Xóa thế chấp bao lâu

Người thế chấp Sổ đỏ vay vốn ngân hàng khi muốn lấy lại Sổ cần liên hệ bên nhận thế chấp để chi trả khoản vay nợ để lấy lại Sổ đỏ, sau đó phải làm thủ tục xóa thế chấp.Vậy, thực hiện xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ vay vốn ngân hàng thế nào?

Câu hỏi: Trước kia gia đình tôi có dùng mảnh đất của gia đình để đi vay vốn ngân hàng làm ăn. Sau một vài năm, chúng tôi đã tích cóp được một phần số tiền và muốn bán mảnh đất để trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, cán bộ ở phòng đăng ký đất đai có nói với tôi mảnh đất của gia đình tôi vẫn đang thế chấp với ngân hàng nên không thể bán đi được, phải xóa thế chấp mới có thể bán được. Vậy cho tôi hỏi tôi phải làm những gì để xóa thế chấp? – Thanh Phong [Hoàng Mai].

Khi nào được xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ?

Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký thế chấp khi có một trong các căn cứ tại Điều 21 Luật Đất đai 2013:

- Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;

- Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng biện pháp bảo đảm khác;

- Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;

- Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;

- Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu;

- Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

- Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật;

- Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm.

- Theo thỏa thuận của các bên.

Như vậy, sau khi thanh toán xong khoản vay nợ cho ngân hàng, chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm, bạn có thể nộp hồ sơ để xóa đăng ký thế chấp, lấy lại Sổ đỏ và chuyển nhượng đất.

Thủ tục xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ thế nào? [Ảnh minh họa]


Thủ tục xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ vay vốn ngân hàng thế nào?

- Hồ sơ xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ:

Căn cứ Điều 47 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, hồ sơ xóa đăng ký thế chấp sổ đỏ gồm:

+ Phiếu yêu cầu xóa đăng ký [01 bản chính];

+ Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm [01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu] hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm;

+ Bản chính Giấy chứng nhận.

- Trình tự thủ tục thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ

+Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ: Văn đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa;

+ Cơ quan có thẩm quyền xóa thế chấp: Văn phòng đăng ký đất đai và Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, cán bộ tiếp nhận cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; và vào Sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Căn cứ Điều 48 Nghị định 102/2017/NĐ-C quy định thủ tục xóa đăng ký tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất:

+ Ghi nội dung đăng ký thế chấp vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận.

+ Sau khi ghi vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận, thì chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký.

Bước 3: Trả kết quả đăng ký

Văn phòng đăng ký đất đai trả lại cho người yêu cầu đăng ký 01 bản chính giấy tờ sau:

Giấy chứng nhận có ghi nội dung đăng ký thế chấp, nội dung đăng ký thay đổi, xóa đăng ký hoặc có nội dung sửa chữa sai sót;

- Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký giải chấp

+ Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm đăng ký và trả kết quả trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo.

+ Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Trên đây là giải đáp về Thủ tục xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ vay vốn ngân hàng thế nào? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Tuấn Anh [T/H]   -   Thứ bảy, 01/05/2021 07:31 [GMT+7]

Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ thế chấp, người thế chấp chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp sổ đỏ theo hướng dẫn.

Hồ sơ xóa thế chấp sổ đỏ?

Điều 47 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất như sau:

- 1 bản phiếu yêu cầu xóa đăng ký.

- Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm.

- Bản chính sổ đỏ đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có sổ đỏ.

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền.

Thủ tục xóa đăng ký thế chấp sổ đỏ. Ảnh: Hưng Thơ

Thủ tục xóa đăng ký thế chấp sổ đỏ

Căn cứ Điều 48 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, thủ tục xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại địa phương hoặc tại Văn phòng đăng ký đất đai [nếu là tổ chức] hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện [huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương] nếu là hộ gia đình, cá nhân.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu.

Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung xóa đăng ký vào sổ địa chính và sổ đỏ.

Thời gian thực hiện không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 13 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Anh Hà, ngụ tại Hà Nội có thế chấp sổ đỏ ở Ngân hàng Agribank và giờ đã hoàn thành xong nghĩa vụ tài chính với ngân hàng rồi. Vậy anh Hà phải đi đâu để xóa giải chấp và xóa thế chấp được.

