Vốn vay oda là gì

A. ODA là gì? ODA - Official Development Assistance là hình thức đầu tư nước ngoài, hỗ trợ phát triển chính thức. Gọi là “hỗ trợ” [viện trợ] vì hình thức đầu tư này không thu lãi suất hoặc thu lãi suất thấp trong thời gian vay dài. Mục tiêu của những khoản đầu tư này là để nâng cao phúc lợi và phát triển kinh tế cho nước nhận đầu tư nên gọi là “Phát triển”.  Gọi là “chính thức” vì hình thức này chỉ cho nhà nước vay. Vốn ODA là gì? Vốn ODA là nguồn tiền mà chính phủ, các cơ quan chính thức các nước hoặc các tổ chức phi chính phủ, quốc tế cho các nước đang và kém phát triển vay để phát triển kinh tế - xã hội. Cầu Nhật Tân, nhà ga sân bay T2 Nội Bài… là những công trình của Việt Nam sử dụng nguồn vốn vay ODA của chính phủ Nhật Bản.

B. Những điều cần biết về ODA
1. Ưu điểm nguồn vốn ODA đối với nước đi vay

- Vốn ODA là nguồn vốn vay có lãi suất thấp, thường dưới 2%/ năm. Vì thế đây là một nguồn vốn quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội cho các nước chậm và đang phát triển. - Thời gian cho vay dài, từ 25 – 40 năm; thời gian ân hạn cũng kéo dài từ 8 – 10 năm. - Trong tổng nguồn vốn vay ODA, ít nhất sẽ có 25% nguồn vốn không cần hoàn lại.

2. Bất lợi nguồn vốn ODA đối với nước đi vay

- Các nước giàu khi cho các nước vay vốn ODA đều có mục đích của họ: mở rộng thị trường, mở rộng mối quan hệ hợp tác, theo đuổi mục tiêu chính trị, an ninh quốc phòng… Ví dụ, nước vay ODA sẽ phải dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan đối với những mặt hàng của các nước cho vay. - Đi kèm với nguồn vốn vay ODA, các nước cho vay yêu cầu nước đi vay phải mua thiết bị, thuê dịch vụ, nhân sự… của các cho vay với chi phí khá cao. - Các nước cho vay ODA còn yêu cầu nước đi vay thực hiện các điều khoản thương mại mậu dịch đặc biệt như nhập khẩu tối đa sản phẩm nào đó của họ. - Dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia, nước cho vay ODA sẽ tham gia gián tiếp vào các dự án sử dụng nguồn vốn vay đó của nước đi vay. Như vậy, nước cho vay vừa được lợi nhiều mặt: được tiếng là nước viện trợ ODA, các doanh nghiệp của nước cho vay cũng được lợi khi hoạt động tại thị trường nước đi vay, được nhiều quyền lợi kinh tế, chính trị… - Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị dòng vốn ODA tăng lên rất cao, đến khi trả nợ thì giá trị ODA cũng sẽ rất lớn. - Trong quá trình sử dụng vốn vay ODA, nếu xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí, trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm điều hành dự án… sẽ vô cùng nguy hại cho nước đi vay ODA.

C. Nguồn vốn ODA có tính nhạy cảm

Vốn ODA là gì và nguồn vốn ODA có tính nhạy cảm. Vì ODA là một phần GDP của nước tài trợ nên ODA rất nhạy cảm với dư luận xã hội ở nước tài trợ. Những nước tài trợ lớn trên thế giới có Luật về ODA, như tại Nhật Bản, quốc hội kiểm soát chặt chẽ Chính phủ trong việc cung cấp tài trợ ODA mang tính nhân đạo.

D. Các quốc gia hỗ trợ nguồn vốn ODA vào Việt Nam

- Nhật Bản là quốc gia tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm đến hơn 40% tổng số vốn đầu tư. Trong năm 2011, Nhật Bản đã cam kết hơn 1,9 tỷ USD cho Việt Nam. - Liên Minh Châu Âu Liên minh châu Âu [EU] là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng ODA cam kết trong giai đoạn 1996-2010 là hơn 11 tỷ USD, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. EU cam kết khoảng 1,01 tỷ USD cho năm 2012, tương đương 13,24% tổng cam kết viện trợ nước ngoài. Tài trợ không hoàn lại chiếm 32,5% [khoảng 324,05 triệu USD].

- Hàn Quốc tuyên bố trong giai đoạn từ 2012 đến 2015, nước này sẽ cung cấp khoản tài trợ 1,2 tỷ USD cho Việt Nam, bên cạnh các dự án hợp tác hàng năm từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc [KOICA].

