Ý thức tôn giáo khác, ý thức khoa học như thế nào

III. CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI

  • Ý thức chính trị là sự phản ánh các quan hệ xã hội trước hết là quan hệ kinh tế và thái độ của các giai cấp đối với quyền lực Nhà nước.
  • Trong ý thức chính trị có hệ tư tưởng chính trị. Hệ tư tưởng chính trị: là một hệ thống các quan điểm chính trị của một giai cấp nhất định được diễn tả dưới dạng các học thuyết chính trị - xã hội. Hệ tư tưởng chính trị được cụ thể hóa trong đường lối, cương lĩnh của chính đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước. Chứng minh: Trong văn kiện Đại hội Đảng ta.
  • Nguồn gốc của hệ tư tưởng chính trị phản ánh tập trung kinh tế, phản ánh lợi ích của một giai cấp nhất định trong đó lợi ích kinh tế là trước nhất.
  • Lênin: "Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế"
  • Engels: "Nhà nước, pháp quyền nhà nước là do những quan hệ kinh tế quyết định..."
  • Ý thức chính trị mang tính giai cấp sâu sắc, biểu hiện tập trung ở vai trò Nhà nước.
  • Tư tưởng chính trị sẽ mất đi khi không còn giai cấp nữa.

Ý thức chính trị tác động đến sự phát triển kinh tế và xâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác. Đặc biệt, hệ tư tưởng của giai cấp thống trị giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Sự tác động trở lại của hệ tưởng chính trị đối với tồn tại xã hội tùy thuộc vào:

  • Hệ tư tưởng đó thuộc giai cấp nào và vai trò lịch sử của giai cấp đó. [Nếu giai cấp tiến bộ, tư tưởng chính trị tiến bộ thì thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, ngược lại tư tưởng chính trị bảo thủ, lỗi thời của giai cấp bảo thủ thì có tác động kìm hãm sự phát triển của xã hội.]
  • Mức độ thâm nhập của hệ tư tưởng chính trị đó vào quần chúng nhân dân.
  • Ngày nay, hệ tư tưởng của giai cấp vô sản Việt Nam là chủ nghĩa MacLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là hệ thống các quan điểm mang tính cách mạng khoa học một khi thâm nhập vào quần chúng nhân dân sẽ trở thành sức mạnh vật chất to lớn làm động lực cải biến xã hội cũ và xây dựng xã hội mới.

2. Ý thức pháp quyền

a. Nguồn gốc bản chất

  • Ý thức pháp quyền là toàn bộ các quan điểm về bản chất, vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của công dân cũng như của mỗi tổ chức kinh tế - xã hội; về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi của mỗi thành viên trong xã hội; về sự đánh giá các luật pháp đã ban hành, về quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng.v.v., trong đó quyền về kinh tế là cơ bản nhất.
  • Nguồn gốc: ý thức pháp quyền xuất phát từ nhu cầu điều chỉnh quan hệ xã hội theo ý chí của giai cấp cầm quyền.

b. Đặc điểm

  • Ý thức pháp quyền cũng như ý thức chính trị thể hiện tính giai cấp rõ rệt. Mỗi giai cấp khác nhau có một quan điểm của mình về pháp luật.
  • Ý thức pháp quyền quan hệ chặt chẽ với ý thức chính trị. ý thức pháp quyền của giai cấp thống trị do hệ tư tưởng của giai cấp thống trị quyết định.
  • Ý thức pháp quyền được thể chế hóa qua pháp luật.
  • Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị xác lập sự thống trị về tư tưởng chính trị, tư tưởng pháp quyền vì thế có pháp luật của giai cấp thống trị. Giai cấp cách mạng muốn thay đổi xã hội thì phải tiến hành cuộc cách mạng về chính trị để thay đổi Nhà nước, thay đổi hệ tư tưởng chính trị, thay đổi pháp luật của KTTT cũ bằng Nhà nước và pháp luật của giai cấp cách mạng.

c. Vai trò

Ý thức pháp quyền của giai cấp thống trị vó vai trò chỉ đạo quá trình xây dựng luật pháp, bảo vệ luật pháp ban hành, cũng như chỉ đạo quá trình tổ chức thực hiện pháp luật.

