1 sư đoàn có bao nhiêu quân năm 2024

Thời gian chuẩn bị chiến đấu rất ngắn nhưng cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 1 đã nỗ lực vượt bậc, mưu trí, dũng cảm, liên tục tiến công, chia cắt chặn giữ không cho địch co cụm, nhanh chóng thọc sâu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Tổ chức đánh ngay

Show

Để tăng cường chỉ huy, bám sát mặt trận, ngày 20-4-1975, Sở chỉ huy cơ bản của Quân đoàn di chuyển từ Đồng Xoài vào Rạch Bé. Sáng 21-4, tại Rạch Bé, Bộ tư lệnh (BTL) Quân đoàn thông qua quyết tâm chiến đấu của các đơn vị. Ngày 25-4, tại Sở chỉ huy Rạch Bé, BTL Quân đoàn phổ biến quyết tâm chiến đấu của Quân đoàn (đã được BTL Chiến dịch Hồ Chí Minh phê chuẩn) và giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị.

BTL Quân đoàn quyết định sử dụng Sư đoàn 320B (được tăng cường Tiểu đoàn Xe tăng 66, Lữ đoàn Xe tăng 202, một đại đội xe tăng của Lữ đoàn Xe tăng 206; một trung đội súng phun lửa; một đại đội A72; một tiểu đoàn công binh cầu thuyền; một đại đội công binh công trình; một tiểu đoàn ô tô vận tải (Tiểu đoàn 51 thiếu); một tiểu đội trinh sát hỗn hợp; một tiểu đoàn pháo 130mm đi cùng, được cụm pháo của Lữ đoàn 45 chi viện) đảm nhiệm tiến công trên hướng chủ yếu của Quân đoàn, tổ chức đột phá thọc sâu vào Sài Gòn, đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu ngụy, khu binh chủng ngụy ở Gò Vấp và chi khu Gia Định.

Trên hướng tiến công thứ yếu, Quân đoàn sử dụng Sư đoàn 312 được tăng cường một đại đội xe tăng (8 chiếc) của Lữ đoàn Xe tăng 206; Tiểu đoàn Thiết giáp 244, Lữ đoàn Xe tăng 202; một trung đội súng phun lửa, Trung đoàn Pháo cao xạ 241; một tiểu đoàn (thiếu) Sư đoàn Phòng không 367; một tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Bình Dương; một đại đội công binh của tỉnh, một đại đội bộ đội địa phương huyện Bến Cát, được cụm pháo binh Quân đoàn trực tiếp chi viện đảm nhiệm tiến công chia cắt, ngăn chặn, bao vây cô lập tiến tới tiêu diệt Sư đoàn 5 ngụy, không cho chúng co cụm hoặc rút chạy về Sài Gòn. BTL Quân đoàn nhấn mạnh: “Cả hai hướng tiến công đều hỗ trợ cho nhau, cùng thống nhất một mục đích thực hiện nhiệm vụ chính của Quân đoàn là đánh nhanh, đánh mạnh, táo bạo thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu được phân công trong thành phố Sài Gòn”.

Đại tá Đào Trọng Lạc, nguyên Chánh văn phòng Học viện Quốc phòng, nguyên Trợ lý Tác chiến Sư đoàn 312 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh nhớ lại: Được giao nhiệm vụ tiến công địch trên cả hai hướng chiến dịch của Quân đoàn, cán bộ, chiến sĩ các Sư đoàn 312, 320B và các đơn vị binh chủng đều rất tự hào, phấn khởi. Các chiến sĩ pháo binh, xe tăng viết khẩu hiệu hành động lên nòng pháo, tháp pháo xe tăng: “Nhanh chóng nhất, bất ngờ nhất, kịp thời nhất, táo bạo nhất”. Các chiến sĩ bộ binh viết lên vành mũ tai bèo: “Quyết tâm lập công xuất sắc, kỷ niệm lần thứ 85 ngày sinh Bác Hồ vĩ đại”...

Chấp hành mệnh lệnh của Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, ngày 26-4, trên cả 5 hướng tiến công vào Sài Gòn, quân ta gây áp lực rất mạnh, tạo thành 5 gọng kìm dần siết chặt trung tâm đầu não và sào huyệt cuối cùng của ngụy quân, ngụy quyền. Trên hướng Bắc Sài Gòn, lúc này Quân đoàn 1 đã chiếm lĩnh các vị trí sẵn sàng xuất phát tiến công. Một bộ phận lực lượng của Sư đoàn 312 áp sát các căn cứ Chánh Lưu, Phước Vĩnh, Phước Hòa thực hiện nhiệm vụ nghi binh thu hút sự chú ý của địch, buộc Sư đoàn 5 ngụy phải điều Trung đoàn 8 ra chặn Đường 14, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng của Trung đoàn 141 thực hành mở cửa Đường 16.

