Việt Nam quốc dân đảng và Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã

Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Việt Nam quốc dân đảng có điểm gì giống nhau?


Câu 17833 Vận dụng

Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Việt Nam quốc dân đảng có điểm gì giống nhau?


Đáp án đúng: a

Phương pháp giải

Dựa vào đặc điểm của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Việt Nam quốc dân đảng để so sánh, nhận xét.

...

1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

a. Hoàn cảnh:

Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, Trung Quốc lựa chọn một số thanh niên tích cực trong nhóm Tâm tâm xã, lập ra cộng sảnđoàn.

-Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên , cơ quan lãnhđạo là Tổng bộ , trụ sởđặt tại Quảng Châu; ra báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Hội.

=> Quađó ta thấyđược “ tầm nhìn xa trông rộng” của Nguyễn Ái Quốc khi người lựa chọnđối tượng là thanh niênđể làm lực lượng nòng cốt cho cách mạng.

b. Hoạtđộng

- Xuất bản báo thanh niên năm 1925. Sốđầu tiên ra ngày 21-6-1925

- Năm 1927 xuất bản cuốn sáchĐường Kách mệnh trang bị lý luận cách mạng cho cán bộ cách mạng, tuyên truyềnđến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam.

- Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở các lớp giảng dạyở Quảng Châuđể truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin cho các học viên.

- Xây dựng cơ sở trong nước:đến năm 1929 hầu khắp cả nướcđều có tổ chức Thanh niên. Các kỳ bộđược thành lậpở 3 kỳ.

- Thực hiện chủ trương vô sản hóa [ 1928]đưa thanh niên về nước,đi vào các nhà máy, hầm mỏ, xí nghiệp tự rèn luyện và vậnđộng quần chúng, công nhânđứng lênđấu tranh. Có tác dụng thúcđẩy phong trào công nhân trong nước phát triển mạnh, họ trở thành cốt lõi trong phong tràođấu tranh giải phóng dân tộc sau này.

2. Tân Việt Cách mạng đảng

a. Sự thành lập

-Tháng 7/1925 , một số tù chính trị ở Trung kỳ và một nhóm sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội lập ra Hội Phục Việt , sau đổi thành Hưng Nam và đến 7/1928 đổi thành Tân Việt Cách mạng đảng [Đảng Tân Việt]

-Thành phần: trí thức nhỏ và thánh niên tiểu tư sản yêu nước.

-Địa bàn hoạt động chủ yếu: Trung kỳ.

b. Sự phân hóa

Do tác động của tổ chức Thanh niên => Tân Việt phân hóa: một số gia nhập tổ chức Thanh niên , số còn lại tích cực chuẩn bị để thành lập chính đảng vô sản.

3. Việt Nam quốc dân đảng

a. Sự thành lập

- Thành lập ngày 25/12/1927 từ tổ chức hạt nhân là Nxb Nam Đồng thư xã

-Người sáng lập: Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính.Đây là chính đảng tổ chức cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản , đại biểu cho tư sản dân tộc yêu nước.

b. Hoạt động

- Nguyên tắc tư tưởng của Đảng : “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.

- Mục tiêu : đánh đổ giặc Pháp , đánh đổ ngôi vua , thiết lập dân quyền.

- Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực , lực lượng chủ yếu là binh lính người Việt trong quân đội Pháp được giác ngộ.

- Tổ chức cơ sở quần chúng ít, địa bàn hoạt động hẹp[ Bắc Kỳ], tổ chức lỏng lẻo , sớm bị thực Pháp khủng bố.

- Khởi nghĩa Yên Bái

+ Tháng 2/1929 Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát tên trùm mộ phu đồn điền Badanh tại Hà Nội => Pháp tiến hành khủng bố dã man.

+Bị động trước tình thế đó, Việt Nam Quốc dân đảng dốc toàn bộ lực lượng tiến hành cuộc khởi nghĩa Yên Bái [ 9/2/1930 ] với phương châm“ không thành công cũng thành nhân” nhưng cuối cùng đã thất bại. Nó chấm dứt vai trò của Việt Nam Quốc dân đảng.

