Acting senior officers là bộ phận nào trong công ty năm 2024

Trong giao tiếp, khi gặp nhau hoặc trước khi bước vào cuộc thảo luận, hoặc thương lượng, chúng ta thường giới thiệu với nhau nghề nghiệp chính hoặc chức vụ cao nhất mà mình đang nắm giữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng đúng các thuật ngữ về chức danh công việc trong tiếng Anh.

Đừng để điều này cản trở vấn đề giao tiếp và công việc của bạn. Hãy cùng check lại cách dùng của những thuật ngữ này nhé!

Acting senior officers là bộ phận nào trong công ty năm 2024

– Trước nhất đối, với những người chỉ là nhân viên thường, không giữ chức vụ nào, sau chữ “nhân viên” ghi thêm bộ phận đang làm vịệc, hoặc ghi tính chất việc làm trước chữ “nhân viên”. VD : Marketing Officer hoặc Officer Marketing Department.

– Người thư ký chung cho văn phòng là Clerk hoặc Administrative Clerk (Admin Clerk). Còn thư ký riêng cho một nhân vật trong công ty thì là Secretary hoặc Private and Confidential Secretary. Thư ký riêng kiêm trợ lý tổng giám đốc hoặc giám đốc là Secretary cum Personal Assistant (for MD). (MD =Managing Director).

Bạn cũng nên biết, “Secretary” không phải lúc nào cũng dịch là “thư ký” . Secretary of State ở Mỹ là Bộ truởng Bộ Ngoại giao, UN Secretary General là Tổng thư ký Liên hợp quốc – chức danh lớn nhất hành tinh. Có nước quy định Permanent Secretary là thứ trưởng. Trong thuật ngữ của Việt Nam, chúng ta hiểu Party General Secretary là Tổng bí thư Đảng CS Việt Nam.

– Chức “Trưởng phòng” thì phức tạp hơn. Chữ “phòng” có khi dịch là “service” có khi là “office”, có khi là “bureau” hoặc “department”. Nếu chữ phòng là “service”, “office”, ”bureau” thì trưởng phòng làChief, nếu là “department” thì trưởng phòng là Manager.

VD :

Trưởng phòng nghiệp vụ ngân hàng : Manager of Banking Department

Trưởng phòng kế toán : Manager of Accounting Department (Đừng nhầm với Kế toán trưởng làChief Accountant )

Trưởng phòng đại diện : Chief of Representative Office

Ngoài ra không dùng chữ “Head” để dịch trưởng phòng hoặc người đứng đầu các bộ phận khác, vì chữ Head không được dùng một cách trang trọng (formal).

Một doanh nghiệp sẽ được tạo thành từ nhiều vị trí, chức vụ khác nhau. Mỗi vị trí sẽ đảm nhiệm những vai trò, chức năng khác nhau. Vậy, các chức vụ trong công ty nào thường gặp hiện nay. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về chủ đề này, hãy cùng topviecquanly.vn theo dõi ngay bài viết “Tìm hiểu chi tiết về các chức vụ trong công ty thông thường” hôm nay.

Các loại hình công ty hiện nay

Trước khi tìm hiểu về các chức vụ trong công ty, bạn cần biết về các loại hình doanh nghiệp hiện có tại Việt Nam như thế nào. Cụ thể, tại nước ta hiện đang có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến như sau:

Doanh nghiệp tư nhân: Là các công ty, tổ chức do cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm về tài sản của mình cũng như mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu của loại hình doanh nghiệp này là một cá nhân duy nhất.

Công ty hợp danh: Là loại hình doanh nghiệp có từ 2 thành viên hợp danh. Ngoài ra sẽ có thêm những thành viên khác góp vốn vào. Trong đó, thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản, các nghĩa vụ với doanh nghiệp, còn thành viên góp vốn sẽ chịu trách nhiệm về những khoản nợ trong phạm vi góp vốn của mình.

Công ty TNHH một thành viên: Là doanh nghiep do 1 cá nhân/tổ chức sở hữu và góp vốn để thành lập.

Công ty TNHH hai thành viên: Là doanh nghiệp do 2 thành viên trở lên góp vốn. Có thể gồm tổ chức, cá nhân tuy nhiên số lượng thành viên không quá 50 người.

Công ty cổ phần: Là công ty có vốn điều lệ chia thành nhiều phần, cổ động sẽ chịu trách nhiệm về nợ, nghĩa vụ tài sản khác với doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã góp của họ.

\>>>Xem thêm: Tìm Hiểu Chi Tiết Về Vai Trò Của Nhà Lãnh Đạo Trong Doanh Nghiệp

Acting senior officers là bộ phận nào trong công ty năm 2024
Tùy thuộc vào loại hình, doanh nghiệp sẽ có tổ chức vị trí làm việc khác nhau

Các chức vụ trong công ty thường sẽ phân thành 2 nhóm chính là nhóm quản lý và nhóm nhân viên. Tùy thuộc vào từng nhóm sẽ có những chức vụ khác nhau.

