Xét nghiệm total psa là gì

PSA được coi là một glycoprotein có trọng lượng phân tử 30.000dalton, được bài tiết bởi các tế bào biểu mô của tuyến tiền liệt và được ứng dụng thường xuyên trong tầm soát ung thư tiền liệt tuyến. Vậy xét nghiệm định lượng PSA toàn phần là gì? Có ý nghĩa như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua nội dung bên dưới.

1. Định lượng PSA là gì?

PSA là một loại glycoprotein xuất hiện ở cả mô bình thường và mô có khối u của tuyến tiền liệt, chỉ số PSA không đặc hiệu cho ung thư tiền liệt tuyến nhưng đặc trưng cho mô của tuyến này. PSA có ở các khối u của ung thư tuyến tiền liệt, tuy nhiên thì mức độ biểu hiện ở mỗi tế bào lại thấp hơn ở biểu mô tuyến tiền liệt bình thường. Chất này được phát hiện trong tinh dịch, trong tuyến tiền liệt và một lượng nhỏ lưu hành trong máu. Nồng độ PSA trong huyết thanh có giá trị trong việc xác định ung thư tuyến tiền liệt có lan rộng và đánh giá tình trạng đáp ứng của cơ thể đối với phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt cụ thể.

Định lượng PSA là phương pháp xét nghiệm dùng để đo lượng kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt trong máu. Nồng độ PSA tăng cao có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, một số bệnh lý khác cũng có thể gây tăng nồng độ PSA như phì đại tiền liệt tuyến hay viêm tuyến tiền liệt. Do vậy, cần kết hợp kết quả xét nghiệm này cùng kết quả của các phương pháp chẩn đoán khác để đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng của tuyến tiền liệt.

2. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm PSA toàn phần?

Theo Giám đốc Trung tâm xét nghiệm Alo Xét Nghiệm - Nguyễn Anh Tuấn cho biết, không phải người bệnh nào cũng được chỉ định thực hiện xét nghiệm PSA toàn phần, phương pháp này chỉ được áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt như:

  • Đối với nam giới trên 50 tuổi, cần thực hiện định kỳ xét nghiệm PSA toàn phần và PSA tự do để sàng lọc và phát hiện sớm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.
  • Những người tiền sử gia đình có người mắc ung thư tuyến tiền liệt cũng nên tiến hành xét nghiệm sàng lọc bệnh từ năm 40 tuổi trở đi.
  • Đối với người đã mắc bệnh, xét nghiệm này được sử dụng để theo dõi hiệu quả quá trình điều trị cũng như phát hiện sớm nguy cơ tái phát ung thư. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, xét nghiệm PSA toàn phần được dùng để theo dõi sau khi đã điều trị ung thư tuyến tiền liệt từ 6 tháng đến 36 tháng.

3. Xét nghiệm PSA toàn phần được thực hiện như thế nào?

Cũng theo ông Nguyễn Anh Tuấn, nồng độ PSA toàn phần được thực hiện định lượng bằng phương pháp miễn dịch sanwich và sử dụng công nghệ hóa phát quang hoặc điện hóa phát quang. PSA trong mẫu thử đóng vai trò là kháng nguyên kẹp giữa hai kháng thể đó là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng PSA có đánh dấu biotin và có đánh dấu ruthenium - chất có khả năng phát quang, sau đó tạo thành phức hợp miễn dịch kiểu sanwich. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ PSA có trong mẫu thử.

Để định lượng nồng độ PSA toàn phần, đệm phosphat có pH = 6.0 và hai loại kháng thể kháng PSA được sử dụng. Khác với định lượng PSA tự do [PSA - Free], ta chỉ có thể sử dụng duy nhất một loại kháng thể kháng PSA và đệm phosphat có pH = 7.4.

3.1. Chuẩn bị

  • Người thực hiện: Bác sĩ, kỳ thuật viên chuyên ngành xét nghiệm.
  • Phương tiện: Máy xét nghiệm như Cobas E 411, E 170, E601,...
  • Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm PSA, chất chuẩn PSA, chất kiểm tra chất lượng PSA.
  • Người bệnh: Hiểu rõ về mục đích của việc làm xét nghiệm.
  • Phiếu xét nghiệm: Ghi đầy đủ thông tin tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán và những chỉ định xét nghiệm.

3.2. Lấy bệnh phẩm

  • Lấy 3ml máu tĩnh mạch vào ống có chứa chất chống đông thích hợp. Lưu ý bệnh phẩm máu đạt là máu không đông rây hoặc không vỡ hồng cầu.
  • Sau đi lấy máu, bệnh phẩm được vận chuyển về phòng xét được và kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ đem ly tâm tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.
  • Bệnh phẩm ổn định được 5 ngày ở nhiệt độ 2 - 8°C và 6 tháng ở nhiệt độ -20°C.
  • Bệnh phẩm chỉ nên dã đông 1 lần và đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bệnh phẩm bị bay hơi thì bệnh phẩm nên được phân tích trong vòng 2 giờ sau khi lấy mẫu.

3.3. Tiến hành kỹ thuật

Hệ thống máy xét nghiệm cần được chuẩn bị sẵn sàng để tiến hành phân tích, cài đặt sẵn chương trình và chuẩn với xét nghiệm PSA. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm PSA đạt yêu cầu nằm trong dải cho phép và không được vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

  • Kỹ thuật viên xét nghiệm tiến hành nhập dữ liệu về thông tin và chỉ định xét nghiệm của người bệnh vào máy phân tích hoặc hệ thống phần mềm quản lý [nếu có].
  • Tiến hành nạp mẫu bệnh phẩm vào phân tích.
  • Đặt lệnh cho máy thực hiện quá trình phân tích mẫu bệnh phẩm.
  • Đợi máy thực hiện phân tích theo protocol của máy.

