Viết bài văn nghị luận về lời an tiếng nói của học sinh ngày nay

Bạn đang làm bài Viết bài văn nghị luận về lời ăn tiếng nói của học sinh ngày nay, mình sẽ cho bạn dàn ý mẫu, một số bài văn mẫu hay nhất, đồng thời bạn cũng sẽ nhận thêm đoạn văn gợi ý về lời ăn tiếng nói của học sinh ngày nay

Lời ăn tiếng nói là cách nói năng trong giao tiếp hàng ngày của mỗi người. Nó bao gồm lời nói, thái độ, ngữ điệu, gọi chung là văn hóa giao tiếp. Lời ăn tiếng nói thể hiện tư chất và phẩm cách của một con người.

Trong xã hội hiện đại, trước sự tác động của nhiều yếu tố, lời ăn tiếng nói của học sinh ngày nay đang có những biểu hiện đáng lo ngại. Không ít học sinh sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực, thậm chí là thô tục, bậy bạ trong giao tiếp. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến bản thân, gia đình và xã hội.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một phần là do sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng xã hội. Trên mạng xã hội, nhiều bạn trẻ sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hóa, thậm chí là chửi bới, xúc phạm người khác. Điều này vô tình khiến các bạn học sinh học theo.

Một nguyên nhân khác là do sự thiếu quan tâm của gia đình và nhà trường. Nhiều gia đình chưa chú trọng giáo dục con cái về văn hóa giao tiếp. Còn nhà trường chưa có những biện pháp giáo dục hiệu quả, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.

Hậu quả của việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực của học sinh là rất nghiêm trọng. Nó khiến các bạn bị đánh giá thấp về nhân cách, phẩm chất. Bên cạnh đó, nó còn gây ảnh hưởng đến kết quả học tập, công việc và các mối quan hệ trong cuộc sống.

Để khắc phục tình trạng này, mỗi học sinh cần nhận thức rõ tầm quan trọng của lời ăn tiếng nói. Chúng ta cần ý thức được rằng, lời nói là một thứ vũ khí sắc bén, có thể xây dựng hoặc hủy hoại con người. Vì vậy, chúng ta cần sử dụng ngôn ngữ một cách văn minh, lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh.

Bên cạnh đó, gia đình và nhà trường cần phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục học sinh về văn hóa giao tiếp. Gia đình cần là tấm gương cho con cái noi theo. Còn nhà trường cần xây dựng các chương trình giáo dục phù hợp, giúp học sinh nâng cao nhận thức về văn hóa giao tiếp.

Mỗi học sinh hãy là một người sử dụng ngôn ngữ văn minh, lịch sự. Hãy cùng chung tay xây dựng một môi trường giao tiếp lành mạnh, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại.

Một số biện pháp rèn luyện lời ăn tiếng nói của học sinh

  • Tự học, tự rèn luyện: Học sinh cần tích cực học hỏi, trau dồi vốn từ, cách dùng từ, đặt câu, ngữ điệu,... để giao tiếp một cách chuẩn mực, hiệu quả.
  • Lắng nghe ý kiến của người khác: Hãy lắng nghe ý kiến của người khác, đặc biệt là những người lớn tuổi, có kinh nghiệm sống. Họ sẽ giúp bạn nhận ra những thiếu sót trong cách nói năng của mình và đưa ra những lời khuyên hữu ích.
  • Tham gia các hoạt động ngoại khóa: Các hoạt động ngoại khóa là cơ hội để học sinh giao lưu, học hỏi với những người khác. Đây cũng là dịp để bạn rèn luyện khả năng nói năng lưu loát, tự tin.
  • Tích cực tham gia các cuộc thi về văn hóa giao tiếp: Các cuộc thi về văn hóa giao tiếp là sân chơi bổ ích giúp học sinh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của lời ăn tiếng nói.

Kết luận

Lời ăn tiếng nói là một biểu hiện quan trọng của văn hóa ứng xử. Học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của lời ăn tiếng nói và tích cực rèn luyện để trở thành người sử dụng ngôn ngữ văn minh, lịch sự.

 

Lời ăn tiếng nói của học sinh thanh lịch là một điều tuyệt vời. 

Họ có trách nhiệm với ngôn ngữ và luôn cố gắng sử dụng nó một cách chính xác.

Nó không chỉ giúp học sinh đối diện với người khác một cách tự tin hơn, mà còn giúp họ giao tiếp hiệu quả và dễ dàng hơn trong cuộc sống.

