Xe điện vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu

Ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vượt đèn đỏ

Ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 tháng đến 3 tháng. 

Trường hợp gây tai nạn giao thông sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng [Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Mức phạt vượt đèn đỏ với xe máy, xe mô tô

Xe máy, mô tô vi phạm quy định về dừng đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 đến 3 tháng [Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Mức phạt với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Máy kéo, xe máy chuyên dùng khi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đồng thời tạm tước một số giấy tờ sau:

Quyền sử dụng GPLX [khi điều khiển máy kéo].

Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng].

Thời gian tạm tước các loại giấy tờ trên từ 1 tháng đến 3 tháng. Trường hợp gây tai nạn sẽ bị tước từ 2 đến 4 tháng [Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7].

Với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện

Nếu vượt đèn đỏ, xe đạp, xe đạp máy và cả xe đạp điện sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng [điểm đ khoản 2 Điều 8]. 

Người đi bộ vượt đèn đỏ

Người đi bộ vượt đèn đỏ cũng sẽ bị phạt hành chính như khi điều khiển các phương tiện khác, vì hành vi này cũng gây ra nhiều mối nguy hiểm khi giao thông. Cụ thể, mức phạt cho người đi bộ vượt đèn đỏ là từ 60.000 - 100.000 đồng [điểm b khoản 1 Điều 9].

Vượt đèn vàng, người tham gia giao thông cũng có thể bị xử phạt 

Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ ban hành năm 2008 giải thích tín hiệu đèn giao màu vàng là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

Nếu người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe khi đèn vàng bật sáng nhưng vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt; trừ trường hợp xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác.

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ và chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác.

Theo Nghị định 100/2020/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi vượt đèn vàng cụ thể như sau:

Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện

Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000đ [Điểm c Khoản 1 Điều 8].

Ô tô, phương tiện tương tự ô tô

Trường hợp vượt đèn vàng, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000đ và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng hoặc 2 - 4 tháng nếu gây tai nạn [Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6].

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng, nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000đ và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo] hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 1 - 3 tháng hoặc 2 - 4 tháng nếu gây tai nạn [Điểm đ Khoản 5 và Điểm a, b Khoản 10 Điều 7].

Xe máy, xe mô tô, xe máy điện

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện vi phạm lỗi vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 - 1.000.000đ và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng [Điểm e Khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6]./.

Hiện nay xe đạp điện là một phương tiện được sử dụng phổ biến; nhất là đối tượng học sinh vầ người già vì không cần bằng lái và loại xe này khi điều khiển cũng dễ dàng với tốc độ vừa phải; gọn nhẹ và giá cả lại hợp lý. Hiện nay tình hình vi phạm giao thông đối với xe đạp điện ngày càng gia tăng nhất là tình trạng vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm. Vậy theo quy định người điều khiển xe đạp điện vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Thuật ngữ “xe đạp điện” được định nghĩa; tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 41/2013/TT-BGTVT; quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện; do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

Xe đạp điện là Xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện một chiều; hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều; có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250 W; có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h; và có khối lượng bản thân [bao gồm cả ắc quy] không lớn hơn 40 kg.

Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a] Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b] Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

Theo QCVN 41:2016/BGTVT: Xe thô sơ gồm xe đạp [kể cả xe đạp máy, xe đạp điện]; xe xích lô, xe súc vật kéo, xe lăn dùng cho người khuyết tật; và các loại xe tương tự không sử dụng động cơ gây ra sức kéo.

Hiện nay đối với xe đạp điện thì không có quy định về độ tuổi nhưng người điều khiển vẫn phải tuân thủ quy định về giao thông đường bộ.

Theo Điểm đ Khoản 2 và Điểm đ Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện]; người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, trong đó:

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; đối với người điều khiển xe mà không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng; đối với người điều khiển xe mà chở người ngồi trên xe đạp máy [kể cả xe đạp điện] không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”; hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách; trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu; trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Như vậy, trường hợp điều khiển xe đạp điện mà vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm; thì có thể bị phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Điều khiển xe đạp điện đi ngược chiều bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo Điểm c Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện]; người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, trong đó:

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;

Như vậy theo quy định trên thì trường hợp điều khiển xe đạp điện mà đi ngược chiều thì có thể bị phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Xe đạp điện vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xe máy đi sai làn đường phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, trong đó:Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định [làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều]

Người đi bộ vượt đèn đỏ bị phạt không?

Khoản 1 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:– Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

– Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

Không đội mũ bảo hiểm bị phạt tiền bao nhiêu?

Theo Điểm i Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm: 

“Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ; “

5 trên 5 [1 Phiếu]

Video liên quan

Chủ Đề