Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì năm 2024

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là trạng thái sức khỏe tâm thần xảy ra khi một người mắc phải chu kỳ ám ảnh và cưỡng chế. Nhận ra và hiểu rõ các biểu hiện của rối loạn này, người bệnh có cơ hội tìm kiếm sự chăm sóc và hỗ trợ phù hợp.

Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì năm 2024
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế không phải là trạng thái sức khỏe tâm thần tốt

Hiểu về rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần mãn tính, được đặc trưng bởi những suy nghĩ không mong muốn (ám ảnh) và những hành vi lặp đi lặp lại, mang tính nghi thức (cưỡng chế) mà một cá nhân cảm thấy bị ép buộc phải thực hiện. OCD thường không được chẩn đoán và nó liên quan đến tình trạng đau khổ cũng như suy giảm chức năng đáng kể.

Nỗi ám ảnh là những suy nghĩ, thôi thúc hoặc hình ảnh tinh thần lặp đi lặp lại một cách không mong muốn và khiến hầu hết mọi người trở nên lo lắng. Còn cưỡng chế là những hành vi lặp đi lặp lại mà một người cảm thấy muốn thực hiện, thường là để đáp lại nỗi ám ảnh.

Nghiên cứu của Khu vực Dịch tễ học cho thấy rối loạn ám ảnh cưỡng chế có tỷ lệ mắc bệnh suốt đời là 2,5%. OCD phổ biến hơn một chút ở nữ giới so với nam giới tuổi trưởng thành và ảnh hưởng đến khoảng 1 đến 2% dân số ở mọi thời điểm. Độ tuổi khởi phát OCD trung bình là từ 19 đến 20 tuổi, nhưng khoảng 25% trường hợp bắt đầu ở độ tuổi 14.

Chứng rối loạn này thường xảy ra cùng với các rối loạn sức khỏe tâm thần khác, bao gồm: rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, rối loạn Tic, tăng động giảm chú ý và rối loạn thách thức chống đối.

Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì năm 2024
Hành vi cưỡng chế bị thôi thúc bởi nỗi ám ảnh gây ra bệnh lý này

Biểu hiện và triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Các triệu chứng của OCD được biểu hiện thông qua hai loại: ám ảnh và cưỡng chế. Những người mắc OCD có thể bị ám ảnh, cưỡng chế hoặc cả hai cùng lúc.

Triệu chứng ám ảnh:

  • Sợ vi trùng hoặc ô nhiễm.
  • Sợ quên, mất hoặc thất lạc đồ vật.
  • Sợ mất kiểm soát hành vi của mình.
  • Có suy nghĩ hung hăng đối với người khác hoặc chính mình.
  • Có những suy nghĩ không mong muốn, cấm kỵ liên quan đến tình dục, tôn giáo.
  • Mong muốn có những thứ đối xứng hoặc theo thứ tự hoàn hảo.

Triệu chứng cưỡng chế:

  • Làm sạch cơ thể hoặc rửa tay quá mức.
  • Sắp xếp các đồ vật một cách cụ thể, chính xác.
  • Liên tục kiểm tra mọi thứ.
  • Đếm mọi thứ một cách bắt buộc.
  • Lặp lại lời nói trong im lặng.

Không phải tất cả những suy nghĩ lặp đi lặp lại đều là nỗi ám ảnh và không phải tất cả các nghi lễ hay thói quen đều là sự cưỡng chế. Tuy nhiên, những người mắc OCD thường:

  • Không thể kiểm soát nỗi ám ảnh cưỡng chế của mình kể cả nhận biết được mức độ quá mức của chúng.
  • Dành hơn 1 giờ mỗi ngày cho những nỗi ám ảnh hoặc hành vi cưỡng chế.

Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì năm 2024
Rửa tay quá mức là biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Các yếu tố nguy cơ của rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Mặc dù nguyên nhân chính xác của OCD vẫn chưa được biết rõ nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn này.