Ngoài ra, lời ăn tiếng nói còn giúp học sinh tạo điểm tốt hơn trong các buổi giảng học, sự kiện, hoạt động ngoại khóa.

Việc sử dụng ngôn ngữ thanh lịch còn giúp họ gây dựng được ấn tượng tốt hơn trong cộng đồng và giúp họ đạt được thành công trong cuộc sống.

Mở bài:

Người xưa rất xem trọng lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày. Điều đó được đúc kết trong câu tục ngữ có câu: “Chim không kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Có thể nói lời ăn tiếng nói là biểu hiện sinh động của tâm hồn con người. Ngày nay, khi xã hội hiện đại phát triển mạnh, con người ngày càng trở nên cẩu thả khi nói năng, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh. Văn hóa giao tiếp trong lời ăn tiếng nói của học sinh ngày nay đang suy thoái trầm trọng, khiến cho xã hội hết sức lo ngại.

Thân bài:

Giải thích:

Lời ăn tiếng nói là gì?

Lời ăn tiếng nói là cách nói năng trong giao tiếp hằng ngày. Nó bao gồm lời nói, thái độ, ngữ ddieuj và văn hóa giao tiếp của con người.

Biểu hiện trong lời ăn, tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch:

+ Nói năng, lịch sự, lễ phép, có đầu có đuôi.

+ Biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ.

+ Biết nói lời xin lỗi khi làm việc sai trái

+ Không nói tục, chửi thề…

Đó là những biểu hiện thể hiện nếp sống có văn hóa, lịch sự trong giao tiếp; tạo niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.

Những thói hư, tật xấu trong lời ăn, tiếng nói của học sinh hiện nay:

+ Nói tục, chửi thề

+ Nói không đầu, không đuôi, không lễ phép.

+ Không biết nói lời xin lỗi, cảm ơn

+ Nói nhưng không tôn trọng người nghe…

Rèn luyện lời ăn tiếng nói nhã nhặn, lịch sự như thế nào?

+ Ăn nói lịch sự, có văn hóa, biết tôn trọng người nghe, biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Biết xây dựng lời nói để có được một lối giao tiếp văn minh, thanh lịch và hiệu quả.

+ Phê phán, lên án những lời nói thiếu văn hóa, thiếu văn minh, lịch sự.

Kết bài:

Rèn luyện lời ăn tiếng nói tế nhị, lịch sự, tôn trọng là trách nhiệm của mỗi học sinh ngày nay.

Bài làm

Ông cha xưa có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Câu nói trên nhắc nhở con người Việt Nam phải biết ăn nói đúng mực, có văn hóa, có tri thức để hòa nhập, tạo dựng thiện cảm với mọi người. Xã hội có thể ngày càng văn minh, hiện đại hơn, nhưng lời ăn tiếng nói của học sinh, sinh viên ngày nay còn rất nhiều bất cập. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu và bàn luận về lời ăn tiếng nói của học sinh, sinh viên hiện nay.

Nói là một trong những phương tiện giao tiếp cơ bản và quen thuộc của con người trong xã hội. Nói giúp con người trao đổi thông tin, suy nghĩ tình cảm, từ đó họ hiểu biết hơn và hiểu nhau hơn. “Lời ăn tiếng nói” tức là những lời nói kèm theo cử chỉ, thái độ và cách ứng xử trong giao tiếp hàng ngày với mọi người xung quanh. Với học sinh, sinh viên, “lời ăn tiếng nói” thường được đặt trong quan hệ giao tiếp với gia đình, bạn bè, thầy cô và các nhân viên, cán bộ trong trường học.

Người Việt Nam từ xưa tới nay đều coi học lễ nghĩa là bài học vỡ lòng đầu tiên: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Ở nước ta, từ các gia đình tới trường học đều coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện đức tính, trong đó có phương pháp giao tiếp có văn hóa. Trẻ nhỏ luôn được cha mẹ chúng nhắc nhở phải biết “ạ”, biết “Dạ”, “Vâng”, biết chào ông bà khi đi học về và nói tạm biệt khi rời đi. Đến trường, trẻ em phải khoang tay rồi “Chào thầy”, “Chào cô”, “Chào các bạn”… Học xong cái “lễ” rồi mới học chữ cái A, B, C…, số đếm 1, 2, 3, 4… Học sinh đến trường phải biết nói “lời hay ý đẹp”…