Kienbank tư vấn:

Xin chào anh Hà! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi của mình tới Kienbank, Về câu hỏi của anh Kienbank xin tư vấn và hướng dẫn anh như sau:

  • Vay tiền đáo hạn ngân hàng tại Bình Dương
  • Tư vấn vay tiền đáo hạn tại TPHCM
giải chấp ngân hàng là gì

Giải chấp là gì?

Giải chấp hay còn gọi là giải chấp ngân hàng được hiểu đó là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản đang ở ngân hàng.

Một tài sản được giải chấp khi nó đã chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho khoản nợ [đã thanh lý tất toán hợp đồng vay vốn]. Vì vậy việc giải chấp ngân hàng là điều bắt buộc đối với người vay khi đến hạn trả nợ gốc tại ngân hàng.

Người vay phải trả nợ, thanh toán đúng hạn với Ngân Hàng. Việc thanh toán không đúng thời hạn sẽ bị chuyển thành nợ xấu và ảnh hưởng đến uy tín về tín dụng của người vay sau.

Giải chấp hoàn toàn khác với đáo hạn, bạn muốn tìm hiểu đáo hạn thì có thể tham khảo thêm  Đáo hạn là gì nhé

Khi nào ta cần phải giải chấp tài sản

Khi chúng ta đang vay ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, được đảm bảo bằng sổ đỏ, sổ hồng.

Một số trường hợp khách hàng lấy sổ đỏ ra giải chấp đó là:

  • Bán nhà giải chấp ngân hàng
  • Bán ô tô, xe hơi
  • Vay ngân hàng khác hoặc vay tại chính ngân hàng cũ

Thủ tục giải chấp xe ô tô

Khi bạn bán xe cho người khác hoặc bạn đã trả hết nợ cho phía Ngân Hàng thì Ngân hàng sẽ gửi cho bạn 2 tờ thông báo xóa giải chấp.

Việc của bạn chỉ là mang giấy báo xóa giải chấp đó ra Phòng Công Chứng lần trước xóa công chứng là xong.

Khi thanh toán bạn sẽ được Ngân Hàng trả lại Cavet Bản Gốc xe ô tô.

Ngân hàng sẽ đưa cho bạn bản xóa thế chấp và nhiệm vụ của bạn là mang tới chỗ lần trước mà bạn bốc biển số để xóa thế chấp nhé.

Nếu như bạn còn gì không hiểu, bạn có thể gửi email trực tiếp cho Kienbank để được giải đáp nhanh nhất nhé.

♣ Xem thêm: Các hình thức đáo hạn giải chấp ngân hàng

Thủ tục giải chấp sổ đỏ

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính với ngân hàng, Thì Ngân Hàng sẽ trả lại tài sản và những giấy tờ kèm theo sổ đỏ mà khách hàng đã thế chấp

⇒ Anh/chị cần chú ý đến Biên nhận bàn giao tài sản giữa Khách hàng và Ngân Hàng để xem có nhận đầy đủ giấy tờ không nhé.

Ngân hàng sẽ trả thêm cho khách hàng 4 bản khác nữa đó là:

  • Thông báo giải chấp của ngân hàng [02 bản]
  • Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp [02 Bản]

4 tờ trên để làm gì? 4 Tờ thông báo trên là để cho khách hàng đi xóa nợ và xóa thế chấp.

Để đảm bảo cho khoản vay giữa Ngân Hàng và khách hàng thì Ngân Hàng sẽ phải: mang giấy tờ của khách hàng ký hợp đồng vay tại phòng công chứng ⇒⇒ ⇒ rồi sau đó là sẽ đi đăng ký giao dịch đảm bảo [Đi đăng ký thế chấp]

Mẫu đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất:

Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp

Có nghĩa lúc khách hàng đi vay thì Ngân Hàng đã đăng ký Thế Chấp và đăng ký hồ sơ vay. Còn bây giờ anh/chị đã trả hết nợ rồi, thì bắt buộc phải đi xóa 2 nơi đó là:

  • Văn phòng công chứng Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai

⇒⇒ ⇒ thì lúc đó tài sản anh/chị mới được phép giao dịch khác như: Mua, bán, vay, thế chấp, tặng cho, ủy quyền,….

