23 nhân sự lãnh đạo là ai

Phát biểu khai mạc Hội nghị T.Ư 3 sáng 5.7, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tại Hội nghị T.Ư 2 [3.2021], Ban Chấp hành T.Ư đã xem xét, quyết định giới thiệu nhân sự các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và cho ý kiến giới thiệu nhân sự đảm nhiệm 24 chức danh lãnh đạo khác của các cơ quan nhà nước.

Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV [tháng 3 - 4.2021], Quốc hội đã bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và bầu hoặc phê chuẩn đối với 24 chức danh lãnh đạo khác của các cơ quan nhà nước.

Tại hội nghị này, Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành T.Ư xem xét, giới thiệu nhân sự theo hướng: đối với các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và 24 chức danh lãnh đạo khác của các cơ quan nhà nước đã được Hội nghị T.Ư 2 khoá XIII bỏ phiếu giới thiệu hoặc cho ý kiến thông qua với số phiếu tín nhiệm cao thì Ban Chấp hành T.Ư không tiến hành bỏ phiếu giới thiệu hoặc lấy ý kiến lại.

Đối với 23 chức danh còn lại chưa lấy phiếu giới thiệu tại Hội nghị T.Ư 2 và các chức danh có dự kiến thay đổi so với lần trước, Bộ Chính trị sẽ xin ý kiến T.Ư bằng phiếu trước khi chính thức giới thiệu để Quốc hội xem xét bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV.

27 chức danh đã bỏ phiếu giới thiệu tại T.Ư 2

Nếu T.Ư đồng ý với đề nghị của Bộ Chính trị thì 27 nhân sự cho các chức danh đã được bầu, phê chuẩn tại kỳ họp 11, gồm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và 24 chức danh khác sẽ không cần bỏ phiếu giới thiệu, lấy ý kiến lại.

Cụ thể, ngoài 3 vị trí lãnh đạo chủ chốt, 24 chức danh đã được bầu, phê chuẩn tại kỳ họp 11 vừa qua gồm:

Khối Chủ tịch nước có Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.

Khối Chính phủ có: 2 Phó thủ tướng Lê Văn Thành, Lê Minh Khái; 12 bộ trưởng, trưởng ngành gồm Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng NNPT-NT Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên, Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong.

Khối Quốc hội có 3 Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Đức Hải và Nguyễn Khắc Định; 6 uỷ viên Thường vụ là Chủ nhiệm các uỷ ban, gồm: Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường Lê Quang Huy; Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Hải Hà; Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh và Tổng kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh.

Theo cơ cấu hiện tại, ngoài 27 chức danh đã được Quốc hội bầu, phê chuẩn nói trên, còn 24 chức danh phải được Quốc hội phê chuẩn. 

Việc T.Ư chỉ lấy phiếu 23 chức danh có thể là do những thay đổi trong cơ cấu của các cơ quan lãnh đạo Nhà nước trong nhiệm kỳ mới. 

Cụ thể, khối Chính phủ còn 3 chức danh Phó thủ tướng [ngoài 2 vị đã được phê chuẩn tại kỳ họp 11]; 10 bộ trưởng, trưởng ngành ở các vị trí Bộ trưởng Công an; Tư pháp; Kế hoạch -  Đầu tư; Giao thông Vận tải; Tài nguyên - Môi trường; Thông tin - Truyền thông; Lao động - Thương binh - Xã hội; Khoa học - Công nghệ; Y tế; và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Trong số 13 chức danh nói trên, chỉ có trường hợp Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình không vào Ban Chấp hành T.Ư khóa XIII, do đó dự kiến sẽ không tiếp tục được giới thiệu đảm nhiệm chức vụ này trong khóa tiếp theo.

Còn lại, những người hiện đang giữ các chức danh nói trên đều trúng cử Ban Chấp hành T.Ư khóa XIII, do đó, dự kiến sẽ tiếp tục giữ các chức vụ hiện tại.

Ở khối Quốc hội, 9 chức danh sẽ được xin ý kiến T.Ư gồm: 1 phó chủ tịch Quốc hội, chủ tịch Hội đồng dân tộc, chủ nhiệm các Ủy ban: Quốc phòng An ninh, Tài chính Ngân sách, Về các vấn đề xã hội, Tư pháp, Kinh tế, Pháp luật, và Trưởng ban Dân nguyện.

Trong số này, Chủ nhiệm các Ủy ban Về các Vấn đề xã hội, Tư pháp, Kinh tế, Pháp luật và Trưởng ban Dân nguyện đều là Ủy viên T.Ư khóa XIII, do đó, dự kiến sẽ được giới thiệu tiếp tục đảm nhiệm các chức vụ này trong khóa mới.

Còn lại, các chức vụ: Phó chủ tịch Quốc hội hiện do ông Đỗ Bá Tỵ đảm nhiệm; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc hiện do ông Hà Ngọc Chiến đảm nhiệm; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh do ông Võ Trọng Việt đảm nhiệm; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách hiện do Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kiêm sẽ phải giới thiệu các nhân sự mới thay thế do những người đang giữ các chức danh này đã hết tuổi hoặc được bầu giữ vị trí khác.

