Việt Hoàng (Siêu trí tuệ học trường nào)

Giữa tháng 1, trong chiếc áo khoác đỏ đồng phục của Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Việt Hoàng, sinh viên ngành Điện tử - Viễn thông, rời giảng đường sau buổi thi cuối cùng của kỳ I năm hai. Đi bộ trong sân trường, Hoàng được nhiều người nhận ra, chào hỏi trong tiếng cười nói vui vẻ.

Hoàng là gương mặt quen thuộc không chỉ với sinh viên Bách khoa mà với nhiều người nhờ từng vàochung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17 và mới đây có phần thể hiện trí nhớ ấn tượng trong ba vòng thi ở chương trìnhSiêu trí tuệ Việt Nam.Em cũng là một trong 10 gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu được Thành đoàn Hà Nội vinh danh đầu tháng 1.

Phần giải thích từ khóa do chính Việt Hoàng giải ra ở vòng 1 cuộc thi Siêu trí tuệ. Video: Vie Channel

Xem Hoàng thi đấu ở các chương trình, từ giám khảo đến người xem phải ồ lên thán phục, ví em như "người ngoài hành tinh", "Bách khoa toàn thư sống". Ở tập 5 Siêu trí tuệ Việt Nam, Hoàng khiến khán giả ngạc nhiên khi giải thích được các từ khóa khó như "235 Caronila" - tên một tiểu hành tinh, hay "Warszawa 1944" - bộ phim nổi tiếng lấy bối cảnh từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

Chàng trai quê Sóc Sơn không phủ nhận ghi nhớ là khả năng trời phú, nhưng nhắc đến câu nói của Edison "Thành công đến từ 1% thiên tài và 99% nỗ lực". 3 tuổi, Hoàng có thể nhớ số điện thoại hay biển số xe. Thấy con có khả năng ghi nhớ, bố mẹ em đã mua những khối hình sáu mặt với sáu hình vẽ, chỉ để lộ một mặt và yêu cầu đoán hình trên năm mặt còn lại, Hoàng đều trả lời đúng.

Hoàng luyện tập ghi nhớ hàng ngày qua sách, báo, Internet, giữ nguyên tắc chỉ đọc và học khi cảm thấy thực sự hứng thú bởi đó là lúc não bộ hoạt động tốt nhất. Với những phần kiến thức quan tâm, dù đang làm gì, Hoàng cũng giở ngay điện thoại ra tra cứu rồi đọc đi đọc lại, mở rộng sang những khái niệm, cụm từ liên quan và ghi nhớ một cách có hệ thống. Với những điều không mấy hứng thú, em chỉ đọc để nắm cơ bản chứ không cố đào sâu.

Cũng vì chỉ đọc và học khi hứng thú, Hoàng gặp nhiều khó khăn và có cả thất bại trong học tập. Em từng đạt kết quả không mong muốn trong kỳ thi vào lớp 10. Ở kỳ thi THPT quốc gia, em đạt 22,45 điểm, bị trượt nguyện vọng 1. Vào trường Bách khoa, điểm trung bình học tập không thuộc nhóm cao, thậm chí em phải học lại môn Giải tích. "Rũ bỏ cái mác Siêu trí tuệ Việt Nam hay thí sinh Olympia, em cũng chỉ là sinh viên bình thường như bao bạn khác", Hoàng nói.

Hà Việt Hoàng chia sẻ về khả năng ghi nhớ. Video:Dương Tâm

Dù kết quả học tập không thực sự tốt, một phần do dành nửa năm tập trung tham gia chương trình Siêu trí tuệ Việt Nam, Hoàng không hối hận khi đến với các cuộc thi kiến thức trên truyền hình bởi sau mỗi chương trình, em lại có thêm những người bạn mới và nhận được những bài học mới.

Hoàng thừa nhận rất nhút nhát. Trong chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia, chàng trai với biệt danh "Kitty" không dám chọn ngôi sao hy vọng. Điều này cùng với một số sai lầm khiến em chỉ về thứ ba. Hoàng rút ra bài học đôi khi cần liều một chút, bởi nếu ở trong vùng an toàn mãi sẽ không thể thành công.

Đến Siêu trí tuệ Việt Nam, Hoàng đã liều ngày từ vòng một khi tự đặt ra một đề bài khó hơn cả yêu cầu của ban tổ chức. Cũng ở chương trình này, Hoàng học được thêm bài học về sự cẩn thận, bởi chính vì bất cẩn em đã không có được chiến thắng ở vòng giao hữu quốc tế.

Hà Việt Hoàng đang là sinh viên năm hai ngành Điện tử - Viễn thông,Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Dương Tâm

Sau hai cuộc thi, Hoàng trở nên nổi tiếng, có hơn 85.000 người theo dõi trên Facebook. "Bố chưa bao giờ muốn em nổi tiếng vì đó là con dao hai lưỡi. Bố chỉ muốn em theo con đường thẳng nhất là học đại học thật tốt rồi trở thành kỹ sư tốt. Em cũng thấy nổi tiếng mang lại nhiều cái lợi nhưng cũng nhiều hệ lụy. Nhưng em nghĩ nếu tận dụng được những cái lợi đó để có thêm nhiều mối quan hệ thì biết đâu nó lại là con đường tắt để em đi tới thành công", Hoàng nói.