$Liên hệ thực tiễn:

  • Pháp quyền XHCN tồn tại một cách tất yếu. Nó là công cụ sắc bén của giai cấp công nhân để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Do vậy phải tích cực giáo dục ý thức pháp quyền và pháp luật XHCN.
  • Lênin viết "Nếu không rơi vào không tưởng thì không thể nghĩa rằng sau khi lật đổ chủ nghĩa tư bản, người ta sẽ tức khắc có thể làm việc cho xã hội mà không cần phải có tiêu chuẩn pháp lý nào cả" [Lênin toàn tập, tập 25, 1963, t.538]
  • Pháp luật XHCN khác hẳn về bản chất với pháp luật trong các xã hội trước đó. Pháp luật XHCN xây dựng trên quan điểm chính trị là bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, chống lại kẻ thù phá hoại, đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội; sự hài hòa giữa quyền lợi và nghĩa vụ của công dân.
  • Hồ Chủ Tịch viết: "Chỉ có dưới chế độ chính trị XHCN thì quyền lợi cá nhân và quyền lợi của Nhà nước cùng quyền lợi của tập thể mới nhất trí. Vì vậy chỉ có hiến pháp XHCN mới làm cho mọi người công dân hăng hái làm tròn nghĩa vụ của mình đối với xã hội, đối với Nhà nước" [HCM. vì độc lập, tự do, CNXH, STHN 1970, p204]
  • Tăng cường pháp chế XHCN là công tác có ý nghĩa quan trọng đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

3. Tư tưởng đạo đức

a. Nguồn gốc, bản chất

  • Ý thức đạo đức là toàn bộ những nguyên tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội, vì hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội.
  • Ý thức đạo đức phản ánh những quan hệ xã hội và nhu cầu của xã hội để điều chỉnh quan hệ xã hội tạo cho con người được hạnh phúc, xã hội được tiến bộ. Trước tiên là nhu cầu phối hợp hành động trong sản xuất vật chất, bảo đảm sự tồn tại của cộng đồng người. Quan hệ đạo đức thực chất là quan hệ về lợi ích và nghĩa vụ của nhau.

b. Đặc điểm của ý thức đạo đức

  • Ý thức đạo đức tồn tại mãi trong xã hội loài người.
  • Ý thức đạo đức có tính giai cấp trong xã hội có giai cấp.

c. Tác động trở lại của ý thức đạo đức đối với tồn tại xã hội

  • Đạo đức điều chỉnh hành vi con người trên cơ sở tự nguyện, tự giác vì nội hàm của nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức bao giờ cũng đề ra một tiêu chuẩn để hướng hành động, đồng thời nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức bao hàm giá trị của lời khuyên con người hướng đến cái thiện.
  • Sự tác động trở lại của ý thức đạo đức đối với xã hội thông qua sức mạnh của lương tâm.

Giáo dục đạo đức XHCN là giáo dục đạo đức mới của những người đi xây dựng CNCS, giáo dục chủ nghĩa nhân đạo XHCN.

