Vì sao có hiện tượng các mùa trong năm

Mỗi năm có 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông nhưng thời gian bắt đầu và kết thúc cho mỗi mùa khác nhau ở các vùng sử dụng dương lịch và âm lịch, mùa ở hai nửa cầu cũng trái ngược nhau.

Một năm trên Trái Đất được chia làm 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất là?

Câu hỏi:

Nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất là?

A. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục.

B. Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông.

D. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi.

Đáp án đúng D.

Nguyên nhân sinh ra các mùa trên trái đất là Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi, mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu, thời gian bắt đầu và kết thúc cho mỗi mùa khác nhau ở các vùng sử dụng dương lịch và âm lịch. Mùa ở hai nửa cầu cũng trái ngược nhau.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là D do:

Nguyên nhân sinh ra mùa là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục Trái Đất không đổi phương trong không gian, nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu trong từng thời kì của năm tạo nên các mùa.

– Đặc điểm: Mỗi năm có 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông nhưng thời gian bắt đầu và kết thúc cho mỗi mùa khác nhau ở các vùng sử dụng dương lịch và âm lịch. Mùa ở hai nửa cầu cũng trái ngược nhau.

+ Mùa xuân từ ngày 21/3 đến ngày 22/6 [bán cầu Bắc, sử dụng Dương lịch]: Tiết trời ấm áp vì Mặt Trời bắt đầu di chuyển biểu kiến lên chí tuyến Bắc, nhiệt độ tăng dần nhưng vì mới bắt đầu nên chưa tích lũy nên nhiệt độ chưa cao.

+ Mùa hạ từ ngày 22/6 đến ngày 23/9: Thời tiết nóng bức vì góc nhập xạ lớn, nhiệt lượng được tích lũy nhiều.

+ Mùa thu từ ngày 23/9 đến ngày 22/12: Tiết trời mát mẻ vì tuy góc nhập xạ giảm nhưng còn lượng nhiệt dự trữ trong mùa hạ.

+ Mùa đông từ ngày 22/12 đến ngày 23/3: Tiết trời lạnh lẽo vì góc nhập xạ nhỏ, mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt dự trữ.

Đồ họa: It's AumSum Time

Theo dân gian sở dĩ có mùa hè nóng bức là do Trái Đất tiến gần đến Mặt Trời, mùa đông lạnh giá là do Trái Đất lùi ra xa Mặt Trời. Đây là cách giải thích theo suy luận, thiếu khoa học. Bản chất là Trái Đất của chúng ta ở trong quỹ đạo vì vậy không có chuyện đến gần hay lùi ra xa mặt trời

Sự thật là có các mùa trong năm là do ảnh hưởng của độ nghiêng 23.5°của trục Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo của nó quay xung quanh Mặt Trời chứ không phải vì Trái Đất ở gần hay xa Mặt Trời. Điều đó có nghĩa là mùa hè ở Bắc Bán Cầu xảy ra khi mà cực Bắc của Trái Đất hướng về phía Mặt Trời. Cũng tại thời điểm đó thì cực Nam của Trái Đất hướng ra xa Mặt Trời và do vậy Mùa Đông sẽ bắt đầu đến tại Nam bán cầu của chúng ta.

Chúng ta cũng phải lưu ý đến cự ly giữa điểm cận nhật và điểm viễn nhật [tức điểm gần nhất và xa nhất từ Trái Đất đến Mặt Trời] của Trái Đất trong hành trình quay xung quanh Mặt Trời. Trái Đất đi qua cận nhật vào khoảng từ ngày 2 đến ngày 5 tháng một, khi đó khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng 147,1 triệu kilômét; trong khi đó nó qua điểm viễn nhật vào khoảng ngày 4 đến ngày 7 tháng bảy với khoảng cách là khoảng 152,1 triệu kilômét. Như vậy Chúng ta thấy rằng hiệu số của hai khoảng cách này là khoảng 5 triệu kilomét, quy đổi ra tỷ lệ phần trăm thì Điểm cận Nhật và Điểm viễn Nhật chỉ chênh lệch nhau khoảng 3%. Ba phần trăm là một con số rất nhỏ, nó không thể tạo nên các mùa của Trái Đất, sự khác nhau về khoảng cách này chỉ tạo ra sự chênh lệch về lượng ánh sáng Mặt Trời mà mỗi Bán cầu nhận được trong cùng một mùa, cụ thể là mùa hè ở Nam Bán Cầu sẽ nhận được nhiều ánh sáng Mặt Trời hơn là mùa hè ở Bắc Bán Cầu.

