3 ví dụ về quy trình kinh doanh

1. Khái niệmCơ hội kinh doanh

Cơ hội kinh doanh là thời cơ thuận lợi nhất để doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu kinh doanh

Tìm cơ hội kinh doanh chính là phát hiện ra những nhu cầu của một bộ phận dân cư chưa được đáp ứng hoặc đáp ứng chưa đầy đủ,chưa tốt.

- Ví dụ: Trận bán kết VIỆT NAM – QUATAR ở bờ hồ có những người bán là cờ giá 200000 VNĐ (đắt gấp 10 lần giá gốc) nhưng vẫn bán hết hàng, đó chính là do cơ hội kinh doanh.

2. Nội dung lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp:

Nhà kinh doanh tìm những nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu của khách hàng chưa được thỏa mãn

Xác định vì sao nhu cầu chưa được thỏa mãn

Tìm cách để thõa mãn những nhu cầu đó.

3. Quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh:

Gồm 4 bước:

Bước 1: Xác định loại hàng hóa ,dịch vụ

Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng

Bước 3: Xác định khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp

Bước 4: Xác định nhu cầu tài chính cho từng cơ hội kinh doanh.

4. Ví dụ cơ hội kinh doanh

1. Tình huống :Chị D làm kinh tế vườn

Chị D làm vườn, chị thấy cần phải kết hợp thêm chăn nuôi. Chị suy nghĩ: cần nuôi thêm gà, vịt, ngan hay chỉ nuôi lợn ?

Sau khi tính toán, chị đã quyết định nuôi lợn và ngan thịt. Chị cho rằng thức ăn của lợn và ngan có thể dùng chung cho nhau. Chị nấu chín thức ăn (bao gồm rau và ngô nghiền) cho lợn và ngan ăn. Đàn ngan của chị lớn nhanh, mỗi quý chị xuất chuồng 50 con ngan với khối lượng từ 2.5 đến 3kg/con.

Thu nhập từ bán ngan thịt và lợn của chị D là 5 triệu đồng một quý (3 tháng). Sau khi trừ chi phí giống, thức ăn và dịch vụ, chị thu lãi mỗi quý 1 triệu đồng. Ngoài ra chất thải của ngan và lợn được ủ kĩ và bón cho cây trong vườn, nhờ vậy mà thu nhập nghề vườn cũng tăng, đồng thời cũng bảo vệ được môi trường.

Giải quyết tình huống:

Loại hình kinh doanh: sản xuất ( làm vườn và chăn nuôi )

Đặc điểm:

- Quy mô kinh doanh nhỏ

-Công nghệ kinh doanh đơn giản, hạn chế dùng máy móc thiết bị

-Lao động là bản thân chị

Lợi nhuận:

-Đàn ngan của chị lớn nhanh, mỗi quý chị xuất chuồng 50 con ngan với khối lượng từ 2.5 đến 3kg/con.

-Thu nhập từ bán ngan thịt và lợn của chị D là 5 triệu đồng một quý (3 tháng). Sau khi trừ chi phí giống, thức ăn và dịch vụ, chị thu lãi mỗi quý 1 triệu đồng

-Chất thải của ngan và lợn được ủ kĩ và bón cho cây trong vườn, nhờ vậy mà thu nhập nghề vườn cũng tăng, bảo vệ được môi trường.

2. Tình huống kinh doanh sau: Chị H kinh doanh hoa

Gia đình chị H ở vùng ven thị xã. Nhà H có mảnh vườn vài sào Bắc Bộ nhưng từ trước tới nay thường chỉ trồng rau, cây khoai dong để nuôi lợn. Chị đã liên hệ với mọt số điểm bán hoa ở thị xã, hàng ngày chị H dậy sớm cắt hoa dưa ra cho cửa hàng. Hoa của chị đẹp, lại tươi nên bán rất đắt khách.

Đến nay chị H đã không phải tự đưa hoa nữa mà các cửa hàng lấy hoa tại vườn. Chị chỉ quản lí khâu chăm sóc, cắt hoa và thu tiền. Mùa hoa, doanh thu bình quân mỗi tháng 2-3 triệu đồng. Sau khi trừ các loại chi phí, chị cũng thu lãi được từ 1-1,5 triệu đồng một tháng.