Ngoài ra, theo quy định, còn 2 vị trí đứng đầu TADND tối cao, Viện KSND tối cao cũng sẽ được Quốc hội bầu vào kỳ họp tới, do đó cũng sẽ được T.Ư bỏ phiếu giới thiệu hoặc lấy ý kiến. 

Lãnh đạo của TAND tối cao hiện nay là ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng; còn Viện trưởng KSND tối cao là ông Lê Minh Trí, Ủy viên T.Ư.

Tin liên quan

Sau 4 ngày làm việc, hội nghị Trung ương 3 [khóa XIII] hoàn thành chương trình đề ra vào chiều 8/7, kết thúc sớm so với dự kiến một ngày.

Phát biểu bế mạc, về công tác cán bộ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói Trung ương nhất trí cao với phương án do Bộ Chính trị trình về tiếp tục kiện toàn nhân sự chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV.

Trước đó, hội nghị Trung ương 2 khóa XIII [tháng 3/2021] đã quyết định giới thiệu nhân sự ba chức danh chủ chốt là Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, và cho ý kiến giới thiệu nhân sự đảm nhiệm 24 chức danh lãnh đạo khác của các cơ quan nhà nước.

Kỳ họp thứ mười một, Quốc hội khóa XIV [tháng 3 và 4/2021] đã bầu hoặc phê chuẩn các nhân sự được giới thiệu.

Hội nghị Trung ương 3 [khóa XIII] lần này không bỏ phiếu giới thiệu hoặc lấy ý kiến lại với 3 chức danh chủ chốt cũng như 24 chức danh lãnh đạo khác nêu trên; mà chỉ giới thiệu bổ sung 23 nhân sự đảm nhiệm một số chức danh lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đại biểu tham dự hội nghị Trung ương 3, khóa XIII.

Như vậy, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 20/7 tới sẽ bầu hoặc phê chuẩn 50 chức danh lãnh đạo, gồm các nhân sự đã được giới thiệu qua hai hội nghị Trung ương nêu trên.

Ngoài 3 chức danh chủ chốt và 24 chức danh lãnh đạo khác đã kiện toàn vào tháng 3, tháng 4/2021, các chức danh lãnh đạo còn lại trong bộ máy Nhà nước [được giới thiệu bổ sung tại hội nghị Trung ương lần này] gồm có:

Khối Chính phủ, vị trí Phó thủ tướng; các bộ trưởng, trưởng ngành ở các vị trí Bộ trưởng Công an; Tư pháp; Kế hoạch Đầu tư; Giao thông Vận tải; Tài nguyên Môi trường; Thông tin Truyền thông; Lao động Thương binh Xã hội; Khoa học Công nghệ; Y tế; và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Khối Quốc hội, vị trí Phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm một số Ủy ban...

Ngoài ra còn có vị trí Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Trung ương giới thiệu bổ sung 23 nhân sự chức danh lãnh đạo Nhà nước

[NLĐO]- Trong ngày làm việc cuối cùng của Hội nghị Trung ương 3, Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí đề xuất, giới thiệu bổ sung 23 nhân sự đảm nhiệm một số chức danh lãnh đạo Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026.

  • Tổng Bí thư: Những nội dung xem xét, quyết định tại Hội nghị Trung ương 3 có ý nghĩa rất quan trọng

  • Bộ Chính trị trình Trung ương bổ sung nhân sự một số chức danh lãnh đạo

  • Trung ương Đảng cách chức Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương Trần Văn Nam

  • Trung ương Đảng xem xét, quyết định về nhân sự các chức danh lãnh đạo

Ngày 8-7, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII [Hội nghị Trung ương 3] đã họp phiên bế mạc.

Hội nghị Trung ương 3 - Ảnh: Nhật Bắc

Trong ngày làm việc cuối cùng của hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai thay mặt Bộ Chính trị đọc báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị các vấn đề Trung ương thảo luận về cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước và phương án giới thiệu bổ sung nhân sự đảm nhiệm một số chức danh lãnh đạo cơ quan Nhà nước khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sau đó, Ban Chấp hành Trung ương ghi phiếu giới thiệu nhân sự các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026; bầu bổ sung 2 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khoá XIII.

Đề cập đến nội dung về công tác cán bộ, trong phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Ban Chấp hành Trung ương ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Tổ chức Trung ương, các cơ quan có liên quan trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác cán bộ, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 2 về kiện toàn một bước cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước thời gian qua; cách chuẩn bị bài bản, chặt chẽ, thận trọng, theo đúng nguyên tắc tập trung, dân chủ, tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao.

Đồng thời, Trung ương cũng nhất trí cao với phương án do Bộ Chính trị trình về tiếp tục kiện toàn nhân sự các chức danh lãnh đạo của các cơ quan Nhà nước nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV.

Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí đề xuất, giới thiệu bổ sung 23 nhân sự đảm nhiệm một số chức danh lãnh đạo Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng tại hội nghị này, sau khi xem xét các tờ trình của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã bầu bổ sung 2 ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đồng thời quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Trần Văn Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng; thi hành kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.

Thế Dũng

Video liên quan

Chủ Đề