La thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa năm 2024

Dưới sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc về mọi mặt. Nền kinh tế đất nước đang được xây dựng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong đó tầng lớp thanh niên chính là nòng cốt chính, là cơ sở để đô thị hóa được đẩy nhanh.

Hiện tại, Việt Nam đang ở trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với tỷ lệ thanh niên cao nhất trong lịch sử phát triển nhân khẩu học của đất nước. Thanh niên Việt Nam là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn nhân lực quan trọng và là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước. Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vị trí cũng như vai trò của tầng lớp thanh niên trong cách mạng công nghiệp 4. Đối với sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, thanh niên luôn giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Sự quan tâm, chăm lo, cũng như sự kỳ vọng lớn lao của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ to lớn của sự nghiệp đổi mới, đang đặt ra cho thanh niên những cơ hội và thách thức lớn. Thanh niên có môi trường, điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng, phát huy tài năng, cống hiến và trưởng thành, được tiếp cận nhiều và nhanh hơn kinh nghiệm, tri thức, thành tựu khoa học - công nghệ, tinh hoa văn hóa để trở thành người lao động có chuyên môn trong các lĩnh vực. Đứng trước những cơ hội đó, nhiệm vụ của thanh niên trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, ... tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, thanh niên phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài. Qua đó, một bài phân tích về vai trò của tầng lớp thanh niên là cần thiết để có thể đưa ra các phương hướng để phát huy tiềm năng của thanh niên trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1

NỘI DUNG...............................................................................................................

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH NIÊN......................................................

1. Khái niệm về tầng lớp thanh niên...........................................................

1.1. Thanh niên quốc tế...............................................................................................

Trên trường quốc tế, tầng lớp thanh niên là một bộ phận rất quan trọng của xã hội, giữ vị trí hàng đầu trong công cuộc dựng nước, giữ nước, đồng thời nắm giữ vai trò phát triển về mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Các, Ph.Ăngghen và V.Iênin đều coi thanh niên là một lực lượng cách mạng hùng hậu, có vai trò quan trọng trong cách mạng và xem xét vấn đề thanh niên luôn gắn bó với giai cấp công nhân và đảng tiên phong. Các khẳng định: "Do những quy luật phát triển khách quan của xã hội, thanh niên bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kế thừa và phát triển những thành tựu của người đi trước".

1.1. Thanh niên Việt Nam...........................................................................................

Thanh niên Việt Nam (độ tuổi từ 16 - 30, theo quy định của Luật Thanh Niên) là một tầng lớp xã hội đặc thù, chiếm số đông trong dân số cả nước. Thanh niên Việt Nam không phải là một giai cấp nhưng có mặt ở cả giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Thanh niên không phải là một tầng lớp xã hội độc lập mà có mối quan hệ gắn bó mật thiết với các tầng lớp khác trong xã hội. Thanh niên có mặt ở tất cả địa phương, các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước.

Thanh niên Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong tiến lịch sử dựng nước và giữ nước, trong sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đời sống chính trị và nền văn hóa của đất nước. Thanh niên đang là lực lượng xã hội to lớn của hiện tại và chủ thể sáng tạo của tương lai, họ không chỉ là một lực lượng của xã hội, mà còn là ngày mai của xã hội.

Thanh niên Việt Nam là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc. Để thanh niên tham gia vào sự nghiệp công

trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.

Ngay từ khi mới ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đã phát huy được vai trò xung kích, với những gương đoàn viên hy sinh, chiến đấu để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của Đảng, xứng đáng là cánh tay đắc lực và là đội dự bị của Đảng.

 Cao trào đấu tranh những năm 1930 - 1931 - với đỉnh cao Xô Viết - Nghệ Tĩnh là trận thử lửa đầu tiên đối với lớp đoàn viên, thanh niên cộng sản đầu tiên của Đoàn ta. Trong cuộc đối đầu, biết bao đồng chí đã tỏ rõ khí phách anh hùng và quyết tâm một lòng theo Đảng làm cách mạng, mở đầu cho truyền thống cách mạng vẻ vang của Đoàn, như: Cao Xuân Quế, Lê Cảnh Nhượng và nhiều đoàn viên ưu tú khác. Cũng trong trận thử lửa này, lịch sử đã để lại tấm gương oanh liệt của người đoàn viên thanh niên cộng sản Lý Tự Trọng với câu nói bất hủ “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể có con đường nào khác” – câu nói đã trở thành phương châm hành động của tuổi trẻ Việt Nam.

 Trong phong trào đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cải thiện đời sống, Đoàn thanh niên Dân chủ tiếp nối Đoàn Thanh niên cộng sản Đông Dương trong sự nghiệp tổ chức, giáo dục động viên tuổi trẻ đi đầu thực

hiện nhiệm vụ của Đảng giao cho. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp thanh niên đã trở thành làn sóng mạnh mẽ, đòi nhà toàn quyền Pháp ở Đông Dương phải ban hành một số quyền lợi của công nhân và lao động làm thuê, như: giảm giờ làm, tăng tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt bằng tiền, có chế độ nghỉ thai sản cho phụ nữ, ra sắc lệnh “ân xá” tù chính trị ở Đông Dương.

 Trong cao trào giải phóng dân tộc mà đỉnh cao là tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, dưới ngọn cờ của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đã động viên tuổi trẻ cả nước góp phần xứng đáng vào thành công to lớn của tổng khởi nghĩa, xứng đáng là quân đội xung kích cách mạng, là lực lượng tiên phong, là hạt nhân chính trị tập hợp đông đảo lực lượng, nam, nữ thanh niên Việt Nam đứng lên cùng toàn dân đấu tranh kiên cường vì độc lập tự do của Tổ quốc. Thanh niên Việt Nam đã cùng toàn quân, toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quyết tâm đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập”. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

 Trong cuộc đấu tranh bảo vệ củng cố chính quyền cách mạng và trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên hoạt động một cách công khai dưới chế độ mới và trưởng thành nhanh chóng về tư tưởng, tổ chức. Đoàn tập hợp hàng triệu đoàn viên, thanh niên làm nhiệm vụ xung kích bảo vệ và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, xây dựng chế độ mới, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc. Tháng 12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp của chủ tịch Hồ Chí Minh, với ý chí “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, thanh niên cả nước đã một lòng cùng toàn dân nêu cao tấm gương sáng ngời về tinh thần xả thân vì độc lập tự do, như Lê Gia Định - người chiến

Phong trào “Lao động tình nguyện vượt mức kế hoạch nhà nước” 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) đã có 2 triệu đoàn viên, thanh niên đăng ký tình nguyện, 6 vạn đoàn viên thanh niên thực hiện vượt mức kế hoạch, 22 ngàn thanh niên là chiến sĩ thi đua, 37 đoàn viên thanh niên được tặng danh hiệu anh hùng lao động, nhiều điển hình “Người tốt, việc tốt” trên các lĩnh vực, làm hậu thuẫn cho sự nghiệp giải phóng miền Nam.

 Trong công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, với ý chí “không có gì quý hơn độc lập tự do”, với tinh thần “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đã động viên các tầng lớp thanh niên tham gia vào 2 phong trào “3 sẵn sàng” và “5 xung phong”. Có 7 triệu đoàn viên thanh niên đã đăng ký tình nguyện; 21 đoàn viên thanh niên tham gia chống Mỹ, cứu nước; 1,5 triệu đoàn viên thanh niên nhận nhiệm vụ khó mà Đảng yêu cầu. Phong trào “3 sẵn sàng” và “5 xung phong” đã đáp ứng được nhiệt huyết của thanh niên, khao khát được cống hiến sức lực và trí tuệ cho đất nước, Đoàn đã động viên thanh niên cả nước góp phần đánh bại “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” và đặc biệt, với chiến dịch thần tốc mùa xuân 1975, cuộc đối đầu lịch sử của dân tộc Việt Nam với đế quốc Mỹ đã làm cho đế quốc Mỹ, thất bại thảm hại trước sức mạnh và ý chí đấu tranh kiên cường của nhân dân Việt Nam dưới ngọn cờ của Đảng và Bác Hồ vĩ đại. Đoàn Thanh niên xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng, đội tiên phong chiến đấu và chiến thắng. Đại thắng mùa xuân 1975 lại tô thắm thêm truyền thống của Đoàn.

 Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, tuổi trẻ Việt Nam tiếp tục gánh vác sứ mệnh to lớn là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, theo đường lối đổi mới của Đảng, Đoàn phát động thanh niên phong trào “tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, có 1,5 triệu đoàn viên đăng ký tình

nguyện xây dựng: 23 công trình thanh niên, 10 vạn đoàn viên thanh niên tham gia xây dựng tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 1; xây dựng 56 công trường, 35 khu kinh tế mới, 30 công trình thủy lợi, 289 sáng kiến.

Trong phong trào “3 xung kích làm chủ tập thể” có 2 triệu đoàn viên thanh niên tham gia đăng ký, 62 công trình thanh niên, 6 tập thể đạt danh hiệu tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa, 1 đoàn viên thanh niên được tặng Huy chương tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc.

