Có thể nói truyện chiếc lá cuối cùng là thông điệp màu xanh vì sao

Dưới đây là bài làm thông điệp của chiếc lá cuối cùng mới nhất được tổng hợp với wikisecret cho các bạn tham khảo hãy theo dõi ngay bên dưới nhé

Hướng dẫn

Ông lấy bút danh O Hen-ri có lẽ để kỉ niệm một người bạn tốt đã giúp đỡ ông nhiều trong thời kì này. Sau khi ông mất, Hội Nghệ thuật và Khoa học ở Mỹ đã lập một giải thưởng mang tên O Hen-ri được tặng cho các truyện ngắn hay hàng năm.

“Chiếc lá cuối cùng” là “bức thông điệp màu xanh” tác giả gửi đến người đọc ca ngợi tình bạn thủy chung cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy yêu thương con người, hãy biết hi sinh vì sự sống của con người. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật bổ sung cho nhau nhằm làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác nhưng lại có chung một mối lo lắng: làm sao cứu sống được Giôn-xi khỏi bàn tay lạnh giá của thần chết. Xiu đã phải làm việc rất nhiều, không tiếc sức mình để kiếm tiền mua thuốc, mời bác sĩ, mua thức ăn… để chăm sóc bạn từng li từng tí, từ việc nấu cháo xúp tới việc dỗ dành bạn ăn bằng được. Xiu đúng là một người bạn thủy chung, gian nan hoạn nạn bao giờ cũng có nhau. Nhưng chỉ như vậy cũng chưa thể cứu được Giôn-xi, cô bị viêm phổi nặng đồng thời lại trong tâm trạng tuyệt vọng, tin rằng mình không thể sống được khi chiếc lá cuối cùng của cái cây kia bên cửa sổ rụng xuống.

Chữa bệnh viêm phổi, y học có thể làm được, nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng, bác sĩ cũng bó tay. Bằng sự nhạy cảm của một người giàu lòng nhân ái, cụ Bơ-men đã nhận ra chiếc chìa khóa mở cánh cửa đưa Giôn-xi trở lại với cuộc sống. Bằng tài năng, cụ đã vẽ lên bức kiệt tác của mình – cũng chính là bức tranh cuối cùng – để mang lại cho Giôn-xi niềm tin yêu vào cuộc sống. Cả hai con người ấy, Xiu và Bơ-men tượng trưng cho lòng nhân đạo cao cả, cho tình yêu thương giữa những con người với nhau. Nhưng thông qua bức vẽ cuối cùng gắn liền với sự hi sinh thầm lặng của Bơ-men. tác giả còn muốn nói tới một vấn đề nữa: mục đích của nghệ thuật, ý nghĩa cao quý của nghệ thuật. Suốt bốn mươi năm lao động, cụ Bơ-men luôn thất bại, chưa bao giờ ngọn bút của cụ chạm tới tà áo của làng nghệ thuật. Nhưng đến phút cuối cùng, khi không định làm nghệ thuật. Nhưng vì nục đích giành lại sự sống cho một người, cụ đã hoàn thành kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh khác thường: đêm đông, gió lạnh, tuyết rơi, một mình với chiếc đèn bão trên một chiếc thang chênh vênh. Tác phẩm của cụ trở nên bất tử vì nó hiện hình trong sự sống của một con người và biết đâu, sự sống của một tài năng.

Cốt truyện của “Chiếc lá cuối cùng” thật đơn giản. Câu chuyện sống được không chỉ vì ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của nó, mà còn vì ngòi bút dựng truyện, khắc hoạ nhân vật đầy tài năng của tác giả về mặt kết cấu, ông đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc. Trong truyện, lần thứ nhất là khi Giôn-xi đi đến trạng thái tuyệt vọng, buông thả mọi ý chí, phó mặc cho thần chết đưa lưỡi hái ra cắt đứt đời mình. Cô đã đoán chắc với Xiu “Khi lìa cành thì chắc chắn em cũng lìa đời”. Cô diễn tả tâm trạng của mình trong sự tuyệt vọng “chờ đợi làm em chán lắm rồi, nghĩ ngợi cũng làm em chán lắm rồi. Em muốn buông tay khỏi tất cá những thứ em còn đang nắm và lướt xuống lướt xuống, hệt như một trong những chiếc lá mệt mỏi đáng thương đó”. Người đọc cảm thấy nghẹt thở tưởng như vô phương cứu chữa trước một con người không còn một tơ vương nào vào cuộc sống. Nhưng kì diệu thay, chiếc lá cuối cùng không rụng. Nó còn đó mãi mãi như sự bất tử của cuộc đời. Rồi Giôn-xi bắt đầu bình phục.