4. Ý thức khoa học

a. Nguồn gốc, bản chất

  • Ý thức khoa học là hệ thống tri thức phản ánh chân thật về thế giới đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn.
  • Ý thức khoa học phản ánh mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nguồn gốc sâu xa của sự hình thành khoa học từ nhu cầu phát triển sản xuất. Do vậy, khoa học phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất và thực tiễn.

b. Đặc điểm

  • Hình thức biểu hiện chủ yếu của tri thức khoa học là phạm trù, định luật, quy luật.
  • Được phân chia thành nhiều ngành: dựa trên đối tượng của khoa học đó [Khoa học tự nhiên - kĩ thuật, khoa học xã hội, triết học], dựa trên vai trò tác dụng của tri thức khoa học [khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng], dựa trên sự giáp ranh về đối tượng [các môn khoa học liên ngành].

c. Vai trò của khoa học với những giai đoạn phát triển của nó

  • Giai đoạn 1 - Từ thời cổ đại đến thế kỉ XV: Khoa học còn sơ khai, đa phần các tri thức về khoa học tự nhiên, vai trò của khoa học đối với xã hội chưa biểu hiện rõ.
  • Giai đoạn 2 - Bắt đầu từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XIX:
    • Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII: Các khoa học thực nghiệm phát triển, đi sâu nghiên cứu từng lĩnh vực riêng biệt của thế giới; cơ học cổ điển giữ vai trò thống trị cho nên các khoa học thời kì này rơi vào phương pháp tư duy siêu hình.
    • Từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX: Khoa học xã hội phát triển thoát dần khỏi các học thuyết thần học; các khoa học quan hệ chặt chẽ với sản xuất.
  • Giai đoạn 3 - Thế kỉ XX: Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đều phát triển nhanh chóng; xuất hiện nhiều khoa học liên ngành; khoa học kết hợp với kĩ thuật; khoa học xâm nhập vào mọi lĩnh vực của sản xuất và đời sống với quy mô của hoạt động khoa học ngày càng lớn. [Các viện nghiên cứu và ứng dụng khoa học, phòng thí nghiệm, trạm, trại với số cán bộ khoa học càng tăng…]. Có thể nói khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

5. Ý thức thẩm mỹ

a. Nguồn gốc, bản chất

  • Ý thức thẩm mỹ là toàn bộ những cảm xúc, thị hiếu, quan điểm và lý tưởng về cái đẹp.
    • Nghệ thuật: Là hình thức biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mỹ vì là dạng cao nhất của hoạt động thẩm mỹ.
    • Trong nghệ thuật, cái thẩm mỹ vừa là nội dung, phương thức và mục đích của nghệ thuật.
  • Ý thức thẩm mỹ: có nguồn gốc từ hiện thực của xã hội. Nó phản ánh hiện thực vào ý thức con người trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp.
    • Nghệ thuật phản ánh hiện thực nói chung, trong đó cuộc sống phong phú của con người cùng với thế giới nội tâm phức tạp của nó là nội dung chủ yếu. Do vậy, nghệ thuật mà xa rời cuộc sống thì không thể có nghệ thuật chân chính và là nghệ thuật kém giá trị. Tsecnưsepki viết: "Cái đẹp là cuộc sống". [Nghệ thuật phản ánh đời sống lao động của nhân dân. Trong lao động, nảy sinh tình cảm gắn bó với nhau, tình yêu đối với quê hương, ý thức đoàn kết xây dựng, bảo vệ tổ quốc..., tất cả những cái đó được phản ảnh vào nghệ thuật. Vì vậy các tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao là bức tranh về đời sống xã hội, những bản anh hùng ca về sự nghiệp dựng nước và cứu nước, những tiếng cười chế giễu thói hư tật xấu, đồng thời là tiếng nói của ước mơ, hạnh phúc...]

b. Đặc điểm

  • Phản ánh hiện thực một cách gián tiếp bằng hình tượng nghệ thuật [không phải lúc nào nghệ thuật cũng phản ánh trực tiếp tồn tại xã hội]
  • Tồn tại mãi với xã hội loài người
  • Trong xã hội có giai cấp nghệ thuật có tính giai cấp.

c. Vai trò

  • Giáo dục thẩm mỹ, giáo dục nhận thức.
  • Nghệ thuật là phương tiện nhận thức hiện thực, giáo dục tư tưởng, tình cảm, nâng cao trình độ thẩm mỹ của con người.

