Vì sao ko trả đề về nhà

Nhặt được của rơi đồng thời đút túi, đây là câu nói được truyền đi bởi khá nhiều thế hệ. Thực tế, trong cuộc sống chúng ta đều ít nhất một lần bắt gặp việc người khác rơi đồ; rơi tiền cũng như nhiều những vật có giá trị khác. Có rất nhiều người khi thấy của rơi thay vì đem trả lại cho người đã mất thì lại đem chiếm giữ làm của riêng. Vậy, đối với trường hợp nhặt được của rơi không trả lại người đã mất thì có sao không ? Pháp luật quy định thế nào về trường hợp này? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây ?

Căn cư pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Bộ luật hình sự 2015
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nhặt được của rơi trả lại người đã mất; đây là một trong những nghĩa cử cao đẹp, của nhân dân ta. Tuy nhiên, đôi khi không phải lúc nào, cũng tìm được người đánh mất để trả lại. Vậy, lúc này người nhặt được của rơi có quyền chiếm hữu đối với tài sản này không ?

Tại điều 230 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về việc xác lập quyền sở hữu; đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên như sau:

Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi; bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên; thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo; hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất; để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Theo quy định tại Bộ Luật dân sự 2015 trong trường hợp nhặt được của rơi; không tìm được người đánh rơi để trả lại. Người nhặt được của rơi có thể giao nộp cho UBND xã hoặc công an địa phương để tìm; người đã mất trả lại.

Sau 1 năm thông báo công khai, nếu không có ai nhận tài sản thì sẽ xử lý như sau:

  • Tài sản có giá trị ≤ 10 tháng lương cơ sở: Bạn trở thành chủ sở hữu và được nhận tài sản
  • Tài sản có giá trị > 10 tháng lương cơ sở: Bạn được nhận khoản tiền sau sau khi trừ chi phí bảo quản; phần còn lại thuộc về nhà nước:
  • +10 tháng lương cơ sở
  • + 50% giá trị phần vượt quá 10 tháng lương cơ sở 

Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, không phải lúc nào người nhặt được của rơi cũng có mong muốn trả lại người mất. Vậy nếu Nhặt được của rơi không trả lại người đã mất có sao không ?

Nhặt được của rơi đồng thời trả lại đây là một nghĩa cử cao đẹp. Tuy nhiên không ít người khi nhặt được của rơi; mặc dù biết người đã làm rơi nhưng cố tình không trả. Vậy trường hợp này pháp luật xử lý thế nào ?

Xử lý vi phạm hành chính

Theo quy định tại điểm e, khoản 2 điều 15 nghị định 167/2013/NĐ-CP . Đối với trường hợp chiếm giữ, nhặt được của rơi không trả có giá tri tài sản dưới 10.000.000 đồng thì :

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

e] Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Trường hợp người nhặt được của rơi không trả; cố tình chiếm giữ tài sản có giá trị từ 10.000.000 đồn trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể theo quy định tại điều 176 Bộ Luật Hình sự 2015; về tội chiếm giữ trái phép tài sản.

Trường hợp cố tình chiếm giữ; tài sản của người khác có giá trị từ 10.000.000 -200.000.000 đồng hoặc có giá trị dưới 10.000.000 đồng nhưng là cổ vật; những vật có giá trị văn hóa có thê bị phạt tiền; lên đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù đến 2 năm.

Đối với tài sản có giá trị trên 200.000.000 đồng hoặc là bảo vật quốc gia thì có thể bị phạt tù tư 01- 05 năm.

Việc nhặt được của rơi để trả lại người đã mất là một nghĩa cử cao đẹp. Đó có thể là những tài sản rất có giá trị đối với những người đã mất. Vì vậy, khi nhặt được tài sản đã đánh mất thì; điều tốt nhất chúng ta có thể làm đó chính là trả lại người đã mất.

Có thể bạn quan tâm

Hi vọng, qua bài viết “Nhặt được của rơi không trả lại người đã mất có sao không ? giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.

Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.

Hotline : 0833.102.102

Bị người khác chiếm giữ tài sản bất hợp pháp phải làm thế nào ?

Trường hợp bị người khác chiếm giữ tài sản bất hợp pháp. Người bị chiếm giữ tài sản có thể nhờ chính quyền trợ giúp, hoặc tố cáo đến cơ quan chức năng về hành vi chiếm giữ tài sản bất hợp pháp. Trường hợp chiếm giữ tài sản có giá trị trên 10 triệu có thể bị khởi tố hình sự

Nếu hành vi chuyển khoản nhầm; sau đó yêu cầu người nhận tiền chuyển khoản nhầm chuyển khoản lại nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị xử lý về tội gì?