1. Chị H kinh doanh loại hình gì?

2.Loại hình kinh doanh đó có được pháp luật cho phép không?

3.Trình độ chuyên môn của chị H như thế nào?

4.Chị H tạo nguồn vốn ra sao?

5.Tại sao chị H không bán hoa ở khu vực gần nhà mà chị lại tìm cách liên hệ địa điểm bán hoa ở thị xã?

6.Hàng của chị có đáp ứng được nhu cầu không? Vì sao?

7.Hiệu quả kinh doanh của chị H?

8.Em có nhận xét gì về việc kinh doanh của chị H?

Hướng dẫn giải

1. Sản xuất.

2. Có.

3. Kỹ thuật trồng hoa.

4. Chỉ có vài triệu đồng.

5. Khu vực gần nhà chị ít có nhu cầu còn ở thị xã nhu cầu sử dụng hoa cao hơn.

6. Hàng của chị đáp ứng được nhu cầu vỡ hoa tươi và đẹp.

7. Lãi 1,5 triệu đồng/ tháng.

8. Phù hợp với điều kiện của chị.

5. Trả lời các câu hỏi trong SGK

Câu 1:

Việc khởi nghiệp của chị H và anh T rất thành công do cả 2 người đều có và tận dụng được những phù hợp cho kinh doanh. Việc trồng hoa đem lại thu nhập và vừa sức với chị, đồng thời nhu cầu sử dụng hoa ở thị xã cũng cao, việc anh T quyết định với nghề sửa xe cũng phù hợp vì anh học không khá. Bù lại anh rất cần củ, biêt tính toán trên nhu cầu xăn dầu của địa phương.

Câu 2:

Có vì nhu cầu sử dụng hoa ở thị xã cao, công việc và vốn không nhiều phù hợp với chị H, còn anh T cũng nắm bắt được nhu cầu ở địa phương (sửa xe, bán xăng) và anh cũng đảm đương được những việc ấy.

Câu 3:

- Chị H cải tạo vườn để trồng hoa, ban đầu chị dậy sớm để giao cho các cửa hàng, sau đó do chất lượng tốt nên lượng khách hàng tăng, dẫn đến các cửa hàng phải đến tận vườn của chị thu mua.

- Anh T ban đầu chỉ sửa xe, sau đó mua thêm máy bơm để làm thêm dịch vụ rửa xe, rồi nhận làm đại lí bán xăng dầu.

Câu 4:

Ban đầu anh vay của bạn bè và gia đình, sau một thời gian làm lụng anh có thêm tiền để mua dụng cụ và làm đại lí.

Câu 5:

Chị H và anh T kinh doanh có hiệu quả.

Câu 6:

- Cơ hội kinh doanh của chị D phù hợp: Do thức ăn ngan, lợn ăn cùng loại thức ăn sẽ giảm thời gian chế biến nếu nuôi 2 vật nuôi không dùng chung thức ăn. Sau đó còn có thể sử dụng chất thải để phát triển chăn nuôi.

- Cơ hội kinh doanh của bác A phù hợp: Gần trường học, khu dân cư chất lượng cao nên có nhu cầu đọc và thuê truyện.

Câu 7:

Chị D và bác A kinh doanh có hiệu quả. Chị D lãi 5 triệu/ quý. Bác D lãi 500000/ tháng ngoài ra còn có điều kiện đọc sách báo.

Câu 8:

Mục tiêu của bác A là phù hợp với bác, vừa có việc làm cho vui lại có thêm thu nhập.

Câu 9:

Ở địa phương em có thể sản xuất lương thực, làm đồ thủ công, cung cấp những dịch vụ như sửa chữa, internet, chuyển phát để tăng thêm thu nhập do đang có nhu cầu cao.

Trong kinh doanh, bạn càng tạo ra nhiều giá trị, thì càng có nhiều người sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp và họ sẽ tiếp tục mua. 

