Vì sao lap phổi ở phổi phải

Trực khuẩn gây bệnh lao có tên là Mycobacterium tuberculosis [MTB]. Đây là loại trực khuẩn hình gậy, thân mảnh, không có nha bào, kích thước từ 2-3 micron, chiều dày 0,3micron, kháng cồn, kháng acid và sống sót trong trạng thái khô trong nhiều tuần.

Ngoài hình thể bình thường, MTB còn có thể tồn tại dưới thể siêu lọc [kích thước nhỏ hơn trực khuẩn bình thường 20 lần]. Điều này có thể đó là biến đổi của trực khuẩn khi gặp điều kiện không thuận lợi, cũng có thể đó là sự biến đổi của trực khuẩn khi điều trị thuốc chống lao kéo dài, là dạng thích ứng của trực khuẩn trong quá trình điều trị.

Ngoài thể siêu lọc, trực khuẩn lao còn tồn tại ở một thể khác mất một phần hoặc toàn bộ cấu trúc vỏ vi khuẩn, hạt nhân biến đổi nhìn không rõ, bào tương thuần nhất, ít các hạt hơn trực khuẩn lao thông thường, hầu như không chịu tác dụng của các thuốc chống lao. Thể này có thể là hình thức tồn tại của loại trực khuẩn lao nằm vùng dai dẳng trong cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc tái phát bệnh lao.

Vi khuẩn lao trong phổi người bệnh

MTB phân chia mỗi 16 - 20 giờ, rất chậm so với thời gian phân chia tính bằng phút của các vi khuẩn khác [trong số các vi khuẩn phân chia nhanh nhất là một chủng E. coli, có thể phân chia mỗi 20 phút]. Vì vậy tiến triển bệnh lao vẫn mang tính bán cấp hoặc mạn tính nhiều hơn là cấp tính. Dựa vào đặc điểm này người ta thực hiện cách dùng thuốc chống lao một lần trong ngày và phương pháp điều trị lao cách quãng [2/7] vẫn đạt được kết quả tốt.

MTB không được phân loại gram dương hay gram âm vì chúng không có đặc tính hoá học này, mặc dù thành tế bào có chứa peptidoglycan. Trên mẫu nhuộm gram, nó nhuộm gram dương rất yếu, hoặc là không biểu hiện gì cả.

Trực khuẩn lao được xác định dưới kính hiển vi bằng đặc tính nhuộm của nó: nó vẫn giữ màu nhuộm sau khi bị xử lý với dung dịch acid, vì vậy nó được phân loại là “trực khuẩn kháng acid” [viết tắt là AFB]. Với kỹ thuật nhuộm thông thường nhất là nhuộm Ziehl-Neelsen, AFB có màu đỏ tươi nổi bật trên nền xanh, không bị cồn và acid làm mất màu của carbonfuchsin. Ở môi trường nuôi cấy có đậm độ acid nhất định, BK vẫn mọc. Trực khuẩn kháng acid cũng có thể được xem bằng kính hiển vi huỳnh quang và phép nhuộm auramine-rhodamine.

Trực khuẩn lao có cấu trúc rất phức tạp, hoàn hảo, ít vi sinh vật có được. Dưới kính hiển vi điện tử cho thấy trực khuẩn lao có cấu trúc như sau: Một là lớp vỏ: lớp vỏ ngoài của trực khuẩn lao gồm những lớp như sau: lớp trong cùng là cấu trúc màng, có thành phần chủ yếu là các phospholipid. Các phần tử phopholipid có hai nhóm: nhóm ưa nước hướng về phía bên trong, nhóm kỵ nước hướng quay ra phía vỏ. Cấu trúc này tạo nên những màng sinh học có tác dụng giúp trực khuẩn điều hoà sự thẩm thấu của vỏ ngoài trực khuẩn. Lớp tiếp theo là lớp peptidoglycan như một màng polyme sinh học. Các peptidoglycan liên kết với đường arabinose và các phân tử acid mycolic tạo nên bộ khung định hình cho trực khuẩn, đảm bảo cho vỏ trực khuẩn có độ cứng của lớp vỏ như khung xương của trực khuẩn. Lớp phía ngoài là lớp tạo nên bởi sự liên kết giữa các acid mycolic và các chất lipid phức tạp. Lớp này tạo nên độc tính của trực khuẩn lao và có cấu trúc làm tăng khả năng ít thấm nước của vỏ trực khuẩn, giúp trực khuẩn tồn tại bền vững với môi trường bên ngoài, chống khả năng bị hủy diệt bởi đại thực bào và các tế bào miễn dịch của cơ thể.