Hành vi chuyển khoản nhầm; sau đó yêu cầu người nhận tiền chuyển khoản nhầm chuyển khoản lại nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì?

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Làm sao cho thân nhân và bè bạn vay tiền mà 'không mất tình nghĩa'?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Khi bạn bè hoặc người thân trong gia đình hỏi mượn tiền bạn, mọi thứ đột nhiên trở nên kỳ cục. Vì sao vậy, và nên làm thế nào cho đỡ lúng túng?

Cho dù là viết tấm séc cho người nhà đang thiếu tiền thuê nhà hay đưa người bạn mượn một khoản, thì việc cho những người thân yêu vay tiền là điều mà gần như ai cũng từng làm - cho dù điều đó khiến trong lòng người cho vay không thoải mái chút nào.

'Vung tiền qua cửa sổ' để ăn uống xa xỉ sau đại dịch

Mùa hè liệu có trở thành mùa hoan ái sau đại dịch?

Những cách nói vô tình làm tổn thương người khác

Tập thiền quá mức sẽ gây căng thẳng và hoảng loạn

Khó chịu nhất chính là là khi người vay cứ bám víu vào bạn để có khoản trả tiền thuê nhà trong nhiều tháng liền, hoặc khi họ có vẻ như không bận tâm tới việc hoàn trả cho bạn sau khi đã được giúp vượt qua thời kỳ khó khăn.

Vậy nhưng có nhiều người thường tìm đến bạn bè và gia đình để vay mượn, nhất là trong thời điểm khó khăn.

Một cuộc khảo sát năm 2019 từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cho thấy giả sử một người phải chi trả một khoản giả định là 400 đô la mà họ không có ngay lập tức, thì lựa chọn phổ biến nhất là họ tiêu thẻ tín dụng, rồi đến cách phổ biến thứ hai là vay bạn bè hoặc người nhà.

Đặc biệt là trong thời đại dịch, mọi người càng muốn tìm đến nhờ bạn bè thân thiết.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, đó là khi đụng đến tiền bạc thì mối quan hệ sẽ trở nên lúng túng.

Những người mà ta cho mượn tiền thường là người thân thiết. Nhưng các chuyên gia cho rằng việc cho vay đụng chạm đến điều cấm kỵ trong xã hội liên quan tới tiền bạc, và nó tạo sự mất cân bằng trong mối quan hệ vốn thân thiết, tin cậy lẫn nhau. Việc này có thể khiến cả hai bên phát sinh những cảm xúc phức tạp như xấu hổ, bối rối và tức giận.

Để vượt qua tình huống này thật không dễ dàng gì, nhưng bằng cách trao đổi rõ ràng và nêu ra những mong muốn cụ thể, bạn có thể tránh được nhiều điều khó chịu khi giúp bạn chuyện tiền bạc.

Điều cấm kỵ làm thay đổi mối quan hệ

"Tôi nghĩ tiền vẫn là một chủ đề rất riêng tư đối với nhiều người, không dễ để hoàn toàn trải lòng," Maggie Baker, nhà tâm lý học và trị liệu vấn đề tài chính làm việc tại Pennsylvania, Hoa Kỳ, cho biết.

Mọi người hay nói chuyện tiền bạc chung chung, nhưng chúng ta không hỏi nhau về tình hình tài chính cụ thể, bà nói. "Toàn bộ những chuyện tiền bạc chi tiết, như là bạn có bao nhiêu tiền, bạn thiếu bao nhiêu tiền, luôn là chuyện không được nói tới."

J Michael Collins, giáo sư và giám đốc Trung tâm An toàn Tài chính tại Đại học Wisconsin, Hoa Kỳ, nói rằng tiền bạc vốn là một chủ đề cấm kỵ khi trò chuyện. Nó khiến các mối quan hệ trở nên phức tạp và có phần nặng nề.

"Nếu tôi đến ngân hàng vay tiền, họ sẽ xem xét liệu tôi có thể trả nợ được không. Sau đó, tôi ký hợp đồng trong đó ghi rõ rằng nếu tôi không hoàn trả thì sẽ xảy ra một số chuyện: họ sẽ trừ nợ vào lương, hoặc lấy đi xe ô tô của tôi. Nhưng đó là những thứ ta không nêu được khi cho họ hàng hay bạn bè vay mượn," Collins nói.