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

Ngày hỏi:06/10/2016

Vốn ODA, vốn vay ưu đãi là gì? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Thanh An. Sáng nay, em có đọc báo kinh tế và thấy rất nhiều bài viết liên quan đến vốn ODA, vốn vay ưu đãi. Tuy nhiên, em không rõ lắm về khái niệm này nên muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn. Địa chỉ email của em là bean***@gmail.com.

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Khái niệm vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã được quy định cụ thể tại Khoản 23 Điều 3 Nghị định 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

    Theo đó, vốn ODA, vốn vay ưu đãi được hiểu là: nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, bao gồm:

    a] Vốn ODA viện trợ không hoàn lại là loại vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài;

    b] Vốn vay ODA là loại vốn ODA phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài với mức ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc và 25% đối với khoản vay không ràng buộc. Phương pháp tính yếu tố không hoàn lại nêu tại Phụ lục I của Nghị định 16/2016/NĐ-CP;

    c] Vốn vay ưu đãi là loại vốn vay có mức ưu đãi cao hơn so với vốn vay thương mại, nhưng yếu tố không hoàn lại chưa đạt tiêu chuẩn của vốn vay ODA được quy định tại điểm b khoản này.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về khái niệm vốn ODA, vốn vay ưu đãi. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 16/2016/NĐ-CP.

    Trân trọng!


Tin tức liên quan:

  • Mỗi năm Việt Nam trả nợ vay ODA khoảng 1 tỷ USD

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

Ngày hỏi:23/12/2021

 Luật Quản lý nợ công 2017  Vay ODA  Dự án ODA  Nguồn vốn ODA

Vay ODA là gì? Thẩm quyền ký kết thỏa thuận vay ODA hiện nay được quy định như thế nào? Trong việc lý kết để vay ODA cần đảm bảo những điều kiện nào?

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Căn cứ Khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định như sau:

    Vay hỗ trợ phát triển chính thức [vay ODA] là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc.

    Thẩm quyền ký kết thỏa thuận vay ODA?

    Căn cứ Khoản 6 Điều 29 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về thẩm quyền tổ chức đàm phán, ký kết thỏa thuận vay ODA như sau:

    Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổ chức đàm phán, ký kết thỏa thuận vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài:

    - Trường hợp thỏa thuận vay là điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ trình Chủ tịch nước việc đàm phán, ký kết, phê chuẩn;

    - Trường hợp thỏa thuận vay nhân danh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và chỉ đạo việc tổ chức đàm phán, ký kết.

    Vay ODA cần đảm bảo các điều kiện nào trong việc ký kết?

    Căn cứ Khoản 7 Điều 29 văn bản luật trên quy định:

    Việc ký kết thỏa thuận vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho chương trình, dự án phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

    - Hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;

    - Thỏa thuận vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Trân trọng!


Cầu Nhật Tân, Nhà ga hành khách T2 thuộc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đường Vành đai 3, cảng quốc tế Lạch Huyện [Hải Phòng], cảng Đà Nẵng… đều là những công trình xây dựng bằng vốn ODA. Nếu bạn chưa biết ODA là gì thì tìm hiểu cùng Tuyencongnhan.vn nhé!

Cùng với GDP hay FDI, ODA cũng là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực kinh tế. Trước khi làm rõ vốn ODA là gì, chúng ta cần hiểu được bản chất ODA là gì?

Bạn biết gì về ODA?

ODA [Official Development Assistance] là một hình thức đầu tư nước ngoài thông qua khoản vay dài hạn với lãi suất thấp hoặc không lãi suất dành cho Chính phủ nước được đầu tư để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội.

► Vốn ODA là gì?

Vốn ODA chính là khoản vay/ viện trợ của đối tác nước ngoài dành cho Chính phủ và nhân dân các nước nhận viện trợ.

Các đối tác nước ngoài có thể là: Chính phủ, các nước trực thuộc Liên hợp quốc, Tổ chức phi chính phủ, Tổ chức tài chính quốc tế [Ngân hàng thế giới WB, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Ngân hàng phát triển châu Á ADB].

