Xác định thể loại truyện Bánh chưng bánh giầy và nêu dấu hiệu giúp em nhân ra thể loại đỡ

Trang chủ » Lớp 6 » [Chân trời sáng tạo] Văn 6 tập 1

Em hãy điền vào hai bảng sau những chi tiết trong truyện Bánh chưng, bánh giầy thể hiện đặc điểm cốt truyện, nhân vật của truyền thuyết

Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm Chi tiết biểu hiện
a. thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ  
b. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.  
c. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến "ngày nay"  

Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm Chi tiết biểu hiện
a. Thường có những đặc điểm khác lạ về tài năng, lai lịch, phẩm chất  
b. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng  
c. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ  

Bài làm:

Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm Chi tiết biểu hiện
a. thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ Lang Liêu đã lấy hạt gạo làm bánh, tạo thành bánh chưng và bánh giầy dâng cúng tổ tiên.Từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên.
b. thường sử dụng dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật Thần đã về báo mộng và Lang Liêu đã thể hiện sự sáng tạo qua việc tạo thành hai thứ bánh tượng trưng cho Trời và Đất.
Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến Mỗi khi tết đến, nhà nhà lại làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời Đất và tổ tiên.

Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm Chi tiết biểu hiện
a. Thường có những đặc điểm khác lạ về tài năng, lai lịch, phẩm chất Lang Liêu mất mẹ từ sớm, là chàng trai hiền hậu, chăm chỉ, hiếu thảo
b. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng Gán với sự kiện: vua Hùng thứ sáu khi về già, muốn tìm người thật xứng đáng để truyền ngôi. Lang Liêu đã làm ra được hai thứ bánh giản dị mà ý nghĩa sâu sắc nên được truyền ngôi.
c. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ Từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên.

Lời giải các câu khác trong bài

1. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì ?

2. Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ?

3. Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua ?

4. Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

A. Bố cục:

- Phần 1: Từ đầu.... chứng giám : Nhà vua ra quyết định truyền ngôi

- Phần 2: Tiếp .... hình tròn : Lang Liêu và các hoàng tử tìm kiếm và làm lễ vật

- Phần 3: Còn lại : Ý nghĩa và tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy.

B. Tóm tắt:

Hùng Vương có tới hai mươi người con trai. Lúc về già, để chọn người kế ngôi, nhà vua bèn ra điều kiện : Không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi cho. Các lang đua nhau làm lễ thật hậu, chỉ có Lang Liêu - người con trai thứ mười tám là buồn, vì mẹ bị ghẻ lạnh và đã mất. Không như các lang khác có thể sai người đi tìm của quý trên rừng, dưới biển, Lang Liêu chỉ quen việc trồng khoai, trồng lúa, và chàng lại nghĩ : khoai lúa tầm thương quá !

Một đêm, chàng mộng thấy thần và được thần gợi ý, chàng làm ra một loại bánh hình vuông và một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua rất vừa ý, chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất và Tiên vương.

Bánh hình tròn được đặt tên là bánh giầy, còn bánh hình vuông được đặt tên là bánh chưng và Lang Liêu được vua truyền ngôi cho. Từ đấy, bánh chưng, bánh giầy là hương vị không thể thiếu trong ngày Tết.

I. Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì ?

- Trong hoàn cảnh: đất nước thanh bình và nhà vua đã già.

- Ý định của vua: người nối ngôi phải nối được ý chí của vua, không nhất thiết là con trưởng.

- Hình thức chọn: thử tài [nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi].

Câu 2: Vì sao trong các con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ?

- Mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất.

- Tuy là con vua, nhưng "từ khi lớn lên, ra ở riêng" chàng "chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai" - sống cuộc sống như dân thường.

- Chàng là người hiểu được ý thần : "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo" ; đồng thời chàng tự sáng tạo để thực hiện được ý đó : lấy gạo làm bánh lễ Tiên vương.

Câu 3: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua ?

- Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương vì:

+ Bánh giầy là tượng Trời; bánh chưng là tượng Đất, có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự "đùm bọc nhau".

+ Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên vương.

- Lang Liêu được chọn kế vị ngôi báu vì qua hai chiếc bánh đã:

+ Đề cao được sự kính thờ trời đất vả tổ tiên.

+ Thể hiện ý đồ sau khi lên ngôi sẽ phát triển nghề nông, mong mang lại ấm no, thái bình cho dân.

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật [bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam], truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

II. Luyện tập

Câu 1. Trao đổi ý kiến ở lớp: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.

Đây là một phong tục có ý nghĩa:

- Đề cao lao động

- Sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên của nhân dân ta

- Người Việt Nam dù theo bất cứ tôn giáo gì thì việc thờ cúng tổ tiên là nét văn hóa tâm linh rất đáng trân trọng. Con cháu luôn nhớ ơn những tiền nhân đi trước, nguyện làm tốt hơn những điều mà cha ông đã làm hoặc chưa có điều kiện để thực hiện.

Câu 2. Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào ? Vì sao ?

Đọc truyện, mỗi người có thể thích một chi tiết khác nhau, chẳng hạn:

Chi tiết nhà vua gọi các con lại và nói : "...ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám." vì đây là chi tiết tạo nên sự hồi hộp cho người nghe ; nó có tính chất như câu đố trong một cuộc thi. Các "dữ kiện" đặt ra vừa rõ ràng [khoogn nhất thiết là con trưởng], vừa hàm chứa nhiều khả năng dự đoán bất ngờ [nối được chí ta, làm vừa ý ta].

Do la truyen thuyet vi cau truyen lam sang to su tich banh chung banh day ....Dong thoi truyen con ca ngoi long ton trong troi dat cua nhan dan ta. The hien dao li lam nguoi . Truyen chung mnh dat nuoc ta cung co chiec banh rieng cua minh , khong thua kem nuoc khac.
+1.5

Last edited by a moderator: 15 Tháng hai 2015

Tên Diễn Đàn: Ngocsangnam12 Tuổi: 12 Bài làm :

Truyện "Bánh Chưng, Bánh Giầy" không thể xếp vào truyện cổ tích vì truyện có mang cốt truyện là ý nghĩa lịch sử. VD: xuất xứ của Bánh Chưng và Bánh Giầy, vua Hùng Vương thứ 6,... Vậy truyện là "Truyền thuyết" nên không phải "cổ tích"


+1

Last edited by a moderator: 15 Tháng hai 2015

Theo em,ý kiên trên tương đối hợp lí Truyện có những dấu hiệu của một truyền thuyết[ ví dụ như Xác định cụ thể thời gian không gian nghệ thuật,các chi tiết lịch sử thời vua Hùng rất đậm nét ]Nhưng khi xác định thể loại của truyện đúng ra tiêu chí nghệ thuật còn quan trong hơn. Những mảng nội dung xã hội rộng lớn thường là đề tài của nhiều loại hình nghệ thuật, bởi vậy không thể lấy nó làm tiêu chí hàng đầu lại càng không thể là tiêu chí duy nhất đẻ xác định thể loại. Cái tạo ra sự khác biệt giữa các thể loại chính là toàn bộ những phương thức, phương tiện tạo dựng nên tác phẩm nghệ thuật. Dựa vào những điểm trên trong truyện chúng ta thấy Bánh chưng bánh giầy mang nhiều đặc điểm của một truyện cổ tích hơn, đến mức không thể xếp nó vào thể loại truyền thuyết được. VD:-Được thần giúp đỡ - Lang Liêu thuộc mô típ nhân vật thấp hèn. [Lang Liêu thuộc nhân vật dưới cùng của một tầng lớp, chàng là con thứ mười tám trong số hai mươi người con của Hùng Vương thứ 6, nhưng lại là đứa con mồ côi, bị bỏ rơi phải về quê cày ruộng.] -Lang Liêu thuộc mô típ nhân vật bất hạnh -Lang Liêu là mô típ nhân vật nhân cách. - Lang Liêu là mô típ nhân vật đổi đời.

-cuộc thi tài và chiến thẵng của những nhân vật vốn có nguồn gốc thấp hèn là hiện tượng phổ biến trong cổ tích mà nhờ đó họ được hưởng phần thưởng xứng đáng, thoả đáng, tức là truyện kết thúc có hậu


+3

Last edited by a moderator: 15 Tháng hai 2015

Nick Diễn Đàn: hanh7a2002123 Tuổi: 13 Câu trả lời: Theo em, ý kiến ấy không hợp lí vì: Truyện Bánh chưng, bánh giày phải xếp vào loại truyện truyền thuyết vì truyện có mang dấu tích đến bây giờ vì dân ta vẫn còn lưu giữ được phong tục làm bánh chưng-bánh dày vào ngày tết.

