Quy trình lập dự toán chuẩn bị đầu tư năm 2024

CỤC HẢI QUAN TỈNH LÀO CAI

Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Việt Quang - Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lào Cai Địa chỉ: Km3 - Đại lộ Trần Hưng Đạo - Phường Nam Cường - TP Lào Cai; Điện thoại/ Fax: 02143.830001; Email: [email protected] Đường dây nóng 19009299; Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Cục Hải quan tỉnh Lào Cai.

Nội dung dự toán chuẩn bị đầu tư bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư từ giai đoạn chủ trương đầu tư đến khi phê duyệt dự án

Xem Hướng dẫn lập dự toán chuẩn bị đầu tư

Bước 2. Trình dự toán chuẩn bị đầu tư

Sau khi hoàn thành dự toán, đơn vị lập dự toán lập hồ sơ trình người đứng đầu đơn vị chuẩn bị đầu tư, nội dung hồ sơ trình gồm:

  1. Tờ trình phê duyệt dự toán
  1. Dự toán chuẩn bị đầu tư
  1. Các văn bản liên quan khác như: văn bản giao nhiệm vụ lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, kế hoạch đầu tư, …..

Ngày 08/7/2021, Bộ Xây dựng đã có công văn 2598/BXD-KTXD gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ về việc hướng dẫn nội dung liên quan đến thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công theo quy định tại Luật Đầu tư công và Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

1. Việc giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư (theo quy định của Luật Đầu tư công) và giao chuẩn bị dự án (theo quy định của Luật Xây dựng) cho cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ hoặc cho chủ đầu tư (trường hợp đã xác định được chủ đầu tư) do cấp có thẩm quyền hoặc người quyết định đầu tư quyết định.

2. Theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Xây dựng, đối với dự án có cấu phần xây dựng (trừ dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công) và pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng áp dụng cho dự án là Nghị định số 10/2021/NĐ-CP thì thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí các công việc chuẩn bị dự án được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.

Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công nhưng không có hoạt động đầu tư xây dựng, không thuộc đối tượng áp dụng của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành thì thực hiện theo các quy định của pháp luật về đầu tư công.

Theo phản ánh của ông Luật, Luật Đầu tư công quy định nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư là các hoạt động để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án.

Khoản 5 Điều 40 Luật Đầu tư công về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư quy định:

“a) Căn cứ nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm quyền quyết định, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư lập dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư trình người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND các cấp quyết định;

  1. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND các cấp thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức thẩm định dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
  1. Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thẩm định các nội dung dự toán theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức kinh phí nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
  1. Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư để người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND các cấp phê duyệt dự toán.

Khoản 9, Khoản 10 Điều 6 của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định:

“9. Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư để lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo chuẩn bị đầu tư do cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư thẩm định và phê duyệt. Các khoản mục chi phí này sẽ được cập nhật vào tổng mức đầu tư của dự án sau khi dự án được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư;

10. Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án để lập báo cáo nghiên cứu khả thi do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư dự án thẩm định làm cơ sở trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt chi phí này. Các khoản mục chi phí này sẽ được cập nhật vào tổng mức đầu tư của dự án để phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng”.

Căn cứ các quy định trên, ông Luật hỏi, nội dung cơ bản của văn bản trình duyệt, quyết định nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nội dung cơ bản của dự toán chuẩn bị đầu tư gồm những gì?

Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và dự toán chuẩn bị đầu tư có thể phê duyệt đồng thời hay phải tách riêng thành từng khâu?

Cơ quan thẩm định dự toán chuẩn bị đầu tư đối với dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 40 Luật Đầu tư công hay thực hiện theo quy định tại Khoản 9, Khoản 10 Điều 6 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng

Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì trình tự thực hiện đầu tư xây dựng gồm:

(1) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;

(2) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;

(3) Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng.

Đề nghị ông căn cứ các bước nêu trên để triển khai thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và dự toán chuẩn bị đầu tư.

Thời điểm phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư

Theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 40 Luật Đầu tư công: “Căn cứ nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch lập dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch trình người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND các cấp quyết định”.

Như vậy, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư phải được phê duyệt trước khi phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư.

Cơ quan thẩm định dự toán

Đối với dự toán chuẩn bị đầu tư triển khai trước khi phê duyệt quyết định đầu tư, thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 40 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.

Ai lập dự toán chuẩn bị đầu tư?

Như vậy theo quy định trên, người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức thẩm định dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch.

Ai phê duyệt dự toán lập nhiệm vụ quy hoạch?

Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí lập nhiệm vụ quy hoạch, lập đồ án quy hoạch và chi phí thực hiện các công việc có liên quan đến lập quy hoạch đối với đồ án do mình tổ chức lập thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư là gì?

Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư là các hoạt động để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án. Như vậy, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư là các hoạt động để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án.

Vốn chuẩn bị đầu tư được sử dụng để làm những công việc gì?

1. Vốn chuẩn bị đầu tư được bố trí để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án; lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án. 2. Vốn thực hiện nhiệm vụ quy hoạch được bố trí để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.