Mùa hè và mùa đông có tâm điểm là các ngày mà chúng ta gọi là các ngày chí, chúng được đánh dấu bằng sự kiện Mặt Trời ở điểm cao nhất và thấp nhất trên bầu trời của chúng ta. Tại Bắc bán cầu, Mặt Trời thường ở vị trí cao nhất vào ngày 21 tháng 6, cao hơn 47° so với vị trí thấp nhất của nó vào ngày 21 tháng 12. Chính vì lý do đó mùa hè bắt đầu vào khoảng ngày 21 tháng 6 tại Bắc bán cầu và mùa đông sẽ bắt đầu ở Nam bán cầu cũng trong ngày này. Đến đây chúng ta cũng có thể thấy rằng ngày mà chúng ta thường gọi là ngày hạ chí, tức 21 tháng 6 hàng năm, thực chất là không chính xác bởi vì nó chỉ là ngày bắt đầu của mùa hè ở Bắc bán cầu chứ không phải là ngày bắt đầu mùa hè của toàn bộ Trái Đất, hạ chí của Bắc bán cầu thì lại là đông chí của Nam bán cầu và ngược lại, không có ngày hạ chí cũng như ngày đông chí chung cho cả Trái Đất [tương tự mùa xuân và mùa thu cũng có sự đối xứng như vậy giữa hai bán cầu].

Benh.vn tổng hợp

Chia sẻ

Ta đã biết trái đất chuyển động theo quỹ đạo vòng quanh mặt trời và đồng thời xoay quanh trục chính của nó như một con vụ [con quay]. Sự kiện trái đất xoay quanh chính trục của nó sinh ra ngày và đêm. Nếu trục của trái đất - một đường thẳng tưởng tượng xuyên qua hai cực Bắc và nam - thẳng góc với quỹ đạo của nó quanh mặt trời thì chẳng có mùa nào hết và ngày đêm trong năm lúc nào cũng bằng nhau. Nhưng trục của trái đất lại hơi nghiêng. nguyên nhân của sự nghiêng là do sự kết hợp của nhiều lực tác động vào trái đất. Lực thứ nhất là sức hút của mặt trời. Lực thứ hai là của mặt trăng. Lực thứ ba là do chính trái đất tạo ra khi nó tự xoay quanh chính nó. Kết quả là trái đất quay quanh mặt trời theo thế nghiêng nghiêng. Và nó giữ cái thế nghiêng nghiêng ấy suốt năm này qua năm kia. Vì trục của trái đất luôn nhắm theo hướng không đổi là sao Bắc cực. Điều này có nghĩa là từng khoảng thời gian trong năm, có lúc cực Bắc trái đất hướng về mặt trời, có khoảng thời gian lại quay ra phía “ngoài”.

Chính vì sự nghiêng này mà tia sáng của mặt trời có lúc hóa ra chênh chếch về phía bắc xích đạo, có khoảng thời gian chiếu thẳng vào xích đạo. Sự khác biệt này tạo nên các mùa khác nhau của từng miền trên trái đất. Khi Bắc bán cầu quay hướng về phía mặt trời thì những miền ở phía bắc xích đạo là mùa hè và những miền phía

nam bán cầu là mùa đông. Khi ánh sáng thẳng của mặt trời chiếu vào nam bán cầu thì nam bán cầu là mùa hè. Bắc bán cầu lại là mùa đông. ngày dài nhất gọi là “hạ chí” và ngày ngắn nhất gọi là “đông chí”. Một năm có hai thời điểm trong đó ngày và đêm dài bằng nhau trên toàn trái đất, một ngày vào mùa xuân, một ngày vào mùa thu, một ngày là xuân phân [khoảng ngày 21/3] và ngày kia gọi là thu phân [23/9].