Kienbank sẽ hướng dẫn các bạn đi xóa giải chấp tại phòng công chứng

Giải chấp tài sản thế chấp

Đi xóa giải chấp ngân hàng

Khách hàng chuẩn bị sẵn những giấy tờ sau:

Anh/chị đi vào phòng công chứng lần trước đã công chứng với Ngân Hàng và nộp 2 tờ trên vào ô Xóa giải chấp hay giải chấp tài sản.

  • Nhân viên phòng công chứng sẽ tiếp nhận giấy giải chấp đó
  • Và trong vòng 5 phút thì anh/chị sẽ được Phòng công chứng ĐÓNG DẤU trên giấy giải chấp là Đã Xóa giải chấp.

Như vậy là văn phòng công chứng đã xóa giải chấp tài sản của bạn rồi, Và tài sản anh/chị đã không còn nợ Ngân Hàng nữa.

Mẫu đơn đề nghị giải chấp ngân hàng

Kienbank cung cấp bạn đọc mẫu thông báo giải chấp của ngân hàng để hình dung nội dung ngân hàng viết như thế nào.

Thông báo xóa giải chấp vib

Bước tiếp theo là anh chị đi đến Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai Quận/Huyện ⇒⇒ ⇒ Bạn Nhìn trên sổ đỏ là biết nên đi đến Quận/Huyện nào Ngay

Đi giải chấp sổ đỏ ở đâu

Khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Sổ đỏ hoặc sổ [01 bản chính] và 1 bản photo
  • Thông báo nộp lệ phí trước bạ [Nếu yêu cầu]
  • Thông báo xóa giải chấp từ phòng công chứng [Nếu yêu cầu]
  • Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp [01 bản chính]. Tại quầy có sẵn, anh chị ghi thông tin đầy đủ lên trên đó.
  • Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của bên nhận thế chấp trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên thế chấp [01 bản chính];
  • Chứng minh nhân dân [Bản gốc] của bên thế chấp
Đơn yêu cầu xóa thế chấp quyền sử dụng đất

Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền [01 bản sao có chứng thực], trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.

Sau khi hoàn thiện hồ sơ, anh có thể nộp bộ hồ sơ này tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

Lúc này, cơ quan có thẩm quyền sẽ:

  • Kiểm tra tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và lập phiếu hẹn trả kết quả;
  • Xóa đăng ký thế chấp trên Giấy chứng nhận: cập nhật vào trang bổ, hoặc phải đổi sổ nếu như đã hết chỗ cập nhật.
  • Xác nhận việc xóa đăng ký thế chấp vào đơn yêu cầu xóa đăng ký;
  • Trả kết quả cho người yêu cầu xóa đăng ký

Giải chấp sổ đỏ mất bao lâu

Trường hợp đi giải chấp sổ đỏ thì người dân thường được chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hẹn trong thời gian làm việc là 3 ngày, không tính thứ 7, chủ nhật và ngày lễ.

Tuy nhiên, hiên nay với quy trình tiêu chuẩn ISO 1 cửa, thì người dân thường được nhận kết quả trong vòng 1 ngày làm việc

Đối với Khách hàng trả luôn không vay lại:

Đây là trường hợp dành cho khách hàng không còn nhu cầu vay nữa, hoặc bán nhà đất ⇒ ⇒ thì bắt buộc khách hàng phải tự đi làm.

Khách vay tiếp tục:

Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay sang ngân hàng khác,….. thì những việc này bên Ngân hàng mới cho vay sẽ đi làm giúp bạn.

⇒⇒ ⇒ Cho nên anh/chị không cần phải mất nhiều thời gian nữa.

Nếu quý khách cần vay ngắn hạn thì hãy nên xem thêm vay đáo hạn ngân hàng nông nghiệp Agribank

Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng nhanh chóng và hiệu quả.

Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7 của Kienbank để gặp Chuyên viên tư vấn.

Tin liên quan:

Trên đây là tư vấn của Kienbank về thủ tục giải chấp ở ngân hàng, và giải chấp là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc, khách hàng hãy liên hệ số hotline Kienbank để được tư vấn.

Ban biên tập Kienbank: //www.kienbank.com/ 

Video liên quan

Chủ Đề