Vì vậy khi nghệ thuật phản ánh chân thực hiện thực, thấm nhuần tư tưởng tiên tiến, có tác dụng lớn lao về mặt nhận thức và có tác động giáo dục to lớn đối với quần chúng về tư tưởng và tình cảm, từ đó hướng hành động con người tự do sáng tạo hơn, đóng góp nhiều hơn cho cải tạo, xây dựng xã hội tốt đẹp.

Liên hệ thực tiễn: Phải xây dựng một nền nghệ thuật tiến bộ, hướng nghệ thuật phục vụ nhân dân, giúp họ vươn tới sự tự do, xây dựng xã hội tốt đẹp.

6. Ý thức tôn giáo

a. Nguồn gốc, bản chất

  • Nguồn gốc của tôn giáo.
    • Tôn giáo xuất hiện từ thời nguyên thủy do sự bất lực của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội. Do những hạn chế về nhận thức của con người trước sức mạnh bên ngoài con người chi phối cuộc sống hằng ngày của họ [thiên tai, chiến tranh tàn khốc những cảnh phân hóa giàu nghèo, kẻ thống trị người bị trị, những may rủi trong làm ăn...]. Khi chưa hiểu được bản chất của những sức mạnh đó và chừng nào con người còn bất lực trước những sức mạnh đó thì con người thường tìm đến với sức mạnh siêu tự nhiên, đến với niềm tin tôn giáo, tin vào sự giúp sức của đấng tối cao với tài năng và đức độ tuyệt mỹ. Lênin viết: “Sự sợ hãi đã tạo ra thần linh”
    • Tôn giáo thể hiện nguyện vọng của quần chúng bị áp bức muốn thoát khỏi mọi bất công đi đến một xã hội tốt đẹp, công bằng. Niềm tin tôn giáo mang lại cho họ một niềm an ủi tinh thần, một niềm hạnh phúc "hư ảo", một sự bù đắp về tinh thần cho những gì thiếu thốn trong đời thường.
  • Bản chất của ý thức tôn giáo là sự phản ánh một cách hư ảo vào đầu óc con người sức mạnh ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ.

b. Đặc điểm

  • Tôn giáo có tính lịch sử - xã hội.
  • Tính duy tâm - thần bí.

c. Tác dụng của tôn giáo

  • Ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hình thái ý thức xã hội khác trong thời kỳ nguyên thủy, cổ đại, trung cổ.
  • Khuyên con người làm điều thiện để tìm đến hạnh phúc.
  • Tuy nhiên tôn giáo khuyên con người cam chịu cuộc sống khổ ải dưới "trần thế" để hưởng hạnh phúc ở mai sau. Đây là con đường phi hiện thực.
  • Trong xã hội có giai cấp, giai cấp bóc lột luôn luôn sử dụng mặt tiêu cực của tôn giáo để duy trì sự thống trị của mình.
  • Đường lối, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam đối với tôn giáo.
  • Thứ 1 - Tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng.
  • Thứ 2 - Đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo xây dựng và bảo vệ đất nước. Đạo pháp gắn bó chặt chẽ với Đời thì đạt được sự tốt đời + đẹp đạo.
  • Thứ 3 - Tăng cường giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, đồng thời phải tích cực đẩy mạnh công tác phòng chống mê tín dị đoan, chống lại mọi hoạt động lợi dụng tôn giáo để làm mất trật tự trị an xã hội, ảnh hưởng đến sự hòa bình xây dựng xã hội mới của nhân dân.

Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học khác nhau. Triết học nghiên cứu những vấn đề chung nhất của con người như: Nguồn gốc, bản chất của con người, quan hệ giữa cá nhân và xã hội, vai trò của con người trong thế giới...

Triết học Mác đã giải quyết các vấn đề trên một cách khoa học.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Giáo trình Triết học Mác Lênin
  • Đại học An Giang

Video liên quan

Chủ Đề