chính sách phù hợp.

Môi trường làm việc là gì? 

Một môi trường làm việc tốt sẽ giúp doanh nghiệp có văn hóa nội bộ tốt, từ đó giúp xây dựng thương hiệu tuyển dụng uy tín, giúp thu hút được nhiều ứng viên sáng giá. Những yếu tố như mức lương, chế độ phúc lợi, môi trường việc tốt tại công ty của bạn sẽ là “nam châm” thu hút những ứng viên tài năng.

Bên cạnh đó, đây cũng là yếu tố giúp giữ chân nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, giúp bạn giảm bớt chi phí tuyển dụng nhân sự mới, rồi đào tạo nhân sự mới, tạo sự ổn định nguồn nhân lực công ty và sớm hoàn thành các mục tiêu chiến lược.   

7 yếu tố của một môi trường làm việc lý tưởng

Vậy 7 yếu tố của một môi trường làm việc lý tưởng mà mọi nhà quản lý cần phải nắm, đó chính là:

Cơ sở vật chất tốt

Yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp không thể bỏ qua, chính là xây dựng tốt cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất nói chung chính là các thiết bị văn phòng được trang bị một cách tốt nhất để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu làm việc cho nhân viên như: vi tính, máy in, máy fax,… Đây đều là những vật dụng thiết yếu cần có trong một doanh nghiệp, dù là ở bất kỳ ngành nghề nào. 

Bên cạnh đó, không gian làm việc tốt sẽ giúp tạo nên một tinh thần làm việc tốt cho nhân viên. Từ đó, họ có thể thoải mái sáng tạo, thể hiện năng lực bản thân và đáp ứng tốt những mong đợi từ phía nhà quản lý.

Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên 

Tầm quan trọng của môi trường làm việc

Tiếp đến, chính là nâng cao mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên. Một lãnh đạo giỏi là người sâu sát, khích lệ nhân viên hoàn thành công việc đúng tiến độ, mang lại hiệu quả cao. Lãnh đạo phải là người thấu hiểu mong muốn của nhân viên cấp dưới, kịp thời có những chỉ đạo, định hướng đúng kế hoạch.

Còn nhân viên cũng phải thể hiện thái độ tôn trọng, tận tâm dành cho tổ chức. Việc xây dựng và gắn kết sao cho mối quan hệ này trở nên khăng khít là điều hết sức cần thiết.

Mối quan hệ cũng lãnh đạo và nhân viên ngày càng gần gũi thì chất lượng công việc sẽ được tăng cao, doanh nghiệp sẽ trở thành tổ chức có văn hóa tốt, tạo nền tảng vững chắc để gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. 

Văn hóa giao tiếp

Trong một tập thể làm việc thì giao tiếp là điều không thể thiếu. Mỗi ngày bạn sẽ phải giao tiếp với rất nhiều người như: đồng người, ban lãnh đạo, người quản lý trực tiếp, đối tác, khách hàng,…

Văn hóa giao tiếp tốt sẽ giúp nhân viên hiểu nhau hơn vận hành công việc trơn tru hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, văn hóa giao tiếp tốt còn tạo điều kiện để bạn mở rộng mối quan hệ với nhân sự trong doanh nghiệp. 

Tinh thần làm việc nhóm cao

Tinh thần teamwork là sự đoàn kết gắn bó giữa các nhân viên trong một tổ chức tạo nguồn lực nội bộ tốt để sẵn sàng đối mặt với khó khăn thử thách. Dù là ở bất cứ ngành nghề nào, lĩnh vực nào đi chăng nữa thì làm việc nhóm là yêu cầu không thể thiếu.

Bạn không thể nào hoàn thành công việc mà không cần có sự trợ giúp của những người xung quanh. Khi tất cả mọi người đều hợp sức, sẽ giúp đẩy nhanh  tiến độ công việc, từ đó chất lượng công việc cũng sẽ được nâng cao hơn. Chưa hết, tinh thần làm việc nhóm còn giúp hạn chế được nhiều rủi ro trong quá trình tiến hành công việc đó cũng như là cơ hội để mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình.

Văn hóa chia sẻ và tôn trọng

Môi trường làm việc phù hợp cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp vận hành giống như một xã hội thu nhỏ. Nếu muốn xã hội tốt lên thì từng thành viên trong xã hội ấy phải tốt lên, phải tôn trọng nhau và chia sẻ cùng nhau. Nhân viên đồng cấp chia sẻ cùng nhau, cấp trên quan tâm, chia sẻ cùng cấp dưới những công việc khó khăn hay định hướng, chỉ dẫn để họ nhanh chóng hoàn thành công việc.

Bên cạnh đó, nhân viên cấp dưới cũng nên giữ thái độ tôn trọng cấp trên, tôn trọng đồng nghiệp của mình. Có như thế tổ chức ấy mới huy động được sức mạnh của tập thể, phát huy sức mạnh của tinh thần đoàn kết, từ đó thực hiện được những mục tiêu lớn lao mà tổ chức đã đặt ra. 

Xây dựng mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên

Có thể thấy, mối quan hệ tốt giữa các nhân viên đồng cấp sẽ được xây dựng dựa trên hai yếu tố, đó là giao tiếp và tinh thần làm việc nhóm. Một khi mối quan hệ này sẽ nên khăng khít, các nhân viên sẽ trở nên đoàn kết hơn, giúp đỡ nhau, để có thể cùng nhau hoàn thành công việc chung một cách xuất sắc nhất.  

Nếu xây dựng một quan hệ tốt trong môi trường công sở như hiện nay bạn sẽ cảm thấy công ty như là ngôi nhà thứ hai mà bạn đến vào mỗi ngày, nơi tạo cho bạn nhiều niềm vui động lực để vượt qua những thử thách trong công việc.

Xây dựng môi trường làm việc cởi mở

Trong một xã hội phát triển không ngừng như hiện nay, thì xây dựng môi trường làm việc cởi mở là điều hết sức cần thiết. Bởi một môi trường làm việc sẽ giúp nhân viên có thể tự do nêu lên suy nghĩ quan điểm cá nhân, là nơi tạo cơ hội cho bạn được phát huy hết khả năng làm việc.

Mọi người đều có thể đưa ra ý kiến quan điểm cá nhân của mình và được mọi người nghiêm túc lắng nghe. Môi trường làm việc mở là nơi sẵn sàng và chấp nhận sự thay đổi để tổ chức phát triển đi lên. Được làm việc trong một môi trường cởi mở cũng sẽ là điều kiện để nhân viên nỗ lực tạo ra những giá trị lớn lao hơn cho tổ chức.

Kết luận

Từ những yếu tố trong bài viết trên đây, Testcenter hy vọng rằng các doanh nghiệp sẽ tìm ra cách để tạo dựng môi trường làm việc lý tưởng, từ đó thôi thúc tinh thần làm việc và ý chí cống hiến của nhân viên, giúp doanh nghiệp sớm đạt được những thành tựu đáng mong đợi.

Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam [MSB]…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

Video liên quan

Chủ Đề