 Trong công cuộc đổi mới của Đảng, tuổi trẻ Việt Nam đã “hành quân theo bước chân những người anh hùng”, “hành quân theo chân Bác”, tiếp bước cha anh đi đầu trong công cuộc đổi mới, 2 phong trào “thanh niên lập nghiệp”, “tuổi trẻ giữ nước” đã động viên hàng triệu đoàn viên thanh niên tham gia, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong lao động, chiến đấu, học tập, xây dựng cuộc sống mới.

Các phong trào “Xứng danh anh bộ đội cụ Hồ” thực hiện “6 điều Bác Hồ dạy”, “Đoàn kết 3 lực lượng”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Sản xuất, kinh doanh giỏi”, “ mục tiêu dân số, sức khỏe, môi trường”, “Dạy tốt, học tốt”. “Học vì ngày mai lập nghiệp” ... là biểu hiện cụ thể những cố gắng, nỗ lực vượt bậc của tuổi trẻ Việt Nam trong, thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VII (1997) lại một lần nữa khẳng định khẩu hiệu hành động của tuổi trẻ trong thời kỳ mới “Thanh niên Việt Nam xung kích, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ”.

Có thể thấy, mỗi chặng đường trong hành trình qua, xuất phát từ thực tiễn, yêu cầu nhiệm vụ của mỗi thời kỳ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đều phát động, tổ chức triển khai các phong trào hành động cách mạng luôn có sức lôi cuốn, hiệu triệu đông đảo thanh niên tham gia, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của

Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, tạo điều kiện cho các nước phát triển kinh tế. Kinh tế các nước trên thế giới đã dần dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc khó lường. Hợp tác quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế là xu thế tất yếu, tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây ra những thử thách không nhỏ cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ nano sẽ phát triển mạnh mẽ và sẽ có những bước nhảy vọt, thời gian từ phát minh đến ứng dụng ngày càng thu hẹp. Kinh tế tri thức sẽ được nhiều nước, trong đó có Việt Nam, ứng dụng và thực hiện.

Khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nghèo ngày càng lớn, sự gia tăng dân số và cùng việc di cư tự do, khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực, bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu, các dịch bệnh lớn, các tội phạm xuyên quốc gia và khủng bố quốc tế đòi hỏi phải có sự hợp tác nước trong khu vực và trên thế giới cùng tham gia giải quyết.

1. Đặc điểm của tầng lớp thanh niên Việt Nam hiện nay..........................

1.3. Về trình độ học vấn............................................................................................

1.3.1. Tỷ lệ biết đọc, biết viết Tỷ lệ biết đọc biết viết của thanh niên là tỷ lệ người tuổi từ 16-30 “có thể đọc, viết và hiểu rõ nghĩa của tiếng Việt hoặc một thứ tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số”. Tỷ lệ biết đọc biết viết là một trong các chỉ số cơ bản nhất đánh giá thực trạng giáo dục đào tạo của một quốc gia. Biết đọc biết viết là nền tảng cơ bản nhất cho tất cả các hoạt động học tập và đào tạo sau này. Hiện tại, tỷ lệ biết đọc biết viết chung của thanh niên Việt Nam là 96,3%, trong đó nam giới là 96,7% và nữ giới là 95,8%. Sự chênh lệch về tỷ lệ biết đọc giữa nam thanh niên và nữ thanh niên hiện tại là không đáng kể, nhất là trong nhóm tuổi trẻ từ 16 đến dưới 20 tuổi. Kết quả này cho thấy Việt Nam đã

đạt được các chỉ tiêu đặt ra trong Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) số 2 và 3 về phổ cập giáo dục tiểu học và nâng cao bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ trong hoạt động xóa mù chữ cũng như giảm sự khác biệt giữa nam và nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ biết đọc biết viết của thanh niên Việt Nam vẫn có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng kinh tế - xã hội, giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số và giữa các nhóm điều kiện KT-XH. Tỷ lệ biết đọc biết viết của thanh niên dân tộc Kinh là 98,2%, trong khi đó tỷ lệ này của thanh niên các dân tộc khác chỉ có 85,7%.

1.3.1. Tỷ lệ đi học Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, có 20,3% thanh niên Việt Nam đang tham gia học tập tại một trường nào đó trong hệ thống giáo dục quốc dân và có 3,2% thanh niên chưa từng có cơ hội được đến trường. Tỷ lệ đi học của thanh niên ở độ tuổi 16 đến dưới 20 tuổi chỉ có 49,8% cho thấy hơn 50,0% thanh niên ở độ tuổi này không học tiếp ở bậc cao hơn sau khi hoàn thành bậc THCS và THPT.