Sau khi máy phân tích đã có kết quả, người thực hiện cần xem xét để đánh giá kết quả và ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm sau đó trả kết quả cho người bệnh.

3.4. Nhận định kết quả

  • Nồng độ PSA toàn phần có giá trị bình thường là dưới 4.0 ng/mL.
  • PSA toàn phần trong huyết thanh tăng khi: Người bệnh mắc ung thư tiền liệt tuyến, Viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt lành tính.

Chú ý, việc thăm khám tuyến tiền liệt thông qua thăm trực tràng cũng có thể là nguy cơ gây tăng nồng độ PSA.

4. Một số sai sót và hướng xử lý

Khi thực hiện xét nghiệm, có không ít những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm dẫn đến tình trạng kết quả xét nghiệm không chính xác tuyệt đối. Vì thế, có một số nguyên nhân không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như:

  • Huyết thanh vàng: Bilirubin dưới 65 mg/dL hay 1112 µmol/L và Tán huyết: Hemoglobin
  • Huyết thanh đục: Triglyceride dưới 1500 mg/dL.
  • Biotin 5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8 giờ sau khi sử dụng Biotin lần cuối.
  • Không có hiệu ứng “high-dose hook” [Hiệu ứng mẫu bệnh phẩm có nồng độ cao] khi nồng độ tPS tới 17 000 ng/mL + RF
  • Khắc phục: Có thể pha loãng bệnh phẩm và tiến hành thực hiện lại xét nghiệm, sau đo nhận kết quả đó với tỷ lệ hòa loãng. Trong trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì sau khi có kết quả không cần nhân với độ hòa loãng bởi máy đã tự tính toán.

5. Chỉ số PSA và những cảnh báo nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến

Đối với người bình thường, chỉ số PSA toàn phần trong máu sẽ rất thấp [dưới 4 ng/mL]. Tuy nhiên, càng lớn tuổi kích thước của tuyến tiền liệt sẽ càng tăng cao.

Đối với người khỏe mạnh, nồng độ PSA toàn phần trong máu rất thấp, có thể dưới 4ng/mL. Tuy nhiên, nam giới càng lớn tuổi kích thích của tuyến tiền liệt càng tăng cao. Chỉ số này được đánh giá là một dấu ấn ung thư tuyến tiền liệt. Sự thay đổi bất thường của nồng độ này là nguyên nhân hình thành những bệnh lý như:

  • Nếu nồng độ PSA trong máu tăng cao, người bệnh có nguy cơ cao mắc ung thư tiền liệt tuyến. Để chẩn đoán ung thư thì chỉ số PSA toàn phần trong huyết tương sẽ có giá trị là ≥ 4ng/ml với độ đặc hiệu khoảng 91% và độ nhạy là 21%.
  • Khi đã được chẩn đoán mắc ung thư, PSA toàn phần trong máu có tốc độ tăng khá nhanh so với bình thường. Trong vòng 1 năm, đối với người bệnh có tốc độ tăng từ 0.75ng/ml trở lên sẽ có nguy cơ bị ung thư rất cao.
  • Ngược lại, với những đối tượng có tốc độ tăng dưới 0.75ng/ml trong 1 năm, có khả năng mắc bệnh tuyến tiền liệt lành tính. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào có nồng độ PSA toàn phần trong máu tăng cao cũng mắc ung thư bởi một số bệnh lý khác cũng là nguyên nhân gây tăng nồng độ PSA trong máu như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt lành tính hoặc bí đái phải đặt sone niệu đạo,...

Chính vì vậy, để chẩn đoán chính xác tình trạng tuyến tiền liệt, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện kết hợp xét nghiệm định lượng PSA tự do và tỷ số PSA tự do/ PSA toàn phần.

Khi nồng độ PSA toàn phần trong huyết tương tăng từ 4 - 10ng/ml và tỷ số PSA tự do/ PSA toàn phần ≤ 0,15ng/ml, có thể giúp bác sĩ chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt với độ đặc hiệu là 56,5% và độ nhạy khoảng 85%.

Đặc biệt, có khoảng 23% người bệnh mắc ung thư tuyến tiền liệt có tỷ số PSA tự do/ PSA toàn phần dao động trong khoảng 0,15 - 0,19ng/ml và khoảng 9% người mắc bệnh này có tỷ số ≥ 0,20ng/ml.

Để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là nam giới trong độ tuổi từ 50 tuổi trở lên, cần được thăm khám và thực hiện xét nghiệm PSA toàn phần định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Chỉ số PSA bao nhiêu là nguy hi?

Những người có tốc độ tăng PSA toàn phần từ 0.75 ng/mL/năm trở lên sẽ có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến cao hơn. Những người có tốc độ tăng PSA < 0.75 ng/mL/năm có nguy cơ mắc bệnh tuyến tiền liệt lành tính.

Xét nghiệm PSA hết bao nhiêu tiền?

Bảng giá một số xét nghiệm tầm soát ung thư do Viện Huyết học – Truyền máu TW thực hiện:.

Chỉ số PSA cao nhất là bao nhiêu?

Mức PSA bình thường thường dưới 4 ng/mL, tuy nhiên, ngưỡng này có thể thay đổi tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe tổng thể. Khi chỉ số PSA cao, nằm trong khoảng 4-10 ng/mL, thường được xem là bất thường, đòi hỏi sự theo dõi và xem xét về lịch sử y tế, triệu chứng của bệnh nhân để tìm kiếm nguyên nhân gây ra.

Chỉ số fPSA bình thường là bao nhiêu?

Giá trị tham chiếu.

Chủ Đề