Trực khuẩn lao rất hiếu khí, phát triển tốt nhất khi pO2 là trên 100mmHg và pCO2 là 40mmHg ở tổ chức. Ðỉnh phổi và vùng phổi dưới xương đòn hay mắc lao nhất vì có pO2 từ 120 - 130mmHg khi đứng, rồi đến thân xương và đầu xương [pO2 là 100mmHg]. Gan, lách, dạ dày, thực quản ít mắc lao hơn vì pO2 thấp.

Đối với các trực khuẩn phát triển bên trong tế bào, ngoài 3 lớp nêu trên còn có lớp peptidoglycolipid phủ ngoài cùng trực khuẩn. Nó có tác dụng như chiếc áo giáp tăng cường thêm khả năng tự bảo vệ của trực khuẩn, giúp trực khuẩn chống lại được các enzym hủy diệt tiết ra từ các tiêu thể [lysosome] của tế bào. Cấu trúc khá hoàn hảo trên đây của lớp vỏ giúp cho trực khuẩn lao chống lại được mọi yếu tố tác động của môi trường bên ngoài, chống lại được tác động của acid và các chất kiềm ở một nồng độ nhất định. Trong điều kiện tự nhiên trực khuẩn lao có thể tồn tại 3 - 4 tháng. Trong phòng thí nghiệm người ta có thể lưu giữ và bảo quản chúng trong nhiều năm.

Hai là lớp bào tương: có những hạt có thể có vai trò trong việc sinh ra thể siêu lọc của trực khuẩn.

Ba là hạt nhân: Chứa các acid nhân [ADN, ARN] ở trực khuẩn lao, việc thông tin di truyền ngoài vai trò của thể nhiễm sắc [chromosom] còn có vai trò của plasmid nằm ngoài nhiễm sắc thể.

BS. Vũ Mạnh Dũng


Cập nhật: 14:50, 22/4/2020 Lượt đọc: 113997

Bệnh lao phổi là gì?

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết bệnh lao phổi, tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được để phát hiện bệnh kịp thời. Vì vậy, đại đa số bệnh nhân mắc bệnh lao phổi đều không biết mình mắc bệnh cho đến khi bệnh diễn biến nặng.

Bệnh lao là gì?

Lao là bệnh nhiễm một loại vi khuẩn tấn công và hủy hoại mô cơ thể. Vi khuẩn này tên là Mycobacterium Tuberculosis và lây truyền qua không khí.

Nhiều bệnh nhân thường mắc tình trạng ủ bệnh lao, gọi là bệnh lao tiềm tàng. Sau một khoảng thời gian tùy vào sức khỏe người bệnh, có thể trong vài tuần cho tới vài năm, vi khuẩn lao bắt đầu hoạt động và gây các triệu chứng bệnh. Sau đó, bệnh lao xuất hiện.

Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Đặc biệt nếu bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu đi, chẳng hạn như khi bệnh HIV, ung thư hoặc hóa trị liệu, bệnh lao sẽ phát triển nhanh hơn. Bệnh thường ảnh hưởng đến phổi nhưng có thể lan ra [phát tán] đến xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim và các cơ quan khác.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh lao

Triệu chứng bệnh lao phổi không phải khó nhận biết. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh không chú ý phát hiện và điều trị sớm, đến khi bệnh diễn biến nặng mới đi khám. Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản để người bệnh có thể nhận biết để điều trị kịp thời và chủ động phòng tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Một số dấu hiệu nhận biết lao.