Bình luận về lời ăn tiếng nói của học sinh

Vậy thế hệ học trò ngày nay trưởng thành trên nền một “thế giới phẳng” sẽ có ứng xử giao tiếp ra sao? Toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, mọi quốc gia đều tăng cường hội nhập về mọi mặt trong đó có văn hóa, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Cùng với sự du nhập của nhiều tinh hoa văn hóa các quốc gia thì không ít thói hư, tật xấu lan tràn trong xã hội, khiến nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp bị lai căng, băng hoại. Bị rơi vào “cú sốc văn hóa”, một bộ phận thế hệ trẻ nhất là học sinh cũng thay đổi theo hướng tiêu cực.

Phim điện ảnh, sách báo Trung Hoa, Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ… ồ ạt vào Việt Nam. Dưới làn sóng ngôn tình, Hallyu, Hollywood… mấy cô cậu học sinh có những câu nói, ngữ điệu không khác gì bản sao của các bộ phim. Mặt khác, do sự phổ biến của Internet mà học sinh dễ dàng tiếp xúc với văn hóa xấu. Phim ảnh, tin tức, ca nhạc với những hình ảnh đầy tính bạo lực hay sex khiến giới trẻ bị lệch lạc trong suy nghĩ và hành động. Hầu như ngày nào các bạn học sinh cũng nghe bên tai mấy câu chửi thề, nhục mạ, lời nói đầy tính bạo lực, những từ ngữ mang tính nhạy cảm về tình dục…

Giao tiếp của giới học trò hiện đại với giáo viên cũng có nhiều thay đổi. Xã hội ngày càng văn minh, dân chủ hơn. Theo đó, nhiều bạn trẻ có những suy nghĩ lệch lạc, cho rằng nhờ có học sinh giáo viên mới có tiền nên giáo viên phải là lực lượng phục vụ học sinh. Học sinh quên cách cúi chào thầy cô khi bất chợt gặp trên sân trường hay khi giáo viên ra khỏi lớp. Một thực trạng đáng buồn nữa là, những bạn trẻ còn không biết cách nói chuyện với chính những người sinh thành, nuôi nấng họ. Họ hoặc khinh thường ông bố bà mẹ kém hiểu biết bằng cách phớt lờ hoặc cãi lại, chỉ trích cha mẹ, tỏ thái độ không hài lòng…

Tóm lại, đây là thực trạng đáng buồn của học sinh hiện nay. Tuy nó chỉ là một bộ phận, nhưng lại như “con sâu làm giàu nồi canh” khiến giới trẻ Việt Nam trở nên xấu xí, méo mó, mất đoàn kết. Để Việt Nam thực sự đủ sức vươn mình ra thế giới, thế hệ trẻ phải là lớp người đi đầu trong cách ứng xử văn minh, sắc sảo.

Hoài Lê

Đề bài: Suy nghĩ của em về lời ăn tiếng nói của một học sinh thanh lịch mà em biết trong cuộc sống. Bài làm của bạn Đỗ Như Quỳnh học sinh khối chuyên văn trường thpt Nguyễn Huệ

Hướng dẫn

Mở bài Suy nghĩ của em về lời ăn tiếng nói của một học sinh thanh lịch

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì con người ngày càng phải rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức của mình, bởi lời ăn tiếng nói là một trong những công cụ hữu ích để giao tiếp, chính vì thế những lời mà chúng ta phát ra cũng cần phải được rèn luyện cẩn thận.

Thân bài Suy nghĩ của em về lời ăn tiếng nói của một học sinh thanh lịch

Lời ăn tiếng nói từ xưa đến nay vẫn được dân tộc của chúng ta tu dưỡng, rèn luyện và phát triển mỗi ngày, nó là công cụ hữu ích cho mỗi chúng ta, rèn luyện, học tập, cũng như tu dưỡng mỗi ngày. Lời nói là phương tiện mà con người dùng để giao tiếp với nhau. Chính vì thế dân gian mới có câu “ người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Những lời nói khi phát ra cần phải được rèn luyện, chắt chiu và phát ra những ngôn ngữ dễ nghe, lọt tai không nên nói những lời suồng sã khó nghe.

Chính vì thế dân ra luôn đề cập đến lời nói của những người thanh lịch, bởi họ luôn nói những lời nói ngọt ngào, dễ nghe, những ngôn ngữ khi họ phát ra luôn được chăm chút, nhẹ nhàng và khiến người khác cảm thích thú mỗi khi được nghe những lời nói từ những người này.

