100 mã icd 10 hàng đầu năm 2022

BỘ Y TẾ
______

Số: 4469/QĐ-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành “Bảng phân loại quốc tế mã hoá bệnh tật, nguyên nhân tử vong ICD-10” và “Hướng dẫn mã hoá bệnh tật theo ICD-10” tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”

_________

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: “Bảng Phân loại quốc tế bệnh tật, nguyên nhân tử vong ICD-10” và “Hướng dẫn mã hoá bệnh tật theo ICD-10” áp dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc. Nội dung Bảng phân loại được cập nhật và tra cứu trực tiếp từ website icd.kcb.vn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành, thay thế Danh mục ICD-10 ban hành kèm theo Quyết định số 7603/QĐ-BYT ngày 25/12/2018 về việc ban hành Bộ mã danh mục dùng chung áp dụng trong quản lý khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán BHYT (Phiên bản số 6).

Điều 3.Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Q.Bộ trưởng (để báo cáo);

- Các Thứ trưởng;

- BHXH Việt Nam;

- Cổng TTĐT Bộ Y tế;

- Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Trường Sơn

 

BỘ Y TẾ
______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

HƯỚNG DẪN

Mã hoá bệnh tật tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4469/QĐ-BYT ngày 28 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

____________

1. BẢNG PHÂN LOẠI BỆNH QUỐC TẾ ICD-10

1.1 ICD-10 (Classifications International Classification of Diseases, 10th Revision): là Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật và nguyên nhân tử vong do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chủ trì sửa đổi, bổ sung phiên bản sửa đổi lần thứ 10 ban hành năm 1990 và cập nhật lần cuối vào 2019. Trang web tra cứu chính thức ICD-10:

- của Bộ Y tế Việt Nam tại địa chỉ: icd.kcb.vn ,

- của Tổ chức Y tế Thế giới https://icd.who.int/browse10/2019/en.

1.2 Chương bệnh: ICD-10 gồm 22 chương bệnh, trong đó 21 chương bệnh chính. Các chương được quy định bởi 1 hoặc nhiều chữ cái, sắp xếp từ A-Z, được phân loại theo tác nhân gây bệnh, nguyên nhân ngoại sinh, bệnh theo hệ cơ quan, ung bướu, triệu chứng hay rối loạn bất thường .v.v.

1.3 Nhóm bệnh: Mỗi chương bệnh được chia thành nhiều nhóm bệnh (nhóm mã 2 chữ số). Một số chương bệnh ví dụ Ung bướu (Chương 2), thì các nhóm bệnh tiếp tục được phân loại thành các Nhóm phụ.

Nguyên tắc mã hoá: Các mã bệnh trong các nhóm bệnh phải phù hợp với chẩn đoán bệnh: Nhóm B00-B95 là tác nhân gây bệnh không được sử dụng làm mã bệnh chính.

1.4 Loại bệnh: Mỗi Nhóm bệnh được chia thành nhiều Loại bệnh (gồm các mã bệnh có 3 chữ số).

1.5 Tên bệnh: Mỗi loại bệnh tuỳ theo đặc thù có thể phân loại thành các tên bệnh cụ thể.

1.6 Mã bệnh: là Tên bệnh được thể hiện bằng các ký tự chữ và số. Phần lớn mã bệnh chứa 4 ký tự, một số mã bệnh chỉ bao gồm 3 ký tự, hoặc một số mã bệnh có mã thứ 5 theo vị trí giải phẫu. Một mã bệnh có thể chứa nhiều tên bệnh, hoặc một bệnh có thể chứa nhiều mã bệnh.

1.7 Mã bao gồm (Include): Là các mã bệnh chi tiết hơn được phân loại vào trong cùng 1 mã bệnh nhằm diễn giải hoặc phân loại cụ thể hơn. Nguyên tắc tra cứu: khi tra cứu được mã bệnh, phải kiểm tra tại Quyển 1 (website kcb.vn).

