Viết bài văn số 2 lớp 8 học kì 1-violet

Giáo án ôn tập học kì 1 đại số 8 CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 8 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

Đại số: Tiết 35+36: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I​

  1. MỤC TIÊU

    1. Về kiến thức: Củng cố kiến thức về đơn thức, đa thức, phép cộng và phép trừ đa thức, phép nhân đa thức, phép chia đa thức cho đơn thức, hằng đẳng thức đáng nhớ và ứng dụng, phân tích đa thức thành nhân tử, dữ liệu và biểu đồ

    2. Về năng lực:

    * Năng lực chung:

    - Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà mà giáo viên giao trong tiết trước và các bài tập tại lớp.

    - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn sơ đồ tư duy và các bài tập được giao.

    * Năng lực Toán học:

    - Năng lực giao tiếp toán học: HS phát biểu, nhận biết được sự đúng sai trong phát biểu của bạn

    - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.

    - Học sinh vận dụng được 7 hằng đẳng thức đáng nhớ vào tính toán, phân tích đa thức thành nhân tử.

    - Thu thập và phân loại dữ liệu. Biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ. Phân tích số liệu thống kê dựa vào biểu đồ.

    3. Về phẩm chất:

    - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

    - Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.

    - Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

    1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy.

    2. Học sinh: Đồ dùng học tập, ôn tập lại các phép tính về đa thức nhiều biến và bảy hằng đẳng thức đáng nhớ, dữ liệu và biểu đồ

    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

  2. Mục tiêu: Ôn tập kiến thức cần nhớ về số và đại số ở học kỳ I
  3. Nội dung: Tổng hợp kiến thức cần nhớ về đại số trong học kỳ I
  4. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên
  5. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS​

Nội dung​

*Giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Nhắc lại khái niệm về đơn thức, đơn thức đồng dạng + Nhắc lại khái niệm về đa thức một biến + Muốn cộng (hay trừ) hai đa thức ta làm thế nào ? + Muốn nhân đơn thức với đa thức ta làm thế nào ? + Muốn nhân một đa thức với một đa thức ta làm thế nào ? + Muốn chia đa thức A cho đơn thức B ta làm thế nào ? + Nhắc lại bảy hằng đẳng thức đáng nhớ + Có mấy phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử? Nêu tên từng phương pháp - GV giới thiệu cách phối hợp nhiều phương pháp + Cách thu thập và phân loại dữ liệu ? * Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của giáo viên - HS: Hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ HS1:Viết 4 hằng đẳng thức đầu Hs2:Viết 3 hằng đẳng thức sau HS:Còn lại cùng viết vào vở 7 hằng đẳng thức đáng nhớ * Báo cáo kết quả. - HS: đứng tại chỗ trả lời. - HS còn lại nghe, nhận xét bạn trình bày * Kết luận, nhận định: - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức - Gv:Lưu ý cho Hs + Cần tránh sự nhầm lẫn tên gọi giữa các hằng đẳng thức + Trước khi phân tích 1 đa thức thành nhân tử phải quan sát kĩ các hạng tử của đa thức xem có gì đặc biệt để áp dụng phương pháp thích hợp vào phân tích

:

  1. Đa thức 1.Đơn thức: Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến, hoặc có dạng tích của những số và biến. Số 0 được gọi là đơn thức không. Câu 1: Trong các biểu thức đại số sau, biểu thức nào đơn thức?
  2. ; B. ;
  3. ; D.

    Đáp án: B.

    2. Đa thức: Đa thức là tổng của những đơn thức, mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.

    Câu 2: Bậc của đa thức x2y2 + xy5 - x2y4 là:

  4. 6 ; B. 7 ; C. 5 ; D. 4

    Đáp án: A

    3. Phép cộng và phép trừ đa thức

    Muốn cộng (hay trừ) hai đa thức ta nối hai đa thức đã cho bởi dấu “+” (hay dấu “-“ ) rồi bỏ dấu ngoặc (nếu có) và thu gọn đa thức nhận được

    Câu 3: Cho hai đa thức G(x) = 2x + 7 và H(x) = 3x +6. Tính G(x) + H(x).

  5. −x + 1; B. 5x + 13; C. 5x + 1; D. x − 1.

    Đáp án: B

    4. Phép nhân đa thức

    - Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.

    - Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các kết quả với nhau.

    Câu 4: Chọn câu trả lời đúng: (x3−2x)(x+3)=

    A.x4+3x3−2x2+6x; B.x4+3x3−2x2−6x

    C.x4+3x3+2x2+6x; D.x4+3x3−2x2+6x

    Đáp án: B

    5. Phép chia đa thức cho đơn thức

    - Muốn chia đa thức A cho đơn thức B, ta chia từng hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.

    Câu 5: Thương của phép chia

    (-12x4y + 4x3 – 8x2y2) : (-4x2) bằng

  6. -3x2y + x – 2y2 ; B. 3x4y + x3 – 2x2y2
  7. -12x2y + 4x – 2y2 ; D. 3x2y – x + 2y2

    Đáp án: D

    II. Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ

    1, (A + B)2 = A2 + 2AB + B2

    2, (A - B)2 = A2 - 2AB + B2

    3, A2 - B2 = (A + B)(A - B)

    4, (A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3

    5, (A - B)3 = A3 - 3A2B + 3AB2 - B3

    6, A3 + B3 = (A + B)(A2 - AB + B2)

    7, A3 - B3 = (A - B)(A2 + AB + B2)

    III.Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử

    1. Đặt nhân tử chung

    2. Dùng hằng đẳng thức

    3. Nhóm hạng tử

    IV. Dữ liệu và biểu đồ

    1. Thu thập và phân loại dữ liệu

    - Thu thập dữ liệu có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.

    Để có thể đưa ra các kết luận hợp lí, dữ liệu thu thập được phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng đang được quan tâm.

    - Phân loại dữ liệu

    + Dữ liệu là số (số liệu):Số liệu rời rạc, số liệu liêm tục

    + Dữ liệu không là số: không thể sắp thứ tự, có thể sắp thứ tự,

    2. Biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ

    Biểu đồ tranh, biểu đồ cột, biểu đồ đoạn thẳng, biểu đồ cột kép, biểu đồ hình quạt tròn

    2. Phân tích số liệu thống kê dựa vào biểu đồ

  • yopo.vn---ÔN TẬP HKI -ĐẠI SỐ8.docx 258.8 KB · Lượt xem: 0