Hội chứng ruột kích thích kéo dài bao lâu

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa. Mặc dù không gây ảnh hưởng đến thực thể, nhưng bệnh lại khó điều trị vì chưa xác định nguyên nhân. Vậy nếu mắc hội chứng ruột kích thích phải làm sao? Mời bạn theo dõi bài viết để được giải đáp nhé!

I – Hội chứng ruột kích thích là gì? Có nguy hiểm không?

Hội chứng ruột kích thích tiếng anh là gì? Hội chứng ruột kích thích có tên tiếng Anh là irritable bowel syndrome [IBS].

Hội chứng ruột kích thích [IBS] là một hội chứng thường gặp ở đại tràng [ruột già], không gây tổn thương thực thể nhưng thường gây ra các triệu chứng như co thắt đại tràng, đau bụng, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy…

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không? Tuy hội chứng ruột kích thích IBS không nguy hiểm tới mức đe dọa tính mạng, nhưng nếu bệnh lý này nó sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe tổng quát của người bệnh.

Hiện tượng ruột kích thích ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

Tiêu chuẩn rome 4 hội chứng ruột kích thích là tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích được đưa ra vào năm 2016.

Theo hội chứng ruột kích thích rome 4 thì IBS là rối loạn ruột mạn tính. Đặc trưng của bệnh là những cơn đau bụng thường xuyên tái phát, ít nhất 1 lần/ tuần trong vòng 3 tháng gần nhất, kết hợp cùng ít nhất 2 tiêu chuẩn sau:

– Thay đổi số lần đi tiêu

– Có liên quan đến việc đi tiêu

– Hình dáng phân thay đổi

Hội chứng ruột kích thích k58 là gì? Đây là thuật ngữ theo phân loại bệnh tật của quốc tế. Trong đó, K58 là ký hiệu của hội chứng ruột kích thích.

[ Xem thêm: Bị chướng bụng đầy hơi là bệnh gì? Cách chữa trị đầy hơi chướng bụng]

II – Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích là gì?

Hiện tại, y tế vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế vẫn tin rằng, sự tương tác sai lệch giữa não bộ và hệ tiêu hóa là nguyên nhân chính gây co cơ bất thường, dẫn đến táo bón hoặc tiêu chảy.

Bên cạnh đó, dưới đây là các yếu tố tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích:

– Thói quen ăn uống không lành mạnh:

            + Sử dụng thực phẩm không tốt như rượu bia, cà phê, đồ uống có gas, thực phẩm cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm còn sống hoặc chế biến không hợp vệ sinh…

              + Thói quen ăn uống không khoa học như ăn quá nhanh, ăn xong vận động, tắm gội, làm việc ngay…

– Dị ứng thực phẩm và không dung nạp nhưng vẫn sử dụng lactose cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích.

– Các vấn đề liên quan đến thần kinh như căng thẳng, stress, mệt mỏi, thức khuya liên tục…

– Thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh…

– Tác dụng phụ từ một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm…

– Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

– Do di truyền

– …

III – Triệu chứng ruột kích thích là gì?

Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích bao gồm 3 thể chính là đau bụng, tiêu chảy và táo bón. Cụ thể các triệu chứng được mô tả như sau:

– Đau bụng: Không có đặc điểm đau cụ thể và cũng không có vị trí đau cố định. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhiều hơn sau khi ăn, cũng có khi chưa ăn xong đã cảm thấy đau. Triệu chứng này có thể kéo dài vài ngày, cũng có người đau triền miên, cũng có người chỉ đau vài ngày trong tháng.

– Táo bón và tiêu chảy: Phân của người bị hội chứng ruột kích thích thường có màng nhầy bọc bên ngoài. Bên cạnh đó, cũng có thể kèm theo máu.

Ngoài 3 triệu chứng điển hình trên, người bị hội chứng ruột kích thích có thể gặp các triệu chứng khác như đầy hơi, trung tiện nhiều, cảm giác đi chưa hết phân, đau đầu, mất ngủ…

IV – Hội chứng ruột kích thích kéo dài bao lâu?

Không có thời gian chính xác để trả lời cho câu hỏi hội chứng ruột kích thích kéo dài bao lâu. Bởi vì, việc điều trị khỏi hẳn hội chứng này là tương đối khó khăn.

Nguyên do là chúng ta chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Không thể hoàn toàn loại bỏ nguyên nhân khiến cho việc điều trị chỉ là giảm triệu chứng khó chịu mà thôi.

Giải thích ở trên cũng đồng thời giải đáp được 2 băn khoăn hội chứng ruột kích thích có tự khỏi không hội chứng ruột kích thích có chữa được không.

Hội chứng ruột kích thích rất dễ tái phát.