1.8 Mã loại trừ (Exclude): Là các bệnh có cùng đặc điểm phân loại với Mã bệnh nhưng không được phân loại trong mã bệnh đó. Nguyên tắc tra cứu: khi tra cứu được mã bệnh, phải kiểm tra tại Quyển 1 (website kcb.vn) xem bệnh cần tìm có nằm trong danh sách các bệnh loại trừ khỏi mã đó. Nếu tên bệnh cần tìm không nằm trong danh sách mã Loại trừ thì được phép sử dụng Mã bệnh đã tìm được. Trường hợp tên bệnh nằm trong danh sách loại trừ, thì không sử dụng mã tìm được mà sử dụng mã tương ứng tên bệnh trong danh sách mã Loại trừ.

1.9 Thuật ngữ “Không phân loại nơi khác”: Là các bệnh có tên chuyên môn, nguyên nhân hoăc bệnh học xác định nhưng chưa được phân loại trong bảng phân loại ICD-10.

1.10 Thuật ngữ “Không đặc hiệu khác”: Là các bệnh đã xác định được Loại bệnh, nhưng không có đủ dữ kiện để chẩn đoán và phân loại chi tiết hơn.

1.11 Mã bệnh (*) và (f): là một hệ thống mã kép, gồm các Mã bệnh kèm thêm ký tự dấu sao (*) và ký tự kiếm (f) để mô tả một tình trạng bệnh gồm nguyên nhân hoặc bệnh sinh (f) và biểu hiện hiện tại của bệnh (*).

2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

2.1 Mã hoá bệnh tật

Mã hoá bệnh tật là sự chuyển đổi các thuật ngữ y khoa, chẩn đoán bệnh tật, nguyên nhân tử vong, các vấn đề sức khoẻ, chấn thương và các can thiệp y tế từ dạng văn bản hay dữ liệu phi cấu trúc sang định dạng dữ liệu có cấu trúc dưới dạng ký tự chữ hoặc số.

2.2 Lượt khám bệnh chữa bệnh

Là quá trình người bệnh tìm kiếm và sử dụng dịch vụ y tế nhằm giải quyết một vấn đề hoặc tình trạng sức khoẻ cụ thể, bao gồm một hoặc nhiều lần thăm khám trong một giai đoạn cụ thể của cán bộ y tế liên quan tới cùng một bệnh hoặc hậu quả trực tiếp của bệnh. Một lượt khám chữa bệnh được xác định là:

- Một lần khám ngoại trú,

- Một đợt điều trị ngoại trú,

- Một đợt điều trị nội trú ban ngày (Thông tư 01/2019/TT-BYT ngày 01/02/2019 quy định thực hiện điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền),

- Một đợt điều trị nội trú.

2.3 Khái niệm bệnh chính

Bệnh chính được là bệnh được chẩn đoán xác định vào cuối đợt khám chữa bệnh, là bệnh hoặc tình trạng mà vì nó bệnh nhân phải vào viện khám chữa bệnh. Nếu có nhiều bệnh cùng nguyên nhân khiến người bệnh vào viện thì bệnh nào phải sử dụng nhiều nguồn lực nhất sẽ được chọn là bệnh chính.

Trường hợp không đưa ra được chẩn đoán bệnh xác định thì những triệu chứng chính, những dấu hiệu hay rối loạn bất thường sẽ được chọn là bệnh chính.

2.4 Khái niệm bệnh kèm theo

Bệnh kèm theo là những bệnh cùng tồn tại với bệnh chính tại thời điểm nhập viện hay bệnh tiến triển hoặc phát hiện trong quá trình điều trị bệnh chính, có ảnh hưởng đến việc chăm sóc và điều trị cho người bệnh, dẫn đến việc kéo dài thời gian nằm viện hoặc phải sử dụng các nguồn lực bổ sung khác.

2.5 Khái niệm biến chứng

Biến chứng là bệnh, hội chứng hoặc tình trạng bệnh lý xuất hiện trong quá trình điều trị, là hậu quả do một bệnh trước đó hoặc do tiến triển xấu đi của bệnh trong quá trình điều trị.

2.6 Khái niệm di chứng

Di chứng là một tình trạng bệnh lý còn lại sau khi đã được điều trị của bệnh tật, chấn thương, can thiệp y khoa .., là ảnh hưởng lâu dài của một bệnh hoặc chấn thương xảy ra ngay sau tình trạng này. Cần phân biệt Di chứng khác với tác động muộn của bệnh, có thể xuất hiện rất lâu sau, thậm chí vài thập kỷ sau khi tình trạng ban đầu đã khỏi.

3. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN LẠI BỆNH CHÍNH

3.1 Nguyên tắc 1: Bệnh nặng hơn, quan trọng hơn là bệnh chính

Trong trường hợp có nhiều bệnh có thể lựa chọn là bệnh chính, chọn bệnh quan trọng hơn, phù hợp với các biện pháp điều trị, hoặc phù hợp với chuyên khoa điều trị và chăm sóc bệnh nhân là bệnh chính hoặc bệnh sử dụng nhiều nguồn lực nhất là bệnh chính

3.2 Nguyên tắc 2: Bệnh là nguyên nhân phải điều trị, chăm sóc là bệnh chính

Trường hợp có nhiều bệnh được chẩn đoán như là bệnh chính nhưng không thể mã hoá kết hợp với nhau được, thì dựa vào hồ sơ bệnh án để tìm xem bệnh nào là nguyên nhân khiến bệnh nhân cần phải điều trị và chăm sóc y tế nhất. Nếu không xác định được thì chọn bệnh ghi đầu tiên là bệnh chính.

3.3 Nguyên tắc 3: Bệnh chính là bệnh có triệu chứng được điều trị và chăm sóc.

Nếu triệu chứng cơ năng, thực thể (Chương 18) hoặc một vấn đề sức khoẻ (Chương 21) thuộc bệnh đã được chẩn đoán mà phải điều trị và chăm sóc thì chọn bệnh đã được chẩn đoán này là bệnh chính. Ví dụ: Đau bụng, Viêm ruột thừa cấp, phẫu thuật cắt ruột thừa viêm, chọn “Viêm ruột thừa cấp”là bệnh chính.

3.4 Nguyên tắc 4: Bệnh đặc hiệu hơn là bệnh chính

Trong trường hợp nhiều chẩn đoán đưa ra cho cùng một tình trạng bệnh, chọn bệnh được chẩn đoán đặc hiệu hơn, cụ thể hơn, chi tiết hơn, gần với bản chất của bệnh hơn là bệnh chính. Ví dụ: Bệnh Tim bẩm sinh và Thông liên thất, chọn “Thông liên thất” là bệnh chính.

3.5 Nguyên tắc 5: Bệnh được ghi nhận trước là bệnh chính

Khi một triệu chứng hoặc một dấu hiệu được ghi nhận như một bệnh chính và cho biết rằng triệu chứng hoặc dấu hiệu đó có thể do một bệnh hoặc nhiều bệnh khác nhau gây nên, chọn triệu chứng như là bệnh chính. Ví dụ: Buồn nôn và nôn do ngộ độc thực phẩm hoặc viêm ruột thừa, “chọn buồn nôn và nôn” là bệnh chính.

Khi có hai bệnh trở lên được ghi nhận như là chẩn đoán của bệnh chính, chọn bệnh đầu tiên được ghi nhận. Ví dụ: Viêm ruột thừa do Salmonella hoặc viêm ruột do Yersinia, chọn “Viêm ruột thừa do Salmonella” là bệnh chính.

4. MỘT SỐ QUY TẮC MÃ KẾT HỢP

4.1 Mã sao (*) và kiếm (f)

Là 2 mã luôn đi kèm với nhau, mã bệnh (Q là mà bệnh chính, ngoại trừ một số trường hợp có quy định riêng.

Nguyên tắc: các mã (*) và mã (f) là các mã bệnh luôn đi kèm với nhau. Trường hợp tìm thấy mã bệnh (*) thì phải tìm bằng được mã bệnh (f) tương ứng hoặc ngược lại (Quyển 1, tại website kcb.vn).

4.2 Bệnh do nguyên nhân ngoại sinh (Chấn thương, ngộ độc, bỏng ...)

Đối với các tình trạng như chấn thương, ngộ độc hoặc hậu quả do nguyên nhân bên ngoài, phải chẩn đoán đầy đủ cả biểu hiện bệnh và nguyên nhân, hoàn cảnh gây bệnh. Ví dụ “chấn thương sọ não do tai nạn giao thông xe máy đâm vào ô tô”

Chẩn đoán = mã Bệnh chính là mã “biểu hiện bệnh” (Chương 19) và mã kết hợp là “nguyên nhân gây bệnh” (Chương 20).