  • Di truyền: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc có người thân như cha mẹ hoặc anh chị em mắc OCD làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn này.
  • Sinh học: Người mắc bệnh này thường có sự khác biệt ở vỏ não trước và cấu trúc dưới vỏ não, nơi ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát hành vi và phản ứng cảm xúc. OCD cũng liên quan đến tình trạng thần kinh khác ảnh hưởng đến vùng tương tự trong não bao gồm bệnh Parkinson, hội chứng Tourette và bệnh động kinh.
  • Tính khí: Những người có hành vi dè dặt, trải qua những cảm xúc tiêu cực và có các triệu chứng lo lắng, trầm cảm khi còn nhỏ có nhiều khả năng mắc OCD hơn.
  • Chấn thương thời thơ ấu: Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa chấn thương thời thơ ấu, chẳng hạn như bị lạm dụng hoặc bỏ bê và sự phát triển của OCD.

Tác động của rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Trên thực tế, rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể gây suy nhược và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào top 10 căn bệnh gây tàn tật nặng nhất dưới bất kỳ hình thức nào.

Nếu mắc chứng OCD, người bệnh có thể lo lắng quá mức và cố gắng kiểm soát hành vi của người khác dẫn đến phá vỡ các mối quan hệ xung quanh.

Một số hành vi của chứng rối loạn này như tự giật tóc, chọc vào da đến khi chảy máu hoặc nôn thức ăn để tránh tăng cân (chứng cuồng ăn) có thể gây tổn hại cho cơ thể. Ngay cả việc tiếp xúc thường xuyên với xà phòng do rửa tay quá nhiều có thể gây kích ứng da và tình trạng da liễu như bệnh chàm.

Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì năm 2024
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế gây ra lo lắng quá mức

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế và hướng điều trị phù hợp

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế gây ra lo lắng và stress cho người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng tham gia vào các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, hiện nay đã có một loạt các phương pháp điều trị giúp mọi người kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

1. Liệu pháp tâm lý

Tâm lý trị liệu có thể là phương pháp điều trị hiệu quả cho người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Nhận thấy cần phải hỗ trợ chuyên môn cho người đang đối mặt với OCD, các trung tâm trị liệu tâm lý và chăm sóc sức khỏe tâm thần ra đời nhằm cung cấp các dịch vụ điều trị và đồng hành với bệnh nhân trong hành trình phục hồi tinh thần.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam chính là một trong những cơ sở tiên phong chuyên nghiên cứu và áp dụng các phương pháp điều trị hiệu quả cho rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về tâm lý học, Trung tâm cam kết mang lại sự giúp đỡ toàn diện cho khách hàng trong việc vượt qua các khó khăn liên quan đến căn bệnh này.

Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì năm 2024
Phương pháp tâm lý trị liệu tại NHC Việt Nam mang lại hiệu quả ưu việt cho khách hàng

Trung tâm cung cấp một môi trường hiện đại, an toàn và tạo điều kiện cho khách hàng cảm thấy thoải mái để chia sẻ và tìm kiếm sự hỗ trợ. Đồng thời cam kết đồng hành cùng khách hàng trên hành trình nhận biết và đối phó với các triệu chứng, cũng như việc phục hồi và duy trì sức khỏe tinh thần.

Thông qua liệu trình điều trị, NHC Việt Nam hướng dẫn khách hàng nhận biết và hiểu rõ hơn về nguồn gốc suy nghĩ và hành vi cưỡng chế của mình. Tại đây, các chuyên gia tận tâm mang đến phương pháp trị liệu độc quyền không chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng mà còn nhấn mạnh cải thiện sức khỏe tổng thể và cân bằng tâm trí.

NHC Việt Nam luôn khuyến khích khách hàng nhìn nhận và đánh giá lại bản thân mình thông qua góc nhìn tích cực và yêu thương. Các Master Coach tại đây luôn sẵn lòng hỗ trợ, đồng hành kể cả khi hoàn thành trị liệu nhằm giúp khách hàng duy trì sức khỏe và tìm lại niềm vui sống hàng ngày.

Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì năm 2024
Trung tâm NHC Việt Nam giúp khách hàng cải thiện sức khỏe và cân bằng tâm trí

Qua nghiên cứu và ứng dụng kết hợp khoa học tâm trí – khoa học trị liệu và các quy luật tự nhiên, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đảm bảo mang lại sự cải thiện toàn diện cho sức khỏe cũng như đem đến cho khách hàng một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

Nếu gặp vấn đề về chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hãy liên hệ trực tiếp với Trung tâm để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc

2. Thuốc điều trị

Một nhóm thuốc được gọi là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), thường được sử dụng để điều trị trầm cảm, cũng được cho là có hiệu quả trong điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Liều SSRI dùng để điều trị OCD thường cao hơn liều dùng để điều trị trầm cảm.

Trong trường hợp một vài bệnh nhân không có cải thiện đáng kể khi thử nghiệm đầy đủ các loại thuốc trên có thể sử dụng thuốc an thần không điển hình (aripiprazole, risperidone).

Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì năm 2024
Thuốc chống trầm cảm có thể hỗ trợ bệnh nhân rối loạn ám ảnh cưỡng chế

3. Các lựa chọn điều trị khác

Kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) dùng để điều trị cho những người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế nghiêm trọng mà không phục hồi được với các phương pháp điều trị khác. TMS là một liệu pháp không xâm lấn sử dụng nam châm nhằm kích thích một phần cụ thể của não. Không giống với các phương pháp điều trị khác, TMS có thể nhắm mục tiêu vào các vùng não cụ thể liên quan đến OCD.

Bên cạnh đó điều trị bằng kích thích não sâu (DBS) là một thủ tục phẫu thuật sử dụng điện để kích thích trực tiếp các vị trí trong não. Các bác sĩ chuyên khoa có thể sử dụng DBS để điều trị cho những người mắc OCD nặng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

4. Tự chăm sóc

Duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp đối phó với OCD. Việc ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh, tập thể dục và dành thời gian với người thân có thể giúp ích cho sức khỏe tinh thần tổng thể của người bệnh.

Ngoài ra, sử dụng kỹ thuật quản lý lo âu có thể giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng của bản thân. Chúng có thể bao gồm kỹ thuật thở chậm, thiền chánh niệm và đòi hỏi phải thực hành thường xuyên và hiệu quả nhất nếu được sử dụng cùng với liệu pháp tâm lý.

Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì năm 2024
Hoạt động thể chất giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh

Dù rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể là một thách thức khó khăn, nhưng người bệnh không phải đối mặt với nó một mình. Thông qua hiểu và chấp nhận tình trạng của mình, tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh và áp dụng các chiến lược hỗ trợ, bệnh nhân có thể vượt qua những cảm xúc sợ hãi và có được niềm vui trong cuộc sống.

Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế được định nghĩa là bệnh rối loạn tâm thần với những suy nghĩ và nỗi sợ không mong muốn mà người bệnh không kiểm soát được, hay gọi là sự ám ảnh. Những ám ảnh này xuất hiện liên tục, lặp lại với các hành động cưỡng chế.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế tiếng Anh là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (tiếng Anh: obsessive-compulsive disorder, viết tắt là OCD) là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, dấu hiệu phổ biến của bệnh đó là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng, đây là một dạng trong nhóm bệnh ...

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng bức là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) đặc trưng bởi những suy nghĩ, những thôi thúc hoặc những hình ảnh (ám ảnh) lặp đi lặp lại, dai dẳng, không mong muốn và xâm nhập và/hoặc bởi các hành vi lặp đi lặp lại hoặc hành vi tinh thần lặp đi lặp lại mà bệnh nhân cảm thấy bị thôi thúc phải làm (cưỡng chế, nghi lễ) để thử làm giảm ...

Bệnh ở sách gọi là gì?

Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) còn được gọi là bệnh sạch sẽ quá mức, bệnh ngăn nắp. Bởi vì đây là 2 triệu chứng điển hình nhất của căn bệnh này.