Các chức vụ quản lý

Các chức vụ quản lý có thể chia nhỏ hơn thành nhóm quản lý cấp cao, quản lý cấp trung và quản lý cấp thấp. Cụ thể:

Nhóm quản lý cấp cao – thường sẽ bao gồm những vị trí sau:

Giám đốc điều hành – CEO (Chief Executive Officer): Đây là một trong các chức vụ trong công ty đóng vai trò quan trọng. Họ là những người chịu trách nhiệm điều hành ở vị trí cao nhất của toàn bộ doanh nghiệp. Là người dẫn dắt, đưa ra tất cả mọi quyết định, phê duyệt liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Giám đốc tài chính – CFO (Chief Financial Officer): Là người phụ trách có chức vụ cao nhất về tất cả mọi vấn đề liên quan đến tài chính, ngân sách, kế hoạch sử dụng ngân sách của doanh nghiệp.

Giám đốc Marketing – CMO (Chief Marketing Officer): Đây là một chức vụ quan trọng với nhiều doanh nghiệp hiện nay. CMO cần phải là người có kiến thức sâu rộng về truyền thông, tiếp thị, quảng cáo những như một số lĩnh vực chuyên môn khác. Họ sẽ là cầu nối của bộ phận Marketing với những bộ phận khác.

Giám đốc thương mại – CCO (Chief Commercial Officer): Là vị trí trực tiếp chịu trách nhiệm về những chiến lược liên quan đến phát triển thương mại của doanh nghiệp. Ví dụ như các hoạt động tiếp thị, bán hàng, dịch vụ khách hàng.

Giám đốc vận hành – COO (Chief Operations Officer): Trong một doanh nghiệp, COO cũng có vị trí quan trọng không kém so với CEO. COO chính là người sẽ thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến chiến lược của doanh nghiệp. Họ cần làm việc trực tiếp với các chức vụ trong công ty khác để đảm bảo được sự phát triển của doanh nghiệp.

Giám đốc công nghệ – CTO (Chief Technology Officer): Là vị trí thường gặp trong các doanh nghiệp công nghệ. Đúng với tên gọi CTO sẽ đảm nhiệm những công việc liên quan đến phát triển công nghệ của doanh nghiệp.

\>>>Xem thêm: Kỹ Năng Lãnh Đạo Quản Lý Là Gì? Ai Cần Trau Dồi Kỹ Năng Này?

Acting senior officers là bộ phận nào trong công ty năm 2024
Các chức vụ trong công ty liên quan đến quản lý đóng vai trò quan trọng

Nhóm quản lý cấp trung và cấp thấp – thường sẽ bao gồm:

  • Trưởng phòng/trưởng nhóm kinh doanh.
  • Trưởng phòng/trưởng nhóm Marketing.
  • Trưởng phòng hành chính nhân sự.
  • Trưởng phòng công nghệ, trưởng nhóm dự án.
  • Trưởng phòng kế toán.

Các chức vụ nhân viên

Bên cạnh các chức vụ trong công ty liên quan đến quản lý, những chức vụ khác ở vị trí nhân viên cũng đóng vai trò quan trọng. Họ sẽ là người thực thi các công việc, chiến lược do các chức vụ trong công ty liên quan đến quản lý đưa ra. Tùy thuộc vào từng phòng ban, sẽ có cách chức vụ nhân viên khác nhau. Ví dụ như:

Bộ phận kinh doanh

  • Nhân viên kinh doanh.
  • Chuyên viên đại điện kinh doanh.
  • Chuyên viên giám sát kinh doanh.
  • Trợ lý kinh doanh.
  • Nhân viên bán hàng.
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng.

\>>>Xem thêm: Tìm Hiểu Công Việc Của Trưởng Phòng Nhân Sự Gồm Những Gì?

Bộ phận kế toán – hành chính nhân sự

  • Chuyên viên kế toán: Có thể gồm các vị trí nhỏ hơn nếu doanh nghiệp có quy mô lớn như kế toán thanh toán, kế toán kho, kế toán tiền lương, kế toán công nợ, kế toán bán hàng, kế toán vật tư hàng hóa.
  • Chuyên viên hành chính nhân sự.
  • Chuyên viên tuyển dụng.
  • Nhân viên lễ tân.
  • Chuyên viên đào tạo – phát triển.
  • Chuyên viên C&B.

Bộ phận Marketing

  • Nhân viên Marketing.
  • Nhân viên Content Marketing.
  • Nhân viên SEO.
  • Nhân viên quảng cáo.
  • Nhân viên truyền thông – sự kiện.

Bộ phận công nghệ

  • Lập trình viên.
  • QC – QA.
  • Business Analyst.
  • Tester.
  • Quản trị hệ thống.
  • Nhân viên quản trị mạng.
  • Kỹ sư mạng.
  • Nhân viên thiết kế.

Acting senior officers là bộ phận nào trong công ty năm 2024
Tùy thuộc vào từng bộ phận, các chức vụ nhân viên sẽ khác nhau

Trên đây là bài viết tóm tắt về các chức vụ trong công ty thông thường mà bạn có thể gặp. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về cách tổ chức nhân sự trong một doanh nghiệp như thế nào. Tuy vậy, hãy áp dụng linh hoạt theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình.