Chủ nghĩa thận dư thương mại là gì năm 2024

Thặng dư thương mại (tiếng Anh:Trade Surplus) là thước đo kinh tế thể hiện cán cân thương mại dương, trong đó một quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu.

Cán cân thương mại = Tổng giá trị xuất khẩu - Tổng giá trị nhập khẩu

Thặng dư thương mại xảy ra khi kết quả của tính toán trên là dương. Thặng dư thương mại đại diện cho một dòng tiền từ thị trường nước ngoài chảy vào nội địa. Nó trái ngược với thâm hụt thương mại, đại diện cho một dòng tiền chảy ra, và có cán cân thương mại âm.

Nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, việc ổn định nền kinh tế là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Để làm được điều này đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp và một trong những giải pháp quan trọng là giải quyết triệt để thâm hụt thương mại, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong 10 kiến nghị ổn định kinh tế vĩ mô của Ủy ban Kinh tế Quốc hội (QH) khóa XII và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam vừa được gửi đến QH khóa XIII, một kiến nghị quan trọng được đề cập đó là để giải quyết triệt để thâm hụt thương mại, bên cạnh chính sách tỷ giá, công cụ hành chính hay phát triển công nghiệp hỗ trợ thì vấn đề mấu chốt cần xử lý trong trung và dài hạn là chênh lệch tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế.

Các nhà kinh tế cho rằng, thâm hụt thương mại (và thâm hụt tài khoản vãng lai) của Việt Nam trong 10 năm qua là một trong những mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng. Nhập siêu đã tăng đột biến từ mức 5 tỷ USD năm 2006 lên gần gấp 3 lần, 14 tỷ USD năm 2007 và đạt đỉnh lên tới 18 tỷ USD năm 2008 (tương đương 20% GDP). Vì vậy, chống nhập siêu trở thành một trong những mục tiêu cấp bách hiện nay.

Các chuyên gia kinh tế cũng đưa ra một số giải pháp để hạn chế tốc độ nhập siêu như: thay đổi chính sách tỷ giá, bởi theo lý thuyết tỷ giá có thể đóng vai trò nhất định trong viêc kiểm soát nhập siêu; hay các chính sách quản lý thương mại như: hạn chế tín dụng cho nhập khẩu, áp dụng các biện pháp thuế quan, phi thuế quan, hàng rào kỹ thuật…; xây dựng công nghiệp hỗ trợ bởi việc phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ tạo ra liên kết sản xuất bền vững, hiệu quả, có thể làm tăng nhập khẩu nhưng kèm theo gia tăng xuất khẩu, theo đó có thể cải thiện được cán cân thương mại….

Tuy nhiên, căn nguyên gốc rễ của thâm hụt thương mại là sự chênh lệch tiết kiệm - đầu tư trong nước chưa được giải quyết triệt để. Chừng nào chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư còn chưa được thu hẹp thì vấn đề nhập siêu chắc chắn sẽ tiếp tục kéo dài. Trong thập niên qua, do tiết kiệm trong nước thấp không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng cao nhưng kém hiệu quả dẫn đến tình trạng thâm hụt kéo dài và sâu sắc hơn. Vì vậy, mặc dù các chính sách thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập siêu vẫn là một lựa chọn hữu hiệu trong giai đoạn tới do đặc điểm thương mại Việt Nam trong mối quan hệ thương mại toàn cầu thì các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm chênh lệch tiết kiệm- đầu tư phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm và then chốt để giải quyết triệt để thâm hụt thương mại.