+Thất bại nhanh chóng song có tác dụng cổ vũ to lớn lòng yêu nước và ý chí căm thù giặc của nhân dân ta.

1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đượcNguyễn Ái Quốcthành lập vào tháng 6 năm 1925 từ 9 thành viên củaTâm Tâm xãđã được ông giác ngộ. Nguyễn Ái Quốc là người lãnh đạo Hội. Trong số các thành viên lớp đầu cóHồ Tùng Mậu,Lê Hồng Sơn,Lê Hồng Phong,Vương Thúc Oánh,Trương Vân Lĩnh,Lưu Quốc Long,Lâm Đức Thụ. Trụ sở của Hội đặt tạiQuảng Châu.

Theo Chánh mật thám Pháp là Louis Marty, Nguyễn Ái Quốc ngay sau khi đếnQuảng Châuđã nghiên cứu tính cách của từng cá nhân của tất cả những người Việt Nam ở Quảng Châu từng theoPhan Bội Châu[Tâm Tâm xã,...] và chọn ra những người nói trên để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

- Sau khi thành lập, Hội đã phái người về nước để tuyển người sangTrung Quốcdự các lớp huấn luyện ở Quảng Châu hay để gửi sangLiên Xôhọc tại Trường Đại học Phương Đông. Đồng thời, Hội tiến hành lập các chi bộ các cấp ở trong nước. Từ đầu năm 1925 đến tháng 9 năm 1927, Hội đã tổ chức được 10 khóa đào tạo cho các học viên được tuyển mộ. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các học viên sau đó được tập hợp lại thành tập sáchĐường kách mệnh.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc, Hội xuất bản tuần báo tiếng ViệtThanh niêntừ tháng 6 năm 1925 phát hành trong số những người Việt Nam sống ở miền NamTrung Quốccũng như đưa về nước và đưa sangXiêm. Báo này vừa tuyên truyền đường lối cách mạng của Hội vừa phê phán những tồn tại ở các tổ chức cách mạng khác nhưViệt Nam Quang Phục HộivàViệt Nam Quốc dân Đảng.

Hội cũng tuyển người đi học quân sự để sau này thành lập một lực lượng vũ trang cách mạng ở Việt Nam.Lê Hồng Phongđược gửi tớiLeningradhọc về không quân. Một số khác được gửi tới Trường Quân sự Hoàng Phố. Tháng 2 năm 1927, Hội lại ra tờLính Cách mệnhđể tuyên truyền giác ngộ binh lính Việt Nam.

Năm 1927, các kì bộ lần lượt ra đời, sau đó là tỉnh bộ, thành bộ và cuối cùng là huyện bộ. Năm 1929, cơ cấu tổ chức của Hội gồm 5 cấp được thiết lập và phát triển khắp đất nước. Số lượng hội viên lên tới 1.700 người và có cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm [Thái Lan]. Hội đóng vai trò quan trọng trong việc truyền báchủ nghĩa Mác - Lênintrong nhân dân và trở thành hạt nhân lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân chống Pháp.

Năm 1928, Hội chủ trương "vô sản hóa", tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấpcông nhân. Phong trào công nhân càng phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước, nổ ra tại các trung tâm kinh tế, chính trị.

Năm 1927,Tưởng Giới Thạchtổ chức bắt bớ những người Cộng sản Trung Quốc. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cũng bị đàn áp. Nguyễn Ái Quốc phải lánh sang Liên Xô. Nhiều đảng viên ưu tú của Hội nhưHồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn,Lê Duy Điếm,Trần Văn Cung, Trương Vân Lĩnh,Lê Thiết Hùng, v.v... bị bắt. Tổng bộ Hội phải di tản sang Ung Châu, [Quảng Tây] rồi lại sangHồng Kông.