Vậy làm sao để tìm ra nơi mà bạn có thể tạo thêm giá trị cho khách hàng?

Trong trường hợp này, công cụ “Phân tích chuỗi giá trị” sẽ trở nên hữu ích. Phân tích chuỗi giá trị giúp bạn xác định cách tạo ra giá trị cho khách hàng – cũng như suy nghĩ cách để tối đa hóa giá trị này – thông qua việc cung cấp các sản phẩm/dịch vụ tốt hơn.

Ghi chú:

Bài viết này mang đến một cách tiếp cận đơn giản để sử dụng chuỗi giá trị. Một cách tiếp cận có cấu trúc hơn được Michael Treacy và Fred Wiersema nghiên cứu và công bố vào đầu những năm 1990. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết “Công ty bạn tạo giá trị cho khách hàng như thế nào?”

1. Cách sử dụng công cụ “Phân tích chuỗi giá trị”

Phân tích chuỗi giá trị là một quá trình gồm ba bước:

  1. Phân tích hoạt động: Trước tiên, bạn xác định các hoạt động cần thực hiện để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tới tay người tiêu dùng.
  2. Phân tích giá trị: Thứ hai, đối với mỗi hoạt động, bạn nghĩ cách tạo ra giá trị lớn nhất cho khách hàng.
  3. Đánh giá và lập kế hoạch: Thứ ba, bạn xem xét liệu những thay đổi đó có đáng giá không và lên kế hoạch hành động.

Chúng ta hãy xem xét quá trình này theo từng bước một:

Bước 1: Phân tích hoạt động

Bước đầu tiên là suy nghĩ về các hoạt động mà bạn cần thực hiện để gia tăng trải nghiệm hài lòng của khách hàng.

Điều này bao gồm từng bước trong quy trình kinh doanh mà bạn sử dụng để phục vụ khách hàng. Chúng bao gồm tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ; bán hàng và đặt hàng; quy trình vận hành; vận chuyển; chăm sóc hỗ trợ… 

Mẹo:

  • Động não phân tích chuỗi giá trị cùng với đội nhóm, bạn chắc chắn sẽ có được một câu trả lời phong phú hơn so với làm việc một mình. Teamwork cũng giúp cho các thành viên tin tưởng vào các kết luận mà bạn đưa ra. 
  • Một khi bạn đã động não về các hoạt động làm tăng giá trị cho công ty, hãy liệt kê chúng ra. Cách hữu ích để làm việc này là sắp xếp chúng dưới dạng lưu đồ quy trình đơn giản – điều này cho phép bạn thể hiện rõ “chuỗi giá trị”. Bạn có thể tham khảo ví dụ ở hình 1 phía dưới.

Bước 2: Phân tích giá trị

Bây giờ, với mỗi hoạt động bạn đã xác định, hãy liệt kê “các yếu tố giá trị” – những thứ mà khách hàng hài lòng và đánh giá cao. Ví dụ:

  • Nếu bạn đang nghĩ đến quy trình đặt hàng qua điện thoại, khách hàng của bạn sẽ đánh giá: cách cư xử lịch sự của nhân viên; tốc độ xử lý đơn hàng; am hiểu và trả lời các câu hỏi nhanh chóng; giải quyết các vấn đề phát sinh hiệu quả.
  • Nếu bạn đang nghĩ đến việc cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, khách hàng có thể sẽ đánh giá tính chính xác của giải pháp, các thông tin được cập nhật nhanh và đồng bộ; giải pháp rõ ràng và dễ thực hiện…

Hãy ghi các yếu tố giá trị này bên cạnh các hoạt động mà bạn đã xác định. Đồng thời, ghi lại những điều cần làm hoặc cần thay đổi để cung cấp giá trị lớn hơn cho mỗi yếu tố.

Bước 3: Đánh giá thay đổi và lập kế hoạch hành động

Khi hoàn thành bước phân tích giá trị, bạn có thể tạo ra nhiều ý tưởng để tăng chất lượng sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Và nếu có thể thực hiện chúng thì dịch vụ của bạn sẽ trở nên tuyệt vời.

