Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 125 126 Tập 1

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM

Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

  • Giới thiệu
  • Chính sách
  • Quyền riêng tư

Liên hệ quảng cáo: 

Copyright © 2020 Tailieu.com

Giải câu 1, 2, 3 Chính tả: Hành trình của bầy ong trang 125 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 3. Điền vào chỗ trống. a. s hay x:

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 - Xem ngay

Giải câu 1, 2 bài Ôn tập cuối học kì 1 tiết 1 - Tuần 18 trang 126, 127 VBT Tiếng Việt lớp 5 tập 1. Câu 1: Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm giữ lấy màu xanh...

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Qua lời giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 125, 126 - Tập làm văn hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu hướng dẫn các em học sinh làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 5 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 5 hơn.

Học sinh tự làm.

1. Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh.

Số

TT

Tên bài

Tác giả

Thể loại

[văn, thơ, kịch]

......

 .........

 .........

 .......

2. Nêu nhận xét về nhân vật bạn nhỏ [truyện Người gác rừng tí hon, Tiếng Việt 5, tập một, trang 124], tìm dẫn chứng minh hoạ cho những nhận xét của em.

Tính cách của bạn nhỏ

Dẫn chứng minh họa

 ...........

 ...............

Trả lời:

1.

Số

TT

Tên bài

Tác giả

Thể loại

[văn, thơ, kịch]

1

Chuyện một khu vườn nhỏ

Vân Long

văn

2

Tiếng vọng

Nguyễn Quang Thiều

thơ

3

Mùa thảo quả

Ma Văn Kháng

văn

4

Hành trình của bầy ong

Nguyễn Đức Mậu

thơ

5

Người gác rừng tí hon

Nguyễn Thị Cẩm Châu

văn

6

Trồng rừng ngập mặn

Phan Nguyên Hồng

văn

2.

Tính cách bạn nhỏ

Dẫn chứng minh họa

- Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung.

- Tình yêu rừng của ba đã truyền sang bạn nhỏ. Bạn nhỏ có ý thức giữ rừng rất cao.

- Bạn nhỏ yêu rừng, bạn nhỏ không muốn rừng bị tàn phá.

- Bạn nhỏ đang thay ba gác rừng lúc ba đi vắng.

- Bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ.

- Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng mà hai ngày nay không có đoàn khách tham quan nào. Lần theo dấu chân để tìm ra dấu vết của bọn trộm gỗ. Khi phát hiện bọn trộm gỗ, liền chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an.

 - Dũng cảm, táo bạo, không ngại nguy hiểm.

- Chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu [trộm gỗ].

-  Phối hợp với các chú công an bắt bọn trộm gỗ.

- Căng dây cản xe bọn trộm.

Giaibaitap.me

Page 2

1. Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người. Nội dung cần trình bày :

Số

TT

Tên bài

Tác giả

Thể loại

[văn, thơ, kịch]

......

 ..............

 .............

 ...........

2.  Viết lại những câu thơ em thích nhất trong hai bài thơ em đã học ở chủ điểm Vì hạnh phúc con người. Trình bày cái hay của những câu thơ ấy để các bạn hiểu và tán thưởng sự lựa chọn của em.

Trả lời:

1.

Số

TT

Tên bài

Tác giả

Thể loại

[văn, thơ, kịch]

1

Chuỗi ngọc lam

Phun-tơn O-xlơ

văn

2

Hạt gạo làng ta

Trần Đăng Khoa

thơ

3

Buôn Chư Lênh đón cô giáo

Hà Đình Cẩn

văn

4

Về ngôi nhà đang xây

Đồng Xuân Lan

thơ

5

Thầy thuốc như mẹ hiền

Trần Phương Hạnh

văn

6

Thầy cúng đi bệnh viện

Nguyễn Lăng

văn

7

Ngụ công xã Trịnh Tường

Trường Giang - Ngọc Minh

văn

8

Ca dao về lao động sản xuất

thơ

2.