Hệ thống giáo dục hiện tại của Việt Nam khuyến khích thanh niên ở độ tuổi 15- học bậc trung học phổ thông và những thanh niên ở độ tuổi 20-24 tuổi tiếp tục học nghề, cao đẳng hoặc đại học. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ đang đi học trong nhóm 16- tuổi chỉ có 48,1% và trong nhóm 20-24 tuổi chỉ có 12,6% cho thấy có một lượng lớn thanh niên không tiếp tục theo học ở những trình độ đào tạo cao hơn. Theo kết quả phân tích SAVY 2, lý do chủ yếu mà thanh niên trong độ tuổi 16-24 phải dừng học là do điều kiện kinh tế của họ không cho phép họ tham gia học tiếp; 19,1% phải dừng học để kiếm tiền nuôi gia đình; 17,6% ngừng học do không có tiền đóng học phí. Các lý do khiến thanh niên phải thôi học khác bao gồm: Bản thân không muốn học tiếp, không vượt qua được kỳ thị, khả năng học yếu, không đủ sức khỏe, trường học quá xa và lập gia đình.

làm không ổn định, thu nhập thấp sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của thanh niên.

1.3.2. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động Tính đến thời điểm 01/10/2013, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước là 53,86 triệu người, trong đó phần lớn lực lượng lao động nước ta tập trung ở khu vực nông thôn (gần 80,0%). Trong 6 vùng kinh tế - xã hội, gần 2/3 lực lượng lao động cả nước tập trung ở 3 vùng là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy, nông thôn và 3 vùng kinh tế - xã hội này là những nơi cần có các chương trình khai thác nguồn lực lao động, tạo việc làm và đào tạo nghề.

Tính theo tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong các nhóm tuổi từ 16-19, 20-24 và từ 25-30. Giai đoạn từ 16-19 tuổi là giai đoạn thanh niên chuyển tiếp từ đi học sang đi làm. Do vậy, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong nhóm 16-19 tuổi là thấp nhất, có 39% thanh niên bắt đầu làm việc trong giai đoạn này, nam thanh niên bắt đầu làm việc sớm hơn nữ thanh niên (42,4% nam so với 35,3% nữ tham gia lực lượng lao động trong lứa tuổi 16-19).

1.3.2. Thiếu việc làm và thất nghiệp Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp là những chỉ tiêu phản ánh thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước, làm cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Thất nghiệp là vấn đề kinh tế - xã hội phổ biến với hầu hết các quốc gia. Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Nghiên cứu mức độ thất nghiệp giúp đánh giá chính xác mức sống và tình hình ổn định kinh tế - xã hội.

Tỷ lệ thất nghiệp trong nữ thanh niên cao hơn trong nam thanh niên. Một điều đáng quan tâm là theo báo cáo của Tổng cục Thống kê 2009, tỷ trọng lao động nữ thất nghiệp cao nhất ở nhóm tuổi thanh niên (dưới 30 tuổi), chiếm tới 54,2%. Có nhiều

nguyên nhân, song nguyên nhân sâu xa là nhu cầu việc làm và khả năng khó tìm được việc làm của nhóm thanh niên nữ - những người ngoài việc phải lao động để kiếm sống còn phải thực hiện thiên chức làm vợ và làm mẹ. Đây sẽ là đối tượng chính cho mục tiêu giải phóng phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới của Đảng và Nhà nước ta.

1.3.2. Chất lượng lực lượng lao động trẻ Tỷ lệ thanh niên chưa từng được đào tạo chuyên môn kỹ thuật là 85,8%, nghĩa là có khoảng 24 triệu thanh niên độ tuổi 16 -30 trên toàn quốc chưa từng được đào tạo bất kỳ một ngành nghề chuyên môn kỹ thuật nào. Tỷ lệ thanh niên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao (từ cao đẳng, đại học trở lên) còn thấp chỉ có 6,4%. Như vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật thấp, đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho những cố gắng nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực lao động phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế của nước ta.