Còn truyện cổ tích là những câu truyện truyền miệng từ đời này sang đời khác mà không có một dấu tích gì liên quan đến thực tại.


+1

Last edited by a moderator: 15 Tháng hai 2015

Câu 10: Có người cho rằng, truyện Bánh chưng, bánh giày nên được xếp vào loại truyện cổ tích. Theo em, ý kiến ấy hợp lí hay không? Vì sao? - Nick Học Mãi: bongbin302 - Tuổi: 15 - Câu trả lời: Theo em, ý kiến trên tương đối hợp lí. Truyện Bánh chưng, bánh giầy có sự kiện tưởng tượng [Lang Liêu được thần linh giúp đỡ]. Mà truyện cổ tích là truyện dân gian được xây dựng bằng những yếu tố thần kì, hư cấu. tưởng tượng. Vì thế, ta có thể xác định truyện Bánh chưng, bánh giầy là truyện cổ tích. Nhưng nếu ta phân tích kĩ thì ta thấy: trong truyện Bánh chưng, bánh giầy nêu ra cho người đọc biết truyện được xảy ra vào thời Hùng Vương thứ 6 nên yếu tố lịch sử trong truyện Bánh chưng, bánh giầy lại rõ và nhiều hơn. Vì thế truyện Bánh chưng, bánh giầy nên được xếp vào loại truyện truyền thuyết. --------------------------------------------- ---------------------------------------------

I realized why I was lost. It's not because I didn't have a map... It was because I didn't have a destination.
Tôi nhận ra vì sao mình lạc đường, không phải vì tôi không có bản đồ, mà vì tôi không có một điểm đến !


+2

Last edited by a moderator: 15 Tháng hai 2015

Theo em nghĩ, thì truyện "Bánh chưng bánh giày" không thể xếp vào loại truyện cổ tích. Vì trong truyện có mang yếu tố lịch sử xác định rõ thời gian đời vua Hùng thứ mấy. Hơn nữa tuy có yếu tố hoang đường như thần báo mộng cho Lang Liêu thì đó vẫn là yếu tố làm tăng tính hấp dẫn [biện pháp nghệ thuật hư ảo, thần kì] cho truyện khi giải thích về lịch sử của chiếc bánh chưng, bánh giày
+2

Last edited by a moderator: 15 Tháng hai 2015

Nick: trannrinn Tuổi: 15 Câu trả lời : Theo em, Sự tích bánh trưng bánh giầy nên được xếp vào cổ tích là ý kiến không hợp lí bởi : - truyện kể về nhân vật và sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ [ vua hùng đặt câu thách đố cho những người con trai và Lang Liêu đã làm hài lòng cha với 2 loại bánh của mình]; truyện gắn liền với nhiều chứng tích văn hóa còn lưu cho đến nay [ làm bánh chưng,bánh giầy ngày tết].Còn cổ tích chỉ là dùng trí tưởng tượng của dân gian để giải thích cho những sự việc,hiện tượng kì lạ có từ lâu mà ngôn ngữ thời xưa không thể giải thích được.

+3

Last edited by a moderator: 15 Tháng hai 2015

Theo em, đây là ý kiến tương đối hợp lí. Trong câu chuyện này xác định cụ thể thời gian không gian nghệ thuật, các chi tiết lịch sử thời vua Hùng rất đậm nét nên đây có thể là một truyền thuyết. Nhưng cái tạo ra sự khác biệt giữa các thể loại chính là toàn bộ những phương thức, phương tiện tạo dựng nên tác phẩm nghệ thuật. Dựa vào những điểm trên trong truyện chúng ta thấy Bánh chưng bánh giầy mang nhiều đặc điểm của một truyện cổ tích hơn. Sau đây là các dẫn chứng: - Lang Liêu là con của vua nhưng lại thuộc hạng thấp hèn và phải đi cày ruộng [Cuộc đời éo le của nhân vật chính ở phần mở đầu truyện cổ tích] - Lang Liêu được thần chỉ bảo [Dấu hiệu rõ nét nhất của truyện cổ tích]

- Lang Liêu được đổi đời từ một người bất hạnh trở thành một ông vua [Cái kết hạnh phúc của nhân vật chính của truyện cổ tích]

Video liên quan

Chủ Đề