Vì sao huawei bị tẩy chay mà không phải xiami

Vụ việc Huawei bị Google, Qualcomm, Intel,… tẩy chay và không hợp tác nữa chỉ làm giọt nước thêm tràn ly và khiến các công ty Mỹ gặp thêm muôn vàn khó khăn tại thị trường Trung Quốc.

Trước diễn biến Huawei bị Google và nhiều công ty Mỹ như Qualcomm, Intel từ chối hợp tác kinh doanh do sắc lệnh mới của tổng thống Trump, cư dân mạng Trung Quốc đã cùng nhau kêu gọi tẩy chay các công ty Mỹ tại thị trường này. Đối tượng bị dân mạng Trung Quốc tẩy chay mạnh mẽ nhất là Apple, công ty đang đứng thứ 5 tại thị trường Trung Quốc theo số liệu của Canalys.

Mặc dù Apple đã cố gắng thoát khỏi những ảnh hưởng và căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng leo thang nhưng hãng không thể thoát được nguy cơ bị chính người tiêu dùng tại thị trường tỷ dân tẩy chay. Điều đáng nói là nguyên nhân dẫn tới việc Apple bị tẩy chay không liên quan đến bất cứ vụ bê bối nào mà chỉ đơn thuần do “quê nhà” của Apple đã có động thái trước đối với Huawei.

Theo BuzzFeed News, nhiều người tiêu dùng Trung Quốc đã bày tỏ sự phẫn nộ với Mỹ và Apple trên mạng Weibo khi sắc lệnh hành pháp của chính quyền ông Trump được ban hành.

Một người dùng thậm chí còn tự hỏi, tại sao mọi người lại mua iPhone trong khi công nghệ của Huawei cũng tương đồng. Trong khi đó, một người dùng khác còn nói đùa về logo của Huawei rằng: “Các chức năng của Huawei so với iPhone của Apple thậm chí còn tốt hơn. Chúng ta có một giải pháp thay thế tốt như vậy, tại sao chúng ta vẫn cứ dùng hàng của Apple làm gì chứ. Tôi nghĩ nhãn hiệu Huawei khá thú vị, nó giống như miếng táo bị bổ ra thành 8 miếng vậy”.

Nhiều cư dân mạng Trung Quốc khác cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ Huawei và khẳng định, họ cảm thấy tội lỗi vì chỉ theo dõi diễn biến chiến tranh thương mại mà chẳng làm gì cả. Nhưng những người này cũng bày tỏ ý định sẽ sớm chuyển từ iPhone sang dùng điện thoại nội địa.

Một số người dùng Weibo thậm chí còn cực đoan hơn khi kêu gọi mọi người từ chối sử dụng các công nghệ của Mỹ. Người này nói: “Trump không cho phép các công ty hợp tác với Huawei và chúng ta hãy nói không với hàng của Apple. Chúng ta cũng không nên mua bất kỳ chiếc điện thoại nào có sử dụng chip Qualcomm”.

Đây chắc chắn không phải là lần đầu tiên phong trào “Boycott Apple”, tạm dịch là “tẩy chay Apple” trở nên nở rộ tại Trung Quốc. Trên thực tế, trào lưu này luôn cháy âm ỉ và chỉ chực có một mồi lửa đủ mạnh là có thể bùng lên mạnh mẽ.

Hồi tháng 12/2018, một công ty Trung Quốc đã kêu gọi toàn bộ nhân viên chuyển sang sử dụng smartphone trong nước và tẩy chay iPhone. Nhân viên dùng iPhone sẽ bị phạt hoặc thậm chí bị sa thải. Đặc biệt công ty này còn sẵn sàng hỗ trợ chuyển đổi sản phẩm cho các nhân viên.

Trên Weibo có thể tìm thấy rất nhiều các bài đăng mới liên quan đến chủ đề chiến tranh thương mại. Trong đó có cả bức ảnh chụp một biểu ngữ treo trước cửa nhà hàng với cảnh báo sẽ tăng tiền đối với thực khách người Mỹ do thuế tăng khiến giá cả nguyên vật liệu tăng.

Biểu ngữ ghi: “Từ nay trở đi, cửa hàng của chúng tôi sẽ tính phí dịch vụ thêm 25% cho khách hàng Mỹ. Nếu bạn không hiểu, vui lòng tới Đại sứ quán Mỹ để tìm hiểu nguyên nhân”.

