1 giây có bao nhiêu trẻ em ra đời

[Dân trí] - Theo UNICEF, trong ngày đầu tiên của năm mới 2020 có khoảng hơn 392.000 trẻ em được sinh ra trên toàn thế giới.

Trong đó, hơn một nửa số ca sinh này được diễn ra ở 8 quốc gia: Đứng đầu là Ấn Độ với khoảng hơn 67.000 ca; sau đó là Trung Quốc hơn 46.000, Nigeria hơn 26.000; tiếp theo là Pakistan, Mỹ, Công-gô, Ethiopia. Quốc gia Đông Nam Á duy nhất trong danh sách này là Indonesia với hơn 13.000 ca.

Mitieli Digitaki là một trong những em bé đầu tiên của năm 2020; sinh ra tại Laisani Raisili, Fiji. Bé nặng 2,9 kg và có sức khỏe tốt.

UNICEF thường tổ chức kỷ niệm chúc mừng các em bé được sinh ra vào ngày đầu tiên của năm mới. Đồng thời, gửi lời cảnh báo tới các tổ chức, các quốc gia trên khắp thế giới về những rủi ro với hàng triệu trẻ sơ sinh.

Năm 2018, 2,5 triệu trẻ sơ sinh đã tử vong chỉ trong tháng đầu tiên sau khi sinh; một phần ba trong số đó là ngay ngày đầu tiên của cuộc đời. Hầu hết lý do lại là những nguyên nhân có thể phòng ngừa được như sinh non, biến chứng trong khi sinh và nhiễm trùng như nhiễm trùng máu.

30 năm trước, thống kê cho thấy một sự thật đau lòng: 1/2 số trẻ em trên thế giới chết trước sinh nhật 5 tuổi. Đến nay, sau nhiều nỗ lực trên toàn cầu, con số này đã giảm hơn một nửa. Nhưng đối với trẻ sơ sinh, tỷ lệ này vẫn còn rất cao. Năm 2018, có tới 47% trong tổng số ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi là tử vong trong tháng đầu tiên.

UNICEF hiện đang kêu gọi chiến dịch Every Children Alive đầu tư tức thời để đào tào cho các nhân viên y tế, trang bị các loại thuốc cần thiết để đảm bảo mọi bà mẹ và trẻ sơ sinh trên thế giới đều được chăm sóc an toàn, ngăn ngừa, điều trị các biến chứng khi mang thai, sinh nở.

Phạm Chi

Theo UNECEF

Bạn vẫn thường nghe người ta nói về dự đoán tương lai trong hàng chục, thậm chí hàng trăm năm tới. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc ngay trong thời gian chúng ta đang sống đây, mỗi ngày trôi qua thế giới đã xảy ra những gì hay không? Cùng tìm hiểu nhé!

#1. Trung bình một ngày có 365.000 đứa trẻ được sinh ra trên khắp thế giới.

#2. Hàng ngày xấp xỉ có 18 triệu người trên thế giới đón sinh nhật cùng nhau.

#3. Trung bình mỗi người sẽ nói khoảng 48.000 từ một ngày.

#4. Mỗi ngày có khoảng 8 triệu lượt sét đánh xuống trên toàn thế giới.

#5. Mỗi ngày có khoảng 140.000 chiếc xe hơi mới được hoàn thành.

#6. Hàng ngày hơn 6 triệu chiếc bánh mì kẹp của Mc.Donald được tiêu thụ trên toàn thế giới.

#7. Mỗi ngày có khoảng 67.000 cây xanh bị chặt để phục vụ cho nền sản xuất giấy.

#8. Ở Trung Quốc, mỗi ngày có khoảng 510 tấn gạo được thu hoạch.

#9. Có khoảng 190 triệu quả trứng sẽ được đẻ bởi tất cả số gà trên trái đất.

#10. Có khoảng 154.000 người chết mỗi ngày, trong đó khoảng 552 người chết vì ma túy.

#11. Trung bình mỗi người cười khoảng 15 lần một ngày.

#12. Con người xả nước bồn cầu khoảng 22 tỉ lần, số nước chiếm khoảng 50% lượng nước cho nhu cầu tắm trên thế giới.

#13. Trái tim chúng ta đập khoảng 104.000 lần.

#14. Mỗi người kiếm được khoảng 16$/ngày nếu chia trung bình tất cả số dân trên toàn thế giới.

#15. Các phi hành gia hắt hơi khoảng 100 lần bởi bụi từ phòng thí nghiệm nghiên cứu trong môi trường không trọng lực.

#16. Khoảng 150-200 loài động vật và thực vật trên Trái Đất bị xếp vào danh sách tuyệt chủng mỗi ngày vì tình trạng khai thác và đánh bắt quá mức vẫn diễn ra.

#17. Một người trưởng thành sẽ hít thở khoảng 23.000 lần.

#18. Một cơn dơi sẽ ăn khoảng 1000 con côn trùng mỗi ngày.