Thoả thuận vay mượn giữa các cá nhân có "bản chất lỏng lẻo", lại "không thể trông chừng sát sao, khó đòi hỏi chuyện phải chịu trách nhiệm, và những điều đó khiến mọi người thực sự lo lắng".

Cho ai đó vay tiền cũng có nghĩa là toàn bộ bản chất của mối quan hệ sẽ thay đổi. "Nếu bạn cho người ta vay tiền, họ sẽ mắc nợ bạn dù họ có thừa nhận hay không - và rồi đột nhiên, bạn trở thành người 'chiếu trên'," Baker nói.

Điều này làm thay đổi vai trò của bạn trong mối quan hệ một cách tinh vi. "Bạn không còn chỉ là một người bạn hay thành viên trong gia đình nữa - đột nhiên, bạn trở thành chủ nợ," Brad Klontz, nhà tâm lý học tài chính và phó giáo sư tại Đại học Creighton ở Nebraska, Hoa Kỳ, cho biết.

Người cho vay cũng phải đối mặt với nhiều điều không chắc chắn, bởi vì dù bạn có thân với một ai đến đâu đi nữa thì bạn cũng khó mà biết họ xử lý chuyện tiền bạc cá nhân như thế nào.

Trên thực tế, các chuyên gia cho biết rằng hầu hết các khoản vay kiểu này đều không được hoàn trả; bà Baker nói rằng chín trên mười lần, người hỏi mượn tiền lúc khó khăn sẽ không trả nợ cho bạn.

Klontz đồng ý với ý kiến trên. "Bạn phải chuẩn bị sẵn tinh thần mất luôn tiền" với việc món nợ sẽ một đi không trở lại, ông nói.

Thông thường, người hỏi vay sẽ muốn trang trải mọi hóa đơn và các khoản chi tiêu của họ trước khi nghĩ tới chuyện trả nợ cho bạn. Và ngay cả khi họ nghĩ đến chuyện trả thì trừ phi là họ nghe được tin gì đó, nếu không họ sẽ nghĩ tình hình tài chính của bạn ổn đến mức bạn sẽ không bận tâm đến việc có được trả lại tiền hay không.

"Thông thường, điều sẽ xảy ra là họ bắt đầu tránh mặt bạn, và sau đó thì bạn bắt đầu thấy bực," Klontz nói. "Bạn có cảm giác như mình đang bị lợi dụng - bạn cảm thấy họ không tôn trọng những giới hạn bạn có thể chấp nhận được, cảm thấy họ không tôn trọng bạn."

"Đó là thời điểm rất quan trọng," ông nói tiếp. "Bởi việc bạn cho vay tiền có thể phá hủy mối quan hệ giữa hai bên. Mà nếu không cho vay cũng vậy - họ có thể khó chịu với bạn. Vào lúc họ cần thì bạn đã từ chối giúp đỡ."

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Cho người thân thiết vay tiền có thể khiến bạn không vui vì thường thì món nợ sẽ không được trả lại; nó cũng tạo ra một bầu không khí ái ngại trong mối quan hệ

Tại sao việc lập kế hoạch trả nợ lại quan trọng

Các chuyên gia đồng ý rằng nếu bạn cho mượn tiền mà không vạch ra kế hoạch trả nợ rõ ràng, nhiều khả năng bạn sẽ bị phản pháo. "Đó là công thức khởi nguồn của nỗi oán giận," Klontz nói.

Tất nhiên, việc bạn thỉnh thoảng trả tiền toàn bộ khi đi ăn tối hay khi đi uống vài ly với ai đó thì khác với việc bạn cho một người vay một khoản tiền cụ thể.

Bạn bè trả tiền mời nhau ăn uống là chuyện rất bình thường, và kiểu 'nợ' này thường có mức độ mập mờ cao - nó phụ thuộc vào người 'nợ' hoặc dịp mà người ta mời nhau.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc cho bạn bè vay tiền sẽ trở thành vấn đề khi nó trở thành thói quen - khi người bạn đó cứ coi việc bạn trả tiền là đương nhiên và luôn trông chờ bạn tiếp tục là người chi tiền.

"Đó là lúc bạn cần phải thẳng thắn: 'Đi chơi rất vui nhưng lần này tôi sẽ không trả tiền cho bữa tối của bạn'. Đó là một dạng minh bạch mà bạn phải đặt ra với mọi người - thẳng thắn nói ngay từ đầu," Collins nói.

