Hôn nhân ngoài giá thú là gì năm 2024

Thông thường con ngoài hôn nhân được người mẹ thụ thai và sinh ra trong khoảng thời gian người mẹ không tồn tại quan hệ hôn nhân (không có chồng). Trong một số trường hợp, con ngoài hôn nhân được người mẹ có thai hoặc sinh ra trong thời kỳ hôn nhân (đang có chồng), nhưng người chồng đã chứng minh được trước Tòa án và được Tòa án quyết định người chồng không phải là cha của người con đó. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa con trong hôn nhân và con ngoài hôn nhân. Người cha, người mẹ có con ngoài hôn nhân phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người con đó như đối với con trong hôn nhân. Con ngoài hôn nhân có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho mình, kể cả trong trường hợp người được xác định là cha, mẹ đã chết. Tòa án xác định cha, mẹ cho con dựa trên những sự kiện pháp lý nhất định (Xt. Xác định cha, mẹ cho con).

Xem các thuật ngữ khác:

Chiêu đãi chính thức

Là những hoạt động chính trong chương trình chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài do Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đồng cấp chủ trì.(Theo khoản 7 ...

Chiêu đãi cấp nhà nước

Là những hoạt động chính trong chương trình chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài do Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đồng cấp chủ trì.(Theo khoản 7 ...

Hội đàm chính thức

Là những hoạt động chính trong chương trình chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài do Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đồng cấp chủ trì.(Theo khoản 7 ...

Hội đàm cấp nhà nước

Là những hoạt động chính trong chương trình chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài do Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đồng cấp chủ trì.(Theo khoản 7 ...

Lễ đón chính thức

Là những hoạt động chính trong chương trình chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài do Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đồng cấp chủ trì.(Theo khoản 7 ...

Lễ đón cấp nhà nước

Là những hoạt động chính trong chương trình chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài do Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đồng cấp chủ trì.(Theo khoản 7 ...

Bờ sông

Là ranh giới giữa mái dốc của lòng sông với mặt đất tự nhiên của bãi sông.(Theo điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Luật Phòng, chống thiên tai và ...

Bãi nổi hoặc cù lao

Là vùng đất nổi trong phạm vi lòng sông(Theo điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020)

Quỹ phòng, chống thiên tai

Là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách bao gồm Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và ...

Dân quân tự vệ

Là lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo phương án ứng phó thiên tai của địa phương và sự điều động của người có ...

Pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể về khái niệm con ngoài giá thú. Theo cách hiểu thông thường và trên thực tế, con ngoài giá thú có thể là con được sinh ra trong các trường hợp sau:

  • Con do Cha, Mẹ đều là người độc thân có quan hệ tình cảm với nhau, không sống chung hoặc có sống chung với nhau như vợ chồng, sinh con ra tại thời điểm không đăng ký kết hôn;
  • Con do Cha, Mẹ (một trong hai bên hoặc cả hai bên) đã kết hôn với người khác nhưng có quan hệ tình cảm với nhau và sinh con;
  • Con được sinh ra sau khi Cha Mẹ đã từng là vợ chồng nhưng đã ly hôn, sau đó sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn lại.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách bao quát, con được sinh ra tại thời điểm Ba Mẹ không có quan hệ hôn nhân theo đúng quy định pháp luật, tức không đăng ký kết hôn thì được gọi là “con ngoài giá thú”.

Con ngoài thú không được thừa nhận thì làm thế nào?

Điều 101, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con như sau:

  • “1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
  • 2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
  • Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

Theo như quy định trên, trong trường hợp các bên không có bất cứ tranh chấp nào, hoàn toàn thừa nhận nhau thì thẩm quyền xác định cha, mẹ, con thuộc về cơ quan đăng ký hộ tịch. Theo đó, thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con sẽ được thực hiện theo quy định chi tiết tại Điều 25 Luật hộ tịch cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hộ tịch.

Và trên thực tế, không phải bất cứ trường hợp nào Cha cũng thừa nhận con cái. Vì vậy, khoản 2 Điều 101 Luật hôn nhân gia đình có đưa ra quy định về cơ quan có thẩm quyền xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp là Toà án. Theo đó, cần phải thực hiện thủ tục khởi kiện về việc xác định lại cha cho con tại Toà án nhân dân có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục quy định tại Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự. Sau khi Toà án có bản án xác định được quan hệ cha, con thì các bên tiếp tục gửi quyết định/bản án có hiệu lực cho cơ quan đăng ký hộ tịch để được ghi chú quan hệ cha, con theo quy định pháp luật.

Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế hay không:

Tương tự như tất cả các trường hợp nhận thừa kế khác, con ngoài giá thú cũng phải đảm bảo các quy định về người thừa kế theo quy định tại Điều 613 Bộ Luật Dân Sự: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.

Pháp luật về thừa kế hiện nay quy định hai hình thức nhận di sản thừa kế là (1) thừa kế theo di chúc và (2) thừa kế theo pháp luật.

Các quy định về thừa kế theo di chúc được Bộ Luật Dân Sự quy định chi tiết tại Chương XXII. Theo đó “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khá sau khi chết”. Đồng thời, theo quy định tại Điều 609 Bộ luật dân sự: “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Như vậy, trong trường hợp người cha bằng ý chí của mình để lại tài sản cho con ngoài giá thú bằng di chúc và đảm bảo các quy định pháp luật về tính hiệu lực của di chúc cũng như các quy định pháp luật khác liên quan, thì việc hưởng tài sản thừa kế của con ngoài giá thú hoàn toàn được pháp luật bảo vệ và tuân thủ theo đúng quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc.

Khác với việc nhận thừa kế theo di chúc phụ thuộc vào ý chí của người để lại đi chúc. “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”. Như vậy, người thừa kế theo pháp luật phải thuộc hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ Luật dân sự gồm:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Và hiển nhiên, con ngoài giá thú nếu được thừa nhận theo đúng quy định pháp luật, tức có tên người cha trên Giấy khai sinh hoặc được ghi chú quan hệ cha con theo quy định của pháp luật về hộ tịch thì tuỳ trong từng trường hợp sẽ thuộc vào từng hàng thừa kế cụ thể. Và đối với việc thừa kế tài sản của cha thì sẽ được ghi nhận tại hàng thừa kế thứ nhất là “con đẻ” của người chết. Và theo đó, người con ngoài giá thú sẽ được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật tương tự như những người khác cùng hàng thừa kế với mình..

Có thể thấy, theo các quy định hiện nay, việc hưởng di sản thừa kế của một người không phụ thuộc vào việc người có phải là con ngoài giá thú hay không mà căn cứ vào các điều kiện hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật nêu ở trên. Và đương nhiên, nếu là thừa kế theo pháp luật, thì quan hệ cha, mẹ, con cần được xác định trước khi được hưởng di sản thừa kế.

Trên đây là chia sẻ của luật sư tại Võ Consultants về vấn đề “Con ngoài giá thú có được hưởng di sản thừa kế không”.

Hôn nhân ngoài giá thú là gì năm 2024

\>>Xem thêm bài viết về thừa kế quyền sử dụng đất<<

Đối với từng trường hợp cục thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Võ Consultants để được tư vấn chi tiết.

Số điện thoại tư vấn: 0909 865 891 – 0901 476 391

Địa chỉ email: [email protected]

Website: https://voconsultants.vn

Địa chỉ văn phòng làm việc: Tầng 8, Toà nhà Callary, số 123 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Con ngoài giá thú lấy họ của ai?

Như vậy, có quy định con người có quyền có họ của ba và mẹ chính vì thế con ngoài giá thú hoàn toàn có quyền được mang họ của cha.

Đứa con ngoài giá thú là gì?

Con ngoài giá thú là gì? Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể nào là con ngoài giá thú. Tuy nhiên có thể hiểu rằng, con ngoài giá thú là con được sinh ra nhưng cha mẹ sinh ra không phải là vợ chồng và không có quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật.

Thế nào là nhân con ngoài dã thủ?

Theo từ điển Luật học trang 102, con ngoài giá thú là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng hoặc cha mẹ ăn ở với nhau như vợ chồng, nhưng việc lấy nhau chưa được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đăng ký vào sổ kết hôn.

Có con ngoài giá thú phải làm sao?

Như vậy, trường hợp cha hoặc mẹ có con ngoài giá thú mà làm giấy khai sinh cho con thì bắt buộc làm thủ tục nhận con đồng thời với việc đăng ký khai sinh cho con thì mới được để tên cha hoặc mẹ trong giấy khai sinh.