Thực tế, cho thấy từ năm 1999 đến năm 2002, cán cân thương mại Việt Nam ở trạng thái cân bằng hoặc thặng dư, nhưng từ năm 2003 đến nay cán cân thương mại liên tục ở trạng thái thâm hụt và giá trị thâm hụt ngày càng lớn. Nếu trong năm 2003 thâm hụt thương mại vào khoảng 2,581 tỷ USD thì đến năm 2008 mức thâm hụt lên đến 12,782 tỷ USD, gấp 5 lần so với năm 2003. Năm 2009 mức thâm hụt là 15,412 tỷ USD, gấp 5,9 lần so với năm 2003. Trong năm 2010, cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về nhập siêu với mức thâm hụt vào khoảng trên 12 tỷ USD. Nếu so sánh giá trị thâm hụt thương mại với giá trị GDP qua các năm thì từ năm 2002 (năm bắt đầu có thâm hụt thương mại) tỷ lệ thâm hụt thương mại so với GDP ngày càng gia tăng và trở nên đáng báo động trong những năm gần đây (2007-2010), khi tỷ lệ này vượt trên 10%GDP. Năm 2009 và 2010, sau những nỗ lực của Chính phủ, thâm hụt thương mại đã giảm xuống mức tương ứng là 12 tỷ USD và 12,4 tỷ USD. Tuy nhiên, tỷ trọng so với kim ngạch xuất khẩu vẫn cao. Năm 2011, để kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 yêu cầu kiểm soát thâm hụt thương mại ở mức 16% kim ngạch xuất khẩu.

Để giải quyết vấn đề thâm hụt cán cân thương mại, Việt Nam có những biện pháp để giảm nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu. Tại Báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á 2011 mới được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố, dự báo thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam năm 2011 là 3,7% GDP, trước đó, mức dự báo này là 3,8% GDP. Lý do khiến ADB điều chỉnh dự báo đối với thâm hụt tài khoản vãng lai Việt Nam trong năm nay được lý giải do việc thu hẹp thâm hụt thương mại và tài khoản vãng lai trong nửa đầu năm. 6 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu hàng hoá tăng ở mức ước tính 33% lên 43 tỷ USD. Trong đó, nông nghiệp tăng 15,3% về giá trị, may mặc và giầy dép tăng 25%, đồ điện tử tăng 15%, và hải sản tăng 26%. Nhập khẩu hàng hoá tăng khoảng 28% lên con số 45 tỷ USD. Thâm hụt thương mại trên cơ sở cân bằng thanh toán được thu hẹp 25% còn khoảng 2 tỷ USD trong sáu tháng đầu năm. Sau khi tính thêm nguồn doanh thu cao từ du lịch và kiều hối, thâm hụt tài khoản vãng lai thu hẹp chỉ còn bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước, ước tính ở mức 1 tỷ USD. ADB khuyến nghị, một môi trường kinh tế vĩ mô trong nước ổn định hơn trong năm 2012 sẽ kích thích đầu tư nước ngoài và khuyến khích người dân gửi ngoại tệ và vàng vào hệ thống ngân hàng, hỗ trợ cho cán cân thanh toán tổng thể.

Hiện nay, để bù đắp cho thâm hụt thương mại, Việt Nam vẫn trông chờ vào các nguồn là kiều hối, đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp, ODA... Tuy nhiên, ngoại trừ kiều hối, dòng vốn ngoại gần đây có dấu hiệu sụt giảm mạnh, một phần do khủng hoảng tài chính thế giới khiến các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn, một phần do những yếu kém, bất cập trong nước. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng việc quy định một tỷ giá linh hoạt cộng với các biện pháp dài hạn như giảm thâm hụt thương mại, tăng dự trữ ngoại tệ… là cần thiết đối với Việt Nam hiện nay. Muốn làm được điều này, đòi hỏi Việt Nam cần tăng cường tính minh bạch, rõ ràng trong việc cung cấp thông tin về tài chính cho thị trường, ổn định được tỷ giá và gây dựng niềm tin trong nhân dân.

Có thể nói, giải quyết được vấn đề thâm hụt thương mại không phải là việc làm dễ dàng, muốn giải quyết sao cho hợp lý và thuận lợi đòi hỏi sự nỗ lực của Chính phủ, các ngành, các cấp, trong việc kiểm soát tỷ giá, rút ngắn khoảng cách của chênh lệch tiết kiệm- đầu tư. Mong rằng với sự vào cuộc của mọi thành phần kinh tế, thâm hụt thương mại sẽ dần được cải thiện, góp phần tạo ra sự phát triển ổn định, bền vững cho nền kinh tế./.