Ở trong nước, các chi bộ Hội phát triển mạnh. Theo tổng kết của mật thám Pháp, ở trong nước Hội có khoảng 1000 đảng viên và cảm tình, có kỳ hội ở cả ba miền.Tuy nhiên các chi bộ này cũng bị chính quyền thực dân lùng bắt ráo riết. ỞNam Kỳ, tháng 12 năm 1928, Ngô Thiêm bị bắt và bị tử hình. Tôn Đức Thắngbị kết án chung thân.Phạm Văn Đồngbị đày đi Côn Đảo. ỞBắc Kỳ, Nguyễn Văn Lân bị bắt và bị tử hình.

Mục lục

Quá trình thành lậpSửa đổi

Vào thập niên 1920, dưới sự thống trị và đàn áp của thực dân Pháp với phong trào chống Pháp, Nguyễn Thái Học, một sinh viên trường Cao đẳng Thương mại Hà Nội, đã cùng một số người Việt yêu nước khác như Nhượng Tống, Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm, Hồ Văn Mịch, Phó Đức Chính, Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Văn Phúc... bí mật thành lập tổ chức đấu tranh cách mạng nhằm đánh đuổi thực dân giành độc lập và tự do cho dân tộc.

Hạt nhân đầu tiên là Nam Đồng Thư xã, 1 nhà xuất bản tiến bộ do Phạm Tuấn Tài, Nhượng Tống, và Phạm Tuấn Lâm thành lập vào cuối năm 1925. Thư xã ở số 6 đường 96, bờ hồ Trúc Bạch, gần đối diện với chùa Châu Long. Do ảnh hưởng của phong trào dân tộc dân chủ ở Trung Quốc, chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn [sáng lập viên của Trung Hoa Quốc Dân Đảng], nên vào đêm 24 rạng ngày 25 tháng 12 năm 1926 [có tài liệu nói là 25 tháng 9], những thành viên của Thư xã cùng một số nhà ái quốc, đa số từ Thanh Hóa trở ra, đã tổ chức đại hội bí mật tại nhà số 9, đường 96, phố Trúc Bạch, Hà Nội thành lập đảng cách mạng, đặt tên là Việt Nam Quốc dân Đảng. Mục tiêu của Đảng là:

Làm một cuộc cách mạng quốc gia, dùng võ lực đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, để lập nên một nước Việt Nam Độc lập Cộng hòa. Đồng thời giúp đỡ các dân tộc bị áp bức trong công cuộc tranh đấu giành độc lập của họ, đặc biệt là các nước lân cận: Ai Lao, Cao Miên.[3]

Tổ chứcSửa đổi

Đại hội bầu ra ban lãnh đạo gồm:

  • Nguyễn Thái Học: Chủ tịch Tổng bộ
  • Nguyễn Thế Nghiệp: Phó Chủ tịch
  • Phó Đức Chính: Trưởng ban Tổ chức
  • Nhượng Tống: Trưởng ban Tuyên truyền
  • Nguyễn Ngọc Sơn: Trưởng ban Ngoại giao
  • Đặng Đình Điển: Trưởng ban Tài chánh
  • Nguyễn Hữu Đạt: Trưởng ban Giám sát
  • Tưởng Dân Bảo: Trưởng ban Trinh sát
  • Hoàng Văn Tùng: Trưởng ban Ám sát

Riêng Ban Binh vụ khuyết.

Đảng được tổ chức với 3 đảng viên trở lên làm một "tổ". Mười chín đảng viên trở lên thì làm một "chi bộ". Cao hơn chi bộ là "xã bộ", "huyện bộ" rồi cuối cùng là "tổng bộ" ở cấp quốc gia. Mỗi chi bộ có ít nhất bốn tiểu ban: tuyên truyền, tổ chức, tài chánh và tình báo.[4]