#19. Mỗi người sẽ bước trung bình 8.000 bước mỗi ngày.

#20. Chỉ tính riêng tại Luân Đôn [Anh], có khoảng 93.000 con chuột được sinh ra.

#21. Sẽ có khoảng 15 triệu bao thuốc lá được bán ra trên toàn thế giới.

#22. Mỗi ngày có hơn 3 tỉ bài được đăng trên Faceboo, trung bình 41.000 bài mỗi giây.

#23. Một cây xanh cung cấp đủ oxy cho 2 sinh vật sống.

#24. Cứ 5 giây, Bill Gates vừa kiếm được 1.250 USD. Tính trung bình một ngày, tỷ phú người Mỹ "bỏ túi" khoảng 20 triệu USD!

#25. Tế bào cơ thể con người không sống mãi, mà sẽ được thay thế mỗi ngày bằng 50 nghìn tỉ tế bào mới được sinh ra.

#26. Ở Mỹ, khoảng 1 phút trôi qua lại có 1.5 người li dị, trong khi đó trên thế giới có khoảng 116 người kết hôn.

Theo Bestie

Bạn có biết, mỗi giây trôi qua trên thế giới có tới 31.250 lượt like trên Facebook, 800 cuộc điện thoại được kết nối...?

Chúng ta biết rằng, cứ mỗi bốn năm, thế giới đón thêm một năm nhuận. Nhưng năm 2015 này, trái với thông lệ, chúng ta sẽ có thêm một "giây nhuận".

Điều này có nghĩa là năm 2015 dài hơn các năm bình thường một giây và sẽ xuất hiện vào ngày 30/6/2015. Cụ thể, ngày 30/06/2015 sẽ có 86.401 giây thay vì 86.400 giây như bình thường.

Theo tính toán của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu tốc độ xoay của Trái đất, sở dĩ thế giới đón thêm một "giây nhuận" này là bởi Trái đất chúng ta đang quay chậm lại.

Tuy nhiên, giới chuyên môn lo ngại, việc bổ sung thêm một giây vào hệ thống đo thời gian có thể khiến mạng Internet toàn thế giới bị rối loạn hoặc tê liệt. Điều đó chứng tỏ rằng, một giây tích tắc tuy rất ngắn ngủi nhưng cũng làm nên được bao chuyện lớn.

Cùng điểm lại xem thế giới chúng ta đang sống sẽ thay đổi ra sao trong một giây này.

Mỗi giây trôi qua...

....có 4 em bé được nói lời chào Trái đất ...

...một cặp vợ chồng sẽ cùng trao nhau lời nguyện ước...


...25.000 người sẽ đạt đỉnh trong "chuyện ấy"...

...có khoảng 12.041 bức ảnh được chụp...

...31.250 lượt like diễn ra mỗi giây trên mạng xã hội Facebook...

...3.400 email được gửi đi trên toàn thế giới...

...800 cuộc điện thoại sẽ được kết nối...

...2.503 món quà được đem trao - tặng...

...760,5 lít rượu được tiêu thụ...

...6 tia sét sẽ được phóng ra từ bầu trời...

...trung bình có một trận động đất sẽ xảy ra...

...23.040kg khí CO2 được thải vào bầu khí quyển...

...một chiếc máy bay sẽ cất cánh trên bầu trời...

...1,78 người sẽ phải tạm biệt cuộc sống...

Thế giới không ngừng chuyển động bởi vậy chúng ta hãy trân trọng từng phút giây để có được cuộc sống nhiều niềm vui.

Theo Trí Thức Trẻ, The Atlantic, MinuteOfLife

NEW YORK / GENEVA / WASHINGTON DC/HÀ NỘI, 18 tháng 9 năm 2018 - Ước tính trong năm 2017 có tới 6,3 triệu trẻ em dưới 15 tuổi tử vong, hoặc mỗi 5 giây lại có 1 trẻ tử vong, hầu hết là do những nguyên nhân có thể ngăn ngừa được - đây là con số ước tính tỷ lệ tử vong mới nhất do UNICEF, Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], Ban Dân số Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới công bố.Phần lớn các trường hợp tử vong này – 5,4 triệu trẻ em - xảy ra trong năm năm đầu đời, trong đó trẻ sơ sinh chiếm khoảng một nửa số ca tử vong.

"Nếu chúng ta không hành động khẩn trương, từ nay đến năm 2030 sẽ có 56 triệu trẻ em dưới năm tuổi tử vong - một nửa trong số đó là trẻ sơ sinh", Laurence Chandy, Giám đốc Phụ trách Dữ liệu, Nghiên cứu và Chính sách của UNICEF cho biết. “Từ năm 1990 đến nay, chúng ta đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cứu sống trẻ em, tuy nhiên hàng triệu trẻ em vẫn bị tử vong do hoàn cảnh sống cũng như nơi trẻ được sinh ra. Với những giải pháp đơn giản về y tế, nước sạch, điện và vắc-xin, chúng ta có thể thay đổi điều này cho mọi trẻ em.”