Lời nói nhẹ nhàng làm dịu dàng và khiến cho người nghe cảm thấy thích thú, ngôn ngữ của mỗi người đều được học như nhau, nhưng lời ăn tiếng nói mà mỗi người phát ra lại hoàn toàn khác nhau, có người thì nói những lời nói nhẹ nhàng, làm dịu tai người nghe. Luôn nói những điều tích cực, lời tốt với người khác, đó là một trong những ưu điểm mà người khác cảm thấy thích thú và đáng khen ngợi.

Trong xã hội ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, xã hội không chỉ cần những người có tài mà họ còn cần những người có đức cho xã hội, những ngôn ngữ mà họ phát ra cũng vô cùng ngọt ngào, dễ nghe, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức cho mỗi người không phải công việc riêng của mỗi cá nhân nào, mà nó là nhiệm vụ của toàn xã hội, điều đó mới cùng đáp ứng và tạo nên một xã hội giàu đẹp, văn minh và hiện đại hơn.

Ngôn ngữ là thứ mà chúng ta dùng để giao tiếp, chính vì thế việc lựa chọn ngôn ngữ mà chúng ta lựa chọn để phát triển bản thân mình mỗi ngày, đem lại cho chúng ta những bản lĩnh, cái riêng của mỗi cá nhân, điểm riêng biệt của mỗi chúng ta đó là tạo nên những điều hữu ích, thực tế, đem lại cho mỗi cá nhân những giá trị to lớn, cao đẹp cho bản thân mỗi con người.

Người khôn luôn phát ngôn những lời ngọt ngào, dễ nghe, khi nói ra khiến người xung quanh cảm thấy yêu quý, thích thú, đó là sự thành công to lớn của những con người biết cách cư xử, biết giao tiếp trong cuộc sống.

Luôn biết cải thiện và phát triển bản thân mình mỗi ngày, biết tu dưỡng và phát triển bản thân, cải thiện cuộc sống của mỗi chúng ta, luôn biết tạo nên những giá trị hữu ích quan trọng cho cuộc sống của mỗi người. Luôn nâng cao và phát triển bản thân mình mỗi ngày.

Qua đó rèn luyện về trí tuệ, đạo đức và cách sống của chúng ta mỗi ngày, điều đó tạo nên những giá trị cao đẹp cho mỗi cá nhân, đạo đức xã hội, cũng như những giá trị văn hóa cao đẹp cho mỗi con người, biết xây dựng và làm mới bản thân mình, nhưng không sai chuẩn mực của xã hội.

Từ xưa đến nay dân tộc ta vẫn luôn coi trọng và giữ gìn những truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc, phát triển những giá trị văn hóa, đạo đức, những giá trị cao đẹp, cao quý và đem lại cho mỗi chúng ta những điều hữu ích nhất cho cuộc sống, yêu thương và tạo nên những giá trị cao đẹp của dân tộc, phát triển bản thân của mình mỗi ngày.

Lời nói và giá trị bản thân luôn được đánh giá từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống, lời nói phải được rèn rũa và cân nhắc trước khi phát ra bên ngoài, đúng như dân tộc ra có câu “ uốn mười tấc lưỡi trước khi nói”, những ngôn ngữ mà chúng ta nói ra cần phải được cân nhắc, không phải thích nói gì ra cũng được, những ngôn ngữ đó cũng cần phải đuộc rèn luyện và chăm chút mỗi ngày.

Những giá trị đó đem lại cho cuộc sống của mỗi người những giá trị to lớn trong cuộc sống, chính vì thế lời ăn tiếng nói là ngôn ngữ quan trọng và có đóng góp to lớn cho cuộc sống, phải sống đúng đắn và rèn luyện bản thân mình mỗi ngày, phát triển bản thân mình hơn nữa, nâng cao cả về trí tuệ và đạo đức của bản thân.

Kết luận bài văn Suy nghĩ của em về lời ăn tiếng nói của một học sinh thanh lịch

Lời ăn tiếng nói hàng ngày là những điều có ý nghĩa to lớn cho mỗi chúng ta, chính vì thế chúng ta cần phải biết trân trọng và rèn luyện bản thân mỗi ngày. Không ngừng nâng cao về trí tuệ và đạo đức.