- Những câu thơ mà em thích nhất trong bài thơ “ Hạt gạo làng ta”

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi đắng cay

Em thích nhất những câu thơ này vì tác giả cảm nhận trong từng hạt gạo có cả mùi vị phù sa của con sông quê hương, có mùi vị thơm mát của hương sen và có cả những ngọt bùi cay đắng trong câu hát của mẹ. Ăn cơm nấu từ hạt gạo quê nhà cảm nhận được tẩt cả sự gần gũi, thân thương của quê hương. Đi đâu, mang hạt gạo theo cũng như mang theo cả những hình ảnh quen thuộc, gắn bó sâu đậm về quê mẹ.

- Những câu thơ mà em thích nhất trong bài thơ “Về ngôi nhà đang xây”.

Bầy chim đi ăn về

Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.

Nắng đứng ngủ quên

Trên những bức tường

Làn gió nào về mang hương

Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa.

Bao ngôi nhà đã hoàn thành

Đều qua những ngày xây dở.

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh...

Cách ví von của tác giả ở hai câu thơ cuối thật ý nghĩa: ngôi nhà đang xây được ví với trẻ nhỏ. Trước khi đưa ra sự so sánh ấy tác giả đã nói: ngôi nhà nhận được tiếng hót của bầy chim, nhận được những tia nắng, nhận được làn gió mát thơm. Từ những bức tường loang lổ ngôi nhà đã xây xong, vững chãi, đẹp đẽ. Sự so sánh trên làm em liên tưởng đến công lao của cha mẹ đã chăm bẵm, nuôi dạy trẻ nhỏ trưởng thành, vững vàng, có ích cho đời.

Giaibaitap.me

Page 3

Page 4

1. Viết lại những từ ngữ em dễ viết sai chính tả trong bài Chợ Ta-sken [sách Tiếng Việt 5, tập một, trang 174]:

2. Viết lại những từ ngữ, hình ảnh miêu tả em thích trong bài :

Trả lời:

1. Những từ ngữ em dễ viết sai chính tả trong bài Chợ Ta-sken là: nẹp thêu, xúng xính, chờn vờn, thõng dài, ve vẩy...

2. Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả em thích trong bài :

Trên áo, những đường vân xanh, đỏ, tím, vàng chảy dọc, óng ả, chờn vờn như sóng nước hồ. Tóc đen như mun tết thành hai bím thong dài mãi xuống quá thắt lưng khẽ ve vẩy theo nhịp bước.

Giaibaitap.me

Page 5

Lập dàn ý chi tiết đề bài dưới đây:

Hãy viết thư gửi một người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em trong học kì I.

Trả lời:

1. Đầu thư:

-  Địa điểm, thời gian viết thư, tên người nhận thư.

2. Phần chính bức thư

- Lí do viết thư : Hỏi thăm sức khỏe và kể cho bạn nghe về kết quả học tập, rèn luyện của em trong học kì I.

- Nội dung cụ thể

+ Hỏi thăm sức khỏe của bạn và gia đình bạn.

+ Hỏi thăm tình hình học tập của bạn.

+ Hỏi thăm bạn đã quen với trường mới, lớp mới chưa.

+ Thông báo tình hình lớp.

+ Thông báo về kết quả học tập rèn luyện của mình.

+ Kể cho bạn nghe chuyện vui, buồn, phong trào thi đua, học tập của lớp.

+ Kể cho bạn nghe chuyện của riêng mình.

3. Cuối thư :

- Chúc bạn cùng gia đình bạn có sức khỏe tốt. Mong nhận được thư hồi âm của bạn. Mong gặp lại bạn.

Kí tên

Giaibaitap.me

Page 6

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Chiều biên giới

Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào cao hơn

Như đầu sông đầu suối

Như đầu mây đầu gió

Như quê ta - ngọn núi

Như đất trời biên cương.

Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào đẹp hơn

Khi mùa đào hoa nở

Khi mùa sở ra cây

Lúa lượn bậc thang mây

Mùi tỏa ngát hương bay.