4.3 Đa chấn thương

Chẩn đoán = mã Bệnh chính là mã “tình trạng đa chấn thương” (T00-T09) và các mã kết hợp là các “tổn thương” chi tiết theo từng vị trí, trong đó tổn thương nặng nhất ưu tiên mã trước.

4.4 Đa bệnh lý

Một số tình trạng đa bệnh lý thường đi kèm với nhau là hậu quả của một bệnh xác định, được mã hoá theo quy tắc Chẩn đoán = Bệnh chính là mã “bệnh gây nên nhiều bệnh” và các mã kết hợp là từng “bệnh cụ thể”. Ví dụ các mã thuộc nhóm B20-B24 : Bệnh do nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người [HIV]

4.5 Di chứng

Một số bệnh do di chứng của bệnh gây ra, được mã hoá theo quy tắc Chẩn đoán = Bệnh chính là mã “biểu hiện bệnh”, và mã kết hợp là “di chứng của bệnh” (ví dụ: T90-T98: Di chứng của tổn thương, của nhiễm độc và của hậu quả khác của các nguyên nhân từ bên ngoài)

4.6 Các trường hợp chỉ có một mã thể hiện tình trạng đa bệnh lý:

Một mã quy định nhiều bệnh đi kèm với nhau.Ví dụ:

- I22._ : Nhồi máu cơ tim tiến triển: Cơn nhồi máu cơ tim cấp lính trên bệnh nhân Nhồi máu cơ tim mạn tính.

-I13.1: Bệnh tim và thận do tăng huyết áp, có suy thận: Suy tim, tăng huyết áp, suy thận.

4.7 Các trường hợp bệnh chỉ có ở giới Nam:

Phụ lục 4.2

4.8 Các trường hợp bệnh chỉ có ở giới Nữ:

Phụ lục 4.1

5. HƯỚNG DẪN MÃ HOÁ TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

5.1 Mã hoá triệu chứng, dấu hiện bất thường

Trường hợp không đưa ra được chẩn đoán bệnh xác định, thì sử dụng triệu chứng, dấu hiệu bất thường nếu có trong Chương 18, hoặc các mã khám, theo dõi các trường hợp nghi ngờ của người bệnh như là bệnh chính.

5.2 Trường hợp có hai hoặc nhiều tình trạng bệnh cùng đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh chính

Trường hợp bệnh nhân có hai hoặc nhiều bệnh cùng sử dụng nguồn lực như nhau, chọn bệnh có lý do khiến bệnh nhân phải vào viện là bệnh chính, những bệnh còn lại là bệnh kèm theo.

Nếu bệnh nhân có hai hoặc nhiều bệnh cùng là lý do khiến bệnh nhân vào viện, chọn bệnh sử dụng nhiều nguồn lực nhất là bệnh chính, các bệnh còn lại là bệnh kèm theo.

5.3 Các triệu chứng không liên quan đến chẩn đoán

Mã hoá như các bệnh kèm theo đối với các triệu chứng, hội chứng phải theo dõi, xử trí nhưng không liên quan đến chẩn đoán đã được mã hoá.

5.4 Các trường hợp kết hợp nhiều mã cho một trường hợp bệnh

5.4.1 Mã đa chấn thương: mã mô tả tình trạng đa chấn thương trước, mã các tổn thương chi tiết kèm theo.

5.4.2 Các trường hợp ung thư nguyên phát đa ổ: mã thể hiện ung thư nguyên phát đa ổ (C97) như là mã bệnh chính, mã các vị trí ung thư là các mã kèm theo.

5.5 Các trường hợp có mã thể hiện tình trạng đa bệnh lý: mã thể hiện tình trạng đa bệnh lý là mã bệnh chính, các bệnh lý cụ thể như là mã kèm theo.

5.6 Mã các trường hợp cấp tính, mãn tính

Trường hợp bệnh mãn tính có cả hai mã riêng biệt cho 2 trường hợp đợt cấp của bệnh, và bệnh mạn tính: mã bệnh cấp tính, hoặc đợt cấp, đợt tiến triển như mã bệnh chính, mã bệnh mạn tính như mã bệnh kèm theo. Trường hợp một bệnh có thuật ngữ “tiến triển” có nghĩa là kết hợp mã “đợt cấp của bệnh mạn tính”.

5.7 Mã các bệnh nghi ngờ, theo dõi nhưng không loại trừ được

Đối với các bệnh nghi ngờ, theo dõi nếu đến khi ra viện không loại trừ được thì sử dụng các mã triệu chứng hay rối loạn bất thường ở Chương 18 và phải mã hoá như tình trạng bệnh xác định.

5.8 Mã biến chứng, di chứng

Mã bệnh chính là biểu hiện bệnh gây ra do biến chứng, di chứng trước, mã kèm theo là mã di chứng (ví dụ các mã thuộc nhóm T90-T98: Di chứng của tổn thương, của nhiễm độc và của hậu quả khác của các nguyên nhân từ bên ngoài)

5.9 Mã bệnh một số bệnh nhiễm trùng

Đối với một số bệnh nhiễm trùng, mã biểu hiện bệnh là chẩn đoán chính, mã kèm theo là mã tác nhân gây bệnh (B95-B98: Các tác nhân vi khuẩn, virus và tác nhân gây nhiễm khuẩn khác) nếu có; hoặc mã di chứng của bệnh (B90-B94: Di chứng của bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng)

5.10 Mã sự cố y khoa

Mã tổn thương (nếu có) như là mã bệnh chính.

Mã loại sự cố như mã kèm theo (ví dụ các mã nhóm T80-T88: Biến chứng phẫu thuật và chăm sóc y tế không xếp loại ở nơi khác).

5.11 Mã Hội chứng hô hấp do SARS-CoV-2 (COVID-19)

Bổ sung 2 mã mới (WHO) gồm:

- U07.1: COVID-19 chẩn đoán xác định, có kết quả xét nghiệm SARS- CoV-2 khẳng định

- U07.2: COVID-19 chẩn đoán nghi ngờ hoặc có thể, không có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 khẳng định

- Bệnh nhân nhiễm COVID-19 dương tính mắc các bệnh cụ thể sẽ có các mã bệnh tương ứng

5.12 Mã các trường hợp đến khám và kê đơn đối với các bệnh mãn tính

Các trường hợp bệnh mãn tính đến khám và kê đơn bệnh mạn tính bổ sung mã Z phù hợp ở Chương 21. (Z76.0 Chỉ định y lệnh tiếp: y lệnh nhắc lại, kê đơn lĩnh thuốc theo hẹn,..)

5.13 Mã các trường hợp đến khám và theo dõi sau phẫu thuật, thủ thuật

Các trường hợp đến khám và theo dõi sau phẫu thuật bổ sung mã Z phù hợp ở Chương 21:

Z08: Khám theo dõi sau điều trị u ác tính

Z00-Z13: Những người đến cơ sở y tế để khám và kiểm tra sức khỏe

Z30-Z39: Những người đến cơ quan y tế về các vấn đề liên quan đến sinh sản

Z40-Z54 Những người đến cơ sở y tế để được chăm sóc và tiến hành các thủ thuật đặc biệt

5.14 Trường hợp bệnh nhân đến chạy thận nhân tạo, lọc máu ngoài cơ thể, chạy thận nhân tạo

Đối với trường hợp người bệnh tiến hành các thủ thuật đặc biệt như: Hóa trị liệu, xạ trị liệu, lọc máu ngoài cơ thể, chạy thận nhân tạo, ... phải bổ sung mã kèm theo (Mã Z) ở Chương 21 cho phù hợp.

5.15 Trường hợp gãy xương kín, gãy xương hở, vỡ xương kín, vỡ xương hở; tổn thương tạng đặc có hay không có vết thương mở vào ổ bụng, lồng ngực

Các trường hợp gãy xương (S02, S12, S22, S32, S42, S52, S62, S72, S82, S92, S91.7, T08, T10, T12, T12.2) đề nghị mã ký tự bổ sung (0- gãy kín; 1- gãy hở). Trường hợp không đề cập gãy kín, hay gãy hở thì mã như gãy kín.

Tổn thương tạng trong lồng ngực, trong ổ bụng, trong khung chậu (S26, S27, S36, S37) đề nghị mã ký tự bổ sung (0- không có vết thương mở vào ổ ngực, ổ bụng; 1- có vết thương mở vào ổ ngực, ổ bụng). Trường hợp không đề cập có hay không vết thương mở vào ổ ngực, ổ bụng, thì mã như không có vết thương mở vào ổ ngực, ổ bụng. Các mã trên đã cập nhật trên trang icd.kcb.vn.