Trong thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc điều chỉnh các chính sách hỗ trợ học tập cho thanh niên. Tuy nhiên, qua kết quả phân tích một số chỉ số về thực trạng giáo dục cho thanh niên Việt Nam vẫn cho thấy có tính bất bình đẳng trong giáo dục như sự khác biệt tiếp cận giáo dục giữa dân tộc Kinh và các nhóm dân tộc thiểu số, giữa thanh niên con em các gia đình nghèo, giữa các vùng kinh tế - xã hội. Các lý do chủ yếu để thanh niên mất cơ hội tham gia học tập ở các trình độ đào tạo cao hơn vẫn là các lý do về kinh tế. Cơ hội đi học của thanh niên nhóm dân tộc thiểu số vẫn thấp hơn so với thanh niên dân tộc Kinh do điều kiện kinh tế thấp cũng như phân bố các trường, các cơ sở đào tạo xa nơi sinh sống. Chính phủ cần tiếp tục tăng cường các chính sách hỗ trợ các đối tượng thanh niên khó khăn, các chính sách hỗ trợ nhóm thanh niên dân tộc thiểu số như tiếp tục mở trường nội trú ở các vùng sâu, vùng xa và xây dựng các trường đại học ở các vùng khó khăn để tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho thanh niên tại đó.

 Thanh niên rất thích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình.  Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của thanh niên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn. Tóm lại: Đây là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người, trong họ tràn đầy nhiệt huyết xung kích, tình nguyện, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.

1.3. Về nhận thức chính trị, tính tích cực xã hội và lối sống....................................

Thanh niên Việt Nam hiện nay chia làm 3 thành phần theo vùng:

1.3.4. Thanh niên đô thị  Có trình độ học vấn cao, tinh thần đổi mới, năng động, hoạt bát, nhạy cảm, và dễ tiếp thu cái mới. Trong học tập, lao động và hoạt động xã hội, thanh niên đô thị thể hiện tính tổ chức, kỷ luật rõ rệt.  Có điều kiện thuận lợi về tiếp thu khoa học kĩ thuật, văn hoá, tiếp nhận, cập nhật nhiều thông tin đa dạng.  Sớm có tư duy kinh tế, tính toán lợi ích, hiệu quả; đòi hỏi tiêu dùng vật chất, văn hoá cao hơn các đối tượng thanh niên khác.  Đang đứng trước những khó khăn và thách thức như thất nghiệp, sự cạnh tranh cao về nghề nghiệp, cuộc sống căng thẳng, phải làm việc cật lực để đảm bảo công việc, tính cộng đồng thấp, nhà ở chật chội, khoảng cách giàu nghèo, thiếu không gian cho hoạt động vui chơi giải trí, tệ nạn xã hội nhiều.  Một số thanh niên dễ nảy sinh lối sống thực dụng, có thiên hướng chuộng hình thức, đánh giá sự việc qua hình thức bề ngoài.

1.3.4. Thanh niên nông thôn  Có tính tích cực chủ động, cần cù chịu khó vươn lên không trông chờ ỷ lại vào người khác mà tự mình giải quyết những vấn đề gặp phải.

 Có tinh thần xung kích, tình nguyện tham gia các hoạt động Đoàn, Hội phát động, tích cực tham gia và phát huy tốt ý thức chính trị, ý thức tự lực tự cường.  Đã nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với đất nước và tích cực tham gia hoạt động, tính cộng đồng cao, tính thần xung phong tình nguyện.  Nhu cầu của thanh niên nông thôn ngày càng đa dạng và phong phú phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội.  Đang đứng trước những khó khăn và thách thức như trình độ học vấn, tay nghề, thiếu vốn kinh doanh, thiếu kinh nghiệm so với đối tượng thanh niên đô thị. Tình trạng thiếu việc làm, việc làm không ổn định, thu nhập thấp, đời sống khó khăn, dẫn tới sự di dân của lực lượng lao động trẻ từ nông thôn di cư ra thành thị làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội và cũng ảnh hưởng đến việc tham gia các hoạt động của Đoàn.

1.3.4. Thanh niên miền núi, hải đảo  Có tính thẳng thắn, thật thà chất phát, cả tin. Thanh niên miền núi có gì không vừa ý thường tỏ thái độ ngay.  Có trình độ học vấn thấp, thu nhập thấp, môi trường sống khó khăn.  Có nhu cầu được học hỏi, giao lưu văn hoá  Đặc điểm thẳng thắn và thật thà cộng với khả năng diễn đạt bằng tiếng phổ thông còn hạn chế, dễ bị chi phối bởi các hủ tục lạc hậu và bị các nhóm đối tượng xấu lợi dụng. Từ đó thanh niên dễ tự ti, thụ động, sống khép kín ít tích cực tham gia hoạt động.

Nghiên cứu thanh niên theo vùng lãnh thổ để tìm ra đặc điểm riêng biệt từng đối tượng thanh niên nhằm giúp Đảng, nhà nước, đặc biệt Đoàn thanh niên có chính sách, giải pháp, định hướng (nội dung, hình thức) phù hợp với yêu cầu của thanh niên để công tác thanh niên có hiệu quả (ví dụ: chính sách dành cho thanh niên dân tộc).