Chiều biên giới em ơi

Rừng chăng dây điện sáng

Ta nghe tiếng máy gọi

Như nghe tiếng cuộc đời

Lòng ta thầm mê say

Trên nông trường lộng gió

Rộng như trời mênh mông.

a] Tìm trong bài thơ một từ đồng nghĩa với từ biên cương:................

b] Trong khổ thơ 1, các từ đầungọn được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?    

c] Gạch dưới những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ.

d] Viết một câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra cho em :

Trả lời:

a] Một từ đồng nghĩa với từ biên cương là: biên giới.

b] Trong khổ thơ 1, các từ đầungọn được dùng với: nghĩa chuyển.

c] Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ là: em, ta

d] Câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra cho em là:

Ruộng bậc thang lượn theo sườn núi, lẫn vào mây, nhấp nhô như làn sóng.

Giaibaitap.me

Page 7

Đọc bài văn trong tiết luyện tập [sách Tiếng Việt 5, tập một, trang 177]. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh X vào □ trước ý trả lời đúng:

1. Nêu chọn tên nào đặt cho bài văn trên ?

□ Làng tôi

□ Những cánh buồm.

□ Quê hương

2. Suốt bốn mùa, dòng sông có đặc điểm gì ?

□ Nước sông đầy ắp.

□ Những con lũ dâng đầy

□ Dòng sông đỏ lựng phù sa

3. Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với gì ?

□ Màu nắng của những ngày đẹp trời.

□ Màu áo của những người lao đông vất vả trên cánh đồng

□ Màu áo của những người thân trong gia đình.

4. Cách so sánh trên [nêu ở câu hỏi 3] có gì hay ?

□ Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm

□ Cho thấy cánh buồm cũng vất vả như những người nông dân lao động.

□ Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương.

5. Câu văn nào trong bài tả đúng một cánh buồm căng gió ?

□ Những cánh buồm đi như rong chơi

□ Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ.

□ Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng

6. Vì sao tác giả nói những cánh buồm chung thủy cùng con người ?

□ Vì những cánh buồm đẩy thuyền lên ngược về xuôi, giúp đỡ con người

□ Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay.

□ Vì những cánh buồm quanh năm, suốt tháng cần cù, chăm chỉ như con người

7. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ to lớn ?

□ Một từ. [Đó là từ: ....................]

□ Hai từ [Đó là các từ : ....................]

□ Ba từ. [Đó là các từ: ....................]

8. Trong câu “Từ bờ tre làng tôi, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi.” có mấy cặp từ trái nghĩa ?

□ Một cặp. [Đó là các từ : ............ /............. ]

□ Hai cặp. [Đó là các từ : ........... /.......... ;.......... /.......... ]

□ Ba cặp. [Đó là các từ :......... /........... ;........... /............ ;............... /............ ]

9. Từ trong ở cụm từ phấp phới trong gió và từ trong ở cụm từ nắng đẹp trời trong có quan hệ với nhau như thế nào ?

□ Đó là một từ nhiều nghĩa.

□ Đó là hai từ đồng nghĩa.

□ Đó là hai từ đồng âm.

10. Trong câu “Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi.” có mấy quan hệ từ ?

□ Một quan hệ từ. [Đó là từ :.................]

□ Hai quan hệ từ. [Đó là các từ :................... ]

□ Ba quan hệ từ. [Đó là các từ :.................... ]

Trả lời:

1.

x Những cánh buồm.

2. 

x Nước sông đầy ắp.

3.

x Màu áo của những người thân trong gia đình.

4. 

x Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương.

5. 

x Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ.

6. 

x Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay.

7.

x Hai từ [Đó là các từ : lớn, khổng lồ].

8.

x Một cặp. [Đó là các từ : ngược / xuôi].

9. 

x Đó là hai từ đồng âm.

10. 

x Ba quan hệ từ[Đó là các từ : còn, thì, như]

Giaibaitap.me

Page 8

Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ : đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài,...

Lập dàn ý chi tiết về việc mẹ em đang nấu cơm.