Biểu ngữ phản đối lệnh cấm của ông Trump với Huawei bên ngoài một nhà hàng tại Trung Quốc

Sự trung thành và lòng tự tôn dân tộc cao là một phần trong văn hóa của Trung Quốc. Đó cũng là lý do giải thích tại sao nhiều hãng sản xuất smartphone nội địa nước này lại nhanh chóng vươn lên mạnh mẽ và dẫn đầu về doanh số, thị phần tại thị trường Trung Quốc và trên toàn thế giới. Chính sự chấp nhận và ủng hộ của người dùng trong nước là yếu tố then chốt quyết định sự tăng trưởng ấn tượng của Xiaomi hay Huawei trong vài năm trở lại đây.

Apple thiệt một thì nước Mỹ cũng thiệt mười

Thực tế cho thấy, Apple đã qua thời kỳ hưng thịnh và thu hút đông đảo người dùng tại Trung Quốc. Một cuộc khảo sát của hai nhà kinh tế Merrill Lynch và Aditya Bhave thuộc ngân hàng Bank of America cho thấy, người tiêu dùng Trung Quốc và Ấn Độ đang tỏ ra ít quan tâm hơn tới việc nâng cấp iPhone. Thay vào đó, họ đang quan tâm nhiều hơn tới việc nâng cấp lên smartphone mới của Xiaomi và Samsung.

Doanh số bán iPhone của Apple tại Trung Quốc đã giảm 20% trong Q4/2018. Trong khi đó cùng kỳ, doanh số bán smartphone của Huawei đã tăng gần 25%.

Chia sẻ trong một lá thư gửi tới giới đầu tư, CEO Tim Cook nhấn mạnh, Apple đã không tính toán đến tốc độ giảm tốc nền kinh tế của Trung Quốc do chiến tranh thương mại với Mỹ. Ngoài ra người dân nước này cũng không còn mấy mặn mà với iPhone vì sự nhàm chán trong thiết kế và mức giá cao ngất ngưởng, đủ để họ mua được vài ba chiếc flagship Android khác.

Apple và các đối tác trong chuỗi cung ứng đã bắt đầu chuyển nhiều dây chuyền sản xuất iPhone ra bên ngoài Trung Quốc nhằm đối phó với cuộc chiến thương mại.

Doanh số suy giảm cũng đồng nghĩa với việc tiền thuế mà Apple đóng cho nước Mỹ sẽ suy giảm theo. Đây là điều mà cả Apple lẫn chính phủ Mỹ đều không hề mong muốn. Ngoài ra, lệnh cấm còn khiến các công ty Mỹ tại thung lũng Silicon mất tới hàng chục tỷ đô vì mất đi một vị khách sộp từ Trung Quốc.

Hiện các cuộc đàm phán giữa hai bên đang gặp phải nhiều bế tắc do chưa thể thống nhất được các điều khoản kinh tế có lợi cho đôi bên. Bộ trưởng Tài chính Mỹ, ông Steven Mnuchin cho biết sẽ sớm tới Bắc Kinh để tham gia các cuộc đàm phán mới.

Về phần mình, tổng thống Trump vẫn rất kiên định với các điều khoản đưa ra. Viết trên Twitter, Trump khẳng định: “Khi đến thời điểm thích hợp, chúng tôi sẽ thỏa thuận với Trung Quốc. Sự tôn trọng và tình bạn của tôi với chủ tịch Tập là vô hạn. Nhưng như tôi đã nói với ông ấy từ trước, đây phải là một thỏa thuận tốt nhất với nước Mỹ hoặc không có nghĩa lý gì cả”.

Trong bối cảnh Huawei bị Google và nhiều công ty Mỹ như Qualcomm, Intel, Broadcomm dừng hợp tác, chắc chắn sẽ còn rất nhiều công ty Mỹ khác cũng sẽ phải gánh chịu hậu quả nếu đang kinh doanh tại thị trường Trung Quốc.

Mời bạn tham gia Cộng đồng Yêu Samsung và đăng ký kênh YouTube của SamNews để chia sẻ, thảo luận về các sản phẩm và dịch vụ của Samsung.

Hoàng Minh [theo vnreview.vn]

Từ khóa:AppleDonald TrumpHuaweiMỹTrung Quốc

Mới đây, thông tin về hãng Huawei bị chính Google “tẩy chay” rần rần trên các mặt báo. Điều này khiến không ít người dùng lo ngại cho chính hãng công nghệ lớn nhất nhì Trung Quốc này.Lời thách thức với Android.Thời gian qua, giới công nghệ không khỏi “ăn không ngon, ngủ không yên” để theo dõi cuộc chiến công nghệ lớn nhất nhì Trung Quốc này. Và Huawei phản ứng ra sao, đều làm dân tình tò mò.