Năm 2017, trên toàn cầu, một nửa số ca tử vong của trẻ dưới 5 tuổi xảy ra ở vùng Châu Phi cận Sahara và 30% ở Nam Á. Ở khu vực Châu Phi cận Sahara, cứ 13 trẻ em thì có 1 em tử vong trước khi các em được 5 tuổi. Ở các nước thu nhập cao, con số này là 1/185.

Tại Việt Nam, năm 2016, cứ 45 trẻ em thì có 1 em tử vong trước khi 5 tuổi [22/ 1.000 trẻ sinh sống]. Năm 1990, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi là 1/20 em [51 em/1000 trẻ sinh sống], mức giảm hàng năm [1990-2016] là 3,3% tính trên cả nước.

Tiến sĩ Princess Nono Simelela, Trợ lý Tổng giám đốc phụ trách sức khỏe gia đình, phụ nữ và trẻ em của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết "Hàng triệu trẻ sơ sinh và trẻ em đáng lẽ không bị  tử vong mỗi năm chỉ vì không được tiếp cận với nước, vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý hoặc dịch vụ y tế cơ bản. Chúng ta phải ưu tiên cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cho mọi trẻ em, đặc biệt khi mới sinh và trong những năm đầu đời, để mang lại trẻ cơ hội tốt nhất để sống còn và phát triển."

Hầu hết trẻ em dưới 5 tuổi bị tử vong do những nguyên nhân có thể phòng ngừa hoặc điều trị được như biến chứng trong khi sinh, viêm phổi, tiêu chảy, nhiễm trùng huyết sơ sinh và sốt rét. Trong nhóm trẻ em từ 5 đến 14 tuổi, tai nạn thương tích là nguyên nhân chính gây tử vong, đặc biệt là tử vong do đuối nước và tai nạn giao thông đường bộ. Trong độ tuổi này, có sự khác nhau về mức độ rủi ro ở các khu vực khác nhau, và nguy cơ tử vong của trẻ em ở khu vực Châu Phi cận Sahara cao gấp 15 lần so với ở trẻ em ở châu Âu.

"Hơn sáu triệu trẻ em tử vong trước khi tròn 15 tuổi là một cái giá quá đắt", Timothy Evans, Giám đốc cấp cao và Giám đốc phụ trách dinh dưỡng sức khỏe và dân số toàn cầu thực hiện tại Ngân hàng Thế giới cho biết. "Chấm dứt tử vọng ở trẻ vì những nguyên nhân có thể phòng tránh được và đầu tư cho sức khỏe của những người trẻ tuổi là nền tảng cơ bản để xây dựng nguồn nhân lực của các quốc gia, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng đối với tương lai của các em."

Đối với trẻ em ở khắp mọi nơi, giai đoạn rủi ro nhất của cuộc đời chính là tháng đầu tiên sau khi sinh. Trong năm 2017, 2,5 triệu trẻ sơ sinh đã tử vong trong tháng đầu tiên. Một em bé sinh ra ở khu vực châu Phi cận Sahara hoặc ở Nam Á có nguy cơ tử vong trong tháng đầu tiên cao hơn chín lần so với một em bé sinh ra ở một nước có thu nhập cao. Từ năm 1990, những tiến bộ trong việc cứu sống trẻ sơ sinh đã chậm lại so với tiến bộ trong việc cứu sống những trẻ em khác dưới năm tuổi.

Ngay cả trong một quốc gia cũng có sự chênh lệch về tỉ lệ. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ở khu vực nông thôn trung bình cao hơn so với trẻ em ở thành thị tới 50%. Ngoài ra, con của những người mẹ không được học hành có khả năng tử vong trước 5 tuổi cao hơn gấp hai lần so với những em bé có mẹ được học trung học trở lên.

Mặc dù còn những thách thức như vậy, tỉ lệ trẻ tử vong mỗi năm trên toàn thế giới đã giảm đi. Số trẻ em tử vong dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể từ 12,6 triệu năm 1990 xuống còn 5,4 triệu vào năm 2017. Số ca tử vong ở trẻ lớn từ 5 đến 14 tuổi giảm từ 1,7 triệu xuống dưới một triệu trong cùng thời kỳ.

Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về kinh tế và xã hội Liu Zhenmin nói “Báo cáo mới này nêu bật những tiến bộ đáng kể từ năm 1990 đến nay trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và thanh thiếu niên. Giảm bất bình đẳng bằng cách hỗ trợ những trẻ sơ sinh dễ bị tổn thương nhất, trẻ em và bà mẹ. Đây là điều cần thiết để đạt được mục tiêu của Mục tiêu Phát triển Bền vững về chấm dứt tình trạng tử vong ở trẻ em vì những nguyên nhân có thể ngăn ngừa được và đảm bảo rằng không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau."

######

Tải ảnh, video và toàn văn báo cáo tiếng Anh tại  đây.

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ:

Video liên quan

Chủ Đề