Táo bạo thọc sâu, đánh nhanh, đánh mạnh

Đúng 16 giờ 30 phút ngày 27-4-1975, từ Sở chỉ huy Quân đoàn, Tư lệnh Quân đoàn ra lệnh cho Sư đoàn 312 nổ súng tiến công cứ điểm Bình Cơ và Bình Mỹ. Sau nửa giờ chiến đấu, ta đã làm chủ trận đánh, đến 18 giờ, ta đã mở thông Đường 16. Đến ngày 29-4, trong khi Sư đoàn 312 tổ chức tiến công bao vây, chia cắt, cô lập Sư đoàn 5 ngụy thì trên hướng thọc sâu của Quân đoàn, Sư đoàn 320B tiêu diệt chi khu quân sự Tân Uyên, tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tiến công về hướng Lái Thiêu-Sài Gòn.

Rạng sáng 30-4, trên các hướng tiến công của Quân đoàn, các đơn vị đồng loạt đánh chiếm các mục tiêu quy định. Trước sức tiến công áp đảo của ta, tại sở chỉ huy địch ở Lai Khê, chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn 5 ngụy buộc phải tự sát trong cơn tuyệt vọng. Như rắn mất đầu, toàn bộ Sư đoàn 5 ngụy hoảng loạn rút chạy về Bình Dương. Trung đoàn 209, Sư đoàn 312 chặn đánh quyết liệt, toàn bộ lực lượng địch gồm hai Trung đoàn 7 và 9, một bộ phận của Trung đoàn 8 cùng cơ quan tham mưu Sư đoàn 5 ngụy buộc phải đầu hàng.

Lúc này trên hướng thọc sâu vào Sài Gòn, Sư đoàn 320B đẩy nhanh nhịp độ tiến công, toàn bộ đội hình thọc sâu của Sư đoàn triển khai tiến công theo hai hướng: Trung đoàn 27 do Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu chỉ huy, từ Tân Uyên qua Tân Ba, tiến đánh quận lỵ Lái Thiêu. Trung đoàn 48 do Trung đoàn trưởng Đoàn Trưng chỉ huy tiến theo đường Trại Hủi, Khánh Vân, Búng xuống Lái Thiêu.

Quận lỵ Lái Thiêu là cửa ngõ và là một căn cứ quân sự lớn cuối cùng của địch trong tuyến “tử thủ” Bắc Sài Gòn, cách trung tâm thành phố khoảng 14-15km về phía Bắc. Lực lượng địch ở đây rất đông. Chúng dựa vào hệ thống công sự, lô cốt, hầm ngầm và các ụ súng bằng bao cát để cố thủ, ngăn chặn ta tiến công. Để đánh chiếm Lái Thiêu, Trung đoàn 27 chọn cách đánh: Tập trung lực lượng, kết hợp luồn sâu, ém sẵn với thọc sâu bằng cơ giới tiến công từ hướng Nam và hướng Bắc, tiêu diệt địch trên Đường 13 (đoạn từ Lái Thiêu đến cầu Vĩnh Bình); đồng thời, chặn các hướng khác.

Rạng sáng 30-4, sau gần 2 giờ chiến đấu, Trung đoàn 27 đã hoàn toàn làm chủ Lái Thiêu, mở toang cánh cửa phía Bắc Sài Gòn. Mắt xích quan trọng cuối cùng trong tuyến “tử thủ” Bắc Sài Gòn của địch đã bị đập tan, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung đoàn 48-lực lượng thọc sâu chủ yếu của Sư đoàn 320B nhanh chóng tiến về trung tâm Sài Gòn. Từ 9 giờ 30 phút đến 10 giờ ngày 30-4, Trung đoàn 27 lần lượt phát triển tiến công đánh chiếm các mục tiêu: BTL thiết giáp, căn cứ 60, BTL lục quân công xưởng, căn cứ pháo binh, tổng kho quân nhu, căn cứ 31 và tổng y viện cộng hòa.

Trong thời gian Trung đoàn 27 tiến công đánh chiếm quận lỵ Lái Thiêu, cầu Vĩnh Bình, làm chủ đoạn đường từ Lái Thiêu vào cửa ngõ Sài Gòn thì Trung đoàn 48 từ Bắc Khánh Vân tăng tốc độ hành tiến, vượt qua Lái Thiêu, qua cầu Vĩnh Bình rồi tiến vào Sài Gòn đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu ngụy. Trước sức tiến công áp đảo của ta, sĩ quan, binh lính địch phải cởi bỏ quân phục, vứt súng chạy tháo thân.