Tuy nhiên hãy cẩn thận ở giai đoạn này: bạn có thể dễ dàng lãng phí năng lượng của mình cho một trăm công việc khác nhau nhưng không thể hoàn thành được bất cứ công việc nào. Và rơi vào tình trạng quá tải…

Vì vậy, trước tiên hãy lựa chọn những công việc nhanh chóng, dễ dàng, tốn ít chi phí để hoàn thành – điều này sẽ cải thiện tinh thần làm việc của nhóm. Sau đó hãy thử nghiệm những thay đổi khó hơn.

Lưu ý:

Một số ý tưởng có thể không thực tế. Một số khác tốn nhiều chi phí nhưng hiệu quả thấp. Hãy từ bỏ chúng.

Sau đó hãy ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ còn lại và lập kế hoạch để giải quyết từng bước một nhằm mang lại sự tiến bộ vững chắc, đồng thời giữ thái độ nhiệt tình trong nhóm.

Mẹo:

  • Nếu bạn có mối quan hệ thân thiết với một hoặc nhiều khách hàng, bạn nên trình bày kết luận của mình và nhận phản hồi từ họ – đây là một cách hay để khẳng định bạn đúng và hiểu rõ hơn mong muốn của khách hàng.
  • Bạn có thể đọc thêm bài viết Cải tiến quy trình kinh doanh bằng bản đồ chuỗi giá trị VSM

2. Ví dụ tham khảo về Cải tiến quy trình

Nam phụ trách nhóm R&D của một công ty phần mềm. Anh và nhóm đã sử dụng công cụ phân tích chuỗi giá trị để tìm cách cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Bước 1: Phân tích hoạt động của nhóm R&D

Trong bước phân tích hoạt động, nhóm xác định các hoạt động nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng như sau:

  • Nhận đơn đặt hàng
  • Phân tích đặc điểm kỹ thuật
  • Lên kế hoạch
  • Phát triển phần mềm
  • Lập trình viên thử nghiệm
  • Thử nghiệm lần 2
  • Giao hàng
  • Hỗ trợ

Nam cũng xác định các hoạt động quan trọng không liên quan trực tiếp đến khách hàng như:

  • Tuyển dụng: Chọn những thành viên phù hợp với nhóm.
  • Đào tạo: Giúp các thành viên mới làm việc hiệu quả.

Nam trình bày những điểm này trong chuỗi giá trị theo chiều dọc (bạn có thể thấy ba hoạt động đầu tiên liên quan trực tiếp đến khách hàng được trình bày trong “Bước 1: Phân tích hoạt động” trong Hình 1 dưới đây)

Hình 1: Ví dụ phân tích chuỗi giá trị

3 ví dụ về quy trình kinh doanh

Bước 2: Phân tích giá trị tạo ra cho khách hàng

Tiếp theo, anh ấy và nhóm tập trung vào quá trình đặt hàng và xác định các yếu tố mang lại giá trị lớn nhất cho khách hàng. Họ xác định các yếu tố giá trị như sau:

  • Đưa ra câu trả lời nhanh cho các cuộc điện thoại.
  • Có kiến ​​thức tốt về kinh doanh, xử lý tình huống để không làm lãng phí thời gian của khách hàng bằng những lời giải thích không cần thiết.
  • Hỏi đúng và nhận biết đầy đủ, chính xác nhu cầu của khách hàng.
  • Giải thích quá trình hợp tác và sắp xếp thời gian giao hàng hợp lý theo mong muốn của khách hàng.

Bạn có thể thấy những điều này trong cột “Các yếu tố giá trị” của hình 1.

Tiếp theo họ nhìn vào những điều cần làm để cung cấp giá trị tối đa cho khách hàng. Những điều này được thể hiện trong cột “Những thay đổi cần thiết” trong hình 1.

Các quy trình khác được thực hiện tương tự như trên.

Sau khi kết thúc quá trình động não, Nam và nhóm đã đạt được thành công nhanh chóng với chi phí thấp và hiệu suất cao, đồng thời nhất trí thực hiện các ưu tiên được lựa chọn.