V – Các đối tượng dễ bị ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào [mọi độ tuổi và giới tính]. Nhưng những đối tượng dưới đây thường có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích nhiều hơn:

– Những người thường xuyên lo âu, trầm cảm, làm việc căng thẳng, mất ngủ, tinh thần không ổn định…

– Những người dưới 45 tuổi

– Nữ giới có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích cao hơn nam giới 2 lần, nhất là phụ nữ đang thay đổi nội tiết tố: trong thời kỳ kinh nguyệt, sau sinh, tiền mãn kinh, mang thai [hội chứng ruột kích thích khi mang thai]

– Những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh liên quan đến đường ruột

Ngày nay, hội chứng ruột kích thích ở trẻ em cũng dễ gặp hơn vì các em phải đối mặt với nhiều áp lực như học hành, thi cử, gia đình không hạnh phúc…

VI – Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống có thể cải thiện triệu chứng hoặc làm triệu chứng trầm trọng hơn. Vì thế, người bệnh nên cân nhắc lựa chọn thực phẩm  phù hợp.

1. Hội chứng ruột kích thích ăn gì?

Người bị hội chứng ruột kích thích nên có 1 chế độ ăn khoa học, cụ thể là:

– Chọn thực phẩm sạch, không chứa hóa chất, chất bảo quản, không bị ôi thiu, nấm mốc…

Hội chứng ruột kích thích nên an sữa chua? Sữa chua cũng là một thực phẩm tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích vì giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.

– Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vì chất xơ có tác dụng làm mềm phân, dễ dàng đi qua đại tràng. Tuy nhiên, chất xơ có thể gây đầy bụng vì sinh khí, do đó, bạn nên bổ sung chất xơ một cách từ từ.

– Ăn cân bằng dinh dưỡng, ít chất béo, nhiều carbohydrate như gạo, mì ống, ngũ cốc nguyên cám, bánh mì…

– Ăn nhiều bữa trong ngày thay vì ăn no trong một bữa vì dễ gây đầy bụng khó tiêu.

– Ăn chậm, nhai kỹ để tránh nuốt khí vào đường ruột. 

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

2. Bị ruột kích thích kiêng ăn gì?

Ruột kích thích kiêng gì? Dưới đây là danh sách thực phẩm người mắc hội chứng ruột kích thích nên hạn chế đưa vào khẩu phần ăn:

– Thực phẩm còn sống, chưa được chế biến kỹ như gỏi cá, tiết canh, nem chua…

– Thực phẩm muối chua như dưa, cà, kim chi

– Thực phẩm cay nóng

– Trái cây khô vì có lượng đường cao

– Các loại thực phẩm dễ sinh khí trong đường ruột như bắp cải, hành, cải xanh, đậu…

– Các loại đồ uống chứa cồn, chứa gas, chứa chất kích thích

– Thức ăn dễ bị dị ứng…

VII – Hội chứng ruột kích thích cách điều trị 

Bị hội chứng ruột kích thích phải làm sao? Bên cạnh chế độ ăn uống, người bị hội chứng ruột kích thích nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt để giảm tác hại của bệnh. Cụ thể là:

– Giữ cho tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, lo âu và làm việc quá sức

– Hàng ngày, có thể xoa ấm 2 bàn tay rồi massage vùng thượng vị, rốn theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột

– Luyện tập đi ngoài ngày 1 lần vào buổi sáng hoặc 1 thời điểm thích hợp trong ngày.

– Tập yoga để nâng cao sức khỏe và tinh thần.

Bị ruột kích thích thì uống thuốc gì? Việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Vì thế, bạn nên đi khám để bác sĩ kê đơn và đưa ra phác đồ điều trị.

Các loại thuốc bác sĩ có thể kê khi bạn mắc hội chứng ruột kích thích là:

– Thuốc chống co thắt

– Thuốc chống táo bón [nếu bị táo bón]

– Thuốc chống tiêu chảy [nếu bị tiêu chảy]

– Thuốc chống sinh hơi

– Thuốc an thần

– Thuốc triệt khuẩn ruột 

Xin nhắc lại, để biết hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì bạn nên tới gặp bác sĩ để thăm khám, không nên tự ý uống thuốc.

Hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì?

VIII – Cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích

Như bạn cũng đã biết, phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh. Vì thế, hãy học ngay những lưu ý đơn giản sau đây để phòng ngừa hội chứng ruột kích thích bạn nhé!

– Duy trì chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt nên có thời gian ăn cố định trong ngày.

– Bổ sung nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn

– Tránh các thực phẩm khó dung nạp, thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ, nhiều đường…

– Không sử dụng đồ uống có gas, rượu bia, cà phê…

– Không sử dụng thực phẩm khó tiêu, dễ bị đầy hơi

– Sử dụng thuốc nhuận tràng và thuốc tiêu chảy phải theo toa của bác sĩ

– Mỗi ngày cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút

– Luyện tập thư giãn, không để bị căng thẳng, stress…

Trên đây là những thông tin bạn nên biết về hội chứng ruột kích thích. Để được dược sĩ của Yumangel tư vấn kỹ hơn về các bệnh lý liên quan đến dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 [miễn cước].

Video liên quan

Chủ Đề