5.16 Trường hợp các tổn thương nông

Các trường hợp tổn thương nông không cần thiết phải mã nếu có tổn thương sâu hơn được mô tả.

6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6.1 Cơ sở khám chữa bệnh

Yêu cầu nhân lực:

- Nhân viên mã hoá lâm sàng chuyên trách trực thuộc phòng Quản lý chất lượng hoặc phòng KHTH Bệnh viện.

- Số lượng: 1- 2 cán bộ / 100 giường bệnh.

Yêu cầu về tài liệu:

Thực hiện theo các tài liệu hướng dẫn tại Quyết định này và cập nhật kịp thời khi có thông báo từ Cục Quản lý Khám chữa bệnh.

Yêu cầu về đào tạo, đào tạo liên tục

- Đào tạo và đào tạo lại mã hoá bệnh tật cho toàn thể NVYT đặc biệt là NVYT là việc tại các khoa lâm sàng.

- Đào tạo nhân viên chuyên trách về mã hoá bệnh tật để hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy tắc mã hoá của NVYT.

6.2 Sở Y tế

Tổ chức đào tạo mã hoá bệnh tật cho cán bộ chủ chốt tại các đơn vị khám chữa bệnh.

Đưa nội dung mã hoá bệnh tật là một trong các nội dung để kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh.

6.3 Bộ Y tế

Giao Cục Quản lý Khám chữa bệnh chủ trì phối hợp với các Cục, Vụ, cơ quan liên quan hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước triển khai quyết định này:

- Thường xuyên cập nhật bảng mã theo tiêu chuẩn của WHO, xây dựng các công cụ tra cứu, hướng dẫn mã hoá bệnh tật, nguyên nhân tử vong.

- Xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn, chương trình đào tạo liên tục, đào tạo trực tuyến

- Xây dựng Tiêu chí đánh giá chất lượng mã hoá lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

FILE ĐÍNH KÈM VĂN BẢN

Advanced Search Help

100 mã icd 10 hàng đầu năm 2022

Advanced search lets you search selected properties of the classification. You could search all properties or a selected subset only

First, you need to provide keywords in the Search Text field then check the properties that you'd like to include in the search.

The system will search for the keywords in the properties that you've checked and rank the results similar to a search engine

The results will be displayed in the Search Results pane. If the search query hits more than 200 results, then only the top 200 will be displayed.

If you provide more than one keyword, the system will search for items that have all the keywords.

Wildcards: You may also use wildcard character * . see examples below.

OR operator : It's possible to have the results that have either one or another keyword. Please see the example 4.

Examples:

1. Search Text: diabetes   {finds all that have the word "diabetes" in the searched fields}

2. Search Text: diabet*   {finds all that have a word that start with "diabet" }

3. Search Text: diabet* mellitus   {finds all that have a word that starts with "diabet" and also contains the word "mellitus"}

4. Search Text: tubercul* (lung OR larynx) { finds all that have a word that starts with "tubercul" and than has either lung OR larynx in it

Search Results

100 mã icd 10 hàng đầu năm 2022

After the search the results are displayed at the lower right area of the screen. Here the porgram lists the titles of the ICD categories in which your search keywords are found.

Clicking on any result will take you to that category

You may close the advanced search window by clicking the X at the top left corner of the window.