Đối với một khoản vay lớn hơn, "điều quan trọng nhất là hãy dành thời gian suy nghĩ kĩ về nó", Baker nói, và cần tham khảo ý kiến ​​của người phối ngẫu hoặc các thành viên trong gia đình hoặc bất kỳ ai khác, những người thông thường sẽ có tiếng nói trong việc bạn ra quyết định tài chính.

Collins nói rằng ngay cả khi không có hợp đồng dạng văn bản, bạn vẫn nên nêu ra kế hoạch trả nợ với mốc thời gian cụ thể.

Nếu bạn nhận ra rằng họ có nguồn trả một nửa tiền thuê nhà - ví dụ như 500 đô la chẳng hạn - thì hãy nói thẳng với họ rằng, "Tôi biết bạn nhận lương vào ngày 15, nên ngày 17 bạn trả lại tôi 500 đô la được không. Hoặc nếu bạn muốn chia nó thành hai khoản 250 đô, bạn có thể trả tôi 250 đô la vào ngày 15 và 250 đô la vào ngày 30," Collins nói. "Phải nêu chính xác thời điểm như vậy mới được."

"Điều này nghe có vẻ nghiệt đối với một số người, nhưng tôi thì tôi sẽ yêu cầu họ viết hợp đồng," Baker nói. Càng chi tiết càng tốt, và thậm chí hãy gợi ý bạn sẽ tính lãi - dù có thể không cao như ngân hàng, vì bạn sẽ ưu đãi cho "gia đình hay bạn bè". Và nếu bạn thực sự muốn tránh thì hãy nói họ đến ngân hàng để mượn tiền là hơn.

"Hãy cho họ cơ hội để thực sự suy nghĩ thấu đáo: họ có muốn vay bạn khoản vay này không," Baker tiếp tục, "hay tốt hơn hết là họ nên đến ngân hàng, nơi đó hoàn toàn là vấn đề dịch vụ và như thế mối quan hệ của các bạn sẽ không bị rối tung rối mù?"

Dù có thân thiết đến mức nào, tốt nhất hãy tránh xa nếu bạn của bạn từng gặp rắc rối về tiền bạc.

"Bạn sẽ muốn thận trọng để bản thân mình không trở thành nơi ai cũng có thể trông chờ bạn hỗ trợ tài chính," Klontz nói. Ông nói bạn sẽ không muốn rằng việc bạn giúp đỡ ai đó về mặt tài chính hoá ra lại là việc làm họ tổn thương, điều có thể xảy ra nếu như người đó "là người rất bê bối về tài chính" với "thói quản lý tài chính sai bét triền miên".

Không có quy tắc chung

Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh rằng việc cho mượn tiền ở mỗi trường hợp là mỗi khác - bởi các mối quan hệ của chúng ta với mọi người rất đa dạng, cũng như hoàn cảnh cá nhân của mỗi người là rất khác nhau.

Và mặc dù có nhiều khoản vay mà bạn muốn được trả cuối cùng lại thường trở thành khoản cho luôn, thì vẫn có những tình huống mà khoản tiền nên được coi là món quà, không trông đợi gì thêm.

Ví dụ như nếu ai đó là người khá có trách nhiệm và có một công việc toàn thời gian ổn định, nhưng đột nhiên phải đối mặt với tai ương - phải nằm viện gấp, bị cháy nhà hoặc tình huống nào đó tương tự - và họ cần được giúp đỡ, Baker nói "tôi sẽ đưa tiền cho họ" mà không nghĩ đến chuyện họ sẽ hoàn trả.

Và trên thực tế, mạng lưới các mối quan hệ xã hội của chúng ta thường là thứ giúp ta vượt qua những thời kỳ khó khăn, cho dù đó là nhóm bạn, gia đình, hàng xóm, nhóm tôn giáo, đồng nghiệp, hay các nhóm nào khác.

"Những mối quan hệ này là điều mà chúng ta ai cũng có trong cuộc sống," Collins nói. Nhưng "bạn phải xử lý chúng theo cách thích hợp, và mọi người cần phải làm rõ nguyện vọng của mình".

Và nếu bạn ngay từ đầu đã xác định rõ là mình muốn gì - cho dù bạn có muốn cho vay tiền hay không, bạn có muốn được trả lại tiền hay không và khi nào bạn muốn khoản nợ được thanh toán - thì bạn sẽ có thể giúp đỡ một người bạn đang gặp khó khăn mà không làm ảnh hưởng xấu đi mối quan hệ giữa hai bên.

Hãy thành thật khi tiền bạc chen vào một mối quan hệ thân thiết, Collins nói. "Bạn cần phải vượt qua điều cấm kỵ đó."

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.

Video liên quan

Chủ Đề