- Ho: Ho là triệu chứng của mọi bệnh phổi cấp và mạn tính. Ho có thể do nhiều nguyên nhân như viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, lao, ung thư phổi… Mọi bệnh nhân ho trên 3 tuần không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi mà đã dùng thuốc kháng sinh không giảm ho phải nghĩ đến do lao phổi.

- Khạc ra đờm: Khạc đờm là biểu hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản. Khạc đờm cũng như ho có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra mà các nguyên nhân thông thường nhất là viêm nhiễm. Do vậy, nếu sau khi đã dùng thuốc kháng sinh, triệu chứng khạc đờm không giảm thì người bệnh có triệu chứng ho khạc trên 3 tuần phải nghĩ đến do lao phổi. Ho khạc đờm là những dấu hiệu hay gặp nhất trong các dấu hiệu quan trọng gợi ý nguyên nhân lao phổi.

- Ho ra máu: Ho ra máu là triệu chứng có thể gặp ở 60% những người lao phổi, thể hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp.

- Đau ngực, khó thở: Đau ngực là triệu chứng dễ nhận thấy khi ta bị bệnh lao phổi. Ho nhiều sẽ gây ra ức chế lên phế quản, gây ra tình trạng khó thở, đau ngực, nhất là khi phổi đang bị tổn thương thì khả năng trao đổi khí sẽ càng khó khăn hơn.

- Gầy, sụt cân: Là triệu chứng thường gặp ở số đông người lao phổi. Những người bệnh gầy, sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS… nhưng có các triệu chứng hô hấp như đã nêu trên phải nghĩ ngay tới lao phổi.

- Sốt: Là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hay gai lạnh về chiều. Những người có triệu chứng sốt như trên cùng với các triệu chứng về hô hấp như ho, khạc đờm, ho ra máu… phải nghĩ tới do lao phổi.

- Ra mồ hôi: Là triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong lao phổi, ra mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường hay gọi là ra mồ hôi trộm, ở trẻ em triệu chứng này dễ nhận thấy nhất.

- Chán ăn, mệt mỏi: Là dấu hiệu rất phổ biến, có thể do tác động tâm lý, tình trạng sức khỏe, căng thẳng, stress gây nên các ức chế khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ không muốn ăn uống. Nhiều người bỏ qua dấu hiệu quan trọng này.

Cách phòng tránh bệnh lao

Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa lao và bệnh phổi để khám và xét nghiệm. Nếu được chẩn đoán mắc lao cần điều trị dứt điểm và thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người thân trong gia đình và cộng đồng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong thời gian điều trị, người bệnh cần ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tuyệt đối không dùng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì những chất này làm giảm tác dụng điều trị và tăng tác dụng phụ của thuốc.

Tiêm vắc xin BCG ngừa lao.

Để phòng chống bệnh lao, biện pháp hữu hiệu nhất là cho trẻ sơ sinh là đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng chống lao [Hiện nay đang thực hiện tiêm phòng lao ngay tháng đầu sau sinh trong chương trình TCMR được triển khai ở tất cả các xã]. Đồng thời, thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lý, ngủ đủ, tập thể dục đều đặn và tránh xa các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá... Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để phòng bệnh lao.

Đối với người đã nhiễm lao cần thực hiện các biện pháp tránh lây cho người xung quanh như: nghỉ làm hoặc nghỉ học và ngủ riêng trong vài tuần đầu điều trị [thông thường cần vài tuần điều trị lao để không lây cho người khác]; che miệng, đeo khẩu trang khi ra ngoài; sử dụng miếng vải che miệng bất cứ khi nào cười, nói, ho, hắt hơi sau đó để miếng vải trong túi, buộc kín và vứt vào thùng rác. Đặc biệt, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm quá trình trị liệu. Đây là bước quan trọng trong quá trình điều trị lao nhằm bảo vệ người bệnh và những người xung quanh khỏi lao.

TRẦN NHẬT NAM


Nguồn tin : PK LAO




Video liên quan

Chủ Đề