16/9 âm là ngày bao nhiêu dương 2023 năm 2024

Ngày 30/10/2023 dương lịch là ngày 16/9/2023 âm lịch ( ngày 16 tháng 9 năm 2023 âm lịch là ngày 30 tháng 10 năm 2023 dương lịch )

Âm lịch : Ngày 16/9/2023 Tức ngày Tân Dậu, tháng Nhâm Tuất, năm Quý Mão

Tiết khí: Sương Giáng


Đánh giá ngày 30/10/2023

Đánh giá ngày tốt xấu

Xem ngày 30/10/2023 dương lịch (ngày 16/9/2023 âm lịch) tốt xấu như thế nào nhé

Ngày 30/10/2023 dương lịch (16/9/2023 âm lịch) là ngày Tân Dậu, là ngày tốt với người tuổi Sửu, Tỵ

Ngày 30/10/2023 dương lịch (16/9/2023 âm lịch) là ngày Tân Dậu, là ngày xấu với người tuổi Tý, Mão, Ngọ

Ngày 30/10/2023 dương lịch (16/9/2023 âm lịch) là ngày Không vong, Không có nghĩa là hư không, trống rỗng; Vong có nghĩa là không tồn tại, đã mất. Không Vong vì thế là trạng thái cuối cùng của chu trình biến hóa. Nó giống như mùa đông lạnh lẽo, hoang tàn, tiêu điều. Tiến hành việc lớn vào ngày Không Vong sẽ dễ dẫn đến thất bại.

Ngày 30/10/2023 dương lịch (16/9/2023 âm lịch) là ngày Thanh Long Túc theo Lịch ngày xuất hành của cụ Khổng Minh. Ngày này : Đi xa không nên, xuất hành xấu, tài lộc không có. Kiện cáo cũng đuối lý


Giờ hoàng đạo

Cùng xem giờ hoàng đạo trong ngày 30/10/2023 dương lịch (ngày 16/9/2023 âm lịch)

Tý (23h-1h)

Dần (3h-5h)

Mão (5h-7h)

Ngọ (11h-13h)

Mùi (13h-15h)

Dậu (17h-19h)

Giờ Hắc Đạo

Cùng xem giờ hắc đạo trong ngày 30/10/2023 dương lịch (ngày 16/9/2023 âm lịch)

Sửu (1h-3h)

Thìn (7h-9h)

Tỵ (9h-11h)

Thân (15h-17h)

Tuất (19h-21h)

Hợi (21h-23h)


Cùng xem giờ xuất hành theo lý thuần phong trong ngày 30/10/2023 dương lịch (ngày 16/9/2023 âm lịch)

Xuất Hành Theo Lý Thuần Phong

23h-01h và 11h-13h

TUYỆT LỘ

Cầu tài không có lợi, hay bị trái ý, ra đi hay gặp nạn, việc quan trọng phải đòn, gặp ma quỷ cúng tế mới an.

01h-03h và 13h-15h

ĐẠI AN

Mọi việc đểu tốt lành, cầu tài đi hướng Tây Nam – Nhà cửa yên lành. Người xuất hành đều bình yên.

03h-05h và 15h-17h

TỐC HỶ

Vui sắp tới, cầu tài đi hướng Nam. Đi việc gặp gỡ các Quan nhiều may mắn. Chăn nuôi đều thuận lợi, người đi có tin về.

05h-07h và 17h-19h

LƯU NIÊN

Nghiệp khó thành, cầu tài mờ mịt. Kiện các nên hoãn lại. Người đi chưa có tin về. Mất của, đi hướng Nam tìm nhanh mới thấy. Nên phòng ngừa cãi cọ. Miệng tiếng rất tầm thường. Việc làm chậm, lâu la nhưng làm gì đều chắc chắn.

07h-09h và 19h-21h

XÍCH KHẨU

Hay cãi cọ, gây chuyện đói kém, phải nên phòng. Người ra đi nên hoãn lại. Phòng người người nguyền rủa, tránh lây bệnh. (Nói chung khi có việc hội họp, việc quan, tranh luận…Tránh đi vào giờ này, nếu bắt buộc phải đi thì nên giữ miệng dễ gây ẩu đả cãi nhau).

09h-11h và 21h-23h

TIỂU CÁC

Rất tốt lành, đi thường gặp may mắn. Buôn bán có lời. Phụ nữ có tin mừng, người đi sắp về nhà. Mọi việc đều hòa hợp. Có bệnh cầu sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khỏe.

Năm 2023, tháng 9 âm lịch sẽ có 29 ngày, bắt đầu từ ngày 15 tháng 10 dương lịch đến hết ngày 12 tháng 11 dương lịch. Một số ngày lễ trong tháng 9 âm lịch gồm:

Hội chùa Keo

Hội chỉ được tổ chức tại xã Duy Nhất, Thái Bình, được coi là một trong những lễ hội lớn, độc đáo nhất ở Việt nam. Hồi chùa Keo thể hiện phong tục thờ cúng thiền sư Không Lộ, thường được tổ chức vào mùa xuân, thu là ngày thứ tư của tháng Giêng âm lịch và ngày 13 – 15 tháng 9 âm lịch.

Lễ hội Dinh thầy Thím

Lễ hội Dinh thầy Thím được tổ chức hàng năm tại Bình Thuận từ 14 - 16 tháng 9 âm lịch. Theo dân gian, đây là lễ hội thu tế, là một trong 2 nghi lễ lớn diễn ra hàng năm ở Dinh thầy Thím.

16/9 âm là ngày bao nhiêu dương 2023 năm 2024

Tháng 9 âm lịch 2023 bắt đầu từ ngày nào? Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào trong tháng 9 âm lịch? (Hình từ Internet)

Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào trong tháng 9 âm lịch?

Tháng 9 âm lịch năm 2023 sẽ bắt đầu từ ngày 15 tháng 10 đến hết 12 tháng 10 dương lịch.

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:

- Tết Dương lịch;

- Tết Âm lịch;

- Ngày Chiến thắng;

- Ngày Quốc tế lao động;

- Quốc khánh;

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Như vậy, trong tháng 9 âm lịch người lao động sẽ không có ngày nghỉ lễ nào. Do đó, người lao động vẫn sẽ làm việc bình thường trong tháng này.

Cách tính lương làm việc vào các ngày lễ cho người lao động như thế nào?

(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:

Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm

Trong đó:

Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm

Trong đó:

Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

Người lao động có được thưởng vào các dịp lễ không?

Căn cứ Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Như vậy, việc thưởng vào dịp lễ hoàn toàn không mang tính bắt buộc mà sẽ do người sử dụng lao động quyết định dựa trên kết quả, tình hình sản xuất, kinh doanh của mình và thực hiện theo Quy chế thưởng do công ty công bố.