1. Mở bài: Giới thiệu về mẹ, về những bữa cơm do mẹ nấu và cảnh mẹ đang nấu cơm.

2. Thân bài: Nhận xét chung: cơm của mẹ nấu luôn rất ngon miệng, hợp với khẩu vị của từng thành viên trong gia đình, mẹ hiểu được ý thích của mỗi người.

- Chi tiết

+ Thời gian nấu : buổi trưa.

+ Địa điểm : nhà bếp - sạch và mát, gọn gàng.

+ Tư thế của mẹ: mẹ đeo tạp dề, phía trước có một cái túi nhỏ, nhanh nhẹn.

+ Mẹ lấy đồ ăn còn tươi sống trong giỏ ra

+ Mẹ rửa và thái thịt rồi ướp gia vị

+ Mẹ đặt nồi cơm

+ Mẹ làm cá rồi chiên

+ Trong lúc đợi cá chín mẹ nhặt rau, rửa rau

+ Xào rau

+ Nêm nếm

- Bữa ăn đã được mẹ chuẩn bị xong, thơm lừng - trình bày đẹp mắt

- Đó là những món ăn yêu thích của các thành viên trong gia đình

3. Kết luận:

Gia đình em quây quần bên bàn ăn, không khí đầm ấm, hạnh phúc.

Giaibaitap.me

Page 9

1.Tìm chữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài thơ sau. Biết rằng :

[1] Chữ r, d hoặc gi.

[2] Chữ o hoặc ô [thêm dấu thanh thích hợp].

Tháng giêng của bé

Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh [1]...ấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết tr[2]… tìm

Cây đào trước cửa lim [1]...im mắt cười

Quất g[2]… từng hạt nắng [1]…ơi

Làm thành quả - những một trời vàng mơ

Tháng [1]…êng đến tự bao giờ ?

Đất trời viết tiếp bài thơ ng[2]…t ngào.

2. a] Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng  r, d, hoặc  gi :

Làm việc cho cả ba thời

Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi :

- Bác làm việc quần quật như thế để làm gì ?

Bác nông dân đáp :

- Tôi làm cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.

Ve nghĩ mãi không ............. lại hỏi :

- Thế nào là làm việc cho cả ba thời ?

Bác nông dân ôn tồn giảng........... :

- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi còn bố mẹ………. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là............ dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.

b] Điền vào chỗ trống vần chứa o hoặc ô. Giải câu đố :

-               Hoa gì đơm lửa rực h……………

           Lớn lên hạt ng........... đầy tr............ bị vàng ?

                                        Là hoa………………….

- Hoa nở trên mặt nước

Lại mang hạt tr.............. mình

Hương bay qua hồ r..............

Lá đội đầu mướt xanh.

               Là cây…………

TRẢ LỜI:

1.Tìm chữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài thơ sau. Biết rằng :

[1] Chữ r, d hoặc gi.

[2] Chữ o hoặc ô [thêm dấu thanh thích hợp].

Tháng giêng của bé

Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười

Quất gom từng hạt nắng rơi

Làm thành quả - những một trời vàng mơ

Tháng giêng đến tự bao giờ ?

Đất trời viết tiếp bài thơ ngt ngào.

2. a] Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng  r, d, hoặc  gi :

Làm việc cho cả ba thời

Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi :

- Bác làm việc quần quật như thế để làm gì ?

Bác nông dân đáp :

- Tôi làm cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.

Ve nghĩ mãi không ra lại hỏi :

- Thế nào là làm việc cho cả ba thời ?

Bác nông dân ôn tồn giảng giải:

- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi còn bố mẹ già .Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.

b] Điền vào chỗ trống vần chứa o hoặc ô. Giải câu đố :

-          Hoa gì đơm lửa rực hồng

   Lớn lên hạt ngọc đầy trong bị vàng ?

                                        Là hoa lựu

- Hoa nở trên mặt nước

Lại mang hạt trong mình

Hương bay qua hồ rộng

Lá đội đầu mướt xanh.

               Là cây hoa sen

Giaibaitap.me

Page 10

I. Nhận xét

Đọc đoạn văn sau [các câu văn đã được đánh số thứ tự] và thực hiện yêu cầu ở dưới.