The search results pane can be resized by dragging the horizontal line above it

1 F41.1 Generalized anxiety disorder 2 F32.9 Depressive episode 2 F33.1 Recurrent depressive disorder, current episode moderate 4 F33.2 Recurrent depressive disorder, current episode severe without psychotic symptoms 5 F31.9 Bipolar affective disorder, unspecified 5 F90.0 Disturbance of activity and attention 7 F84.0 Childhood autism 8 F33.9 Recurrent depressive disorder, unspecified 8 F34.1 Dysthymia 8 F90.9 Hyperkinetic disorder, unspecified 11 F20.9 Schizophrenia, unspecified 11 F32.1 Moderate depressive episode 11 F41.0 Panic disorder (episodic paroxysmal anxiety) 11 F91.3 Oppositional defiant disorder 15 F32.2 Severe depressive episode without psychotic symptoms 15 F33.0 Recurrent depressive disorder, current episode mild 15 F33.3 Recurrent depressive disorder, current episode severe with psychotic symptoms 15 F80.2 Receptive language disorder 15 F80.9 Developmental disorder of speech and language, unspecified 20 F43.1 Post-traumatic stress disorder 21 F25.9 Schizoaffective disorder, unspecified 21 F90.1 Hyperkinetic conduct disorder 21 F91.9 Conduct disorder, unspecified 24 F31.2 Bipolar affective disorder, current episode manic with psychotic symptoms 24 F31.4 Bipolar affective disorder, current episode severe depression without psychotic symptoms 24 F32.0 Mild depressive episode 24 F34.8 Other persistent mood (affective) disorders 24 F80.0 Specific speech articulation disorder 24 F80.1 Expressive language disorder 30 F20.0 Paranoid schizophrenia 30 F25.1 Schizoaffective disorder, depressive type 30 F31.5 Bipolar affective disorder, current episode severe depression with psychotic symptoms 30 F32.8 Other depressive episodes 30 F60.3 Emotionally unstable personality disorder 30 F81.9 Developmental disorder of scholastic skills, unspecified 36 F32.3 Severe depressive episode with psychotic symptoms 36 F43.2 Adjustment disorder 36 F98.8 Other specified behavioural and emotional disorders with onset usually occurring in childhood and adolescence 39 F50.9 Eating disorder, unspecified 39 F64.0 Transsexualism 39 F91.8 Other conduct disorders 42 F06.4 Organic anxiety disorder 42 F11.2 Dependence syndrome: Opioid use disorder 42 F31.1 Bipolar affective disorder, current episode manic without psychotic symptoms 42 F34.9 Persistent mood (affective) disorder, unspecified 42 F98.9 Unspecified behavioural and emotional disorders with onset usually occurring in childhood and adolescence 47 F06.8 Other specified mental disorders due to brain damage and dysfunction and to physical disease 47 F31.0 Bipolar affective disorder, current episode hypomanic 47 F33.8 Other recurrent depressive disorders 47 F50.2 Bulimia nervosa 47 F50.8 Other eating disorders 47 F64.1 Dual-role transvestism 47 F81.0 Specific reading disorder 47 F84.5 Asperger syndrome 47 F91.1 Unsocialized conduct disorder 56 F31.6 Bipolar affective disorder, current episode mixed 56 F45.8 Other somatoform disorders 56 F60.9 Personality disorder not otherwise specified 56 F90.8 Other hyperkinetic disorders 60 F06.2 Organic delusional (schizophrenia-like) disorder 60 F31.3 Bipolar affective disorder, current episode mild or moderate depression 60 F40.1 Social phobias 60 F93.0 Separation anxiety disorder of childhood 60 F94.1 Reactive attachment disorder of childhood 65 F12.2 Dependence syndrome: Cannabis use disorder 65 F20.3 Undifferentiated schizophrenia 65 F84.4 Overactive disorder associated with mental retardation and stereotyped movements 68 F07.0 Organic personality disorder 68 F23.1 Acute polymorphic psychotic disorder with symptoms of schizophrenia 68 F45.2 Hypochondriacal disorder 68 F52.7 Excessive sexual drive 72 F10.7 Residual and late-onset psychotic disorder 72 F20.8 Other schizophrenia 72 F30.1 Mania without psychotic symptoms 72 F53.0 Mild mental and behavioural disorders associated with the puerperium, not elsewhere classified 72 F80.8 Other developmental disorders of speech and language 72 F98.0 Nonorganic enuresis 78 F06.6 Organic emotionally labile (asthenic) disorder 78 F17.2 Dependence syndrome 78 F20.2 Catatonic schizophrenia 78 F45.1 Undifferentiated somatoform disorder 78 F48.0 Neurasthenia 78 F80.3 Acquired aphasia with epilepsy (Landau-Kleffner) 78 F93.8 Other childhood emotional disorders 85 F91.0 Conduct disorder confined to the family context 85 F93.2 Social anxiety disorder of childhood 85 F95.1 Chronic motor or vocal tic disorder 85 F98.1 Nonorganic encopresis 89 F10.1 Harmful use: Harmful use of alcohol 89 F10.2 Dependence syndrome: Alcohol dependence syndrome 89 F15.8 Other mental and behavioural disorders 89 F20.1 Hebephrenic schizophrenia (Disorganized schizophrenia) 89 F40.2 Specific (isolated) phobias 89 F44.9 Dissociative (conversion) disorders, unspecified 89 F45.4 Persistent somatoform pain disorder 89 F48.9 Neurotic disorder, unspecified 89 F50.1 Atypical anorexia nervosa 89 F50.4 Overeating associated with other psychological disturbances 89 F60.2 Dissocial personality disorder 89 F63.0 Pathological gambling 89 F84.1 Atypical autism 89 F98.5 Stuttering (stammering)