Sau khi thành lập, Việt Nam Quốc dân Đảng đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển cơ sở trong các tầng lớp dân chúng trên cả nước, nhất là ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Đảng đã liên lạc và sáp nhập thêm tổ chức Việt Nam Dân Quốc ở Bắc Giang do Nguyễn Khắc Nhu đứng đầu. Gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng còn có thêm các nhóm nhân sĩ và trí thức yêu nước ở Bắc Ninh do Nguyễn Thế Nghiệp tổ chức, nhóm khác ở Thanh Hóa do Hoàng Văn Đào đứng đầu, một nhóm ở Thái Bình do Hà Đình Điển tổ chức, và một nhóm ở Sài Gòn do Trần Huy Liệu lãnh đạo. Cơ sở tổ chức của Việt Nam Quốc dân Đảng phát triển tương đối nhanh. Chỉ trong 2 năm, năm 1928 và đầu năm 1929, họ đã bí mật kết nạp hàng nghìn đảng viên bao gồm các thành phần trí thức, nông dân, địa chủ, thương gia, công chức, sinh viên, học sinh, công nhân, và binh lính người Việt yêu nước trong quân đội Pháp. Việt Nam Quốc dân Đảng cũng cử người liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng để bàn thảo việc thống nhất về tổ chức và phối hợp hoạt động trong công cuộc giải phóng dân tộc, nhưng bất thành, do bất đồng trong quan điểm thực hiện. Mặc dù hoạt động bí mật, nhưng việc phát triển nhanh chóng trong thời gian ngắn đã khiến Việt Nam Quốc dân Đảng không thể tránh khỏi sơ suất và sự theo dõi của chính quyền thuộc địa, vì vậy, Pháp đã thành công cài người của họ vào tổ chức này. Mãi đến ngày 2 tháng 7 năm 1929, cả nước mới biết đến Việt Nam Quốc dân Đảng sau khi báo chí loan tin chính quyền thuộc địa sắp xét xử một số đảng viên của họ.

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân đảng đã ra đời và hoạt động như thế nào?

Đề bài

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân đảng đã ra đời và hoạt động như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 12 trang 83 – 86 để trả lời

Lời giải chi tiết

*Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

- Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ, cho xuất bản báo Thanh niên.

- Tháng 7/1925, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia lập ra “Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông”.

- Cuối năm 1928, Hội thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, nhiều cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đi vào các nhà máy, hầm mỏ hoạt động cùng với giai cấp công nhân.

* Tân Việt Cách mạng Đảng

- Hội Phục Việt được thành lập vào năm 1925 sau đó đổi thành Hội Hưng Nam. Đến năm 1928, đổi tên thành Tân Việt cách mạng Đảng.

- Đảng chủ trương lãnh đạo quần chúng ở trong nước và liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, nhằm thiết lập một chế độ bình đẳng và bác ái.

- Một số đảng viên tiên tiến sớm gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một số tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập chính đảng cách mạng theo tư tưởng Nguyễn Ái Quốc và học thuyết Mác – Lê-nin.

* Việt Nam Quốc dân đảng

- Ngày 25-12-1927, từ cơ sở hạt nhân là Nam Đồng thư xã, một số nhà yêu nước đã thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng.

- Bản chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng công bố năm 1929, đã nêu các nguyên tắc tư tưởng: “Tự do - bình đẳng - bác ái”. Quốc dân đảng chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực, chú trọng lấy lực lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp giác ngộ làm lực lượng chủ lực.

- Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở Bắc Kì.

- Tháng 2/1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức vụ ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội, thực dân Pháp đã tiến hành một cuộc khủng bố dã man. Việt Nam Quốc dân Đảng quyết định dốc hết lực lượng nhằm thực hiện cuộc bạo động cuối cùng.

- Ngày 9/2/1930, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, sau đó nổ ra ở nhiều địa điểm khác. Mặc dù chiến đấu anh dũng nhưng cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng đã thất bại.

Loigiaihay.com

  • Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 89 SGK Lịch sử 12

  • Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 có ý nghĩa như thế nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 89 SGK Lịch sử 12

  • Trình bày hoàn cảnh lịch sử và diễn biến của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

    Giải bài tập Bài 1 trang 89 SGK Lịch sử 12

  • Nêu nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Giải bài tập Bài 2 trang 89 SGK Lịch sử 12

  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

    Tóm tắt mục II. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Video liên quan

Chủ Đề