Lần đảo lộn tình thế thứ hai tiếp liền sau khi Giôn-xi bình phục. Ở đoạn trên, ông già Bơ-men xuất hiện thoáng qua rồi mất hút, người đọc bị hấp dẫn bởi cuộc đấu tranh giành sự sống trong Giôn-xi cũng đã quên mất ông. Chính lúc ấy, lời kể của Xiu làm cho cả Giôn-xi và người đọc sống lại một sự kiện bi tráng. Chiếc lá cuối cùng thật đã rụng. Còn lại mãi mãi trên tường là chiếc lá của tình thương yêu, là lòng yêu mến cuộc sống cháy bỏng của người họa sĩ già. Sự bất ngờ này đưa Bơ-men thành nhân vật quan trọng nhất thể hiện sâu đậm chủ đề của câu chuyện.

“Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn vế những con người bình thường, những việc bình thường nhưng lại khó quên vì ánh sáng nhân đạo tỏa mãi không thôi của tác phẩm. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới cụ Bơ-men có hình dáng như một người thợ mỏ khắc khổ nhưng lại có tấm lòng và hành động của một vị thánh thần. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới bức thông điệp màu xanh kêu gọi sự yêu thương giữa con người với con người, kêu gọi nghệ thuật hướng về con người.

Theo wikisecret.com

Đề bài: Hãy chứng minh rằng: “ Với chiếc lá cuối cùng, Ô – Hen – ri đã mang đến một bức thông điệp màu xanh thấm đẫm tình người và tình đời”

I. Mở Bài

Cách 1: Đi từ tác giả [ phong cách… hoặc cuộc đời bất hạnh…], các tác phẩm…hay lời đánh giá..], giới thiệu tác phẩm, trích dẫn ý kiến.

Cách 2 : Đi từ kết thúc bi kịch của cô bé bán diêm, ta xót xa thương cảm cho số phận bất hạnh của con người bao nhiêu  thì đến với “Chiếc lá cuối cùng” ta lại thấy tràn đầy tình yêu thương con người bấy nhiêu… Trích dẫn nhận định.

II. Thân Bài

–  Trước hết, “ Thông điệp” chính là một lời nhắn gửi . Ở đây chính là lời truyền gửi  của Ô – Hen – ri đến với độc giả thông qua văn bản “ Chiếc lá cuối cùng”. Màu xanh là màu của sự sống, của hi vọng,  “Thông điệp màu xanh”  là thông điệp về sự sống.

– Để dệt nên bức thông điệp ấy chính là tình người, tình đời[ tình yêu thương chân thành, sự sẻ chia đầy ấm áp  giữa những người nghèo khổ]

=> Tóm lại, qua tình huống Giôn – xi  mắc bệnh và tuyệt vọng, chờ chết, độc giả đã rất bất ngờ vì nhờ lòng nhân hậu, nhờ đức hi sinh của mọi người  mà cô đã vượt qua cái chết. Màu hồng trên đôi má Giôn – xi là minh chứng cho sự trở về của cô gái.

2. Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh của Giôn – xi

Mùa đông năm ấy, Giôn – xi mắc bệnh viêm phổi, căn bệnh nặng tới mức cô mất tới 9/10 sự sống, cô vô cùng đau đớn về thể xác.

Nghèo túng, xa quê hương, xa những người ruột thịt lại ốm đau…khiến cho cô rơi vào tình trạng tuyệt vọng.

Chán nản, Giôn – xi gắn liền sự sống của mình với những chiếc lá thường xuân: Cô thấy mình mỏng manh, yếu đuối như chiếc lá. Chiếc lá yếu ớt , chống trọi với thời tiết khắc nghiệt, còn cô thì chống trọi với bệnh tật.  Giôn- xi nghĩ chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng cũng là lúc cô lìa đời.

Bởi tuyệt vọng như vậy nên cặp mắt Giôn – xi thẫn thờ, giọng nói của cô thều thào. Cô buông xuôi chờ chết

Hoàn cảnh của Giôn – xi khiên cho ta vừa giận lại vừa thương. Giận vì cô hèn nhát, đầu hàng hoàn cảnh quá sớm. Thương vì tuổi đời còn trẻ, vậy mà mắc bệnh nghiêm trọng.