Mã ICD 10 phổ biến là gì?

Mã danh mục ICD-10-CM Phạm vi điều kiện cụ thể Điều kiện ICD-10 Mã nhất định và A00-B99Diarrhea, Flagellate hoặc Protozoal A07.9 Bệnh ký sinh trùng ký sinh trùng (herpes simplex) Viêm viêm da b00.1 herpes zoster; bệnh zona b02._

ICD bất thường là gì

Mã ICD-10 kỳ lạ và tối nghĩa nhất

  • Đốt do trượt nước trên lửa (v91.07x)
  • Liên hệ khác với lợn (W55.49X)
  • Các vấn đề trong mối quan hệ với luật pháp (Z63.1)
  • Mút vào động cơ phản lực (v97.33x)
  • Rơi trên tàu Merchant Ship (v93.30x)
  • Bị tấn công bởi Thổ Nhĩ Kỳ (W61.42XA)
  • Ngoại hình cá nhân kỳ quái (R46.1)

Những gì bạn nên biết về ICD

Tại sao mã ICD-10 lại quan trọng

  • Hệ thống mã ICD-10 cung cấp các mã thủ tục chính xác và cập nhật để cải thiện chi phí chăm sóc sức khỏe và đảm bảo các chính sách hoàn trả công bằng. ...
  • ICD-10-cm đã được áp dụng trên phạm vi quốc tế để tạo điều kiện thực hiện chăm sóc sức khỏe chất lượng cũng như so sánh trên quy mô toàn cầu.
  • So với phiên bản trước (tức là ...

Thêm các mặt hàng ...

Tôi có thể tìm một danh sách ICD ở đâu

Hướng dẫn ICD-10 CM, có thể được tìm thấy tại trang web sau: https://www.cdc.gov/nchs/icd/comehensients-listing-of-icd-10-cm-files.htm.https://www.cdc.gov/nchs/icd/Comprehensive-Listing-of-ICD-10-CM-Files.htm.

Một số ICD phổ biến là gì

I48.0. Rung nhĩ paroxysmal. I48.1. Rung tâm nhĩ dai dẳng. I48.2. Rung tâm nhĩ mãn tính. I48.91. Không xác định rung tâm nhĩ. I50.1. Lỗi thất trái. I50.21. Suy tim tâm thu cấp tính (sung huyết). ....
+ Phần I10-I15-Bệnh tăng huyết áp (I10-I15) I10. Essential (chính) Tăng huyết áp ..

Có bao nhiêu ICD khác nhau

Ví dụ, sự khác biệt chính giữa ICD-9 và ICD-10, ICD-10-cm có 68.000 mã, so với 13.000 trong ICD-9-CM, theo Trung tâm Dịch vụ Medicare & Medicaid (CMS).Mã ICD-10 cũng có các loại chữ và số, trong khi ICD-9 có các danh mục số.68,000 codes, compared with 13,000 in ICD-9-CM, according to the Centers for Medicare & Medicaid Services (CMS). ICD-10 codes also have alphanumeric categories, while ICD-9 has numeric categories.

ICD gì

Phát hiện bất thường của hóa học máu, R79.9 không xác định là mã ICD-10-cm có thể lập hóa đơn/cụ thể có thể được sử dụng để chỉ ra chẩn đoán cho mục đích hoàn trả.Phiên bản 2023 của ICD-10-cm R79.9 trở nên có hiệu lực vào ngày 1 tháng 10 năm 2022.R79. 9 is a billable/specific ICD-10-CM code that can be used to indicate a diagnosis for reimbursement purposes. The 2023 edition of ICD-10-CM R79. 9 became effective on October 1, 2022.