Tuy nhiên, động thái của Huawei khiến không ít người sửng sốt, bởi ngày tháng “cầu hòa” đã chấm dứt, CEO Huawei đã đưa ra lời đe dọa trực tiếp tới nước Mỹ, còn đâu những lời ca ngại Apple hay Google.

Nhà sáng lập Huawei đã đưa ra lời thách thức: “ Nếu chính phủ Mỹ không cho phép Goolge trên hệ điều hành android của Huawei, thế giới sẽ có thêm hệ điều hành thứ ba”.Không khó để hiểu vì sao ông lại bỗng dưng thay đổi thái độ như vậy. Theo lịch trình, chỉ còn khoảng 2 tháng trước ngày ra mắt mẫu đầu bảng vào cuối năm nay. Trong khi đó, con đường Android của Google vẫn đang đóng chặt.Chính vì thế, con đường duy nhất có thể lựa chọn là: lên tiếng và “đe dọa” Android.Phản ứng của Google là gì? Trong lễ ra mắt Harmony cách đây ít lâu, CEO Richard Yu khẳng định, hệ điều hành riêng của Huawei vẫn chỉ nằm trong kế hoạch B, và kế hoạch A vẫn là Android.

Cho dù theo Huawei, HarmonyOS thực sự có ưu điểm vượt trội hơn so với Android, nhưng Google lại “nắm trong tay” các công ty đồng hương của Huawei. Cụ thể, từ lúc cấm vận Hua wei và ZTE, Xiaomi đến giờ vẫn chưa xuất hiện trên bất kỳ phát ngôn hay văn bản nào của Mỹ.

Trong khi đó, Oneplus hay Motorola vẫn được thoải mái bày bán kinh doanh trên đất Mỹ, dù phải đối mặt với hàng rào thuế quan gia tăng. Điều đó càng khiến cho Huawei “cay” hơn và hăng máu hơn.Huawei- cô đơn lẻ bóng bị tẩy chay hay có đồng minh?

Điều đáng nói, không có một thương hiệu smartphone Trung quốc nào bị tẩy chay, ngoại trừ Huawei. Chính vì thế, với Huawei, các thương hiệu này chính xác là đối thủ, chứ chẳng phải anh em.

Những chiếc điện thoại thông minh chạy trên hệ điều hành Android, tích hợp đầy đủ tính năng Google Play, Gmail, Youtube,... và được người dùng khắp nơi trên thế giới tin dùng. Việc Huawei tuyên chiến với Android tức là tuyên chiến với các Hãng sử dụng Android cùng hàng trăm triệu mẫu smartphone khác bày bán trên toàn cầu.Hướng tới ý định có phần “điên rồ” của Huawei, liệu rằng Xiaomi hay OPPO có thể lựa chọn một hệ điều hành sơ khai, đến từ một đối thủ cạnh tranh trực tiếp? Hay đặt cược tương lai của mình vào hệ điều hành mới, và chứng kiến thị phần đang có rơi vào tay các hãng lớn như Samsung. Điều mà đã từng xảy ra trước đó với Windows Phone và Nokia, thế hệ đã từng làm ông hoàng trên thị trường thế giới di động. Liệu người dùng có thể tin dùng HarmonyOS, khi chính nhà sản xuất mới đặt nó nằm trong kế hoạch B.Rất có thể trong tương lai không xa, một hệ điều hành thứ ba sẽ nổi lên và chia nhỏ thị phần của Android và IOS. Tuy nhiên, trước khi làm được điều đó, Huawei cần bước qua cuộc nội chiến smartphone lớn nhất lịch sử Trung Quốc cái đã.Sự kiện Huawei bị Google tẩy chay cũng như lên tiếng đối đầu với Google là một trong những động thái khiến giới công nghệ không khỏi lo lắng cho hãng điện thoại lớn nhất nhì Trung Quốc này.Vậy Huawei sẽ làm thế nào để vượt qua thời kỳ khủng hoảng của chính bản thân mình? Và liệu cuộc nội chiến này sẽ đi đâu về đâu? Hãy cùng chúng tôi liên tục cập nhật những thông tin mới nhất tại website.

Video liên quan

Chủ Đề