Đồng chí Đoàn Trưng, Trung đoàn trưởng và đồng chí Lê Xuân Yến, Chính ủy Trung đoàn 48 tiến vào phòng làm việc của Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng quân ngụy Sài Gòn thu hồi ấn, kiếm cùng nhiều tài liệu quan trọng khác. Tổ cắm cờ gồm 3 đồng chí của Trung đoàn 48: Lại Đức Lưu, Hoàng Xuân Tiến, Nguyễn Văn Đông, do đồng chí Lại Đức Lưu chỉ huy nhanh chóng vận động lên cắm cờ giải phóng trên nóc nhà trụ sở Bộ Tổng Tham mưu ngụy trong tiếng reo hò của cán bộ, chiến sĩ. Lúc đó, khoảng 10 giờ 30 phút ngày 30-4-1975. Sau khi đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu ngụy, BTL Quân đoàn ra lệnh cho các đơn vị tiếp tục đánh chiếm các mục tiêu đã được phân công. Đến 16 giờ ngày 30-4-1975, các hướng chiến đấu của Quân đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Với quyết tâm cao, tiến công dũng mãnh, vận dụng sáng tạo cách đánh địch trong hành tiến, tiến hành đồng thời đột phá với thọc sâu chiến dịch, kết hợp chặt chẽ giữa tác chiến của binh đoàn chủ lực với tác chiến của các lực lượng vũ trang (LLVT) địa phương, dựa vào nhân dân và LLVT địa phương để khắc phục khó khăn ở chiến trường mới lạ, tiến công quy mô lớn quân địch trong căn cứ, sào huyệt của chúng, là yếu tố quan trọng để Quân đoàn đạt hiệu suất chiến đấu cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Với chiến công vẻ vang trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Quân đoàn 1 được tặng Huân chương Quân công hạng Nhất; các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn được tặng thưởng 19 Huân chương Quân công, 277 Huân chương Chiến công các hạng; 4 đơn vị: Sư đoàn 320B, Trung đoàn 209 (Sư đoàn 312), Tiểu đoàn 66 (Lữ đoàn Xe tăng 202), Đại đội 6 (Trung đoàn 141) được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân. Liệt sĩ Hoàng Thọ Mạc, Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 66 (Lữ đoàn Xe tăng 202) được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

QUANG THẮNG - HÀ TRƯỜNG

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Tư liệu Hồ sơ xem các tin, bài liên quan.

1 sư đoàn có bao nhiêu quân năm 2024

Vượt núi, băng rừng, đánh mạnh, tiến nhanh, lập công vang dội: Bài 1: Quyết định chiến lược và mục tiêu xuyên suốt

LTS: Quá trình thành lập và tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Quân đoàn 1 đã vượt qua chặng đường khó khăn, đầy hy sinh, thử thách, giành nhiều thắng lợi vang dội, xây đắp nên truyền thống "Thần tốc-Quyết thắng”.

1 sư đoàn có bao nhiêu quân năm 2024

Vượt núi, băng rừng, đánh mạnh, tiến nhanh, lập công vang dội - Bài 2: Chuẩn bị tốt mọi mặt sẵn sàng cơ động

Hướng về miền Nam, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 1 vừa huấn luyện, vừa chuẩn bị các mặt về dự trữ vật chất, mạng đường cơ động chiến lược, chiến dịch, sẵn sàng vào chiến trường.

1 sư đoàn có bao nhiêu quân năm 2024

Vượt núi, băng rừng, đánh mạnh, tiến nhanh, lập công vang dội - Bài 3: Đi xuyên Đông Dương

Chấp hành nghiêm mệnh lệnh của trên, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 1 rẽ rừng, vượt núi, xuyên đêm tới vị trí tập kết tại Đồng Xoài, tỉnh Phước Long (nay là tỉnh Bình Phước) vượt thời gian quy định, góp phần quan trọng chuyển yếu tố thời gian thành lực lượng, sẵn sàng đập tan sức đề kháng cuối cùng của địch.

Lữ đoàn và sư đoàn ai lớn hơn?

Lữ đoàn (tiếng Anh:brigade) là một đơn vị biên chế của quân đội, thấp hơn cấp sư đoàn, cao hơn cấp tiểu đoàn, ngang cấp trung đoàn nhưng thường đông hơn với quân số từ 3500 đến 9000 tùy theo quân đội từng nước. Ở Hoa Kỳ, lữ đoàn đôi khi gồm hai trung đoàn.

Một trung đội có bao nhiêu người?

Trung đội là phân cấp đơn vị nhỏ thứ hai trong phiên chế tổ chức đơn vị của quân đội, gồm 20-50 quân nhân, chia thành 2 đến 4 tiểu đội. Chỉ huy trung đội là thiếu úy với hạ sĩ quan phụ tá.

1 lữ đoàn của Nga có bao nhiêu người?

Quân số một lữ đoàn có thể dao động trong khoảng khá lớn, từ 1.500 đến 8.000 quân. Trước đó, ngày 26-10, Viện Nghiên cứu chiến tranh (Mỹ) cho biết quân Nga ở gần Avdiivka đã chịu tổn thất lớn về trang thiết bị. Tổ chức này nhận định thiệt hại trên "nhiều khả năng làm giảm sức tấn công của Nga trong dài hạn".

Việt Nam có bao nhiêu sư đoàn bộ binh?

Sư đoàn: Sư đoàn bộ binh cơ giới 320. Sư đoàn bộ binh 10.