[1]Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to. [2]Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai chó giật giật. [3]Con chó chạy sải thì khỉ gò lưng như người phi ngựa. [4]Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.

1. Gạch một gạch [ - ] dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch [ = ] dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu văn trên.

2. Xếp các câu trên vào nhóm thích hợp :

a] Câu đơn [câu do một cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành].

Câu số.............................

b] Câu ghép [câu do nhiều cụm chủ ngữ - vị ngữ bình đẳng với nhau tạo thành]

Câu số........................

3. Có thể tách mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong các câu ghép nói trên thành một câu đơn được không ? Đánh dấu X vào □ trước ý em chọn :

□ Không được, vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau, tách ra sẽ thành chuỗi câu rời rạc.

□ Được, vì mỗi vế câu [cụm chủ ngữ - vị ngữ] có cấu tạo như một câu đơn, diễn tả một ý hoàn chỉnh, có thể đứng độc lập.

II - Luyện tập

1. a] Đọc các câu văn đã được đánh số thứ tự. Ghi dấu X vào □ trước những câu là câu ghép :

□ [l]Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.

□ [2]Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.

□ [3]Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

□ [4]Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.

□ [5]Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.

□ [6]Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.

□ [7]Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

b] Đánh dấu gạch xiên [ / ] để xác định các vế câu trong từng câu ghép vừa tìm được.

2. Có thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được ở bài tập trên thành một câu đơn được không ? Vì sao?                  

…........................................

3. Thêm một vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép :

a] Mùa xuân đã về............................

b] Mặt trời mọc,.................................

c] Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn…………

d] Vì trời mưa to……………………………………

TRẢ LỜI:

I. Nhận xét

Đọc đoạn văn sau [các câu văn đã được đánh số thứ tự] và thực hiện yêu cầu ở dưới.

[1]Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to. [2]Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai chó giật giật. [3]Con chó chạy sải thì khỉ gò lưng như người phi ngựa. [4]Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.

1. Gạch một gạch [ - ] dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch [ = ] dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu văn trên.

2. Xếp các câu trên vào nhóm thích hợp :

a] Câu đơn [câu do một cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành]

Câu số 1

b]Câu ghép [câu do nhiều cụm chủ ngữ - vị ngữ bình đẳng với nhau tạo thành]

Câu số 2, 3, 4

3. Có thể tách mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong các câu ghép nói trên thành một câu đơn được không ? Đánh dấu X vào □ trước ý em chọn :

X Không được, vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau, tách ra sẽ thành chuỗi câu rời rạc.

□ Được, vì mỗi vế câu [cụm chủ ngữ - vị ngữ] có cấu tạo như một câu đơn, diễn tả một ý hoàn chỉnh, có thể đứng độc lập.

II - Luyện tập

1. a] Đọc các câu văn đã được đánh số thứ tự. Ghi dấu X vào □ trước những câu là câu ghép :

□ [1]Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.

X  [2]Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.

X  [3]Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

X  [ [4]Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.

X  [5]Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.

X [6]Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.

□  [7]Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

b] Đánh dấu gạch xiên [ / ] để xác định các vế câu trong từng câu ghép vừa tìm được.

X [2]Trời / xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.

X [3]Trời / rải mây tráng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

X [4]Trời / âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.

X [5]Trời / ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.

X [6]Biển / nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.

2. Có thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được ở bài tập trên thành một câu đơn được không ? Vì sao ?

Không thể tách mỗi vế câu ghép ở các câu trên thành câu đơn, vì mỗi ý trong câu có sự liên kết với nhau rất chặt chẽ, ý này nối tiếp ý kia.

3. Thêm một vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép :

a] Mùa xuân đã về, hoa trong vườn đua nhau khoe sắc.

b] Mặt trời mọc, không khí ấm dần lên.

c] Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh thì tham lam, xảo quyệt.

d] Vì trời mưa to nên đường trơn trượt.

Giaibaitap.me

Video liên quan

Chủ Đề