Tại sao Trái đất mùa đông lạnh?

Trái đất lạnh vào mùa đông là do trục tự quay của trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh mặt trời. Thời tiết nóng, lạnh chủ yếu do lượng nhiệt trái đất thu nhận được nhiều hay ít từ mặt trời.

Vào mùa đông, bắc bán cầu xa mặt trời và hấp thụ nhiệt ít hơn; ban đêm sẽ tản nhiệt. Còn nhiệt lượng nhận từ mặt trăng không đáng kể.

Mùa đông, trái đất ban ngày hấp thụ nhiệt ít, ban đêm tản nhiệt nhiều, mỗi ngày không những không tích thêm nhiệt, mà còn mất đi một số nhiệt tích từ mùa hè. Sau tiết đông chí, trái đất tích nhiệt ít hơn nữa, cho nên đây cũng là thời gian lạnh nhất trong năm.

Ta đã biết trái đất chuyển động theo quỹ đạo vòng quanh mặt trời và đồng thời xoay quanh trục chính của nó như một con vụ [con quay]. Sự kiện trái đất xoay quanh chính trục của nó sinh ra ngày và đêm. Nếu trục của trái đất - một đường thẳng tưởng tượng xuyên qua hai cực Bắc và nam - thẳng góc với quỹ đạo của nó quanh mặt trời thì chẳng có mùa nào hết và ngày đêm trong năm lúc nào cũng bằng nhau. Nhưng trục của trái đất lại hơi nghiêng. nguyên nhân của sự nghiêng là do sự kết hợp của nhiều lực tác động vào trái đất. Lực thứ nhất là sức hút của mặt trời. Lực thứ hai là của mặt trăng. Lực thứ ba là do chính trái đất tạo ra khi nó tự xoay quanh chính nó. Kết quả là trái đất quay quanh mặt trời theo thế nghiêng nghiêng. Và nó giữ cái thế nghiêng nghiêng ấy suốt năm này qua năm kia. Vì trục của trái đất luôn nhắm theo hướng không đổi là sao Bắc cực. Điều này có nghĩa là từng khoảng thời gian trong năm, có lúc cực Bắc trái đất hướng về mặt trời, có khoảng thời gian lại quay ra phía “ngoài”.

Chính vì sự nghiêng này mà tia sáng của mặt trời có lúc hóa ra chênh chếch về phía bắc xích đạo, có khoảng thời gian chiếu thẳng vào xích đạo. Sự khác biệt này tạo nên các mùa khác nhau của từng miền trên trái đất. Khi Bắc bán cầu quay hướng về phía mặt trời thì những miền ở phía bắc xích đạo là mùa hè và những miền phía

nam bán cầu là mùa đông. Khi ánh sáng thẳng của mặt trời chiếu vào nam bán cầu thì nam bán cầu là mùa hè. Bắc bán cầu lại là mùa đông. ngày dài nhất gọi là “hạ chí” và ngày ngắn nhất gọi là “đông chí”. Một năm có hai thời điểm trong đó ngày và đêm dài bằng nhau trên toàn trái đất, một ngày vào mùa xuân, một ngày vào mùa thu, một ngày là xuân phân [khoảng ngày 21/3] và ngày kia gọi là thu phân [23/9].

Tại sao Trái đất mùa đông lạnh?

Trái đất lạnh vào mùa đông là do trục tự quay của trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh mặt trời. Thời tiết nóng, lạnh chủ yếu do lượng nhiệt trái đất thu nhận được nhiều hay ít từ mặt trời.

Vào mùa đông, bắc bán cầu xa mặt trời và hấp thụ nhiệt ít hơn; ban đêm sẽ tản nhiệt. Còn nhiệt lượng nhận từ mặt trăng không đáng kể.

Mùa đông, trái đất ban ngày hấp thụ nhiệt ít, ban đêm tản nhiệt nhiều, mỗi ngày không những không tích thêm nhiệt, mà còn mất đi một số nhiệt tích từ mùa hè. Sau tiết đông chí, trái đất tích nhiệt ít hơn nữa, cho nên đây cũng là thời gian lạnh nhất trong năm.

Video liên quan

Chủ Đề