3. Chứng minh tình người và tình đời.

a. Tình bạn chân thành của Xiu

–  Tuy kết bạn với nhau, ban đầu chỉ là chung sở thích nhưng tình bạn của họ được kiểm chứng qua tình huống Giôn – xi mắc bệnh hiểm nghèo. Đây là lúc ta đánh giá được sự chân thành và giá trị của tình bạn mà người đời đã đúc kết “khi vui có bạn, khi hoạn nạn mới biết bạn là ai”.

–  Xiu đã luôn ở bên cạnh bạn mình. Thậm chí cô cố gắng đi làm thêm giờ, kiếm tiền mời bác sĩ. Chăm sóc Giôn – xi từng chút một [nấu cháo, pha sữa, kê gối, lấy gương] đến nỗi Xiu hốc hác cả mặt.

– Xiu đã cầu cứu cụ Bơ – men, cho cụ biết về bệnh tình của Giôn xi. Cô sợ sệt nhìn ra ngoài cửa sổ, luôn lo lắng chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng  xuống thì cô phải chứng kiến niềm đau của bạn mình.

– Xiu đã tìm lời để động viên Giôn – xi “Em thân yêu…em hãy nghĩ đến chị…”

– Và việc đến vẫn cứ phải đến: Giôn xi lại ra lệnh cho Xiu kéo màn lên, Xiu làm theo một cách chán nản.

– Xiu đã vô cùng hạnh phúc  khi thấy chiếc lá thường xuân  vẫn dũng cảm treo bám trên tường và khi Giôn – xi hồi phục, Xiu vô cùng hạnh phúc.

Tóm lại: Tình yêu thương chân thành của những người bạn  là động lực to lớn giúp con người ta thắng được gian nan. Đã là bạn phải đồng cam, cộng khổ, phải chia ngọt sẻ bùi. Tình bạn như thế mới thực sự đáng quý.

b. Đức hi sinh của cụ Bơ – men

– Cụ Bơ – men 60 tuổi, chưa thành công trong nghệ thuật. Cụ sống cùng xóm trọ với 2 họa sĩ trẻ , cụ yêu thương họ như con mình

– Khi nghe Xiu nói về ý nghĩ kì quặc của Giôn – xi , cụ đã tức giận, cho là điên rồ.  Cụ lo lắng cho sự sống của cô bé và quyết định vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa gió.

– Cụ bị viêm phổi, phải nhập viện và qua đời sau hai ngày chống chọi với bệnh tật. Nhưng tác phẩm của cụ để lại được gọi là kiệt tác bởi nó không chỉ được thực hiện bằng chất liệu của hội họa: màu vẽ, đường nét…..chiếc lá giống như thật. Điều cơ bản hơn là nó được dệt nên từ tình yêu thương giữa người với người, lòng nhân hậu, quan điểm sống “ sống là cho đi ” .  Chiếc lá giả nhưng đã cứu một mạng người thật. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật “ vị nhân sinh” [nghệ thuật vì con người]. Để làm nghệ thuật, để mang đến điều tốt đẹp cho con người, người ta phải đổi cả bằng mạng sống. “Nơi nào có sự yêu thương, nơi đó sẽ có điều kì diệu”

4. Giôn – xi vượt qua cái chết

– Khi kéo mành lên, Giôn – xi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn tồn tại sau một đêm mưa gió phũ phàng. Cô nhận ra chiếc lá rất dũng cảm. Tuy nó nhỏ nhoi nhưng đã kiên cường chống chọi  với thời tiết khắc nghiệt.

– Chiếc lá cuối cùng đã giúp Giôn – xi  nhận ra  mình là một con bé hư, muốn chết là một tội. Cô thay đổi hoàn toàn: Nhu cầu ăn uống… nhu cầu làm đẹp…

Từ chỗ tuyệt vọng, Giôn – xi đã hồi sinh. Hẳn là nhờ sự tận tình của bác sĩ, nhờ công dụng của thuốc men. Nhưng điều quan trọng hơn  là Giôn – xi có  nghị lực từ chiếc lá cuối cùng. Từ đó mà cô tự hóa giải lời nguyền để vượt qua cái chết. Chiếc lá cuối cùng là hiện thân của tình người, tình đời cao cả.

III. Kết bài:

2. Bài học rút ra từ câu chuyện

– Biết quý trọng tình bạn , biết sống với nhau một cách chân thành.

– Tình yêu thương, sự sẻ chia sẽ mang lại những giá trị lớn lao cho cuộc sống con người.

Video liên quan

Chủ Đề