Để hạn chế hệ lụy của sự nổi tiếng, Hoàng ít sử dụng mạng xã hội. Đây là thay đổi lớn nhất của em - người từng nghiện mạng xã hội. Em cũng hạn chế đọc các bình luận, chỉ kết bạn và duy trì những nhóm trò chuyện với người quen.

Nói về dự định, Hoàng chia sẻ sẽ không tham gia các cuộc thi truyền hình trong thời gian còn lại của thời sinh viên để tập trung học tập, cải thiện kết quả. Em sẽ tiếp tục tham gia Hội Sinh viên của trường với vai trò thành viên Ban Truyền thông và Sự kiện, cố vấn cho câu lạc bộ Olympia Sóc Sơn do em thành lập. Nếu có cơ hội, em sẽ du học sau đại học vì "không thích đứng yên một chỗ".

Còn hiện tại, Hoàng đã trở về nhà ở Sóc Sơn sum vầy bên gia đình sau kỳ thi căng thẳng. "Về nhà, em không phải là Siêu trí tuệ hay thí sinh Olympia, đơn giản em là con cháu trong dòng họ", Hoàng nói và hy vọng cùng gia đình đón năm mới với nhiều sức khỏe, niềm vui.

Dương Tâm

Đối với fan hâm mộ chương trình Siêu Trí Tuệ thì cũng không lạ gì cái tên Hà Việt Hoàng, anh chàng từng nổi tiếng rần rần vì giải được ô chữ bách khoa toàn thư trong thời gian rất ngắn. Ấy thế mà trong quãng thời gian học tại đại học Bác Khoa, Việt Hoàng cũng không  thể thoát khỏi cảnh bị rớt môn.

Theo đó, trong một cuộc phỏng vấn với VTV24, khi MC đặt câu hỏi với thí sinh Siêu Trí Tuệ thì liệu chương trình học siêu khó của Bách khoa có trở nên nhẹ nhàng hơn hay không thì, nam sinh này trả lời: "Quay trở về trường, khoác lên mình đồng phục Bách khoa, em cũng chỉ là cậu sinh viên bình thường thôi. Như bao người khác, hoàn toàn có thể trượt môn, hoàn toàn có thể học lại, không có bất kỳ ngoại lệ nào cả!"

Đặc biệt, anh chàng cũng thú nhận luôn là mình sắp phải học lại môn đầu tiên trong học kỳ sau vì đã trượt môn là môn Giải tích. Được biết, trong chương trình học của sinh viên khối ngành Kỹ thuật - Điện tử, thì đây là môn "khó nuốt" nhất.

Tuy đoạn phỏng vấn này đã phát sóng cách đây 2 năm, thế nhưng đến nay vẫn được rất nhiều người quan tâm. Ngoài nhân vật đình đám của Siêu Trí Tuệ thì điều người khác để ý đó chính là thông qua phỏng vấn cũng đủ thấy chương trình học khó nhằn của Đại học Bách khoa.

Trong một phát biểu vào kỳ tuyển sinh năm ngoái, ngôi trường này cũng cho biết có 700 - 800 sinh viên phải ra khỏi hệ chính quy vì không đạt được yêu cầu của nhà trường. Phần lớn đều là do sinh viên lơ là, không có mục tiêu, định hướng rõ ràng. Bên cạnh đó còn có 40% phải trả nợ môn đến năm thứ sáu mới ra trường được.

Về phía Việt Hoàng, sau khi chia sẻ câu chuyện rớt môn, anh đã bị netizen lấy ví dụ cho chuyện rớt môn ở Đại học Bách khoa. Ngay sau đó, Việt Hoàng đã có phản ứng gay gắt, cho rằng chuyện rớt môn, thi lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể là do học kém, lười hay ôn học quá khó, hoặc cũng có thể là chưa có phương pháp học đúng. Vì vậy mà không có tiêu chí nào để đánh giá chuyện học hành của người khác.

Để khán giả không hiểu lầm, Việt Hoàng cũng từng công khai luôn thành tích học tập của mình với điểm GPA học kỳ đạt 3.67/4.0. Với số điểm này thì đa số cư dân mạng đều vô cùng ngưỡng mộ khi học tập tại Bách khoa.

Được biết, Đại học Bách khoa Hà Nội là ngôi trường luôn nằm trong top trường có điểm đầu vào cao nhất cả nước. Điều đáng nói là khi sinh viên vào học rồi thì phải đối mặt với bài toán làm sao để ra được trường đúng hạn. Bởi theo như PGS.TS Nguyễn Phong Điền - phó hiệu trưởng nhà trường từng cho biết đúng là sinh viên đậu Bách Khoa đều rất giỏi nhưng vẫn cần phải học chăm, giữ vững phong độ, không được phép xả hơi. Nhưng đây hoàn toàn là điều xứng đáng thôi vì tương lai nghề nghiệp của sinh viên Bách Khoa là rất rộng mở.

Video liên quan

Chủ Đề