► Phân loại vốn ODA

 - Theo mức độ ràng buộc:

   • Vốn hợp tác phát triển chính thức ràng buộc [chi tại nước viện trợ]

   • Vốn hợp tác phát triển chính thức không ràng buộc [chi ở bất kỳ nước nào]

   • Vốn hợp tác phát triển chính thức ràng buộc một phần [vừa chi ở nước viện trợ vừa chi ở bất kỳ nơi nào]

 - Theo góc độ vay - trả:

   • Viện trợ không hoàn lại

   • Viện trợ có hoàn lại

   • Viện trợ hỗn hợp [hoàn lại một phần]

 - Theo hình thức sử dụng:

   • Hỗ trợ cán cân thanh toán

   • Viện trợ chương trình

   • Hỗ trợ dự án

   • Tín dụng thương mại với các điều khoản “mềm”

Viện trợ không hoàn lại là một trong các hình thức đầu tư ODA

 - Là nguồn vốn hợp tác phát triển

ODA được xem là một hình thức hợp tác phát triển giữa chính phủ các nước phát triển, giữa tổ chức tài chính quốc tế với các nước đang hoặc chậm phát triển. Bên cạnh việc cho vay ưu đãi, bên viện trợ còn thực hiện việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp hàng hóa và dịch vụ khác… Bên nhận viện trợ có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn đúng mục đích để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

 - Là nguồn vốn có nhiều ưu đãi

Với mục tiêu hỗ trợ các quốc gia đang/ chậm phát triển nên các khoản vay ODA thường có mức lãi suất rất thấp. Cùng với đó là thời hạn vay thường trên 30 năm, thời gian ân hạn tương đối dài…

 - Kèm theo một số điều kiện ràng buộc

Các nước nhận viện trợ sẽ phải chấp nhận một số điều kiện ràng buộc từ các quốc gia, tổ chức hỗ trợ vốn ODA. Đó có thể là điều kiện chính trị, kinh tế hay khu vực địa lý.

► Ưu điểm và bất lợi của nguồn vốn ODA đối với nước đi vay

Ưu điểm

 - Là nguồn vốn vay có lãi suất thấp, thường dưới 2%/ năm

 - Thời gian cho vay dài, từ 25 - 40 năm, thời gian ân hạn kéo dài từ 8 - 10 năm

 - Trong tổng vốn vay ODA, ít nhất 25% vốn không cần hoàn lại

Bất lợi

 - Nước cho vay ODA đều có mục đích riêng: mở rộng mối quan hệ hợp tác, mở rộng thị trường, vì yếu tố chính trị, an ninh quốc phòng… Ví dụ nước vay ODA phải dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan với những mặt hàng nhập khẩu từ nước cho vay.

 - Nước cho vay ODA yêu cầu nước vay mua thiết bị, thuê nhân sự - dịch vụ… với chi phí khá cao

 - Phải thực hiện các điều khoản thương mại mậu dịch đặc biệt: nhập khẩu tối đa sản phẩm nào đó của nước cho vay ODA

 - Nước cho vay sẽ tham gia vào các dự án sử dụng nguồn vốn ODA của nước vay dưới hình thức hỗ trợ chuyên gia hoặc nhà thầu

 - Sự biến động tỷ giá hối đoái khiến giá trị dòng vốn ODA tăng cao - đến khi trả nợ, giá trị ODA là rất lớn

 - Nếu sử dụng vốn vay ODA không hiệu quả [để xảy ra tham nhũng, lãng phí, thiếu kinh nghiệm điều hành dự án…] sẽ nguy hại cho nước vay ODA

Hàng hóa của nước cho vay ODA thường được hưởng ưu đãi về thuế quan khi nhập khẩu vào nước nhận vốn vay

Hiện nay, tại Việt Nam, Nhật Bản là quốc gia hỗ trợ vốn ODA lớn nhất - với hơn 40% tổng số vốn đầu tư. Ngoài ra, liên minh châu Âu EU, ngân hàng thế giới WB hay chính phủ Hàn Quốc cũng là những đối tác viện trợ nhiều cho nước ta.

► Vốn vay ODA được ưu tiên sử dụng cho những dự án nào?

 - Dự án phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội

 - Dự án phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu

 - Dự án an sinh xã hội

 - Dự án hỗ trợ xây dựng - cải cách chính sách, thể chế

 - Dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp

 - Dự án bảo vệ môi trường…

Mong rằng qua bài viết này bạn đã biết được ODA là viết tắt của từ gì và nắm thêm được một số thông tin hữu ích liên quan đến thuật ngữ này. Nếu còn vấn đề gì chưa rõ, bạn hãy để lại phản hồi dưới bài viết này nhé!

Ms. Công nhân

GNP là gì? 5 Tiêu chí phân biệt GNP và GDP

Video liên quan

Chủ Đề